ĐI TÌM THỦY TỔ TỘC VIỆT

 

Người xưa nói, con chim có tổ con người có tông. Cố nhiên mỗi người đều có tổ tông của mình. Nhưng rồi, trong cuộc sống phong trần, vì nhiều nguyên nhân có người đánh mất tổ tiên. Lúc ấu thơ hay trong hoàn cảnh cơ hàn, ta không để ý tới. Nhưng khi trưởng thành, nhất là khi làm ăn khá giả thì điều con người bức thúc nhất là tìm lại tổ tiên. Đó là tâm trạng của từng con người và cũng là của cả một dân tộc. Tộc Việt của chúng ta không phải là ngoại lệ.

Chúng ta từng biết đến tổ Phục Hy-Nữ Oa, tổ Thần Nông, tổ kinh Dương Dương Vương, tổ Hùng Vương… Với phần lớn người Việt thì những vị đó chỉ tồn tại trong quan niệm chung “tổ tiên” còn việc xác định thế thứ của các ngài là điều không dễ, trong nhiều trường hợp lại là lẫn lộn, ruột bỏ ra, da ôm lấy cười ra nước mắt.




Phục Hy-Nữ Oa là vị tổ đầu tiên có tên tuổi mà chúng ta biết được. Nhưng với cặp đôi vị tổ này trong chúng ta vẫn có mối hoài nghi. Một câu hỏi: là tổ của tộc Việt nhưng vì sao hai vị lại ở tít tận Hà Nam bên Tàu? Là tổ của người Việt nhưng vì sao người Hán cũng nhận là tổ? Có điều gì lầm lẫn thậm chí tráo trở? Cũng vậy, chúng ta tộc Việt ở phía Nam nhưng vì sao vị tổ thứ hai Thần Nông lại phát tích phía Bắc sông Dương Tử? Thêm nữa, chúng ta là Việt Nam mà sao tổ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương lại sống bên Động Đình Hồ? Những câu hỏi như vậy luôn gợi lên trong lòng chúng ra nỗi phân vân nghi ngờ.

Những nghi ngờ trên là có thực nhưng các thế kỷ trước kiến thức chưa đủ sức lý giải khiến cho nỗi hoài nghi luôn đè nặng tâm khảm. Rất may là sang thế kỷ XXI, nhờ sự phát triển của khảo cổ học và di truyền học giúp ta khám phá nguồn gốc loài người cũng như các dân tộc, từ đó sáng tỏ nhiều vấn đề bí ẩn của quá khứ.

Ta biết rằng, loài người xuất hiện đầu tiên tại châu Phi. 70.000 năm trước, người châu Phi theo ven Ấn Độ Dương di cư tới Việt Nam, tạo thành dân cư Việt Nam. Ta đoán rằng, thủy tổ của tộc Việt phải là ai đó trong những vị đầu tiên đặt chân tới đất Việt nhưng sẽ chẳng bao giờ biết tên tuổi các vị. Suốt thời gian dài dằng dặc hàng chục nghìn năm, chúng ta chỉ có những cụ tổ vô danh. Phục Hy-Nữ Oa là cặp cụ tổ đầu tiên ta biết tên tuổi. Nhờ vậy, từ đây ta có tổ tiên “chính danh” của mình.  

Hôm nay, ta thử đi ngược thời gian, tuy tìm ‘lý lịch” các vị để bổ sung vào hồ sơ tộc Việt. Năm 1987 khảo cổ học phát hiện tại Dốc Tây Thủy thành phố Bộc Dương tỉnh Hà Nam Trung Quốc khu mộ có 45 ngôi. Ngôi số 45 được khảo sát đặc biệt. Định tuổi bằng C14, cho thấy niên đại khoảng 6500 năm (6460+/- 135), thuộc trung kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều. Dựa trên đặc điểm ngôi mộ, nhiều nhà nghiên cứu cho đó là mộ của Phục Hy (4486 TCN—4365 TCN). Căn cứ vào thời gian và địa điểm của ngôi mộ, ta có thể khẳng định, Phục Hy là người Việt hiện đại chủng South Mongoloid. Nhờ khảo cổ học ta biết, chủng South Mongoloid ra đời khoảng 7000 năm trước tại làng Bán Pha Tây An tỉnh Thiểm Tây… rồi từ đây nhanh chóng lan tỏa ra xung quanh… Vào khoảng 6500 năm TCN, người Mongoloid phương Nam đã là chủ thể của lưu vực Hoàng Hà. Việc xác định tổ Phục Hy-Nữ Oa mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử tộc Việt, dựng cột mốc quan trọng để chúng ta tìm lại cội nguồn. Truyền thuyết nói “Phục Hy thị họa quái” thì với những chứng tích từ khu mộ, ta biết thời kỳ này người Việt đã hoàn tất việc sáng tạo Kinh Dịch.

Vị tổ thứ hai có tên tuổi của tộc Việt là Thần Nông (3220 TCN—3080 TCN). Ông được suy tôn là vị vua của nghề nông. Với việc xuất hiện của Thần Nông-Viêm Đế, nghề nông của tộc Việt đã trưởng thành. Không chỉ vậy nó đánh dấu bước tiến vượt bậc của xã hội Việt là nhà nước ra đời. Truyền thuyết cho biết, năm 3300 TCN, ông từ An Huy xuống vùng Hàng Châu Thái Hồ xây kinh đô Lương Chử của nhà nước Thần Nông, nhà nước đầu tiên của người Việt ở phương Đông. Dựa trên thời gian và địa điểm xuất hiện, ta có thể hiểu ông là vị tổ thứ hai của các cộng đồng Việt tộc gồm Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản.

Theo truyền thuyết, cháu ba đời của Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi. Đế Nghi sinh ra Đế Lai và Kinh Dương Vương. Đế Nghi cho Đế Lai làm vua nước Thần Nông Bắc ở lưu vực Hoàng Hà, Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ thuộc lưu vực Dương Tử. Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Hùng Vương lập nước Văn Lang, trở thành tổ của Bách Việt.

Từ những dòng truyền thuyết trên đối chiếu với lịch sử, ta có thể suy luận về một thực tế đã diễn ra như sau. Khi Thần Nông xuống Hàng Châu, dân Việt chủng Mongoloid phương Nam đi theo ông. Lúc này Nam Dương Tử vẫn là quê hương của người Lạc Việt chủng Indonesian thuộc loại hình Australoid, được nhân học gọi là người Việt cổ.

Người Mongoloid phương Nam của Thần Nông gặp gỡ hòa huyết với người Việt cổ chủng Indonesian địa phương, chuyển hóa di truyền người bản địa sang chủng Mongoloid phương Nam.  Qua hai đời Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân, tại Nam Dương Tử, số lượng người Mongoloid phương Nam tại Nam Dưng Tử tăng lên. Nhưng đến đời Hùng Vương thì số lượng người Mongoloid phương Nam trở nên chủ thể dân số. Dân số của Nam Dương Tử không còn là người Indonesian nước da ngăm đen nữa mà thành dân Mongoloid phương Nam da sáng màu. Đương nhiên Hùng Vương được suy tôn làm tổ tiên dạng dân cư Mongoloid phương Nam mới ra đời. Việc này diễn ra vào khoảng 4000 năm TCN, từ đó dân cư Việt Nam thuộc mã di truyền Mongoloid phương Nam.

Hùng Vương đánh dấu giai đoạn mới trong lịch sử tộc Việt. Đó là việc tộc Việt chuyển từ người Việt cổ mã di truyền Australoid nước da ngăm đen sang chủng Mongoloid phương Nam da sáng hơn. Trước đó, dân cư trên đất Việt gồm bốn chủng Indonesian, Melanesian, Mongoloid và Negrito thì nay, sau thời kỳ được khoa học gọi là “quá trình Mongoloid hóa,” trên đất Việt Nam chỉ có duy nhất chủng người Mongoloid phương Nam.

Bây giờ ta trở lại câu hỏi đầu tiên: thủy tổ người Việt là ai? Không thể biết được! Không như người bản địa châu Mỹ, khảo cổ học xác định chắc chắn người đàn ông từ Hòa Bình tới Hang Điền Nguyên 40.000 năm trước là thủy tổ của họ. Chúng ta không có được cái may mắn đó. Ta chỉ biết được rằng, 70.000 năm trước, đại chủng Australoid (M) và đại chủng Mongoloid (N) từ châu Phi tới Hòa Bình. Họ gặp gỡ, hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Mongoloid và Negritoid. Trong đó người Lạc Việt Indonesian đa số, chiếm khoảng 60% nhân số giữa vai trò lãnh đạo về ngôn ngữ và xã hội. Vì vậy, chủng người Indonesian là tổ tiên của chúng ta. Thời gian quá xa, xương cốt các cụ đã tan trong đất vì vậy việc tìm lại hài cốt tổ tiên là điều bất khả. Có lẽ nay ta chỉ còn cách, dựa vào khảo cổ học phát hiện di chỉ nào đó tại Hòa Bình những dấu hiệu mà người châu Phi tới sớm nhất để xác định đó là nơi đầu tiên người châu Phi tụ hội để làm nên người Việt. Mặt khác, dùng tâm linh phát hiện hồn thiêng các ngài còn quyến luyến, ta nói rằng đó là nơi phát tích của người Việt rồi ta đồng thuận nhận đó là nơi phát tích của nòi giống. Sẽ tới lúc con cháu chúng ta xây dựng tại đó ngôi đền thiêng thờ tổ tiên người Việt và cũng là tổ tiên nhân loại.

                                                                                       Sài Gòn, 20.8.2023