GIẢI MÃ BÍ ẨN MONGOLOID




7000 năm trước, người Việt cổ chủng Australoid mang giống kê, giống lúa, giống gà, giống chó, công cụ đá mới và công nghệ gốm lên xây dựng văn hóa nông nghiệp Ngưỡng Thiều ở miền Trung Hoàng Hà. Phía bắc sông là đồng cỏ mênh mông, giang sơn của dân du mục cao to, nước da sáng, lùa mục súc làm bay lên những đám mây bụi màu vàng. Người Việt gọi láng giềng phương bắc của mình là NGƯỜI ĐỒNG CỎ. Sau này, khi tiếp thu giang sơn của tổ tiên Việt, người Hán gọi trại đi thành NGƯỜI MÔNG CỔ. Theo cách gọi của người Hán, thế giới dùng thuật ngữ MONGOLOID cho sắc dân sống trên đồng cỏ.
Người Mông Cổ có số phận đặc biệt. Suốt thời đồ đá chỉ là nhóm sắc tộc thiểu số sống ở vùng giá lạnh phía Bắc. Đông Á hầu như không có dấu chân họ. Nhưng như có phép thần, sang thời kim khí, thay thế người Australoid chủ nhân 40.000 năm của phương Đông, họ làm cú lội ngược dòng ngoạn mục, trở thành tộc người duy nhất chiếm lĩnh Đông Á và cũng là tộc người đông nhất thế giới. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Đây là bí ẩn lớn của lịch sử nhân loại mà nhiều thế hệ học giả chưa tìm ra lời đáp. Stephen Oppenheimer dựa vào dấu vết di truyền, đưa ra thuyết “hai gọng kìm”: Từ vùng đất giữa Pakistan và Ấn Độ, vào trước thời băng hà cuối cùng, người Mongoloid ven theo rặng Hymalaya lên chiếm lĩnh vùng đất phía bắc Trung Quốc. Gọng kìm thứ hai, men theo bờ biển Đông Nam Á để đổ bộ vào Đông Á.(1) Pete Bellwood cho rằng, từ sắc dân Semang Malaysia, người Mongoloid đi vào châu Á. Tuy nhiên chính ông cũng không thật tin vào thuyết của mình khi thấy quá nhiều bằng chứng xác nhận người nông dân Trung Quốc từ Đồng bằng Trung tâm di cư xuống phương Nam. Như vậy cho đến nay, số phận chủng Mongoloid vẫn còn nguyên bí ẩn.
Trong chuyên luận này, tôi xin trình bày cách lý giải khác.
Từ năm 2005 khi bắt tay vào tìm lại cội nguồn dân tộc Việt, tôi đã gặp “vấn đề Mongoloid.” Đó là một cửa ải buộc phải vượt qua nếu muốn đi tiếp. Từ toàn bộ tri thức sinh học, cổ nhân học, khảo cổ và di truyền học có được, tôi đưa ra giả thuyết:
70.000 năm trước, hai đại chủng người tiền sử Australoid và Mongoloid từ châu Phi theo con đường phương Nam tới Việt Nam. Họ đi theo từng nhóm nhỏ khoảng 15 đến 20 người. Tới Việt Nam, đại đa số họ gặp gỡ, hòa thuyết cho ra bốn chủng người Việt cổ là Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, cùng thuộc nhóm loại hình Autraloid. Trong khi đó, có một số nhóm Mongoloid, không hiểu vì lý do nào, đã riêng rẽ đi lên Tây Bắc Việt Nam và dừng lại trước băng hà. Họ sống cô lập, khép kín tại đây trong suốt 30.000 năm. Khoảng 40.000 năm trước, khi khí hậu phía bắc ấm lên, họ theo hành lang phía Tây Hoa lục đi lên cao nguyên Tibet và chiếm lĩnh đất Mông Cổ. Họ sống bằng săn hái cho tới khi Kỷ Băng hà chấm dứt, vùng Mông Cổ trở thành đồng cỏ, họ thuần hóa gia súc rồi chuyển sang phương thức sống du mục. Trong khi đó, cũng khoảng 40.000 năm trước, người Việt cổ từ Việt Nam đi lên Quảng Đông rồi chiếm lĩnh toàn bộ Hoa lục.”
Để hình thành giả thuyết trên, tôi đã dựa vào những bằng chứng:
1.Khảo sát 70 cốt sọ cổ tìm được ở Việt Nam từ thời đồ đá tới thời kim khí (32.000 tới 2000 năm trước), giáo sư Nguyễn Đình Khoa xác định: “Trong thời đồ đá, hai đại chủng Australoid và Mongoloid có mặt ở Việt Nam. Họ hòa huyết với nhau rồi con cháu họ hòa huyết tiếp sinh ra bốn chủng người Việt cổ là Indonesia, Melanesia, Vedoid và Negritoid, cùng thuộc nhóm loại hình Australoid. Sang thời kim khí, người Mongoloid xuất hiên vầ trở thành chủ thể dân cư. Người Australoid biến mất, không hiểu do di cư hay đồng hóa?” (2). Tài liệu trên nói người Mongoloid và Australoid xuất hiện ở Việt Nam khoảng 30.000 năm trước. Nhưng với những khám phá di truyền học từ đầu thế kỷ XXI, ta hiểu rằng hai đại chủng di cư tới Việt Nam 70.000 năm cách nay.
2. Nhiều tài liệu di truyền nói rằng, người Mông Cổ phương Bắc cũng từ Đông Nam Á đi lên (3). Nói Đông Nam Á cũng có nghĩa là nói Việt Nam vì Việt Nam là nơi người hiện đại có mặt sớm nhất trên đất liền châu Á.
3. Khảo cổ học phát hiện di cốt người Mongoloid ở Lưu Giang Quảng Tây 68.000 năm tuổi. Chứng cứ này không chỉ xác nhận việc người Mongoloid di cư tới Việt Nam 70.000 mà còn cho thấy, họ đã có mặt tại Tây Bắc Việt Nam.
Từ ba gợi ý trên, tôi đưa ra ý tưởng là, tới Việt Nam, trong khi phần đông gặp gỡ nhau thì có những nhóm “lạc đàn”: người Australoid đi sang phương Tây, để lại cốt sọ 63.000 năm trước ở hang Tampaling, Bắc Lào. Cũng có thể có những nhóm Mongoloid riêng lẻ đi tới Tây Bắc Việt Nam mà bộ xương Mongoloid Lưu Giang là nhân chứng. Chính từ đây họ đi lên Mông Cổ. Do giữ được bộ gen Mongoloid thuần chủng nên sau này được gọi là người Mongoloid phương Bắc.
Sau khi xây dựng văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước trên đất Hà Nam, 7000 năm trước người Việt tiến vào cao nguyên Hoàng Thổ, tạo lập văn hóa Ngưỡng Thiều. Tại Ngưỡng Thiều Nam Hoàng Hà, diễn ra tiếp xúc giữa hai sắc dân Mông-Việt qua trao đổi vật phẩm. Chuyện chung đụng nam nữ, kể cả những vụ cướp phá hãm hiếp xảy ra. Từ đó những con lai Mông-Việt ra đời.
Tới đây cần mở ngoặc để nói sâu hơn về di truyền học. 70.000 năm trước, trên đất Việt Nam, hai chủng người Mongoloid và Australoid hòa huyết với nhau. Theo quy tắc đi truyền, khi chủng A lai với chủng B sẽ cho ra ở F1 là 25% số cá thể mang genome A, 25% cá thể mang genome B và 50% mang genome AB. Theo nguyên tắc này, trong bốn chủng người Việt cổ được sinh ra đầu tiên (F1), thì người Indonesian là Mongoloid điển hình. Sau đó con cháu họ hòa huyết tiếp. Nhưng do số lượng người Australoid đông áp đảo nên trong các thế hệ sau, gen Australoid trội và Indonesian mang mã di truyền Australoid. Kết quả là toàn bộ người Việt cổ được xếp vào nhóm loại hình Australoid. Không những vậy, cuộc hòa huyết cũng khiến cho người Indonesian thành chủng đa số, chiếm 60% dân cư. Tuy cùng là Australoid nhưng trong chủng Indonesian, lượng máu Mongoloid cao nhất khiến cho nhiều tính trạng rất gần với chủng Mongoloid. Điều này làm cho học giả Pháp của Viện Viễn Đông Bác Cổ khi định loại một số cốt sọ đã lầm lẫn giữa hai chủng.
Tôi phải nói kỹ về nguyên tắc di truyền là để dẫn tới ý sau. Người Indonesian mang lượng gen Mongoloid cao nhất trong các chủng người Việt cổ. Do vậy, khi nhận thêm gen Mongoloid của người Mông Cổ phương Bắc thì như giọt nước tràn ly, lượng máu Mongoloid trong bào thai tăng lên, khiến đứa trẻ ra đời mang mã di truyền của chủng Mongoloid phương Nam. Đến lượt mình, khi lớn lên, có bạn tình Indonesian, chúng làm cho con của mình cũng mang mã di truyền Mongoloid phương Nam. Điều này xảy ra như phản ứng dây chuyền, khiến cho số lượng người Mongoloid phương Nam tăng lên nhanh chóng.
Sở dĩ tôi đưa ra ý tưởng người Mongoloid phương Nam được sinh ra từ sự tiếp xúc Mông -Việt bên sông Hoàng Hà là vì, tại di chí Bán Pha tỉnh Sơn Tây thuộc văn hóa Ngưỡng Thiều, khảo cổ học phát hiện di cốt sớm nhất của người Mongoloid phương Nam 7000 năm trước. Các học giả Trung Quốc thừa nhận đó là tổ tiên người Trung Quốc nhưng không biết họ xuất hiện từ đâu? Học giả Zhou Jixu, một người ủng hộ quan niệm “người từ Tây Bắc du nhập, làm nên dân cư Trung Quốc,” cho rằng họ từ phía Nam lên (4). Nhưng điều này không đúng vì khảo cổ học xác nhận suốt thời đồ đá, Đông Nam Á không có người Mongoloid. Từ đó tôi đưa ra nhận định: người Mongoloid phương Nam Ngưỡng Thiều chỉ có thể được sinh ra tại chỗ do hòa huyết giữa người Mông Cổ phương Bắc và người Việt chủng Australoid.  Thực tế cũng cho thấy, khi lên chiếm lĩnh Hoa lục, các nhóm người Việt có xu hướng quần tụ nhau theo từng chủng tộc. Lưu vực Hoàng Hà là nơi tập trung của người Indonesian. Điều này giúp cho tốc độ lan truyền của gen Mongoloid tăng nhanh.
Về việc lan truyền của người Mongoloid phương Nam, nhiều học giả cho rằng, người nông dân Trung Quốc từ đồng bằng miền Trung “mở rộng lúa nước xuống phía Nam làm nên dân cư phương Nam.” Theo tôi, sự thật như sau. Khoảng năm 2698 TCN, người Mông Cổ tấn công vào Trác Lộc bờ Nam Hoàng Hà, chiếm đất của ngời Việt, lập nhà nước Hoàng Đế. Do tị nạn chiến tranh, người Việt buộc phải di cư xuống Nam Dương Tử. Cuộc xâm lăng của Hoàng Đế khốc liệt và kéo dài nên nhiều lần di tản xảy ra, tạo thành những đợt sóng di cư, đưa người từ phía Bắc xuống Nam Trung Hoa và Việt Nam. Người di cư mang nguồn gen Mongoloid tới, chuyển hóa di truyền dân cư phương Nam sang chủng Mongoloid phương Nam. Khảo cổ xác nhận, từ 2000 năm TCN, toàn bộ dân cư Việt Nam là Mongoloid phương Nam. Tới đầu Công nguyên, hầu hết dân cư Đông Nam Á chuyển thành Mongoloid phương Nam. Thực tế, như nghĩa trang ở Mán Bạc tỉnh Ninh Bình 2000 năm TCN có hài cốt người Mongoloid bên cạnh hài cốt người Australoid (5), cho thấy, hai chủng người đã chung sống hòa thuận bên nhau. Điều này chứng tỏ không có việc chiếm đất thay thế dân cư mà là chuyển hóa di truyền diễn ra hòa bình. Một lý lẽ khác biện minh cho ý tưởng này là, nếu thay thế dân cư thì người Việt Nam phải là con cháu của người Đồng bằng miền Trung và do quy luật “chỉ số đa dạng sinh học của con cái thấp hơn cha mẹ” nên người Việt Nam phải có chỉ số đa dạng sinh học thấp hơn người Trung Quốc. Các nghiên cứu cho thấy chỉ số đa dạng sinh học của người Việt Nam cao nhất trong dân cư Đông Á nên không hề có chuyện thay thế dân cư. Thực tế lịch sử xác nhận, người nông dân phía Bắc là hậu duệ của người Việt đi lên lưu vực Hoàng Hà từ xa xưa, nay trở về nguồn cội nên chỉ số đa dạng sinh học thấp hơn người sống tại Việt Nam. Số lượng người trở về nhỏ nên không đủ để làm giảm chỉ số đa dạng sinh học của người Việt Nam.
Nhân học cũng khám phá: trong bốn chủng người Việt cổ ra đời 70.000 năm trước, thì với thời gian, hai chủng da đen Vedoid và Negritoid bằng cách nào đó hoàn toàn rời khỏi Việt Nam. Trên đất Việt chỉ còn hai chủng Indonesian và Melanesian. Khi được bổ sung nguồn gen Mông Cổ, người Indonesian chuyển hóa thành chủng Mongoloid điển hình, đó là sắc tộc Kinh, Thái, Tày, Mường, Dao, Hoa… Trong khi đó chủng Melanesian trở thành dạng Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid phương Nam, gồm người Khmer, Chăm và các sắc dân Tây Nguyên.
Thay lời kết.
Nhận lượng gen nhỏ từ cộng đồng North Mongoloid thiểu số sống trên đồng cỏ phương Bắc, người South Mongoloid được sinh ra 7000 năm trước. Trong vòng 5000 năm, họ chuyển hóa di truyền người Australoid, trở thành chủ nhân độc tôn của phương Đông và là chủng người đông nhất thế giới. Sự bí ẩn thần kỳ đã diễn ra thật đơn giản. 70.000 năm trước, hai đại chủng người tiền sử Australoid và Mongoloid di cư tới Việt Nam. Trong khi đại đa số họ gặp gỡ hòa huyết, sinh ra người Việt cổ đầy tự hào hãnh diện làm nên văn hóa phương Đông rực rỡ và là cộng đồng lớn nhất nhân loại thì vì lý do nào đó mà ta chẳng bao giờ biết được, lại có nhóm người nhỏ nhoi lưu lạc tới vùng băng giá Tây Bắc Việt Nam rồi đi lên Mông Cổ để bảo tồn nguồn gen Mongoloid tinh khiết. 7000 năm cách nay, nhận nguồn gen từ nhóm người nhỏ nhoi ấy, chủng Mongoloid phương Nam ra đời rồi làm cuộc lội ngược dòng ngoạn mục, thay thế tổ tiên Australoid của mình, trở thành chủ nhân của đất đai và nền văn minh rực rỡ phương Đông. Ngẫu nhiên hay là có bàn tay sắp đặt kỳ diệu của Tạo Hóa? Xin bạn đọc cùng suy ngẫm?
                                                                                     
    Tài liệu tham khảo.
1.       Stephen Oppenheimer.  Out of Eden: The peopling of the world. Constable Robinson. 2003
2.       Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCN. H,1983.
3.       J.Y. Chu et al. Genetic relationship of population in China. Proc. Natl. Acad. Sci. USA 1998 N. 95 tr. 11763-11768.
4.       Zhou Jixi: The Rise of Agricultural Civilization in China. SINO-PLATONIC PAPERS Number 175 December, 2006.
5.       Marc F. Oxenham et al. Man Bac: The Excavation of a Neolithic Site in Northern Vietnam. https://www.jstor.org/stable/j.ctt24hcpx

                                                                                                                           Sài Gòn, Hè 2020.

CÓ PHẢI NGƯỜI HÁN LÀ “VIÊM HOÀNG TỬ TÔN?”




Truyền thuyết về nguồn gốc của người Hán ghi: “Ban đầu, Viêm Đế và Hoàng Đế cùng trong bộ tộc, do Viêm Đế làm chủ. Nhưng rồi Hoàng Đế mạnh lên, thay quyền Viêm Đế. Viêm Đế chấp nhận nhưng người thân của Viêm Đế là Si Vưu tạo phản, gây ra cuộc chiến khốc liệt. Hoàng Đế đã từng đánh mười trận mà chín trận không thắng. Nhưng rồi cuối cùng Hoàng Đế diệt Si Vưu, lập nhà nước Hoàng Đế. Do vậy, người Hán là con cháu của Viêm Đế và Hoàng Đế.” Muốn xem truyền thuyết trên đúng không, ta phải trả lời ba câu hỏi: 1. Viêm Đế là ai? 2. Hoàng đế là ai? Và 3. Người Hán là ai?
1.       Viêm Đế là ai?
Ngày nay, từ nhiều tư liệu di truyền và khảo cổ, ta biết, 40.000 năm trước, do khí hậu phía bắc ấm hơn, người Việt cổ chủng Australoid từ Việt Nam đi lên Quảng Đông bắt đầu cuộc khai phá Hoa lục. Cũng thời gian này, cộng đồng người Mongoloid từ lâu sống ở Tây Bắc Việt Nam, theo đường Ba Thục đi lên chiếm lĩnh đất Mông Cổ, sau này được gọi là người Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid). Từ Quảng Đông, người Việt tăng số lượng đồng thời sáng tạo đồ gốm, thuần hóa lúa nước, đưa lên xây dựng kinh tế nông nghiệp Giả Hồ ở lưu vực Hoàng Hà 9000 năm trước, Hà Mẫu Độ ở hạ lưu Dương Tử 7.000 trước. Khoảng 7000 năm trước, người Việt xây dựng văn hóa trồng kê, trồng lúa tại Ngưỡng Thiều miền Trung Hoàng Hà. Tại đây người Việt chủng Australoid tiếp xúc, hòa huyết với người Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid) sống trên bờ Bắc, sinh ra chủng người Mongoloid phương Nam (South Mongoloid), sau này được gọi là người Việt hiện đại. Người Việt Mongoloid phương Nam tăng số lượng, trở thành chủ thể dân cư lưu vực Hoàng Hà. Truyền thuyết nói rằng, Phục Hy (4480-4369 TCN) là vị tổ đầu tiên của người Việt ở lưu vực Hoàng Hà, là người làm ra kinh Dịch. Việc phát hiện ngôi mộ 6500 năm trước ở dốc Tây Thủy, trấn Bộc Dương, Hà Nam với những biểu trưng của nhị thập bát tú, thanh long, bạch hổ, 24 tiết khí, chứng tỏ lúc này trình độ thiên văn, phong thủy, Dịch lý của người Việt đã trưởng thành. Nhiều ý kiến cho rằng ngôi mộ đó là của Phục Hy. Truyền thuyết cũng chép, sau khi Phục Hy mất, Thần Nông ra đời (3320 TCN), dạy dân họp chợ, cày cấy. Như vậy, Thần Nông là vị tổ thứ hai của người Việt sau Phục Hy và Nữ Oa. Dù có thêm gen Mông Cổ để thành chủng Mongoloid phương Nam nhưng người Việt hiện đại vẫn mang nước da đen của tổ tiên Việt Cổ. Phục Hy đen. Thần Nông cũng đen nên có tên hiệu Viêm Đế, nghĩa là vua của dân viêm nhiệt phương Nam.

Cụ Điền Nguyên, tổ tiên của Viêm Đế 40.000 năm trước

2.       Hoàng Đế là ai?
Năm 2698 TCN Hiên Viên thị dẫn các bộ lạc du mục từ bờ Bắc Hoàng Hà đánh vào Trác Lộc ở bờ Nam, chiếm đất của người Việt, lập nhà nước Hoàng Đế. Tuy chiến thắng nhưng do nhân số ít, lại vấp phải sự đánh trả mãnh liệt của người Việt nên Hoàng Đế áp dụng chính sách cai trị khôn khéo là không tiêu diệt và bắt người Việt làm nô lệ mà để họ cày cấy trên đất của mình, chịu đi lính, làm tạp dịch và đóng thuế. Ông cũng dùng văn hóa Việt phủ dụ dân bản địa. Nhờ vậy đã quy phục được người Việt. Do sống chung nên có hôn phối giữa người Mông Cổ và người Việt. Thế hệ con lai ra đời, được gọi là Hoa Hạ. Người Hoa Hạ tiếp thu hai văn hóa Mông-Việt, trở nên lớp người ưu tú, thay thế cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội, góp phần làm nên thời Hoàng kim trong lịch sử phương Đông. Tuy nhiên, lớp người Hoa Hạ chỉ tồn tại trong thời gian không lâu rồi hòa tan trong khối dân Việt đông đúc. Hoàng Đế cùng quân Mông Cổ theo ông vào Nam Hoàng Hà là người thuộc chủng Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid) nên có da trắng. Để phân biệt với dân bản địa, họ gọi người Việt là Lê dân, dân đen. Đó là ban đầu nhưng rồi về sau, do nhiều lần hòa huyết, tất cả trở thành đen. Đế Khốc đen như con chim cốc. Thành Thang nhà Thương đen như hòn than. Lão Tử có nước da đen bóng. Lưu Bang tổ nhà Hán cũng đen… Do thuộc hai chủng tộc khác nhau, Hoàng Đế da trắng còn Viêm Đế da đen nên không thể được sinh ra trong cùng bộ lạc. Nói “Viêm Đế và Hoàng Đế cùng trong bộ tộc” là do người sau này đặt ra.
Điều đáng để suy ngẫm ở chỗ, vốn là kẻ xâm lăng đất Việt nhưng rồi Hoàng Đế được dân Việt tôn xưng lên địa vị rất cao và dâng tặng ông những công lao lớn, thậm chí tôn làm tổ tiên của người Trung Quốc, cùng với Thần Nông. Người Trung Quốc tự nhận là Viêm-Hoàng tử tôn. Điều này cho thấy công đức của Hoàng Đế rất lớn.
3.       Người Hán là ai?
Cho đến nay không chỉ thế giới mà người Hán cũng không biết chính xác họ là ai! Từ những khám phá khảo cổ và di truyền mới nhất cho thấy, 7000 năm trước, người Việt chủng Mongoloid phương Nam được sinh ra tại lưu vực Hoàng Hà. Xâm lăng đất Việt, lập nhà nước Hoàng Đế, vương triều Hoàng Đế gọi dân Việt ở phía đông là Đông di, ở phía nam là Nam man. Do bị chiếm đất, một bộ phận người Việt chạy xuống Nam Dương Tử. Những lớp người di tản nối nhau xuống phía Nam, mang nguồn gen Mongoloid chuyển hóa dân cư Việt Nam sang chủng Mongoloid phương Nam, góp phần làm nên dân cư Việt Nam. Những người ở lại lưu vực Hoàng Hà một phần thành người của nhà nước Hoàng Đế, phần còn độc lập tiếp tục kháng cự cho tới đời Thương. Sau đó giúp nhà Chu đánh nhà Thương, làm chư hầu của nhà Chu, mặc nhiên thành người Trung Quốc. Sau khi diệt nhà Tần, Lưu Bang người nước Sở xưng vương, lập nhà Hán. Người Việt nước Sở trở thành người Hán rồi được gọi là dân tộc Hán. Tuy nhiên, trên thực tế, cùng là người Việt chủng Mongoloid phương Nam được sinh ra tại lưu vực Hoàng Hà 7000 năm trước, những người chạy tới đất Việt Nam, thành người Việt Nam. Người ở lại lưu vực Hoàng Hà thành người Hán. Khi nhà Hán mở rộng cương thổ thì cả người và đất Giang Nam bị chiếm trở thành người Hán, đất Hán.
Từ thực tế trình bày trên, có thể đưa tới nhận định sau:
i.                     Viêm Đế ra đời 3320 TCN (trước Hoàng Đế 600 năm) nên không thể sống cùng Hoàng Đế trong một bộ tộc ở thời điểm 2698 TCN.
ii.                   Nếu là con cháu của Hoàng Đế thì người Trung Quốc chỉ ra đời sau 2698 TCN, như vậy là quá trẻ, không phù hợp tư liệu khảo cổ và di truyền học khám phá tổ tiên họ xuất hiện tại văn hóa Ngưỡng Thiều 7000 năm trước.
Tới đây, một câu hỏi cần được trả lời: Vì sao có truyền thuyết “Viêm Hoàng tử tôn?” Có thể lý giải như sau. Người Trung Quốc vẫn ghi nhớ tổ của mình là Thần Nông. Nhưng rồi khi lớp người Hoa Hạ “vang bóng một thời,” quá oai phong nên nhiều người cũng tự nhận mình là Hoa Hạ. Nhưng nếu là Hoa Hạ thì tổ phải là Hoàng Đế. Những người “Hoa Hạ tự phong” này vừa muốn có tổ Hoàng Đế nhưng lại không bỏ tổ Thần Nông nên sáng tạo ra tổ kép chưa từng có tiền lệ Viêm - Hoàng. Từ đó, dùng quyền sáng tạo huyền thoai, bỏ qua khoảng cách thời gian giữa hai vị, “thỉnh” Thần Nông từ 600 năm trước về sống cùng Hoàng Đế trong một bộ tộc, vào đúng thời điểm của cuộc chiến Trác Lộc 2698 TCN. Thấy kẻ sang bắt quàng làm họ là chuyện người ta thường tình nên nhiều người hùa theo, đến cả con cháu Hốt Tất Liệt nhà Nguyên hay hậu duệ Ái Tân Giác La nhà Thanh sau này cũng nhận là Hoa Hạ, là Viêm Hoàng tử tôn. Từ đó cả dân tộc lầm lẫn nhận một tổ tiên ảo!
Truyền thuyết không phải là lịch sử mà là ánh xạ của lịch sử, giống như ngôi sao đã tàn gửi lại ánh sáng để vũ trụ biết về kiếp sống của mình. Vì vậy, con người từng giải mã huyền thoại để tìm lại lịch sử. Nhưng nay, khi tích lũy được tri thức cần thiết, con người dùng tư liệu lịch sử để giải mã huyền thoại, giúp cho nhận thức của của mình về quá khứ sâu sắc hơn. Tuy nhiên huyền thoại muôn đời vẫn là huyền thoại. Việc chối bỏ huyền thoại hay giải thích khiên cưỡng huyền thoại sẽ khiến cho không chỉ trí tuệ mà cả tâm hồn con người trở nên nghèo nàn thô thiển. Việc người Trung Quốc dựng tượng Viêm Đế và Hoàng Đế bên bờ Hoàng Hà là một ví dụ. Khi tước bỏ phần huyền ảo của huyền thoại, bức tượng phô ra sự thật trần trụi về óc nông cạn của con người vô minh chẳng biết tổ tiên là ai!

Bức tượng Viêm Đế và Hoàng Đế
tại thành phố Trịnh Châu, Hà Nam


                                                                                                                      Sài Gòn, 5. 2020

VỀ TƯỢNG THẦN CÔNG LÝ VIỆT NAM




Đến Việt Nam, người Pháp mang theo lính lê dương là nhà tù, tòa án với tượng bà đầm bịt mắt, tay cầm gươm, tay cầm cân, được gọi là thần công lý. Dân Hà Nội gọi là bà đầm mù. Không thể ngờ rằng bà đầm này lại được sinh ra một phần từ máu huyết Việt.
40.000 năm trước, sau khi làm chủ Hoa lục, một dòng người Lạc Việt chủng Indonesian từ phía Tây Hoa lục đi qua Trung Á vào vùng đất là Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp ngày nay. Tại đây họ gặp người Europid từ Trung Đông lên qua eo Bosphorus. Hai dòng người gặp gỡ hòa huyết, sinh ra người Europian với nước da ngăm, là tổ tiên của người châu Âu. Người Europian sống bằng săn hái và lan tỏa khắp châu Âu. Khoảng 8000 năm trước, người nông dân Tây Á đưa lúa mì và nho vào, tạo dựng văn minh nông nghiệp ở châu Âu trong thể chế mẫu quyền. Đa thần giáo phát triển với những vị nữ thần. Khoảng 4500 năm trước, những đoàn quân du mục hùng hậu từ vùng đồng cỏ phía Nam Nga với xe ngựa, kỵ sỹ mang búa đồng tràn vào châu Âu cướp và giết. Tại Hy Lạp, những ngôi làng của kinh tế nông nghiệp bị triệt hạ, nhân số giảm xuống. Sau nhiều thế kỷ, kinh tế nông nghiệp phục hồi trở lại. Nhưng lúc này, xã hội Hy Lạp thấm đẫm tinh thần du mục với sự thống trị của phụ quyền. Vẫn là tôn giáo đa thần nhưng hầu hết các nữ thần được thay bằng nam thần đực rựa. Chỉ còn rất ít nữ thần sống sót, trong đó có Themis - Nữ Thần Công Lý.



Nữ thần công lý không phải sản phẩm của chủ nghĩa tư bàn mà là kết tinh của minh triết nhân loại. Cầm một thanh gươm biểu tượng cho quyền uy của toà án. Một chiếc cân để phân định cái thiện và cái ác, biểu tượng cho lẽ phải, sự công bằng, chính trực, nghiêm minh, không thiên vị. Một chiếc khăn bịt mắt tượng trưng cho ý tưởng công lý "mù loà", đề kháng, đối lập lại những áp lực, ảnh hưởng từ bên ngoài. Cũng không bỗng dưng Thần Công lý lại là một phụ nữ. Bởi lẽ Người Mẹ là biều trưng của lòng nhân. Không có lòng nhân thì công lý chỉ còn là địa ngục. Chính là minh triết Việt đưa sang trời Tây đã góp phần làm nên sự minh triết trong biểu tượng nữ Thần công lý. Trong số nhiều tượng thần Công lý trên đời, tôi nhận thấy pho tượng ở Suginami-ku, Nhật Bản là ý nghĩa hơn cả. Người đàn bà Đông Á đầy sức sống, tay phải giơ cao cán cân công lý. Tay trái cầm gươm nhưng buông chùng xuống trong thế thư giãn như muốn nói rằng, quyền lực luôn có nhưng không phải là tất cả! Người Nhật cũng thật sáng tạo: không bịt mắt nữ thần. Họ dám bỏ qua cái thực thô sơ của thần thoại để cứu lấy CÁI ĐẸP bởi lẽ CÁI ĐẸP sẽ cứu thế giới!
Rất hiểu quý vị ngành Tòa án muốn có một biểu trưng của công lý Việt Nam. Tuy nhiên, xây dựng biểu tượng của công lý là điều không dễ. Trước hết, không thể chọn một người cụ thể. Không thể chọn đàn ông vì sẽ làm mất đi tính khoan dung nhân hậu của công lý. Không thể chọn ông vua vì vua là nhà cai trị, là người của trận mạc, tay không thể không dính máu. Càng không thể là Lý Nhân Tông. Trong việc trị quốc, ông có công làm luật, mở mang bờ cõi nhưng do là nhân vật lịch sử, ông đã từng gây tội ác. Lấy hình ảnh ông làm biểu trưng cho công lý, phải chăng quý vị muốn khơi sâu thêm nỗi đau lịch sử? Quý vị vô tư không hề nghĩ rằng, mỗi khi bước tới Tòa của quý vị, trong tâm khảm đồng bào Chăm lại nhói lên niềm oán hận?! Được biết, chủ xị của những bức tượng này là ông Nguyễn Hòa Bình, Trung ương ủy viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Cố vấn của ngài Chánh án là Giáo sư Sử học thời danh Nguyễn Quang Ngọc. Quý vị có tất cả: quyền cao chức trọng, học hàm học vị cùng mình nhưng vì chỉ thiếu một chút xíu: VĂN HÓA nên “thần Công lý Việt Nam” do quý vị sáng tạo thành thứ của học đòi, phản VĂN HÓA!
Việt Nam đang sống trong thế giới phẳng, nếu cần một biểu tượng của công lý, chúng ta nên dùng thần công lý chung của nhân loại nhưng không phải người đàn bà tóc quăn mũi lõ mà là người phụ nữ Việt Nam. Nhưng là khuôn mặt nào đây? Theo thiển ý, nên tạc khuôn mặt nữ thần có chút gì đó gợi nhớ đến nữ thẩm phán Phùng Lê Trân, người xử trắng án cho Tạ Đình Đề, vị thẩm phán duy nhất của 75 năm ngành Tòa án Việt Nam đã thành huyền thoại.
                 
                                                        Sài Gòn, 2.5.2020