HỒNG BÀNG THỊ TRUYỆN, CUỐN SỬ ĐẦU TIÊN CỦA TỘC VIỆT

                                                                                                                   

Trên trang Boxit Việt Nam ra ngày 23/04/2021, PGS-TS Chu Mộng Long có bài Tinh thần “Dĩ Bắc vi trung” trong huyền thoại Lạc Long Quân – Âu Cơ. Bài viết được Giáo sư Nguyễn Huệ Chi giới thiệu: “Bài của anh Chu Mộng Long có kiến giải rất mới về huyền thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ lâu nay ta vẫn coi là truyền thuyết về nguồn gốc người Việt. Tác giả dựa trên ý kiến của Ngô Thì Sĩ trong Việt sử tiêu án, đồng thời tìm thấy một truyền thuyết trong La Province Muong de Hoa Binh của Pierre Grossin có những motif tương đồng để chỉ ra đâu là sơ đồ gốc của truyền thuyết và đâu là sự xuyên tạc của nhà nho thời Bắc thuộc khiến cho truyền thuyết bị bóp méo bởi ý đồ lấy phương Bắc - Hán tộc - làm trung tâm (dĩ Bắc vi trung); đó là ý đồ tệ hại nhất mà hàng nghìn năm qua trí thức người Việt đã thiếu cảnh giác nên nhận lầm.”

Thế là thêm một lần huyền thoại gốc của tộc Việt bị chà đạp. Lần này được các nhà khoa bảng hàng đầu dìm xuống bùn đen. Tôi, Hà Văn Thùy, phó thường dân Sài Gòn, vốn ít học, không có bùa sư sãi, chỉ là gã tay ngang viết sử xin được thưa lại đôi lời.

Mỹ học dạy rằng, huyền thoại không phải là lịch sử nhưng là ánh xạ của những sự kiện trọng đại xảy ra từ quá khứ, lắng đọng trong tâm thức cộng đồng rồi được truyền tới mai sau. Trong các loại huyền thoại thì có ý nghĩa nhất là huyền thoại về cội nguồn. Đó là ước mơ, là khát vọng của tuổi thơ con người ngưỡng vọng về tổ tiên, dòng giống. Đó cũng là tờ giấy khai sinh của một dân tộc. Huyền thoại cội nguồn với mọi dân tộc đều thiêng liêng. Nhưng với người Việt, huyền thoại Lạc Long Quân-Âu Cơ còn có ý nghĩa lớn lao hơn nhiều.

Xin hỏi, trong suốt nghìn năm Bắc thuộc, người Việt bám víu vào đâu để tồn tại? Mất nước là thảm họa nhưng có lẽ chưa đáng sợ bằng mất gốc. Nước mất còn có cơ đòi lại nhưng khi mất cội nguồn, con người thành kẻ không hồn không vía, bơ vơ lạc loài như con thuyền giữa biển đêm đen không biết bờ bến để tìm về. Mất cội nguồn là mất tất cả, mất vĩnh viễn! Vì vậy, trong cái đêm trường dạ tối tăm trời đất ấy, Người Mẹ Việt ru con:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra.

 

… Gió Tiền Đường mẹ ru con ngủ,

Trăng Động Đình thức đủ năm canh.

Bổng bồng bông, bổng bồng bông,

Võng đào mẹ ẵm con rồng cháu tiên…

Từ tiếng ru bước ra, đứa trẻ Việt được nghe kể về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân-Âu Cơ, về dòng giống Tiên Rồng; về bọc trăm trứng làm nên đồng bào, về cánh đồng Tương nơi những người con của cha Long Quân gặp lại nhau… Chính những dòng huyền thoại ảo diệu ấy nâng niu, an ủi trái tim người dân Việt, giúp họ trì chí bền gan quẫy ngược dòng để giành lại đất nước. Vô hình trung, huyền thoại Lạc Long Quân-Âu Cơ trở thành những trang sử đầu tiên của người Việt! Thời ấu thơ, con người nguyên sơ hồn nhiên coi huyền thoại là lịch sử.

Khi giành được nước, những nhà nho đầu tiên của dòng giống Việt từ huyền thoại viết nên lịch sử của dân tộc. Đấy là lúc Lĩnh Nam Chích quái, Việt điện u linh ra đời, ghi lại những huyền thoại truyền thuyết lưu truyền trong dân gian. Rồi trên cơ sở đó, Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sỹ Liên… viết những dòng đầu tiên của sử Việt. Không phải các vị đó không biết rằng, người không thể đẻ ra trứng. Cũng không phải không biết bấm ngón tay để hiểu cái vô lý khi 18 đời vua lại trị vì suốt 2600 năm … Nhưng bằng tâm cảm, các vị hiểu rằng, trong cõi mơ hồ ấy tất có “hồn” của sự thật nên mạnh dạn ghi Hồng Bàng thị truyện vào chính sử. Hậu thế coi đó là công lao lớn với dân tộc vì đã không để những ký ức vô giá bị trôi đi.

Năm tháng qua đi, có nước rồi, có sử rồi, người trí thức Việt cũng trưởng thành để có trí lực bình sử, xét lại những điều tiền nhân ghi trong chính sử. Tin vào trí tuệ của mình, các học giả dùng tri thức lịch sử để giải mã huyền thoại. Không có gì bất thường khi Hồng Bàng thị truyện được đem ra mổ xẻ đầu tiên. Bắt đầu bằng Hoàng giáp Ngô Thì Sỹ, qua ông vua Tự Đức đến “tứ trụ” Lâm - Lê - Tấn - Vượng, Tạ Chí Đại Trường, Liam Kelley, Trần Trọng Dương và hôm nay là Chu Mộng Long. Nếu nhà nho Trung đại chỉ phản bác những điều quái dị “ma trâu thần rắn” thì hôm nay, học giả “tân tiến” nhiều lý sự hơn. PGS người Mỹ Kelley và theo chân ông là cậu học trò nói leo Trần Trọng Dương cho rằng: “Hồng Bàng thị truyện được diễn xưng từ tiểu thuyết Tàu.” Rằng, “Các trí thức Hán hóa thời Trung Đại cố tạo dựng ra lịch sử Việt theo mẫu hình Trung Hoa: lịch sử Trung Hoa dài bao nhiêu thì sử Việt dài bấy nhiêu. Lịch sử Trung Hoa có việc gì thì sử Việt có chuyện đó…” Và nay thì nảy nòi chủ thuyết “dĩ Bắc vi trung” (!)

Xin được hỏi, cái gọi là tri thức lịch sử của chư vị có đáng tin? Người Việt là ai, người Hán là ai vẫn còn mờ mịt! Nội hàm của “phương Bắc” là gì chưa được tường minh! Lịch sử, văn hóa là sản phẩm hoạt động xã hội của cộng đồng người. Khi chưa biết cộng đồng ấy là ai, có gốc gác thế nào và trải quá trình ra ra sao để có mặt như hôm nay thì tất cả những cái được gọi là “tri thức lịch sử” về cộng đồng ấy cũng chỉ là giả tạm! Sẽ ra sao khi dựa vào tri thức giả tạm để lập thuyết? Lấy cái quy củ, chuẩn tắc, cái khuôn mẫu giả tạm để soi xét, để đánh giá cái bồng bềnh như sương khói là huyền thoai liệu có khôn ngoan?!

Để có thể bàn một cách nghiêm túc về lịch sử, văn hóa Việt, trước hết, xin chư vị trả lời: người Việt là ai? Dám chắc rằng hoặc quý vị nói theo sách Tàu, sách Tây: “Năm 333 TCN, nước Sở diệt nước Việt. Con cháu Việt Vương Câu Tiễn chạy xuống Bắc Việt Nam làm nên dân cư Việt Nam,” hoặc tân kỳ hơn, quý vị nói theo Phan Huy Lê, đại sư của sử học quốc doanh rằng: “Thời Tiền sử của người Việt kéo dài tới 800.000 năm. Khoảng 140.000 năm trước, người “đi” thẳng (đi chứ không phải “đứng” thẳng!) Homo erectus chuyển hóa thành người Việt hiện đại, tổ tiên của chúng ta” (!) Tôi cũng tin, chư vị hoàn toàn không biết tới khám phá thực sự khoa học về nguồn gốc người Việt Nam được đưa ra từ năm 1983 trong cuốn Nhân chủng học Đông Nam Á: “Thời đồ đá trên đất Việt Nam xuất hiện hai đại chủng Autraloid và Mongoloid. Họ lai giống với nhau và con cháu họ lai giống tiếp, sinh ra bốn chủng người Việt cổ là Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, cùng thuộc nhóm loại hình Australoid. Sang thời kim khí, người Mongoloid xuất hiện và trở thành chủ thể trên đất này. Người Australoid hoàn toàn biến mất, không hiểu do di cư hay đồng hóa.” Đấy là kết quả chính xác nhất từ khảo sát 70 cốt sọ thời đồ đá và thời kim khí tìm được ở Việt Nam. Tuy phân loại chính xác các cốt sọ nhưng giáo sư Nguyễn Đình Khoa cũng không hiểu được là từ đâu và thời gian nào người tiền sử xuất hiện? Ông cũng không trả lời được những câu hỏi thiết yếu: người Mongoloid từ đâu ra và vì sao người Australoid biến mất? Sử Việt bế tắc là do vậy! Năm 1983 tình cờ tôi mua được cuốn sách của Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp tại thị xã Rạch Giá, một cuốn sách bìa màu xi măng, giấy bổi đen nhèm. Mua để kỷ niệm một thời học trò chứ khi đọc tôi hầu như không hiểu! Nhưng năm 2004, khi tiếp cận tài liệu Genetic Relationship of population in China của Giáo sư Chu và cộng sự tại Đại học Texas, biết được việc người từ châu Phi di cư tới Việt Nam, thì cuốn sách trở thành cẩm nang dẫn đường thông tuệ giúp tôi tìm ra cội nguồn dân tộc.

Tri thức mới nhất của khoa học nhân loại giúp khám phá rằng, hai đại chủng Australoid và Mongoloid từ châu Phi tới Việt Nam 70.000 năm trước. Tại Việt Nam, họ gặp gỡ và hòa huyết, sinh ra bốn chủng người Việt cổ thuộc loại hình Australoid. Nhưng không hiểu vì lẽ huyền vi nào mà trong khi đa số tìm đến nhau thì lại có những nhóm nhỏ Mongoloid đi lên Tây Bắc Đông Dương, sống săn bắn hái lượm trên vùng giá lạnh. 40.000 năm trước, khí hậu được cải thiện, người Việt cổ đi lên Quảng Đông, Quảng Tây. Trong khi đó, cộng đồng Mongoloid theo “Thục đạo nan” tới đất Mông Cổ. Khi Kỷ Băng hà kết thúc, họ thuần hóa gia súc và chuyển sang sống du mục trên đồng cỏ Bắc Hoàng Hà. Tại lưu vực Dương Tử người Việt cổ sáng tạo văn hóa nông nghiệp trồng lúa, trồng kê, nuôi gà, chó, lợn. 9000 năm trước, mang nghề nông lên lưu vực Hoàng Hà. 7000 năm trước, mang cây kê lên trồng trên cao nguyên Hoàng Thổ. Tại làng Bán Pha gần Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, người Việt cổ Australoid gặp gỡ, hòa huyết với người Mông Cổ du mục, sinh ra chủng người mới Mông Cổ phương Nam (South Mongoloid). Sau này được gọi là người Việt hiện đại, là tổ tiên trực tiếp của toàn bộ dân cư châu Á hiện nay. Do ưu thế di truyền, người Việt hiện đại tăng nhanh nhân số, thay thế người Australoid, trở thành chủ thể của lưu vực Hoàng Hà, kế tiếp cha ông, xây dựng văn hóa Ngưỡng Thiều, Long Sơn với hai trung tâm lớn Thái Sơn và Trong Nguồn. 6500 năm trước, Phục Hy - Nữ Oa, vị Tổ đầu tiên (có tên tuổi) của người Việt xuất hiện và hoàn thành công trình sáng tạo kinh Dịch của tộc Viêt, có tên là Liên sơn dịch. Khoảng 5200 năm trước, vị Tổ thứ hai Thần Nông ra đời. Không chỉ là người “làm nông nghiệp giỏi như thần” như ông Long hiểu mà được tôn làm nhân thần thiêng liêng của nghề nông phương Đông, được vinh danh thành chùm sao Thần Nông trên dải Ngân hà. Có sự thật này mà ít người biết: Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông là tổ của người Việt. Khi cha ông chúng ta rời Núi Thái-Trong Nguồn về phương nam thì những người ở lại kế thừa thờ phụng. Đến khi trở thành người Hán, họ coi là tổ của riêng họ. Những người Việt hiểu lịch sử, nhận tổ Phục Hy, Thần Nông lại bị chính đồng bào mình cho là nhận vơ, thấy người sang bắt quàng làm họ!

Từ Hồ Bắc, Thần Nông xuống Lương Chử vùng Thái Hồ cửa sông Chiết Giang lập nước. Sau 80 năm khai quật và nghiên cứu văn hóa Lương Chử (1936-2016), học giả Trung Quốc phát hiện, Lương Chử là kinh đô của nhà nước đầu tiên ở phương Đông, với diện tích hơn một nửa nước Trung Quốc. Đây là nhà nước có nền văn hóa phát triển cao: đồ đá mài sắc bén, đồ gốm tinh xảo với độ nung cao. Đặc biệt là bộ sưu tập đồ ngọc thờ và trang sức lớn nhất thế giới, thể hiện sự phân tầng xã hội cao. Nông nghiệp đạt trình độ cày bằng trâu bò. Lật lại quan niệm truyền thống, học giả Trung Quốc thừa nhận: “Văn hóa Lương Chử là cội nguồn của văn minh Trung Quốc.” Nghiên cứu cũng khám phá, chủ nhân Lương Chử là người Lạc Việt, mã di truyền O3M122, được gọi là Vũ nhân hay Vũ dân (羽人或羽民), thờ vật tổ kép là chim và thú… Từ kết quả nghiên cứu văn hóa Lương Chử so với truyền thuyết, ta có cơ sở để nhận định Lương Chử là kinh đô của nhà nước Xích Quỷ mà chủ nhân là họ Hồng Bàng, thuộc dòng giống Tiên Rồng.

Khoảng 4879 năm trước, diễn ra việc Đế Nghi dòng dõi Thần Nông chia đất, phong vương cho Đế Lai trị vì châu thổ Hoàng Hà. Lạc Long Quân trị vì nước Xích Quỷ lưu vực Dương Tử. Tuy chỉ thấy trong truyền thuyết nhưng đó là sự thật bởi lẽ, truyền thuyết ghi biên giới Văn Lang “phía tây giáp Ba Thục.” Điều này ám chỉ phía tây Văn Lang là nước Ba Thục.  Nay khảo cổ văn hóa Gò Ba Sao xác nhận, nhà nước Ba Thục do vị vua huyền thoại Tàm Tùng thành lập 5000 năm trước. Ba Thục trải qua các thời đại Bách Quán (Boguan ), Ngư Phù (Yufu ), Đỗ Vũ (Duyu 杜宇), tồn tại qua thời Thương và cuối cùng là gia tộc Khai Minh, kết thúc năm 316 TCN do cuộc xâm lăng của nhà Tần. Tránh họa diệt vong, hậu duệ của dòng họ Khai Minh là Thục Chế, Thục Phán mang theo 30.000 người trở về quê cũ Việt Nam, cùng người Việt chống quân Tần rồi lập nước Âu Lạc, xây dựng thành Cổ Loa theo hình tượng tòa thành cũ Gò Ba Sao đất Tứ Xuyên.

Dòng gen Mongoloid được Đế Minh truyền tới Lương Chử. Từ Lương Chử, dòng máu thiêng lan xuống phương nam, chuyển hóa dân cư Việt Nam và Đông Nam Á sang chủng Mongoloid phương Nam. Điều này có nghĩa là, người Nam Trung Quốc và Việt Nam vốn là người Việt cổ Australoid đã nhận được gen Mongoloid từ Thần Nông qua kinh Dương Vương, Lạc Long Quân để trở thành người Việt hiện đại Mongoloid phương Nam. Như vậy, mặc nhiên, dù muốn dù không, mọi người Việt Nam đều là con cháu các cụ Thần Nông, Đế Minh, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và các Vua Hùng. Cụ thể hơn, di truyền học minh định: Trong quá trình sinh sống, trên đất nước ta còn lại hai chủng Indonesian và Melanesian. Khi nhận thêm máu Mongoloid, người Indonesian chuyển thành chủng Mongoloid phương Nam điển hình. Đó là các sắc tộc Dao, Mường, Thái, Tày, Nùng… Trong khi đó, người Melanesian chuyển thành dạng Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid phương Nam. Chúng ta có thể nhận ra điều này qua nước da và tóc của đồng bào Chăm, Khmer, Tây Nguyên. Ông Chu Mộng Long tuyên bố, là người Mường nên không có tổ là Kinh Dương Vương, càng không có chung cội nguồn với người Trung Quốc là cách nói vội vàng do hiểu sai rằng người Mường và người Kinh là hai dân tộc khác nhau!

Một câu hỏi: sao lại có chuyện nhận tổ quy tông vào lúc này? Theo phong tục, tổ chỉ xuất hiện khi một nhánh mới của dòng tộc ra đời. Một người rời quê quán đi tới nơi khác lập nghiệp, ông ta trở thành tổ của dòng họ nơi đất mới. Thời điểm nước Xích Quỷ ra đời, đánh dấu việc người Việt hiện đại Mongoloid phương Nam từ lưu vực Hoàng Hà đi xuống dựng cương thổ mới. Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân chính là người đầu tiên mang nguồn gen Mongoloid xuống lưu vực Dương Tử tạo nên một dòng giống mới. Cần phải ghi lại sự kiện này nên huyền thoại ra đời. Đây không phải lần đầu tiên người Việt sáng tạo truyền thuyết cội nguồn. Ban đầu, với quan niệm nguyên sơ về thế giới, cho rằng “vạn vật hữu linh,” “vạn vật như nhau” (tề vật luận) nên cái cây có thể sinh ra con người. Trong tiếng Việt từ châu Phi đưa tới thì bí bầu (people) là bậu, là bạn, là con người nên dân gian nảy sinh huyền thoại quả bầu mẹ. Về sau, do “văn minh” hơn nên nhận ra, cái cây vô tri không thể sinh ra con người. Lúc này xuất hiện huyền thoại Chim Ây cái Ưa, trứng chim nở ra người. Cuối thời Đá mới, văn minh hơn, cho rằng chỉ con người mới sinh ra con người nên người Việt ở Lương Chử mượn từ truyền thuyết Chim Ây cái Ưa của tổ tiên chi tiết trứng chim nở thành người để sáng tạo ra bầu thai Mẹ Âu Cơ! Theo thời gian, những tộc người cổ hơn thì giữ câu chuyện cổ, sắc tộc “tiến bộ” hơn giữ huyền thoại mới hơn. Vì thế, người Dao giữ truyện Trái bầu, người Mường nhớ truyện Chim Ây cái Ưa, người Kinh mang huyền thoai Một bọc trăm trứng từ bên Hồ Động Đình về. Cũng phải kể tới chuyện Quả bầu mẹ theo người Việt cổ lên lưu vực Hoàng Hà. Nhưng ở đây, do tiếp xúc với người Mông Cổ, nhiễm thói quen “nói ngược” nên quả bầu thành Bầu quả. Bầu quả biến âm tiếp thành Bàn Cổ. Quả bầu đã thành người, thành ông Bàn Cổ! Vẫn chưa hết, tới lúc nào đó Bàn Cổ thành ông Bành Tổ. Ta vẫn cho là huyền thoại Tàu mà không biết đó là “hàng” Việt. Chỉ mới đây, khi đọc chuyên luận về Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương của Jacquese Duornet tôi mới biết, tại Tây Nguyên có Truyền thuyết Gliu và Gla – một phiên bản cổ của Truyện Tấm Cám! Từ đó nhận ra cái gốc dòng giống Việt sâu xa đến vậy! Huyền thoại Hồng Bàng thị cũng gửi cho ta thông điệp: với một trăm con trai được sinh ra, có nghĩa là quan hệ họ đằng cha, một hình thái của văn minh du mục từ lưu vực Hoàng Hà đã lan xuống. Từ đây, xã hội Việt Nam chuyển sang phụ hệ. Câu chuyện cũng phản ánh một thực tế mà sau này bằng công nghê tinh vi, di truyền học khám phá: quá trình chuyển hóa di truyền dân cư Việt Nam và Đông Nam Á sang chủng Mongoloid là kết quả truyền giống do cuộc di cư của người cha.

Xin nói một chút về nguồn gốc người Kinh. Học theo Viễn Đông Bác cổ, nhiều học giả Việt Nam tin vào công thức sau: Hai nhánh Chứt, Pọng sinh ra Tiền Việt Mường; sau đó thành Việt-Mường chung. Khi tiếp xúc với nhóm Tày Thái cổ, phân hóa thành Việt và Mường. Nhưng theo khảo cứu của chúng tôi, khoảng 300 -500 năm TCN, nước biển rút, phần chủ thể của đồng bằng sông Hồng hình thành. Người Lạc Việt từ miền Trung ra, từ trung du, miền núi phía Bắc xuống, từ Nam Dương Tử về, cùng chung tay khai thác đất mới. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển, dân cư đông đúc, đô thị ra đời. Người dân hình thành lối sống với phong tục tập quán mới, được gọi là người kẻ chợ, dân kinh kỳ. Đến thế kỷ XIII được gọi là người Kinh. Trong khi bà con, dòng tộc của họ vẫn sống ở trung du, miền núi thành những bộ lạc thiểu số Mường, Thái, Tày, Dao…

Đấy là người Việt. Còn người Hán là ai?

Ở trên đã nói, người Việt hiện đại trở thành chủ thể lưu vực Hoàng Hà với hai trung tâm kinh tế văn hóa Thái Sơn, Trong Nguồn. Người từ Thái Sơn-Trong Nguồn trở về Việt Nam mang theo nỗi nhớ quê hương trong câu Công cha … Còn người ở lại Trong Nguồn-Thái Sơn thì sao? Đến thời Chu, Trong Nguồn trở thành Trung Nguyên, đất của nước Sở, con sông Nguồn mang tên Hán Thủy. Trong cuộc chiến chống Tần, Lưu Bang người nước Sở lập công, được phong vương. Hạng Vũ lấy tên con sông quê Hán Thủy để phong cho Lưu Bang làm Hán vương. Nhà Hán ra đời. Người nhà Hán thành người Hán. Mặc nhiên quốc danh thành tộc danh. Như vậy là người Việt ở lại Trung Nguyên thành người Hán. Trong khi đó cũng dân Trong Nguồn-Thái Sơn di cư xuống phương Nam trở thành người Việt Nam. Tuy cùng một dòng giống nhưng không phải là đồng nhất. Di truyền học xác khám phá, người về Việt Nam, nhận bộ gen gốc của tổ tiên Australoid 70.000 năm tuổi nên đa dạng sinh học cao nhất châu Á. Trong khi người Hán non trẻ là lứa con muộn màng với tuổi 7000 năm!

Phân tích trên giúp ta hiểu “Bắc” là Thái Sơn-Trong Nguồn, là đất hương hỏa, nơi chôn nhau cắt rốn của người Việt hiện đại. Bắc cũng là Động Đình Hồ, là Cánh đồng Tương nơi người Việt một thời quần tụ dựng xây nhà nước Xích Quỷ-Văn Lang. Khi trở về Việt Nam, phải biệt xứ xa quê, cha ông ta nhớ về đất tổ. Vì thời gian quá xa nên không ai còn biết tới chuyện thủy tổ đen cháy từ châu Phi tới những bảy vạn năm trước. Ký ức sâu xa nhất của con người chỉ còn nhớ được Núi Thái-Trong Nguồn với những vị tổ Phục Hy-Nữ Oa, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân-Âu Cơ... Tất cả những điều thiêng liêng ấy in sâu trong tâm khảm người dân Việt hồn hậu để thăng hoa thành truyền thuyết cội nguồn. Nếu có “dĩ Bắc vi trung” thì chính là cái “Bắc” này, đâu phải như cách hiểu nông nổi của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi: “là sự xuyên tạc của nhà nho thời Bắc thuộc khiến cho truyền thuyết bị bóp méo bởi ý đồ lấy phương Bắc - Hán tộc - làm trung tâm (dĩ Bắc vi trung).” Không, truyền thuyết đó nảy sinh từ nhân dân, dân dã mà không phải của các nhà nho. Càng không phải của Sỹ Nhiếp như ông Chu Mộng Long suy luận vô sở cứ. Và nó cũng ra đời khi trên đất Đông Á toàn là người Việt, hàng nghìn năm trước khi người Hán xuất hiện. Vì vậy, cái “dĩ Bắc vi trung” - nếu có, hoàn toàn là niềm hoài vọng cội nguồn thiêng liêng của người Việt!

Còn vì sao tên người, tên đất được ghi bằng chữ Hán? Trước hết phải khẳng định, truyền thuyết được sinh ra trên lưu vực Dương Tử, bên Hồ Động Đình chứ không phải trên đất Việt Nam. Khi trở về Việt Nam, người Việt mang theo câu chuyện qua truyền khẩu vì chưa có chữ. Nhưng vẫn còn rất nhiều người Việt sống ở đồng bằng Dương Tử, sau này thành dân các nước Sở, Hán, Đường… Người Việt Đông (đến nay còn nhận mình là người Việt) vẫn nhớ truyền thuyết gốc của tổ tiên. Tới thời Đường các nghệ nhân chuyển thành Kinh kịch, Lý Triều Uy sáng tác thành tiểu thuyết Liễu Nghị truyện (柳毅傳). Cố nhiên, các tên đất, tên người, muộn nhất từ thời Hán được ghi bằng chữ Hán. Có những nhà nho từ Giang Nam mang sách xuống, có những đoàn sứ bộ Việt Nam đưa sách về. Vì vậy, trong Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh, tên người tên đất đều là chữ Hán.

Nhận thức là một quá trình. Thời thơ ấu, con người từ huyền thoại để viết ra cuốn sử của mình. Đến khi tự coi là trưởng thành, con người duy lý dùng tri thức lịch sử để “giải huyền thoại.” Suốt 200 năm qua có một “trường phái” từ Ngô Thì Sỹ qua Tự Đức, tới các sử gia đương đại diễn ra quá trình giải huyền thoại, tập trung công kích Hồng Bàng thị truyện. Kết quả là huyền thoại cội nguồn bị trục xuất khỏi sách sử, lịch sử 4000 năm chỉ còn lại 2700 năm, biên giới lịch sử của quốc gia co lại như tấm da lừa. Lịch sử dân tộc bị cắt xén, bị xuyên tạc, bị bóp méo trở thành kỳ hình dị dạng. Mối nguy mất lịch sử đã hiện ra trước mắt.

Với những người chỉ sống tới cuối thế kỷ XX thì quan niệm như vậy còn có thể hiểu vì khi đó, do hạn chế của khoa học nên thời tiền sử nhân loại còn mơ hồ, hỗn độn giữa thực và ảo đã giúp cho đám học giả duy vật duy sử thắng thế, nhân danh “khoa học” bài bác những điều mà họ chưa hiểu. Nay đang ở thập niên thứ III của thế kỷ XXI. Với những khám phá của di truyền và khảo cổ về nguồn gốc loài người và các chủng tộc, khoa học đã đưa ra hàng tấn cứ liệu bác bỏ những quan niệm nhân học và lịch sử lỗi thời của thế kỷ XX. Có thể nói, sau năm 2000, khoa học nhân văn thế giới đã lột xác để trở thành một khoa học chính xác. Những bí ẩn lịch sử từng giấu kín trong máu người cũng như trong lòng đất lần lượt được đưa ra trước ánh sáng, giúp Con Người lần đầu tiên khám phá lịch sử chân thực của mình. Nhờ vậy chúng tôi đã viết được những cuốn sách: Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (Văn học, 2006); Hành trình tìm lại cội nguồn (Văn học, 2008). Để bạn đọc tiếp cận tài liệu mới của thế giới, chúng tôi đã dịch những tài liệu giá trị nhất rồi in thành cuốn Tìm cội nguồn qua di truyền học (Văn học, 2011); Khám phá lịch sử Trung Hoa (Hội Nhà văn, 2016);  Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt (Hội Nhà văn, 2016);  Tiền sử người Việt (Hồng Đức); Out of Vietnam explore in the world (Nhân Ảnh, San jose, 2021);  Rewriting Chinese History;  The Formation Process Of The Origin And Culture Of The Viet people (Nhân Ảnh, San Jose, 2021);  Đối thoại soi sáng lịch sử I,II (Nhân ảnh, San Jose 2020); Riêng vấn đề Hồng Bàng thị truyện, do có được tư liệu mới và giá trị, chúng tôi viết thành cuốn Nhà nước Xích Quỷ từ huyền thoại đến hiện thực (Hội Nhà văn, 2017).

Với bằng chứng thuyết phục, những sách đó chứng minh rằng, Việt Nam là nơi đầu tiên trên đất châu Á mà người hiện đại đặt chân đến, sinh sôi rồi từ đó đi ra mở mang thế giới... Những tư tưởng mới mẻ đó không chỉ đến với hàng triệu người Việt mà còn được học giả quốc tế thừa nhận. Người đọc Việt Nam đã biết tới Liam Kelley, Phó giáo sư Đại học Hawaii in Manoa với tên Việt Lê Minh Khải và trang Leminhkhai’s blog. Năm 2010, đọc một bài viết của chúng tôi trên BBC tiếng Việt, nói rằng “người từ Việt Nam lan tỏa ra thế giới,” ông la lên: “Đó là những điều quái lạ, tôi chưa từng được học qua từ bất cứ khóa huấn luyện nào, cũng chưa thấy ghi trong sử Việt” rồi nổi đóa: “BBC điên rồi sao?” (BBC gone mad?) Từ đó, ông ra sức bài bác: “Hà Văn Thùy thiếu chuyên nghiệp”... Nhưng 10 năm sau, trong bài viết The centrality of “fringe history” Diaspora, the Internet and a new version of Vietnamese prehistory (Trung tâm “lịch sử bên lề”: tạm cư, internet và phiên bản mới của tiền sử người Việt) đăng trên Tạp chí International Journal of Asia Pacific Studies số ra ngày 30 January 2020, ông thừa nhận: “Có một nhóm “sử học bên lề” viết phiên bản mới cho lịch sử Việt Nam, đang trở thành trung tâm.” Trong khi đó rất nhiều vị khoa bảng đang là những bậc thầy tại các trường, các viện cố tình không biết những khám phá không chỉ giúp viết lại sử Việt mà còn góp phần thay đổi vận mệnh dân tộc.

Công việc bức thiết hiện nay là viết lại cuốn sử chân thực của tộc Việt. Không phải 4000 năm, càng không phải 2700 năm mà bắt đầu từ 70.000 năm trước, khi người Khôn ngoan từ châu Phi di cư tới Việt Nam, sinh ra tổ tiên chúng ta để rồi người Việt lan tỏa ra mở mang thế giới.

Với ông Chu Mộng Long, chúng tôi xin thưa,

Là giáo sư Ngữ văn, công việc của ông là học tri thức khoa học nhân văn để dạy học trò. Kiến thức ông học dựa trên sự hiểu biết về con người từ xa xưa đến cuối thế kỷ XX. Nhưng sang thế kỷ mới, những hiểu biết về con người cơ bản đã thay đổi. Trong khi đó, không cập nhật tri thức mới mà ông cứ mang những điều xưa cũ ra rao giảng. Từ vai trò người thầy khai sáng, ông tự biến mình thành kẻ bảo thủ truyền bá ngu dân. Bài “Tinh thần…” không chỉ ngu dân mà còn phản tộc. Là người thông minh, trung thực, có tâm với dân với nước, ông nghĩ sao về một cơ sự như vậy?

                                                                                                                 Sài Gòn 21. 11. 2021

 

 

 

 

 

 

 

An open letter to Mr. George van Diem

 

Hello Mr. George van Diem, in my previous letter to you, I agree with Stephen Oppenheimer (1), the only way south out of Africa by prehistoric people took place about 90-85,000 years ago. Along the way, there were groups of people who invaded India, forming the first population here. But 74,000 years ago, the Toba disaster and atomic winter destroyed them and their Indian habitat. Meanwhile, the migration flow has reached Southeast Asia and 70,000 years ago set foot on Vietnamese soil. However, in a 2012 article, Oppenheimer himself retracted this statement. But, by my research, I found his 2003 discovery to be correct, so I still maintain my opinion. By examining 35 Stone Age skulls and 35 Metal Age skulls, Vietnamese anthropology discovered that two great strains of Australoid (M) and Mongoloid (N) fused to give rise to three ancient Vietnamese strains, namely Indonesian (haplogroup O), Melanesian (haplogroup C), vedoid (D), of the same type group of Australoid. (2) Meanwhile, a number of individual Mongoloid groups ascended northwest of Indochina and stopped in front of the northern icy wall.

About 50,000 years ago, due to the increase in population, people from Vietnam went to the islands of Southeast Asia, to Australia. Perhaps due to the habit of racial gathering, the Negrito came to the Andaman and Nicoba islands. There were groups that crossed Laos and Myanmar, reconquered India at this time without people, becoming the first inhabitants of the subcontinent, called the Dravidians.

40,000 years ago, thanks to an improved climate, people from Vietnam went to China. From the Southwest of mainland China, an influx of people penetrated the Tibetan plateau, entered Northeast India, becoming the regional Dravidians. Meanwhile, the group of Mongoloid people from Northwest Indochina followed the Western China corridor to Mongolia. Because of keeping pure genetic resources, it is called North Mongoloid.

7000 years ago, at Yangshao South Yellow River, the ancient Viet met and merged with the North Mongoloid people, giving birth to the South Mongoloid race, known as the modern Viet. The modern Viet people increased in number, becoming subjects of the Yellow River basin. Over the course of history, the South Mongoloid people migrated south, genetically transferring the South Chinese, Vietnamese, and Southeast Asians to the South Mongoloid strain.

About 5000 years ago, from the west of the Yellow River basin, the South Mongoloid brought agriculture to the southwest, invading Northeastern India. This migration was predominantly male, creating the region's Austroasiatic-speaking population. About 4000 years ago, from Vietnam, an influx of South Mongoloid people passed through Laos, Myanmar to India, contributing to the Austroasiatic-speaking community here. Thus, there are two classes of population from Vietnam infiltrating East India. At the same time, there were also two classes of populations from China infiltrating Northeast India. The first wave of Australoid genetic code, spoke ancient Vietnamese. The latter is the genetic code for South Mongoloid, speaking an Austroasiatic language.

Dear Professor George van Driem, in your article you wrote: “The Indo-China structure contains all the languages of Asia and Oceania as far as Japan, Polynesia and Papua New Guinea... The idea that all Asian and Oceanic languages share some "common mixed origin" appealed to the British colonial authorities, who were convinced that they would be able to rule the peoples. Asians would be better off if a language study program to understand Indian could be implemented. Over time, the putative Indo-Chinese language family has shrunk in size, but the model is also tinged with racist rhetoric. Chinese has been a written language for millennia, with it serving as a vehicle for an advanced civilization. However, the eccentric and isolated position with which the Chinese were excluded in the Indochinese genealogy was not based on any appreciation of the subtleties of Chinese culture, but on a racist judgment. to the Chinese language and people arose among Western scholarship at the time of the Opium Wars. The renaming of Indochinese doctrine to “SinoTibetan” in 1924 helped to mask earlier racist underpinnings, but the model continues to treat Sinitic as a phylogenetic oddity.”

Sir, this is worth discussing. First of all, it shows that the identification of language families is not based on scientific basis but on political prejudice. Then, due to the lack of understanding of the origin of the Chinese population, the linguists did not understand the Chinese language correctly. From studying the process of population formation in East Asia shows that, although John Caspar Leyden said: “The Indo-China structure contains all the languages of Asia and Oceania down to Japanese, Polynesian and Papua New Guinea…” but in fact should be “Vietnamese Structure.” Because Vietnam was the first place where modern people appeared and from there spread to dominate Asia, Vietnamese is the mother of Eastern languages. Therefore, the Vietnamese structure contains all the languages of Asia, Oceania to Japan, Polynesia and Papua New Guinea...

From a survey of 35 stone age skulls and 35 metal age skulls found in Vietnam, Professor Nguyen Dinh Khoa discovered: "In the Stone Age, on Vietnamese soil, two prehistoric human races appeared, Mongoloid and Australoid. They interbred and their descendants continued to breed become four strains of ancient Vietnamese: Indonesian, Melanesian, Vedoid and Negritoid, the same group of Australoid type. In the metal age, the Mongoloid appeared and became the subject of this land. The Australoids gradually disappeared, whether by migration or assimilation?" (2) Of course, at this time, the leading anthropologist in Vietnam cannot know, where did prehistoric people come from and where else did the Vietnamese go? But Chuan-Chao Wang & Hui Li say the prehistoric East Asian population is distributed as follows: (3)

Haplogroup C = Melanesian

Haplogroup D = Negritos

Halogroup   N = Mongoloid

Halogruop   O = Indonesian

Thus, although there is no genetic material, with the work of Nguyen Dinh Khoa, we can confirm that people from Vietnam went to China.

During those first migrations, the ancient Vietnamese made up the world's population. Of course, Old Vietnamese was the language of the original inhabitants of the lands. Not only as John Caspar Leyden observed: "The Indo-China structure contains all the languages ​​of Asia and Oceania as far as Japan, Polynesia and Papua New Guinea", but in fact, the ancient Vietnamese language did so the original language of the Chinese, Japanese, Korean, and Native Americans, but also the subject of making up the European language. To be fair, Leyden's proposal isn't the earliest. In 1892, French Admiral Henri Frey in Paris published the work L'Annamite mere dés language, saying that Vietnamese is the mother of the world's languages. (4)

The reason Leyden's proposal was questioned is because the linguists did not understand the history of the formation of the Chinese population, so they did not understand the history of the Chinese language. Now, archeology and genetics have confirmed that the first inhabitants of China were ancient Vietnamese, mainly Indonesians. Therefore, Chinese is ancient Vietnamese. About 7000 years ago, the South Mongoloid was born in the Southern Yellow River, being a mongrel hybrid, so it was influenced by the Mongolian language. The first is in grammar. The order in Vietnamese is the main component first, the sub-element after: I đi trước, quả bầu, lá dong, thịt gà... Meanwhile in Mongolian, the main component is behind: Tôi trước đi, bầu quả, gà thịt, dong lá... After 2698 BC, when the Mongols occupied the Central Yellow River and established the Emperor's state, the Chinese language changed to a more Mongol way of speaking. However, until the Han Dynasty, Chinese was still basically Vietnamese. Witnessing this is the book  說文解字 (Shuōwén Jiězì- How to read and interpret words), a book that is considered the first Chinese dictionary but is actually a Vietnamese dictionary. It confirms that all Chinese characters are correct only when read according to Vietnamese sounds and interpreted according to the ancient Vietnamese meaning. This shows that, until the Han Dynasty, the Chinese still spoke Vietnamese.

Since the Han Dynasty, many millions of Altaic, Tungusic, and Turkic people have invaded from the West and North, and there was the periods when the Yuan and Qing people dominated China for hundreds of years, so the Chinese changed to the voice of the court in the capital. Because the Yuan and Qing are foreigners, they do not pronounce certain Vietnamese rhymes correctly, so they are forced to speak with a lisp. This lisp became the official language of the Chinese people. In fact, mandarin is a way of speaking Vietnamese livid by foreigners that is imposed on the Chinese people. It can also be said that Chinese is a degraded version of Vietnamese. Therefore, Chinese has become a deformed language in the Vietnamese language family.

Not a linguist, but searching for Vietnamese roots forced me to work with historical linguistics. I think that, two centuries ago, due to the limitations of humanities on the origin of humans and Eastern races, historical linguistics was born with the ambition of comparing languages ​​to find out the origins of different people races. But in fact, the linguists were wrong when determining the Eastern language families. This is even worse today, when most scholars carry out the reverse process to want from historical linguistics to find out the origin of the ethnic groups. I went the other way, from archeology and genetics to the early origins of Asians and their migration into the world. And naming languages ​​is the job of linguists. I hope return the correct position to the truth: Vietnamese is the source of all Eastern languages.

Looking forward to discussing this subject with you in the hope of learning more.

Best regards

Ha Van Thuy

References:

1.      Stephen Oppenheimer. Journey of Humankind - Bradshaw Foundation https://www.bradshawfoundation.com/stephenoppenheimer/index.php

2.      Nguyen Đinh Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. Hanoi, 1983

       3.    Chuan-Chao Wang & Hui Li. Inferring human history in East Asia from Y chromosomes    https://investigativegenetics.biomedcentral.com/articles/10.1186/2041-2223-4-11

       4. Henri Frey. L'annamite, mère des langues; communauté d'origine des races celtiques, sémitiques, soudanaises et de l'Indo-Chine. Paris, Hachette et cie, 1892.

 

 

NHỮNG Ý TƯỞNG VONG BẢN

 Tại Hội thảo “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 21.11.2021, giáo sư Trần Ngọc Thêm được coi là “giáo sư đầu ngành của cả nước về văn hóa học, đặc biệt chuyên sâu về văn hóa Việt Nam” cho rằng “khái niệm "trồng người", quan điểm "tiên học lễ, hậu học văn" hay hình ảnh coi thanh niên là "cánh tay phải" không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay nên ông đề nghị bỏ đi. Ý kiến của giáo sư Thêm nhận được nhiều bình luận cả đồng tình cũng như phản đối trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để cho việc “theo” hay “chống”có cơ sở vững chắc, thiết nghĩ cần phải có sự hiểu biết thấu đáo về những quan niệm này.

Trước hết, theo thiển ý, khẩu hiệu “thanh niên là cánh tay phải” là khẩu hiệu chính trị. Nó được dùng trong những tổ chức chính trị. Khi một tổ chức được thành lập, nó sẽ sinh ra những tổ chức con, cháu với mục đích thừa hành nhiệm vụ do nó đặt ra. Một khi anh gia nhập tổ chức thì anh phải theo quy định của nó. Nếu không ở trong tổ chức, anh không có bổn phận làm việc đó. Đây là vấn đề nằm ngoài lãnh vực giáo dục nên việc đưa ra là lạc đề và không đáng bàn. Chúng ta sẽ bàn kỹ về “trồng người” và “Tiên học lễ hậu học văn.”

1.      Về việc “trồng người”

Quan niệm “trồng người” xuất hiện đầu tiên trong sách Quản tử của Quản Trọng, một người hiền thời Xuân Thu. Chính văn như sau:

Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc,

Thập niên chi kế mạc như thụ mộc.

Chung thân chi kế mạc như thụ nhân,

Nhất thụ nhất hoạch giả, cốc dã.

Nhất thụ thập hoạch giả, mộc dã,

Nhất thụ bách hoạch giả, nhân dã.

Tạm dịch:

Kế một năm, chi bằng trồng lúa,

Kế 10 năm, chi bằng trồng cây.

Kế trọn đời, chi bằng trồng người,

Trồng một, gặt một, ấy là lúa.

Trồng một, gặt mười, ấy là cây,

Trồng một, gặt trăm, ấy là người.

Tuy nhiên, trong nhiều sách cũng như dân gian lưu hành phiên bản sau:

Vị nhất niên chi kế chủng cốc,

Vị thập niên chi kế chủng mộc,

Vị bách niên chi kế chủng nhân,

Vị thiên niên chi kế chủng đức.

Nói những lời trên là Quản tử đã khám phá chiều sâu của văn hóa phương Đông. Xã hội nông nghiệp tồn tại xung quanh việc cấy trồng. Từ hiểu thấu đáo việc nuôi trồng những cây con cụ thể, người Việt thấy rằng việc nuôi dạy con người về bản chất cũng tương đồng. Trước hết là chọn giống. “Tốt mạ tốt lúa” trong trồng trọt thì với con người là “tốt giống tốt má”: Muốn có con người tốt thì trước hết phải có giống tốt. Không chỉ vậy, cha ông ta còn cẩn trọng hơn: “Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống.” Sau khi có giống rồi thì việc cần làm là chăm sóc… Khoảng 15000 năm trước, người Việt bắt đầu trồng lúa nhưng suốt thời gian vài nghìn năm, chỉ được loại cây bán hoang dã với những đặc điểm: hạt chín không đều, dễ rụng, hạt nhiều lông, râu rất dài và tệ nhất là tinh bột trong hạt không kết dính thành khối nên khi chín thì vỡ vụn ra. 12.400 năm trước, tại Động Người Tiên tỉnh Giang Tây, lần đầu tiên người Lạc Việt thuần hóa thành công cây lúa nước. Thuần hóa (domestication) là đỉnh cao của trồng trọt, là công việc loại bỏ tính trạng hoang dã của cây lúa, mở ra cuộc cách mạng trong nông nghiệp. Không chỉ vậy, khi được chăm sóc của con người, cây lúa đã “sáng tạo” ra những phẩm chất không hề có ở tổ tiên hoang dã của nó. Chính nhờ việc kiên trì trồng lúa mà người nông dân Việt Nam dần đạt tới mật độ thích hợp của số lượng cây lúa/đơn vị diện tích, đã khiến cho cây lúa tạo ra “con số vàng” là tỷ lệ tối ưu trong quá trình đẻ nhánh và ra lá, đạt hiệu quả quang hợp cao nhất để đạt năng suất cao nhất. Với cây lúa vô tri, việc “trồng” lúa đã cho kết quả như vậy thì việc “trồng người” là một kỳ công, không hề làm hạn chế sự sáng tạo của học trò.

Nói: “Tính thụ động của người Việt hội tụ đậm đặc trong giáo dục qua khái niệm ‘trồng người,’” chứng tỏ ông Trần Ngọc Thêm hiểu sai khái niệm “trồng,” cho rằng đó chỉ là sự can thiệp một chiều cứng nhắc của con người đối với cây trồng. Trong khi, đây là mối quan hệ biện chứng rất phức tạp giữa con người với cây lúa, đất ruộng và khí hậu. Mối liên quan này từng làm thất bại sự áp đặt chủ quan, buộc con người phải học khôn từ thiên nhiên. Biết bao nhiêu mùa cày cấy của biết bao thế hệ người từng trải qua quan niệm “cấy thưa thừa thóc, cấy dầy cóc ăn” qua “cấy thưa thừa đất, cấy dầy thóc chất đầy kho” học đòi từ nhảy vọt của Tàu, người nông dân Việt mới đạt tới công thức “cấy dầy vừa phải, thóc rải đầy sân.” Chính từ đây giúp cho cây lúa đạt “con số vàng” trong quá trình đẻ nhánh và ra lá. Không phải bỗng dưng mà phương Tây gọi trồng trọt là culture với nghĩa văn hóa. Bởi lẽ đó là quá trình tuyệt vời sáng tạo. Cũng không phải vô cớ mà phương Tây xác nhận kinh tế nông nghiệp là văn hóa trong khi coi kinh tế du mục là văn minh. Cấy trồng – culture tạo nên văn hóa mà đỉnh cao của văn hóa là Minh triết, chỉ có phương Đông mới đạt được. “Trồng người” là sự ứng xử minh triết của người phương Đông mà phương Tây không hề có. Nếu sử dụng culture với vai trò động từ thì “trồng người” là hành vi văn hóa sinh ra con người (culturing people). Đó là sáng tạo vĩ đại của dân tộc Việt Nam, của phương Đông.

Do không hiểu cái lý sâu xa huyền diệu của minh triết Việt nên ông giáo sư của chúng ta đưa ra kiến nghị dại dột. Không phải vô cớ mà nhiều người phản bác ông. Phần đông trong số họ chưa hiểu cái minh triết sâu xa trong triết lý “trồng người” nhưng bằng tâm cảm gắn bó với hồn dân tộc nên từ lòng thành, từ sự hồn nhiên, họ cảm thấy ý kiến của ông có gì đó không phải, cần chối bỏ.

2.      Về quan niệm “Tiên học lễ hậu học văn.”

Trước hết cần hiểu thế nào là lễ. Trong quan nhiệm nho gia, lễ đầu tiên là công việc tế tự của nhà vua: tế trời đất, tế tổ nhà vua trong Thái miếu. Nhưng dần dà, lễ trở thành việc ứng xử trong cuộc đời. Nó quan trọng tới mức Khổng Tử đã trước tác một trong ngũ kinh là kinh Lễ. Trung tâm của Lễ là ở chỗ con người xác định đúng vị trí của mình trong cộng đồng, trong xã hội. Đó là quy chuẩn để một người được coi là “có văn hóa” như theo cách nói hiện đại. Lễ chính là lằn ranh xác nhận phẩm hạnh một con người. Trong Ngũ thường, quy định phẩm chất của người quân tử là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín thì Lễ ở vị trí trung tâm, vị trí quan trọng nhất. Nhân, Nghĩa, Trí, Tín là những khái niệm trừu tượng, vô hình, không thể nhìn thấy. Nhưng khi được thể hiện qua Lễ - là cách ứng xử cụ thể, thì những phẩm chất cao quý kia mới hiển lộ. Xã hội phương Đông là xã hội cộng đồng nên yêu cầu mỗi người khuôn xử theo đúng lễ tức là đúng vị trí của mình. Một khi ai cũng như vậy thì xã hội đạt tới thái hòa. Phát triển dựa trên cộng đồng, trên nền tảng thái hòa là bản chất của xã hội phương Đông. Chỉ trên cơ sở đó xã hội đi lên. Vốn từ bản gốc của Khổng Tử, Lễ là sự cân bằng trong quan hệ giữa trên và dưới: Quân minh đi với thần trung; phụ từ đi cùng tử hiếu. Không chấp nhận sự bất công nên Khổng Tử tuyên bố: “Nếu vua hôn ám thì được quyền đuổi nó đi.” Đó là điều mà vào kỷ nguyên Khai sáng, Voltaire phải mơ ước.

Như vậy, trong quan niệm phương Đông, Lễ là cái nền tảng của quan hệ giữa người và người. Ứng xử đúng Lễ là chuẩn mực đánh giá sự thành nhân của con người. Do tầm quan trọng của Lễ như vậy, nên cha ông ta đúc rút thành nguyên lý “tiên học lễ, hậu học văn.” Trong nguyên lý này thì quan hệ giữa “Lễ” và “Văn” không phải là quan hệ chính phụ, nhưng trong đó văn là mục tiêu, là đích cần phải đạt được. Trước khi học để đạt được Văn, anh phải biết Lễ, có nghĩa anh phải là con người. Hiểu Lễ chỉ là gọi dạ bảo vâng, là sự tùng phục của kẻ dưới với người trên là cách hiểu méo mó khái niệm Lễ.

Lễ cũng không phải là khuôn khổ cứng nhắc hạn chế sự sáng tạo của con người. Nếu người phương Đông có bị hạn chế về sáng tạo thì đó thuộc về bản thể của văn hóa nông nghiệp chứ không phải vì Lễ. Khoa học xác nhận, xã hội nông nghiệp hình thành tư duy tổng hợp, đó là sự coi trọng đồng đều các yếu tố khác nhau của môi trường. Tư duy này tạo nên sự hài hòa, tới mức thái hòa trong xã hội. Chính vì vậy, khi khám phá ra năm loại vật chất làm nên vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, phương Đông không đi vào phân tích cấu tạo, bản thể của những loại thái vật chất đó mà chủ trương khảo sát mối quan hệ giữa chúng, từ đó khám phá ra ngũ hành, là cơ sở của Dịch lý, đỉnh cao của minh triết. Trong khi đó, khi phát hiện ra bốn nguyên tố làm nên vũ trụ là Đất, Nước, Lửa và Khí thì với thói quen tư duy phân tích, phương Tây đi vào phân tích bản thể của những nguyên tố đó để rồi sinh ra khoa học thực nghiệm. Có ai đó từng nói: “Hãy giữ trái tim cho người anh hùng. Không còn trái tim, anh hùng sẽ thành ác quỷ.” Cũng có người nói: “Kẻ sáng tạo cần có đức. Khi không có đức, người sáng tạo trở thành kẻ hủy diệt.” Chính sự sáng tạo không có đức hiện đang đưa nhân loại tới diệt vong. Do lo ngại nguy cơ diệt vong của nhân loại, nhiều thức giả phương Tây đang hành trình về phương Đông để tìm minh triết cứu thế giới. Cái minh triết phương Đông mà phương Tây đang tìm trong đó có nguyên lý “trồng người” và “Tiên học lễ.” Vậy mà vị giáo sư được coi hàng đầu về văn hóa lại yêu cầu vứt bỏ! Vứt bỏ rồi làm theo cái gì đây? Người xưa nói: “Hộ đoản chung đoản, canh trường bất trường,” có nghĩa là: ủng hộ, đi theo cái ngắn thì sau cùng mình thành ngắn. Nhưng trồng cái dài cũng chẳng được dài! Đến nay chúng ta có nửa thế kỷ di tản của người Việt. Đã có rất nhiều người hãnh tiến, quyết chí vứt bỏ tất cả những gì dính líu đến Việt “man muội” để Tây hóa đến tận cùng. Nói tiếng Tây giỏi hơn Tây, bằng cấp cao hơn Tây, giầu có hơn Tây… nên nghĩ rằng mình thành đạt, được dân bản xứ kính nể! Nhưng khi phong trào Da trắng thượng đẳng nổi lên, anh ta bị đấm gục bên đường chỉ vì cái nỗi da vàng mũi tẹt không tây hóa được! Đấy là số phận những kẻ “Canh trường bất trường!”

Vậy mà giáo sư của chúng ta chỉ vì ngộ nhận “hạn chế sáng tạo” lại khuyên chúng ta vứt bỏ những cái thuộc bản thể, những nguyên lý đặc hữu của minh triết Việt để đi học quàng xiên những điều thiên hạ đang loại thải. Do không hiểu chiều sâu của minh triết Việt, người ta sẽ còn đưa ra nhiều ý tưởng vong bản khác. Xin hãy cảnh giác!

                                                                                                                        Sài Gòn, 27.11.2021

SỰ HÌNH THÀNH CON NGƯỜI VÀ TIẾNG NÓI TRÊN ĐẤT VIỆT NAM

 

Con người và tiếng nói Việt Nam được hình thành như thế nào là một trong những vấn đề mù mờ nhất của lịch sử. Nhiều thế hệ người Việt bỏ công sức nhằm khai mở điều bí ẩn này nhưng cho tới cuối thế kỷ XX vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Từ đó khiến cho nhận thức mơ hồ, mâu thuẫn về lịch sử, văn hóa. Tất yếu dẫn tới những quan niệm và hành động thiếu chuẩn mực, phi lịch sử.

Để có được cuốn sử chuẩn mực của dân tộc Việt, thiết tưởng trước hết cần giải mã điều bí ẩn này. Nhận thấy tầm quan trọng của sự việc, chúng tôi thử đưa ra một cách lý giải.

I.Những quan niệm về hình thành người Việt trong quá khứ.

Trong quan niệm nguyên sơ, người Việt cho rằng mình thuộc dòng máu đỏ da vàng, phát tích từ Núi Thái, Trong Nguồn, là con Rồng cháu Tiên, thuộc họ Hồng Bàng, có tổ là Kinh Dương Vương, cha Lạc Long Quân và được sinh ra từ bào thai của Mẹ Âu Cơ nên tất cả đều là đồng bào.

Vào Trung đại, có sự phân biệt hai khái niệm người Việtngười Việt Nam. Người Việt Nam chỉ tất cả dân cư bản địa sống trên đất Việt Nam gồm người Kinh và các sắc dân thiểu số. Trong đó duy nhất người Kinh được gọi là người Việt. Các “dân tộc” thiểu số sống ở miền Trung và miền Bắc được gọi là “man”; người sống ở Tây nguyên được gọi là “mọi” với nghĩa ngoại tộc, không phải người Việt.

Từ nửa đầu thế kỷ XX, theo ý kiến học giả Pháp của Trường Viễn Đông Bác cổ thì: “Thoạt kỳ thủy, trên đất nước Việt Nam có người Melanesian sinh sống. Khoảng 1500 năm TCN, do người Arian xâm lăng Ấn Độ, người Indonesian từ Ấn Độ chạy sang, chiếm Đông Dương, đẩy người Melanesian ra các đảo Đông Nam Á. Năm 333 TCN, nước Sở diệt nước Việt, người Việt con cháu Việt vương Câu Tiễn chạy xuống Bắc Việt Nam, làm nên dân cư Việt Nam hiên nay.” (Đào Duy Anh- Lịch sử cổ đại Việt Nam - 1939)

Theo sử gia Phan Huy Lê thì thời tiền sử của Việt Nam kéo dài tới 800.000 năm, với sự xuất hiện của người Đứng thẳng Homo erectus tại di chỉ Sa Thầy Kon Tum. Khoảng 140.000 năm trước, người Đứng thẳng chuyển hóa thành người hiện đại Homo sapiens, là tổ tiên người Việt Nam hôm nay, bắt đầu từ người Sơn Vi qua người Hòa Bình, Bắc Sơn đến người Đông Sơn.

Về tiếng nói, thời Trung đại, tiếng nói của người Kinh được gọi là tiếng Việt. Tiếng nói của các sắc dân thiểu số được gọi là man ngữ, mọi ngữ. Ở thời Cận đại, theo quan niệm của học giả phương Tây, tiếng Việt Nam (Annamite, tiếng của người Kinh) có giai đoạn được xếp vào họ ngôn ngữ Môn-Khmer, sau được cho là thuộc họ ngôn ngữ Nam Á. Học giả phương Tây cũng xác định: tiếng Việt vay mượn 60% từ ngôn ngữ Hán.

II. Con người và tiếng nói trên đất Việt Nam theo quan niệm mới.

Sang thế kỷ XXI, nhờ những khám phá của di truyền và khảo cố học, khoa học xác nhận loài người Khôn ngoan xuất hiện tại châu Phi khoảng 300.000 năm trước. Khoảng 100.000 năm trước, con người ra khỏi châu Phi, tới Bán đảo A Rập rồi từ đây lan tỏa ra toàn thế giới. Khoảng 85.000 năm trước, người di cư châu Phi theo ven biển Ấn Độ đi về phương Đông. 70.000 năm trước, một dòng người từ phía Tây đảo Borneo tiến về đất Việt Nam. Tại đây, những nhóm di cư thuộc hai đại chủng Australoid và Mongoloid gặp gỡ, hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, cùng thuộc nhóm loại hình Australoid. Trong khi đó, có một số nhóm nhỏ người Mongoloid đi lên Tây Bắc Đông Dương và dừng lại sống săn bắt hái lượm biệt lập trên vùng giá lạnh này.

Khoảng 50.000 năm trước, do nhân số tăng lên, người Việt cổ Australoid di cư ra các đảo Đông Nam Á, tới châu Úc. Một nhánh rẽ sang phía Tây, qua Lào, Thái Lan chiếm lĩnh Nam Á. Khoảng 40.000 năm trước, nhờ khí hậu ấm lên, người Việt cổ Australoid đi lên Quảng Đông, Quảng Tây rồi từ đây lan tỏa ra chiếm lĩnh Hoa lục. Cũng thời điểm này, nhóm người Mongoloid từ Tây Bắc, theo hành lang Ba Thục đi lên sống săn hái trên đất Mông Cổ. Do giữ được gen Mongoloid thuần nên sau này được gọi là người North Mongoloid (Mông Cổ phương Bắc).

Khoảng 25.000 năm trước, người Hòa Bình từ Việt Nam mang rìu đá lên xây dựng văn hóa Tiên Nhân Động tỉnh Giang Tây. 20.000 năm trước người Tiên Nhân Động làm ra đồ gốm đầu tiên trên thế giới. Khoảng 15.000 năm trước, tại Đông Nam Á lục địa, có thể lúa và kê được trồng theo lối hỏa canh. Hạt lúa, hạt kê chưa thuần hóa được đưa lên phía Bắc. 12.400 năm trước, cây lúa nước sớm nhất được thuần hóa ở Tiên Nhân Động. 9000 năm trước cây lúa và kê được đưa lên lưu vực Hoàng Hà, xây dựng văn hóa Giả Hồ. 7000 năm trước, cây kê được trồng ở cao nguyên Hoàng Thổ và bờ Bắc Hoàng Hà. Người Việt cổ Indonesian giúp người Mông Cổ du mục trồng kê tại văn hóa Hồng Sơn. Do sống gần gũi, hôn phối diễn ra giữa hai chủng người và người Mongoloid phương Nam ra đời tại làng Bán Pha thuộc văn hóa Ngưỡng Thiều. Do ưu thế di truyền, người Mongoloid phương Nam tăng nhanh số lượng, trở thành chủ thể của lưu vực Hoàng Hà, xây dựng văn hóa Ngưỡng Thiều, Long Sơn với hai trung tâm kinh tế văn hóa Thái Sơn và Trong Nguồn. Sau này người Mongoloid phương Nam được gọi là người Việt hiện đại.

Khoảng năm 2698 TCN, người Mông Cổ do họ Hiên Viên dẫn đầu chiếm đất của người Việt ở miền Trung Hoàng Hà, lập nhà nước Hoàng Đế. Một bộ phận người Việt chạy xuống Nam Dương Tử rồi tới Việt Nam, mang gen Mongoloid chuyển hóa di truyền dân cư Nam Trung Quốc và Việt Nam sang chủng Mongoloid phương Nam. Đây là quá trình chuyển đổi gen qua tiếp xúc chung sống lâu dài mà không phải sự thay thế dân cư. Nghĩa địa tại di chỉ Mán Bạc Ninh Bình 2000 năm TCN có 30 thi hài của người Australoid và người Mongoloid được chôn chung chứng tỏ điều này. Trong quá trình sống, không hiểu vì lý do gì, hai chủng da đen Vedoid và Negritoid biến mất khỏi đất Việt Nam, chỉ còn lại hai chủng Indonesian và Melanesian. Chủng đa số Indonesian giữ vai trò lãnh đạo về ngôn ngữ và văn hóa, sống tập trung từ miền Trung lên trung du và vùng núi phía Bắc. Người Melanesian sống từ Nam Trung Bộ vào Nam. Trong quá trình chuyển hóa di truyền, được nhân học gọi là hiện tượng Mongoloid hóa dân cư Đông Nam Á, chủng Indonesian chuyển thành người Mongoloid phương Nam điển hình, chủng Melanesian chuyển thành dạng Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid phương Nam.

Nhìn vào quá trình sinh thành như trên, ta thấy, người Việt ở châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng được hình thành theo hai giai đoạn. 70.000 năm trước, tại Việt Nam, người Việt cổ mã di truyền Australoid ra đời. 7000 năm cách nay, tại di chỉ Bán Pha tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, người Việt hiện đại Mongoloid phương Nam được sinh ra rồi lan tỏa ra toàn bộ châu Á. Như vậy, từ 2000 năm TCN, trên đất Việt Nam chỉ có duy nhất chủng người Việt hiện đại Mongoloid phương Nam sinh sống.

Do nguồn gốc phát sinh và do sống trên những địa bàn khác nhau, đã hình thành những bộ lạc khác nhau, tuy cùng mã di truyền nhưng khác nhau về tiếng nói, trang phục và tập quán sinh hoạt. Trong đó tiếng nói của người Indonesian, được gọi là Lạc Việt là tiếng nói chính trong cộng đồng.

1.Về sự hình thành người kinh.

Có nhiều giả thuyết về sự hình thành của người Việt (Kinh). Một giả thuyết từ cổ thư Trung Hoa cho rằng, năm 333 TCN, người nước Việt từ Trung Quốc chạy xuống Bắc Việt Nam, thay thế người Indonesian, trở thành người Việt Nam, sau được gọi là người Kinh. Khảo cứu của học giả Pháp từ Trường Viễn Đông Bác cổ cho rằng: “Bắt đầu từ hai nhánh Poọng + Chưt chuyển hóa thành Việt Mường chung; sau đó do tiếp xúc với nhánh Tày cổ phân hóa thành người Việt (Kinh) và người Mường.”

Chúng tôi đưa ra giả thuyết: Người Việt gồm nhiều bộ lạc sống săn bắn hái lượm và nông nghiệp rải rác theo địa hình chia cắt trên vùng trung du, rừng núi miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Khoảng 300 – 500 năm TCN, nước biển rút, phần chủ thể của đồng bằng sông Hồng xuất hiện. Người Việt từ miền Trung ra, từ trung du và miền núi Bắc Bộ xuống, từ Nam Trung Quốc về cùng khai thác đất mới. Do cùng chủng người với tiếng nói Lạc Việt nên cộng đồng người đễ dàng hòa hợp. Nhờ môi trường sống thuận lợi, kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện nên nhân số đồng bằng tăng nhanh. Những trung tâm đô thị ra đời, tạo thành hình thái dân cư mới là người kẻ chợ, kinh kỳ, chiếm số lượng đông nhất trong dân số, từ thế kỷ XIII được gọi là người Kinh. Trong khi những người tiếp tục sống tại các bộ lạc ở trung du và miền núi Việt Nam, vẫn giữ tiếng nói và phong tục tập quán cũ, trở thành các sắc dân thiểu số. Hiến pháp Việt Nam xác nhận: “Việt Nam có 54 dân tộc anh em.” Đây là nhầm lẫn đáng tiếc do chưa phân định rõ khái niệm “dân tộc.” Khoa nhân học xác nhận, nhân loại gồm duy nhất loài người Khôn ngoan Homo sapiens sapiens. Dưới loài, là chủng (race) như chủng Mongoloid, Australoid, Caucasoid…  có sự phân biệt về di truyền. Mỗi chủng người (còn gọi là chủng tộc) gồm những sắc tộc hay sắc dân (ethnicity) khác nhau về tiếng nói, trang phục, tập quán sinh hoạt nhưng không phân biệt về di truyền. Đối chiếu tiêu chuẩn của nhân học thì người Việt Nam thuộc dân tộc Việt, bao gồm 54 sắc tộc hay sắc dân.

Cho rằng, chỉ người Kinh mới là người Việt nên từ lâu xuất hiện quan niệm: người Việt phát tích từ đồng bằng sông Hồng sau đó thực hiện các cuộc Nam tiến đi về phương Nam. Nhưng thực tế không phải vậy. Từ 15.000 năm trước, khi làm chủ công cụ đá mới, người Hòa Bình đã nhận tộc danh của mình là người Việt với ý nghĩa là những người làm chủ búa, việt. Từ 2000 năm TCN, người Việt cùng một chủng duy nhất Mongoloid phương Nam nên “Việt” trở thành tộc danh chung của mọi tộc người Việt Nam. Người Kinh là bộ phận tách khỏi các bộ lạc người Việt, kéo về sống tại đồng bằng sông Hồng và đồng bằng miền Trung. Nhờ điều kiện sống thuận lợi đã tăng nhân số và trở thành cộng đồng đông đảo nhất trên đất Việt Nam.

2. Sự hình thành tiếng nói trên đất Việt Nam

Sống hơn 200.000 năm trên đất châu Phi, người châu Phi đã trưởng thành về giải phẫu và tiếng nói. Do vậy, khi sang Việt Nam, tổ tiên chúng ta đã hoàn chỉnh về giải phẫu và tiếng nói. Là cộng đồng sớm định cư và phát triển kinh tế nông nghiệp, người Việt cổ đã làm giầu thêm tiếng nói của mình. Trong cộng đồng người Việt cổ, tiếng nói của người đa số Indonesian là chủ thể. Nhưng mỗi sắc tộc cũng có tiếng nói riêng.

Có nguồn gốc từ tiếng châu Phi nên tiếng Việt là ngôn ngữ đa âm, vô thanh như hầu hết tiếng nói của thế giới. Thí dụ b’lơi = trời; Krong = sông; T’lủ = trâu… Trong quá trình sống, ngôn ngữ Việt Nam có xu hướng đơn giản hóa bằng cách bớt âm phụ. Thí dụ: b’lơi phát âm là trời; krong là sông; K’lủ thành sủ = con trâu… Sáng tạo chữ viết là xu hướng chung của loài người. Trong khi đại đa số tộc người khác làm ra chữ biểu âm, ghép vần thì người Việt cổ sáng chế chữ tượng hình: mô phỏng hình dáng của các vật thể để làm chữ. Do phương cách chế tạo như vậy nên chữ của người Việt là loại chữ đơn lập: mỗi chữ chỉ ghi được một âm. Vì thế, một từ đa âm khi muốn được ký âm buộc phải lược bỏ phụ âm: b’lơi = trời; krong = rồng … Vì vậy, tiếng nói dần trở nên đơn âm. Một khi tiếng đơn âm xuất hiện thì việc biến thanh cho các âm trở nên dễ dàng: một tiếng khi phát âm nhẹ hay nặng sẽ mang nghĩa khác: thanh -> thành -> thánh… Người Việt cổ bắt đầu chế chữ tượng hình khoảng 10.000 năm trước và khắc trên đá Sa Pa. Theo chân người, chữ tượng hình được đưa lên Cảm Tang Quảng Tây, Lương Chử Chiết Giang, Bán Pha Sơn Tây, Giả Hồ, An Dương Hà Nam… Khoảng 1500 TCN, khi chiếm đất An Dương của người Việt, lập nên nhà Ân, vua Bàn Canh chiếm được chữ tượng hình dùng cho bói toán, cúng tế của người Việt khắc trên xương thú và yếm rùa. Nhận thấy giá trị của chữ Giáp cốt, nhà Ân đã hoàn thiện chữ viết để áp dụng trong hành chính, ghi chép địa dư, lịch sử. Sang thời Chu và các thời sau, chữ càng được chuẩn hóa và dùng rộng rãi. Cùng với việc phát triển chữ viết, tiếng nói dân cư lưu vực Hoàng Hà chuyển sang đơn âm. Khi xuống Việt Nam, người Hakka, người Hán mang theo tiếng nói đơn âm, góp phần chuyển hóa nhanh tiếng nói đồng bằng sông Hồng sang đơn âm và có thanh điệu. Việc này được tăng cường khi Việt Nam bị xâm chiếm, chữ Nho được dạy như quốc ngữ. Kết quả là tiếng nói người Kinh trở nên đơn âm trong khi tiếng nói các sắc tộc khác vẫn đa âm.

Miền Trung là nơi phát tích của người Việt Nam. Từ miền Thanh, Nghệ, Tĩnh, người Việt lên phía Bắc và xuống phương Nam. Tiếng Việt lan tỏa theo bước chân con người. Tiếng Việt gốc ở miền Trung với những từ ghép đã được chia đôi theo chiều thiên di.

                   Từ chung                           Bắc                           Nam

                   khỏe mạnh                           khỏe                        mạnh

                   thương yêu                           yêu                         thương    

                   ốm đau                                  ốm                          đau

                   sắc bén                                    sắc                        bén   

                   bông hoa                                 hoa                      bông

                   bắp ngô                                   ngô                      bắp

III.Kết luận

Người Việt được hình thành theo hai thời kỳ. Từ 70.000 năm trước, người châu Phi di cư đến Việt Nam, sinh ra người Viêt cổ mã di truyền Australoid. 7000 năm trước, tại Nam Hoàng Hà, người Việt cổ gặp gỡ hòa huyết với người Mông Cổ, sinh ra người Việt hiện đại mã di truyền Mongoloid phương Nam. Khoảng đầu thiên niên kỷ III TCN, Thần Nông lập nhà nước đầu tiên ở phương Đông với kinh đô Lương Chử ở cửa sông Chiết Giang. Thời kỳ này, người Việt hiện đại từ Núi Thái-Trong Nguồn đi xuống góp phần xây dựng kinh đô Lương Chử, đem gen Mongoloid chuyển hóa di truyền dân cư trong vùng sang chủng Mongoloid phương Nam. Theo truyền thuyết thì thời điểm này Đế Minh, Đế Nghi ra đời, sinh ra Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, xuất hiện một bọc trăm trứng sinh ra các tộc người Việt hiện đại mã di truyền Mongoloid phương Nam. Người Viêt Nam từ giai đoạn này thuộc cùng một chủng tộc nên tất cả các sắc dân trên đất Việt Nam đều là con cháu Mẹ Âu Cơ, có tổ là các Vua Hùng. Người Kinh là cộng đồng xuất hiện khoảng 300 -500 năm TCN, khi nước biển rút, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng miền Trung hình thành, người Việt từ các vùng khác nhau tụ về khai phá đất mới. Miền đất mới đã thu hút một lượng lớn người tìm đến. Nhờ môi trường sống thuận lợi nên khả năng sinh sản cao khiến cho người Kinh trở thành cộng đồng đa số trong dân cư Việt Nam.

Từ xa xưa đã có quan niệm: người Kinh là chủ thể của dân tộc Việt nên lịch sử người Kinh cũng là lịch sử của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, mọi cuốn sử hiện có chủ yếu là lịch sử của người Kinh. Ngày 22.2.2017 tại Hà Nội, GS-NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam công bố Thông tin khoa học: “Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam” cho rằng: “Việt Nam có nhiều dân tộc mà sử Việt Nam chỉ viết về lịch sử người Kinh là không công bằng.” (https://tuyengiao.vn/khoa-giao/khoa-hoc/giao-su-phan-huy-le-nhan-thuc-ve-lich-su-can-toan-bo-va-toan-dien-97096) Theo chúng tôi đó là quan niệm sai lầm. Một đất nước có nhiều sắc tộc khác nhau nhưng lịch sử đất nước bao giờ cũng là lịch sử của cộng đồng đóng vai trò chủ thể quyết định vận mệnh của đất nước. Thêm nữa, trên đất nước ta, có duy nhất chủng tộc Việt mà người Kinh là cộng đồng do hầu hết các sắc tộc trên đất nước góp phần tao nên, giữ vai trò chủ thể dẫn dắt dân tộc nên lịch sử của người Kinh chính là lịch sử của dân tộc Việt Nam. Vì vậy quan niệm cho rằng cần có cuốn lịch sử của các dân tộc khác bên cạnh lịch sử người Kinh là sai lầm phi lịch sử.

                                                                                                            Sài Gòn, 7.11.2021

VIỆT SỬ LƯỢC - CON NGỰA THÀNH TROA TRONG SỬ VIỆT


 Sau ba lần thắng quân Nguyên Mông, dâng trào hào khí Đông A, các nhà nho Việt Nam đầy hứng khởi đua nhau bắt tay vào viết cuốn sử huy hoàng của dân tộc. Mọi cuốn sử đều bắt đầu từ nguồn cội. Lúc này, những truyền thuyết về dòng giống tổ tiên, về thời mở nước từng trôi dạt trong tâm thức cộng đồng đã được định hình trong các sách Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh… Và Hồng Bàng thị truyện được nhiều tác giả đưa vào sách của mình. Với cuốn Đại Việt sử lược cũng không phải ngoại lệ.

Nhưng Đại Việt sử lược có số phận đặc biệt. Là một tác phẩm khuyết danh được sinh ra vào thời Trần ở Việt Nam nhưng có thời gian biến mất để rồi “tái xuất giang hồ” trên đất Trung Quốc thời Càn Long nhà Thanh (1736 - 1795). Sách được học giả thời danh Tiền Hy Tộ hiệu đính, cho khắc in và lưu giữ trong Tứ khố toàn thư dưới danh xưng Việt sử lược với mục đích “bổ cứu cho phần ngoại truyện của Tống sử và Nguyên sử.”

Một cuốn sách trầm luân lưu lạc như vậy không thể không gợi lên những mối nghi ngờ! Dù nàng muôn phần trong trắng, một khi qua tay người, trinh tiết cũng thành dấu hỏi! Đó không chỉ là cách nghĩ của người ta thường tình! Cố nhiên, một khi được “hiệu đính” có nghĩa là đã được thêm bớt. Nhưng thêm bớt những gì khi chữ đã hòa với chữ, nước sông hòa vào nước biển? Điều rõ nhất là xóa bỏ mỹ tự “Đại” “tiếm xưng” trong tên sách để đưa trở về với vị trí do thiên triều “ban tặng.” Bên cạnh đó là xóa bỏ tước hiệu “đế” của kẻ “tiếm vị” để đưa vua Việt trở lại với vai trò vương của chư hầu. Chỉ vậy thôi sao? Với khát vọng muôn đời là tiêu diệt văn hóa để vĩnh viễn thôn tính nước Việt Nam thì việc thay đổi như thế liệu có đáng để làm?! Tất cả những người Việt có đầu óc bình thường sẽ cho rằng, hẳn người Trung Quốc sẽ còn những thay đổi nào đó sâu xa hơn! Nhưng thay đổi gì đây? Bí mật thách đố suốt mấy trăm năm. Nếu thừa nhận có thay đổi thì đó phải là sự thay đổi ít nhất về câu chữ nhưng đạt hiệu quả cao nhất về lịch sử! Sau nhiều đắn đo, chúng tôi cho rằng, trước hết, Tiền Hy Tộ loại bỏ Hồng Bàng thị truyện. “Không, một tiểu nhược quốc của dân man di không thể là “Đại,” không thể là dòng dõi Tiên Rồng. Càng không thể ra đời năm Nhâm Tuất, trước thiên triều Hoàng Đế Hoa Hạ những 182 năm!” Ngay khi đọc những dòng đầu tiên của cuốn sách, viên sử quan triều Thanh liền quyết định xóa bỏ điều “trái đạo” này. Nhưng thay vào đó là gì? Đọc tiếp đoạn: “Đến đời Thành Vương nhà Chu Việt Thường Thị mới đem dâng chim bạch trĩ, sách Xuân Thu gọi là khuyết địa, sách Đái ký gọi là Điêu đề.” Điều này chấp nhận được vì đây là lần đầu nước Việt được ghi vào sử. Và có lẽ, sau nhiều suy nghĩ, ông “sáng chế” ra câu chuyện chưa từng có trong sách sử: “Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 trước Công nguyên) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật qui phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang.” Và để cho “món lạ” dễ nuốt, bèn thêm chút đường: “phong tục thuần lương chân chất, chính sự dùng lối thắt gút.” Một đoạn rất ngắn thêm vào, nhưng liền mạch với những tình tiết diễn ra trước và sau đó. Thành tựu tuyệt vời của nghệ thuật cắt ghép! Chỉ với 63 chữ, khiến cho lịch sử Việt Nam đổi thay hẳn diện mạo. Trước hết là thay đổi về thời gian! Từ “4000 năm văn hiến,” từ nhà nước Xích Quỷ 2879 TCN, sau đoạn văn đó, toàn bộ thời gian sử Việt chỉ còn lại 2700 năm! Có nghĩa là mất đi một nửa! Không chỉ vậy, còn là sự thu hẹp lớn lao về lãnh thổ. Từ nhà nước Xích Quỷ, Văn Lang mênh mông: “Bắc đến Hồ Động Đình, đông giáp Biển Đông, Tây giáp Ba Thục, nam tới Hồ Tôn” rộng hơn nửa Trung Quốc, chỉ còn lại 15 bộ, hoàn toàn nằm trong ranh giới được áp đặt sau cuộc xâm lăng của nhà Hán! Vượt xa võ công của Lộ Bác Đức, của Mã Viện, hay Cao Biền; chỉ cần một lần vung bút, Tiền Hy Tộ đã xác lập biên giới Hán ngay trong sử Việt! Một con ngựa thành Troa mai phục. Một cái bẫy giương ra, chờ đến ngày có kẻ sập bẫy!

Phải chăng sớm nhận ra âm mưu này mà các sử gia Việt Nam Trung đại, từ Ngô Sỹ Liên, Lê Quý Đôn đến các sử quan triều Nguyễn đều kiên trì quan điểm “Kinh Dương Vương lập nước Xích Quỷ năm 2879 TCN. Hùng vương lập nước Văn Lang bắc đến Hồ Động Đình, đông giáp Biển Đông, tây giáp Ba Thục…”

Nhưng từ thập niên 1970, sử gia đương đại Việt Nam dẫn đầu bởi “tứ trụ” Lâm, Lê, Tấn, Vượng ghi: “Không rõ tác giả Đại Việt sử lược căn cứ vào tư liệu nào, nhưng đặt sự ra đời của nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước phôi thai vào khoảng thế kỷ VII TCN, tức là vào giai đoạn phát triển của văn hóa Đông Sơn, là phù hợp với những kết quả nghiên cứu hiện nay và được nhiều người chấp nhận.” (Lịch sử Việt Nam NXB Giáo dục. Phan Huy Lê chủ biên. Hà Nội, 2012 P. 150) Phán quyết của “tứ trụ” được đưa vào sách giáo khoa rồi trở thành pháp lệnh. Cái bẫy dương ra lúc này sập xuống. Đúng theo lập trình 200 năm trước. Sử Việt không còn Xích Quỷ với Kinh Dương Vương. Nước Văn Lang 2700 năm từ trong tay áo của Tiền Hy Tộ bỗng hiện hình lừng lững trong sử Việt.

Tuy nhiên, việc kết luận như vậy, về phương pháp luận là rất có vấn đề. Đó là dù đã biết tác giả Đại Việt sử lược đưa ra nhận định mà không dựa trên chứng cứ xác thực, nhưng “tứ trụ” vẫn tin theo một cách hồ đồ: “Dựa theo những kết quả nghiên cứu hiện nay và được nhiều người chấp nhận.” Một việc làm thiếu khoa học. Người xưa lấy nghi truyền nghi, có nghĩa là có điều hoài nghi thì cũng ghi lại để hậu nhân cùng tham khảo nhưng ở đây chuyển điều nghi vấn thành xác tín chỉ dựa vào suy luận!

Đúng là văn hóa Đông Sơn có nhiều thành tựu so với các văn hóa trước đó. Nhưng lấy gì đảo bảo rằng sự tiến bộ của Đông Sơn là nguyên nhân dẫn đến hình thành nhà nước Văn Lang mà không phải là kết quả hoạt động của nhà nước ra đời trước đó?

Năm 2016, sau 80 năm khai quật và nghiên cứu văn hóa Lương Chử tỉnh Chiết Giang (1936-2016), học giả Trung Quốc xác nhận, Lương Chử là kinh đô của nhà nước cổ đại đầu tiên ở phương Đông, được thành lập khoảng 3200 năm TCN, vào cuối Thời Đá mới. Với diện tích bằng nửa Trung Quốc, Lương Chử là nền văn hóa tiến bộ nhất phương Đông thời đó với công cụ đá mài đạt kỹ thuật cao, đồ gốm đa dạng, có độ nung cao và có kho ngọc khí lớn nhất và tinh xảo nhất mà cho tới nay cả thế giới không đâu so sánh được. Nông nghiệp tiến tới giai đoạn cày bằng trâu bò. Tại đây chữ Giáp cốt đã ở mức trưởng thành, xã hội có độ phân hóa cao với sự phân công lao động rõ rệt. Chủ nhân văn hóa Lương Chử là người Lạc Việt mang mã di truyền O3M122. Từ những vật thờ và hình tôtem cho thấy người Lương Chử là “Vũ nhân” hay “Vũ dân,” thờ vật tổ kép là chim và thú, biểu tượng của Tiên và Rồng. Những chi tiết này xác nhận người Lương Chử là người Lạc Việt, thuộc họ Hồng Bàng. Đối chiếu truyền thuyết với cổ thư, có thể tin rằng người dựng nhà nước Lương Chử chính là Thần Nông, vị tổ thứ hai của người Việt. Hiện vật văn hóa Lương Chử tập trung ở Lương Chử nhưng cũng phân bố khắp Quảng Đông, Quảng Tây. Năm 1999, nhà sưu tập cổ vật Vũ Tân ở Hà Nội tìm được hầm ngọc tại Uông Bí Quảng Ninh với 67 hiện vật Lương Chử ở giai đoạn điển hình. Trong số hiện vật có chiếc ấn rùa (Quy ấn) hình vuông, mỗi cạnh 13 cm, khắc bốn chữ Giáp cốt. Theo truyền thống thì đây là ấn của một quan chức địa phương. Điều này chứng tỏ đất Việt Nam lúc đó thuộc về nhà nước Xích Quỷ - Văn Lang. Những tài liệu khảo cổ và văn hóa học có được cho thấy, khoảng năm 2200 TCN, do nước biển dâng, kinh đô Lương Chử bị chìm, Vua Hùng dời đô về địa điểm Thành Đầu Sơn ở Tây Bắc Hồ Động Đình. Thời gian này diễn ra việc Việt Thường thị (người Việt mặc váy) giao thiệp và tặng rùa thần cho Vua Nghiêu. Có lẽ cái tên dân gian Việt Thường thị phổ biến hơn nên được sử nhà Chu ghi mà không biết đến quốc hiệu Văn Lang. Các vua Hùng thay nhau trị vì Văn Lang thời gian dài, chứng kiến sự xuất hiện và trưởng thành của các nước Ngô, Việt, Sở. Khoảng 800 năm TCN, do sức ép của nước Việt, nước Sở, Hùng Vương rời bỏ Thành Đầu Sơn ở Hồ Nam, dời đô về Việt Trì để từ đây lãnh đạo phần đất còn lại của Văn Lang ở Nam Dương Tử. Như vậy, sau thời kỳ này, diện tích Văn Lang còn chiếm một phần quan trọng của Quảng Đông, Quảng Tây cho đến khi nhà Tần xâm lược. Từ phân tích trên cho thấy, nhà nước Văn Lang được thành lập rất sớm và tồn tại lâu dài mà không phải ra đời vào thế kỷ VII TCN. (1,2)

Một nguyên nhân khác, cũng rất xác đáng phủ định việc thành lập Văn Lang thế kỷ VII TCN là tình hình địa chất thủy văn đồng bằng sông Hồng. Tài liệu khảo cổ Hà Nội cho biết, 700 năm TCN phần lớn diện tích đồng bằng sông Hồng còn chìm trong biển nước của vịnh Hà Nội. (3,4) Chỉ tới khoảng 300 năm TCN, do biển rút, phần chủ thể của đồng bằng mới xuất hiện và người Việt từ xung quanh kéo về khai phá. Điều này nói lên rằng, thế kỷ VII TCN chưa có đồng bằng sông Hồng. Không ai có thể dựng nước trên mặt biển! Các địa danh mang tên 15 bộ chỉ xuất hiện đầu Công nguyên, sau cuộc xâm lăng của người Hán.

Từ phân tích trên có thể khẳng định, việc các sử gia nhà nước Việt Nam dựa vào lời văn mơ hồ trong cuốn sách có “lý lịch bất minh” rồi quyết đoán nước Văn Lang được thành lập thế kỷ VII TCN với ranh giới được áp đặt từ thời Hán là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng. Điều này khiến cho lịch sử dân tộc bị rút ngắn một nửa cùng với phần lớn lãnh thổ bị cắt bỏ. Việc làm đó không chỉ hợp pháp hóa tham vọng chiếm đất Việt của nhà nước Đại Hán mà còn cắt đứt mốt liên hệ của người Việt hiện nay với quá khứ. Ý tưởng này cũng là quan niệm nhất quán của giới sử gia nhà nước Việt Nam, được Giáo sư Phan Huy Lê tuyên bố: “Một quan điểm tuy không được đưa vào các văn kiện của Liên Hợp Quốc nhưng gần như tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều thừa nhận, đó là lịch sử của bất cứ một quốc gia dân tộc nào cũng đều xuất phát từ lãnh thổ hiện nay để viết sử (HVT nhấn mạnh). Tất cả những gì diễn ra trên không gian địa lý, lãnh thổ đó đều thuộc về chủ quyền khai thác, bảo quản và nghiên cứu của chính quốc gia đang làm chủ đó, dù trước đó có những dân tộc đã từng có nhà nước riêng. Tất cả các tầng lớp cư dân, cộng đồng, tộc người hay các vương quốc từng tồn tại trên các không gian lãnh thổ đó đều thuộc về lịch sử và văn hóa của nhà nước hiện nay đang quản lý lãnh thổ đó”. (4) Một cách tự nguyện, phần quan trọng của lịch sử và lãnh thổ của tổ quốc được dâng cho ngoại bang! Rõ ràng đó là một quan điểm phản khoa học và phi lịch sử. Một dân tộc không phải tự nhiên xuất hiện rồi nhất thành bất biến trên một vùng đất hiện tồn mà có nguồn cội rồi qua quá trình vận động trong chiều dài lịch sử để định hình diện mạo như hôm nay. Vì vậy, lịch sử của một dân tộc phải bao gồm cả những gì đã diễn ra trên tiến trình thời gian cùng không gian hoạt động của mình. Nếu chỉ viết sử người Việt trên biên giới hiện nay sẽ cắt đứt mối liên hệ với quá khứ. Một quá khứ vinh quang khi 40.000 năm trước, người Hòa Bình Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục, trở thành chủ thể của dân cư Trung Quốc. Tiếng Việt là chủ thể của tiếng nói Trung Quốc. Văn hóa Việt là chủ thể làm nên văn hóa Trung Quốc… Chính vì sự thống trị của quan điểm này mà nước Nam Việt cùng nhà Triệu bị loại bỏ khỏi sử Việt, cắt đứt mối liên hệ huyết thống cũng như lịch sử của Việt Nam với cộng đồng người Việt không chỉ ở Nam Dương Tử mà trên toàn cõi Trung Hoa.

Công việc cấp thiết của sử học Việt Nam hôm nay là viết lại cuốn sử chân thực của dân tộc, không phải với nước Văn Lang 700 năm TCN mà từ 70.000 năm trước, khi người Khôn ngoan châu Phi di cư tới đất Việt, làm nên tổ tiên của dòng giống chúng ta.

                                             

                                                                                                                             Sài Gòn, 10.10.2021

Tài liệu tham khảo.

1.     Hà Văn Thùy. Nhà nước Xích Quỷ từ huyền thoại đến hiện thực. NXB Hội Nhà Văn. H, 2017.

2.      Hà Văn Thùy. Xoá bỏ huyền thoại “Nhà nước Văn Lang 2700 năm” -...https://nghiencuulichsu.com › 2019/09/06 › xoa-bo-hu

3.      DOÃN ĐÌNH LÂM, “TIẾN HOÁ TRẦM TÍCH HOLOCEN CHÂU THỔ SÔNG HỒNG”.Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: http://www.idm.gov.vn/nguon_luc/Xuat_ban/2005/A288/a7.htm]

4.      Vũ Đức Liêm: “Lịch sử khai thác tự nhiên ở châu thổ sông Hồng” (http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/Lich-su-khai-thac-tu-nhien-o-chau-tho-song-Hong-11118)

5.      Trang thông tin Ban Tuyên giáo Trung ương (http://www.tuyengiao.vn/Home/khoahoc/97096/Giao-su-Phan-Huy-Le-Nhan-thuc-ve-lich-su-can-toan-bo-va-toan-dien)

QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI ĐÔNG Á VÀ ĐÔNG NAM Á

  

Một câu hỏi từ lâu trăn trở trong suy nghĩ của nhiều người chúng ta: Việt Nam thuộc Đông Nam Á nhưng tại sao lại gần gũi về nhân chủng và văn hóa với Đông Á hơn so với các nước Đông Nam Á? Nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng có lẽ câu trả lời được nhiều người đồng thuận hơn cả là: do thời gian dài Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ. Vào năm 2005, trả lời đài BBC tiếng Việt, Giáo sư Trần Quốc Vượng tuyên bố: “Tôi đã nói rồi, nói với ông Phạm Văn Đồng là, Việt Nam có một nghìn năm Bắc thuộc. Tính cách nào thì cũng một nghìn năm. Quan sang này rồi lính tới. Chúng ta bị đồng hóa đứt đuôi.” Tuy nhiên, từ những khám phá của thế kỷ mới, khoa học đưa ra cách nhìn khác.

Muốn hiểu mối quan hệ giữa Việt Nam với Đông Á và Đông Nam Á thì ngoài yếu tố địa lý, phải xác định được quá trình hình thành dân cư và văn hóa khu vực. Đó là công việc mà ở thế kỷ trước, khoa học đành bất lực. Nhưng sang thế kỷ XXI, những phát hiện di truyền học và khảo cổ học tìm giúp ta câu trả lời.

 

                                            Người Việt đi ra mở mang thế giới

 

I. Quan hệ giữa Việt Nam và Đông Nam Á.

1. Về nhân chủng

Những khảo cứu mới cho thấy, 70.000 năm trước, người di cư châu Phi theo ven Ấn Độ Dương tới Đông Nam Á. Lúc này đương trong Kỷ Băng hà, mực nước biển thấp hơn hôm nay 130 mét. Đông Nam Á là đồng bằng Sundaland rộng lớn. Khi tới đất Indonesia, dòng di cư chia đôi. Một nhóm nhỏ theo hướng Đông đi tiếp tới châu Úc. Một nhóm theo bờ Tây đảo Borneo lên phía Bắc. (1) Không hiểu do cái duyên nào của Tạo hóa, đoàn người tới miền Trung Việt Nam và dừng lại. Tại đây, hai đại chủng người tiền sử Australoid và Mongoloid gặp gỡ, hòa huyết, sinh ra bốn chủng người Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, cùng thuộc mã di truyền Australoid. Trong đó người Indonesian là đa số, giữ vai trò lãnh đạo về ngôn ngữ và xã hội. Tiếp sau là người Melanesian. (2) Cũng không hiểu, do bí ẩn kỳ diệu nào mà trong khi số đông quần tụ ở khu vực Trung Việt thì có những nhóm nhỏ người Mongoloid không chịu chơi với ai, “dại dột” đi tới vùng giá lạnh Tây Bắc rồi khi không thể vượt qua băng hà, đã dừng lại để săn bắn hái lượm tại đây. Không ngờ rằng chính những nhóm người nhỏ nhoi này về sau làm nên điều kỳ diệu: sinh ra toàn bộ dân cư châu Á hiện đại!

50.000 năm trước, người Việt cổ lan tỏa ra chiếm lĩnh các đảo Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương và châu Úc. Một dòng đi về phía Tây chiếm lĩnh đất Ấn Độ, lúc này vô chủ do những người tới trước đó bị phun trào của núi lửa Toba 74.000 năm trước hủy diệt. Sau nhiều hoài nghi và tranh cãi, khoa học thừa nhận, đây là lớp dân cư đầu tiên trên các đảo Đông Nam Á.

Những khảo cứu khoa học cũng phát hiện, vào khoảng 30.000 năm trước, có đợt di cư thứ hai của người Việt cổ bổ sung dân cư cho vùng hải đảo.

Đợt di cư thứ ba diễn ra khoảng 4000 năm trước: người Mongoloid phương Nam từ Nam Trung Quốc và Việt Nam vượt biển ra các đảo, chuyển hóa di truyền dân cư các đảo Đông Nam Á sang chủng Mongoloid phương Nam. Đợt di cư này mang theo cây lúa, làm nên nông nghiệp lúa nước trên các đảo Đông Nam Á.

Đấy là bức tranh tổng quát. Nhưng cần có cái nhìn sâu sắc hơn để hiểu được vấn đề. Người Việt cổ từ Việt Nam đi ra gồm ba chủng: Người Melanesian đông nhất. Tiếp theo là Indonesian. Hai chủng da đen Negrotoid và Vedoid hòa trộn thành chủng thiểu số Negrito, sống quần tụ với nhau tại Andaman trên đất Ấn và rải rác trên các đảo Đông Nam Á. Khoảng giữa thiên niên kỷ III TCN, khi người Mongoloid phương Nam từ lưu vực Hoàng Hà đi xuống, dân cư Việt Nam và Đông Nam Á có sự chuyển hóa như sau: chủng người Indonesian chuyển thành chủng Mongoloid phương Nam điển hình. Trong khi đó, chủng Melanesian chuyển thành dạng Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid phương Nam. (2)

Di truyền học và khảo cổ học phát hiện: khoảng 2000 năm TCN, toàn bộ dân cư Việt Nam chuyển sang mã di truyền Mongoloid phương Nam. Điều này xảy ra chậm hơn ở phía Nam: tới đầu Công nguyên, toàn bộ dân cư các đảo Đông Nam Á cũng thành người Mongoloid phương Nam. Hiện tượng được nhân học gọi là Mongoloid hóa dân cư Đông Nam Á đang được khoa học giải thích theo hai cách khác nhau. Đa số học giả quốc tế cho rằng: Có hai con đường di cư của người châu Phi sang phương Đông. Con đường phương Nam làm nên lớp dân cư Đông Nam Á bản địa, mã di truyền Australoid. Con dường di cư phương Bắc làm nên nông dân Trung Quốc mang gen Mongoloid. Một lượng lớn nông dân Trung Quốc tràn xuống, thay thế người bản địa, làm nên dân cư Đông Nam Á mang mã di truyền Mongoloid hôm nay. 

Tôi đề xuất kịch bản khác: chỉ có con đường di cư duy nhất phương Nam. Người Mongoloid tới Việt Nam sau đó đi lên Mông Cổ, làm nên người Mongoloid phía Bắc châu Á. Khoảng 7000 năm trước, tại lưu vực Hoàng Hà, người Mông Cổ phương Bắc lai với người Việt Australoid sinh ra người Mongoloid phương Nam. Khoảng giữa thiên niên kỷ III TCN, diễn ra cuộc di cư từ từ của người Mongoloid phương Nam xuống Việt Nam. Trong khoảng nửa thiên niên kỷ, họ gặp gỡ và chuyển hóa dân cư Việt Nam từ Australoid sang Mongoloid phương Nam. Không có chuyện khối lượng lớn người nông dân Trung Quốc xuống “thay thế” dân cư bản địa bởi hai lẽ:

i. Thứ nhất, nếu vậy, người Việt Nam phải là hậu duệ của người Trung Quốc. Cố nhiên, người Việt Nam phải có đa dạng sinh học thấp hơn người Trung Quốc, theo nguyên lý: con cháu kém đa dạng hơn cha ông. Trong khi đó, thực tế cho thấy điều trái ngược: người Việt Nam có đa dạng sinh học cao nhất châu Á, chứng tỏ người Việt cổ là tổ tiên người châu Á. (3)

ii. Việc thay thế dân cư chỉ có thể xảy ra khi người nông dân Trung Quốc có số lượng rất lớn. Trên thực tế không có điều này, vì số dân Đông Nam Á và Nam Á quá đông. 38.000 năm trước đã chiếm 60% nhân số thế giới. Trong khi đó, người Mongoloid phương Nam chỉ ra đời 7000 năm trước nên số lượng không nhiều. Một lượng nhỏ người không thể thay thế dân cư một vùng rộng lớn và đông đúc. Đó chỉ là do sự chuyển hóa di truyền theo thời gian.

2.Về văn hóa.

Phân tích trên cho thấy, dân cư các đảo Đông Nam Á do người từ Việt Nam tới. Khi di cư, người Việt mang theo văn hóa của mình. Trước hết là tiếng nói cùng những phong tục tập quán hình thành sau nhiều vạn năm sống trong cộng đồng tộc Việt. Từ những dấu vết văn hóa được lưu giữ trong dân cư các đảo Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia… ta có thể hình dung ra tình hình sau. Người hải đảo Đông Nam Á là người Việt nên văn hóa của họ là văn hóa Việt. Dựa vào những trống đồng Heger I tìm thấy ở đây, có thể cho rằng, đến đầu Công nguyên, Việt Nam và phần quan trọng của Đông Nam Á hải đảo là khối thống nhất về chủng tộc và văn hóa, tâm linh mà trung tâm là nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng. Trống Đông Sơn có thể là một thứ quyền trượng mà các Vua Hùng trao cho các thủ lĩnh địa phương.

Từ đầu Công nguyên, do Văn Lang bị tiêu diệt rồi Việt Nam bị xâm lăng, mối quan hệ truyền thống giữa Việt Nam với các hải đảo bị cắt đứt, các thủ lĩnh vùng đứng lên lập các nhà nước riêng như Lão Qua, Xiêm La, Chân Lạp và các đảo quốc. Do thiếu vắng một đầu tầu văn hóa, các quốc gia này du nhập văn hóa Ấn Độ qua thương nhân và các tu sỹ, trở thành những quốc gia Ấn Độ hóa.

II. Quan hệ giữa Việt Nam và Đông Á.

Nhiều khám phá di truyền và khảo cổ cho thấy, 40.000 năm trước, người Việt cổ mà chủ yếu là người Lạc Việt chủng Indonesian từ Việt nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục, làm nên dân cư ban đầu trên dất Trung Quốc. Khoảng 7000 năm trước, người Việt xây dựng văn hóa nông nghiệp trồng lúa, kê và chăn nuôi gia súc từ nam Dương Tử tới Nam Hoàng Hà. Cũng khoảng 40.000 năm trước, người Mongoloid từ Tây Bắc Việt Nam theo hành lang Ba Thục đi lên đất Mông Cổ. Họ săn bắn hái lượm tại vùng băng giá. Do giữ được bộ gen gốc nên được gọi là người Mông Cổ phương Bắc. 10.000 năm trước, khi Kỷ Băng hà kết thúc, họ bắt đầu thuần hóa gia súc rồi chuyển sang kinh tế du mục. Khoảng 7000 năm trước, khi người Việt chủng Indonesian mang kê lên trồng tại cao nguyên Hoàng Thổ, họ học cách trồng kê của người Việt, kết hợp với du mục. Do việc tiếp xúc giữa hai chủng người nên tại Nam Hoàng Hà, chủng Mongoloid phương Nam ra đời, được gọi là người Việt hiện đại. Người Mongoloid phương Nam tăng số lượng, trở thành chủ thể của lưu vực Hoàng Hà.

Khoảng năm 2698 TCN, người du mục Mông Cổ do bộ lạc Hiên Viên dẫn đầu vượt Hoàng Hà chiếm đất của người Việt, lập nhà nước Hoàng Đế. Một bộ phận người Việt từ lưu vực Hoàng Hà chạy xuống Nam Dương Tử rồi di cư dần về Việt Nam, mang nguồn gen Mongoloid chuyển hóa di truyền dân cư Việt Nam từ Australoid sang Mongoloid phương Nam. Khoảng 2000 năm TCN, toàn bộ dân cư Việt Nam mang mã di truyền Mongloid phương Nam.

Tiếp đó, trong quá trình lịch sử lâu dài người từ Trung Quốc liên tục di cư về Việt Nam. Người di cư bổ sung gen Mongoloid cho dân cư Việt Nam tuy nhiên không làm thay đổi mã di truyền dân cư Việt Nam bởi lẽ, từ 2000 năm TCN, người Trung Quốc và người Việt Nam cùng một chủng Mongoloid phương Nam. Người di cư cũng mang văn hóa Nam Hoàng Hà về Việt Nam.

III. Kết luận

Việt Nam là nơi phát tích của con người và văn hóa châu Á. Người từ Việt Nam làm nên con người và văn hóa Đông Á và Đông Nam Á. Nhưng do dân cư châu Á được hình thành từ hai lớp nên sau khi người Việt cổ đi lên làm nên dân cư Trung Quốc thì có việc người Việt hiện đại từ Nam Hoàng Hà trở về chuyển hóa dân cư Việt Nam và Đông Nam Á sang chủng Mongoloid phương Nam. Do một nghìn năm người Hán chiếm đóng Việt Nam nên về văn hóa có sự hòa trộn gần như đồng nhất giữa Nam và Bắc. Do thực tế này, từ xa xưa người Việt nhân định chính xác: “Hoa Việt đồng văn đồng chủng”

Do trên đất Trung Quốc và Việt Nam, chủng người Indonesian (Lạc Việt) chiếm đa số nên sau khi hòa huyết với người Mongoloid phương Nam cho ra lớp dân cư thuộc chủng Mongoloid phương Nam điển hình, có nước da sáng hơn, là các sắc dân Kinh, Mường, Thái Tày, Nùng, Hoa... Trong khi đó khu vực hải đảo, do người Melanesian đa số nên khi hòa huyết với người Mongoloid phương Nam cho ra dạng Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid phương Nam, nước da sẫm màu hơn.

Về văn hóa, văn hóa gốc của dân cư hải đảo Đông Nam Á là văn hóa Việt cổ. Các dân tộc Đông Nam Á vẫn hướng về Việt Nam theo quan hệ chủng tộc, tâm linh và văn hóa. Nhưng từ đầu Công nguyên, do mối liên hệ truyền thống với Việt Nam bị cắt đứt, các thủ lĩnh khu vực đứng ra lập quốc gia riêng và theo văn hóa Ấn Độ. Vì vậy, nhìn bề ngoài thấy có sự khác biệt về nhân chủng và văn hóa giữa Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn, vào các sắc dân thiểu số như người Chăm và đồng bào Tây Nguyên, sẽ thấy rằng cộng đồng này rất gần với dân cư Đông Nam Á hải đảo cả về nhân chủng và văn hóa. Điều này chứng tỏ cái gốc về nhân chủng và văn hóa Việt Nam của khu vực Đông Nam Á.

 

                                                                                                                    Sài Gòn, 9.2021

 

Tài liệu tham khảo

1.       Stephen Oppenheimer.

Out of Africa's Eden: The Peopling of the World 

https://books.google.com › books ›

2.       Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCN, HN. 1983

3.       S.W. Ballinger et al. Southeast Asian Mitochondrial DNA Analysis Reveals Genetic Continuity of Ancient Mongoloid Migrations. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1204787/pdf/ge1301139.pdf