PHÁT HIỆN THÊM CHỮ KHẮC TRÊN ĐÁ CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT

            
 Cuối năm 2011, tại di chỉ Cảm Tang thị trấn Mã Đầu huyện Bình Quả thành phố Bách Sắc, các nhà nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây phát hiện hàng trăm mảnh xẻng đá của người Lạc Việt có niên đại từ 4000 đến 6000 năm trước.  Trên các mảnh đá có khắc chữ tương tự Giáp cốt văn, dùng cho cúng tế, bói toán. Phát hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là chứng cứ rõ ràng nhất cho thấy người Lạc Việt sớm sáng tạo chữ viết trên đất Trung Hoa. Mặt khác, chữ cổ Cảm Tang chứng minh sự liên tục của chữ tượng hình Lạc Việt từ Sapa Việt Nam tới nhiều vùng khác nhau trên lục địa Trung Hoa như Giả Hồ, Bán Pha, Lương Chử…




    ve sầu Lạc Việt       xẻng đá khắc chữ     mảnh đá có chữ         Âm dương sơn Tĩnh Tây


 Gần đây, chuyên gia Hội Nghiên cứu văn vật văn hóa Lạc Việt tại huyện Long An, thành phố Nam Ninh thuộc Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây lại phát hiện hơn 30 mảnh dao bằng đá, ngọc mã não hình dáng mỏng, thuộc Thời kỳ Đá Mới của người Lạc Việt có khắc chữ cổ. Long An gần với Bình Quả nên khám phá này bổ sung cho chuỗi các bằng chứng về văn bản cổ của người Lạc Việt xuất hiện từ 4.000 năm trước. Vào thời kỳ văn hóa xẻng đá, người Lạc Việt đã tạo ra các văn bản cổ xưa nhất trên đất Trung Quốc.
Báo Tin Nam Ninh buổi tối cho hay:
“Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia và học giả đã tiến hành nghiên cứu toàn diện về các di tích lịch sử và văn hóa thành phố Quý Cảng. Ngày 3 Tháng 2 năm 2015 tại thành phố Quý Cảng, Hội thảo về lịch sử văn hóa Quý Cảng được tổ chức. Một số chuyên gia đồng ý rằng các di chỉ khảo cổ ở Quế Lâm, Quý Cảng là trung tâm văn hóa quan trọng của người Lạc Việt cổ đại, cũng là một nguồn gốc quan trọng cùa Con đường tơ lụa trên biển phương Nam.”
                      
Tài liệu tham khảo:
骆越人就创造了中国最古老的文字。
http://www.luoyue.org/show.aspx?tid=c2eb5f95-0bbd-45c2-becd-cdafeec41bf3


VỀ RĂNG NGƯỜI 80.000 NĂM TRƯỚC VỪA PHÁT HIỆN Ở HỒ NAM TRUNG QUỐC



Các hãng thông tấn lớn loan báo: Nhóm nhà khoa học Đại học Luân Đôn nước Anh vừa công bố trên tạp chí Nature danh tiếng bản tin làm chấn động thế giới. “Đó là việc phát hiện 47 răng người hiện đại Homo sapiens có tuổi 80000 năm ở Động Phúc Nham, huyện Dao, tỉnh Hồ Nam Trung Quốc. Niên đại này sớm hơn 20 ngàn năm so với thời di cư "Ra khỏi Phi châu" (Out of Africa) vốn là cột mốc được thừa nhận rộng rãi.  Giáo sư Chris Stringer từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London nói kết quả nghiên cứu mới là "điều làm thay đổi cuộc chơi" trong cuộc tranh luận về chuyện con người đã di cư đi các nơi như thế nào…”
Về việc này, từ khảo cứu của mình, tôi xin trình bày như sau:
Năm 2011, trong cuốn Tìm cội nguồn qua di truyền học (NXB Văn học) tôi viết:
“Bước vào thế kỷ XXI, xuất hiện ba công trình di truyền học khám phá nguồn gốc và sự thiên di của loài người ra khỏi châu Phi:
1. Quan hệ di truyền của dân cư Trung Quốc (Genetic Relationship of Generations in China) của nhóm Y. J. Chu Đại học Texas Hoa Kỳ công bố cuối năm 1998, cho biết:
- Mọi con người hiện nay có tổ tiên duy nhất ở Đông Phi, ra đời khoảng 160 – 180.000 năm trước.
- Người từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ tới Việt Nam 60-70.000 năm trước. Tại đây họ gặp gỡ, lai giống và 50.000 năm trước di cư ra các đảo Đông Nam Á, sang Ấn Độ. 40.000 năm trước, nhờ khí hậu được cải thiện, người từ Việt Nam đi lên Trung Hoa. 30.000 năm trước, người từ Đông Á qua eo Bering chiếm lĩnh châu Mỹ.
2. Cuộc hành trình của loài người - một Ođyxê gen (The Journey of Man: A Genetic Odyssey) của Spencer Wells thuộc Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic). Tác giả cho rằng:  các luồng di dân bắt đầu giữa 60.000 và 50.000 năm trước. Các du khách sớm theo bờ biển phía Nam của châu Á, tới Úc khoảng 50.000 năm trước. Thổ dân Úc, là hậu duệ của làn sóng di cư đầu tiên ra khỏi châu Phi.                                                                                                          - Làn sóng thứ hai rời châu Phi 45.000 năm trước, sinh sôi nhanh chóng và định cư ở Trung Đông. Khoảng 40.000 năm trước, băng hà bớt cứng rắn, nhiệt độ ấm lên, con người di chuyển vào Trung Á. Trong quá trình thảo nguyên hình thành, họ tăng nhân số một cách nhanh chóng. "Nếu châu Phi là cái nôi của loài người, thì Trung Á là vườn trẻ của nhân loại”
3. Rời khỏi địa đàng chiếm lĩnh Trái đất (Out of Eden Peopling of the World- http://www.bradshawfoundation.com) và Cuộc hành trình của con người chiếm lĩnh Trái đất (Journey of Mankind the Peopling of the World- (http://www.bradshawfoundation.com/journey/) của Stephen Oppenheimer Đại học Oxford Anh quốc, với những nét chính:
 - 160.000 năm trước, người hiện đại Homo sapiens đã sinh sống ở châu Phi.
 - Khoảng 85.000 năm trước (HVT nhấn mạnh), một nhóm băng qua mũi của Biển Đỏ - the Gates of Grief  rồi men theo bờ phía Nam bán đảo Ả rập tới Ấn Độ. Tất cả những người sống ngoài châu Phi đều thuộc nhóm này.                                                                                                    - Từ 85.000 tới 75.000 năm trước: Từ Sri Lanka họ tiếp tục men bờ Ấn Độ Dương tới phía Tây Indonesia, sau đó tiến vào châu Á. Những người còn ở lại thì đi vòng Borneo tới Nam Trung Hoa.
   Ba công bố trên cùng công nhận con người xuất hiện đầu tiên ở Đông Phi khoảng 160.000 – 180.000 năm trước. Nhưng trong khi công trình 1 và 3 cho rằng, cuộc di cư rời châu Phi diễn ra sớm hơn để con người tới Đông Nam Á 70.000 năm trước và làm nên đại bộ phận nhân loại sống ngoài châu Phi thì công trình 2 nói, có hai lần rời khỏi châu Phi, vào 60.000 và 45.000 năm trước. Đợt di cư thứ hai mới làm nên phần chủ thể của nhân loại.
  Do tài liệu tham khảo mâu thuẫn nên buộc tôi phải kiểm định lại. Nhờ khảo cổ học phát hiện sọ người Australoid 68.000 năm tuổi tại hồ Mungo châu Úc và bộ xương người Mongoloid tại Lưu Giang Quảng Tây 68.000 tuổi nên có thể khẳng định, cuộc di cư khỏi châu Phi phải diễn ra trước 60.000 năm cách nay. Mặt khác, những chứng tích khảo cổ học không ủng hộ ý tưởng “Trung Á là vườn trẻ của nhân loại” như S. Wells nói. Cuộc hội thảo về cuốn sách của S. Wells cho thấy khá nhiều ý kiến chống lại tác giả. Điều này chứng tỏ công bố của Spencer Wells không phù hợp thực tế. Tôi đã loại sách này khỏi tài liệu tham khảo.
  Kết hợp nghiên cứu của nhóm Y.J. Chu, Stephen Oppenheimer và nhiều nguồn tư liệu khác, tôi đề xuất:
 - 70.000 năm trước, hai đại chủng Australoid và Mongoloid từ châu Phi theo ven biển Nam Á tới thềm Biển Đông của Việt Nam. Tại đây họ gặp gỡ, hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, do người đa số Lạc Việt Indonesian lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Khoảng 50.000 năm trước, người từ Việt Nam di cư ra các đảo Đông Nam Á, sang Ấn Độ, Miến Điện. Khoảng 40.000 năm trước, người Việt đi lên chiếm lĩnh Trung Quốc và 30.000 năm trước vượt eo Beringa chinh phục châu Mỹ.” (hết trích)

Có thể nhận định về phát hiện ở Động Phúc Nham như sau:
1.Trong ba công bố di truyền học kể trên, tuy tài liệu của Spencer Wells không phù hợp thực tế nhưng do uy tín của National Gepgraphic nên nó vẫn được nhiều người sử dụng. Vì vậy, không ít người vẫn cho rằng, cuộc ra khỏi châu Phi bắt đầu từ 60.000 năm trước. Cố nhiên, khi phát hiện răng người ờ Hồ Nam 80.000 tuổi, không ít người “bật ngửa”! Họ quên rằng, từ thập niên 1970s đã phát hiện bộ xương Lưu Giang Quảng Tây và sọ người Mungo châu Úc 68000 tuổi và năm 2009 tìm thấy sọ người ở hang Tam Pa Ling nước Lào 63.000 năm tuổi. Vào thời điểm trên đã có mặt ở châu Úc thì cố nhiên họ phải rời châu Phi trước đó nhiều nghìn năm! Những phát hiện này từ lâu đã bác bỏ tài liệu của S. Wells và khẳng định con người rời châu Phi trước 60.000 năm trước!

Trên thực tế, “khám phá Động Phúc Nham” không hề mâu thuẫn với tài liệu của Stephen Oppenheimer 85.000 tới 75.000 năm trước: Từ Sri Lanka họ tiếp tục men bờ Ấn Độ Dương tới phía Tây Indonesia, sau đó tiến vào châu Á. Những người còn ở lại thì đi vòng Borneo tới Nam Trung Hoa.” Rõ ràng, con người có mặt ở lục địa châu Á vẫn sau thời điểm xuất phát 5000 năm! Không có điều gì bất bình thường ở đây!

Vì vậy, phát hiện Động Phúc Nham chỉ “chấn động” với những ai thiếu bản lĩnh khoa học mà tin vào tài liệu sai lầm của S. Wells: “Con người rời châu Phi sớm nhất là 60000 năm trước”

2. Có thể đưa ra một kịch bản về răng người ở Động Phúc Nham như sau:
Khoảng 85000 năm trước, con người bắt đầu rời châu Phi. Đó là những cuộc di cư tự phát của từng nhóm nhỏ 10 tới 15 người. Đi, kiếm sống, sinh con đẻ cái rồi nằm lại dọc đường và con cháu đi tiếp... Có những nhóm riêng rẽ từ bờ biển Srilanca tới vịnh Thái Lan rồi vào thềm Biển Đông, sau đó xâm nhập Nam Trung Hoa và 80000 năm trước chiếm lĩnh Động Phúc Nham. Nhưng đúng lúc này, khí hậu trở lạnh dữ dội, khiến nhóm người tiên phong bị tuyệt diệt. Kết quả là họ không để lại di duệ mà bằng chứng là không thấy xương cốt con cháu họ trong vùng cũng như không phát hiện ADN của họ trong bộ gen người Trung Hoa hiện nay.
Khoảng 70000 năm trước (chậm hơn nhóm đầu khoảng 10000 năm) đông đảo người di cư tới Đông Nam Á. Có những nhóm nhỏ đi tiếp lên bắc Đông Dương rồi do khí hậu quá lạnh phải dừng lại. Di cốt người Lưu Giang Quảng Tây 68000 tuổi thuộc nhóm di cư này.
Bộ phận đông hơn, tập trung tại đồng bằng Hải Nam (Hainanland) là thềm Biển Đông hiện nay. Họ gặp gỡ, lai giống sinh ra người Việt cổ chủng Australolid để rồi 40.000 năm trước, nhờ khí hậu ấm áp, người Việt đi lên chiếm lĩnh Hoa lục và 30000 năm trước sang châu Mỹ. Người Trung Hoa và thổ dân Mỹ hiện nay là di duệ của nhóm này.
Chính do vậy, các khảo sát di truyền học chỉ phát hiện ADN của lớp người từ Việt Nam lên Hoa lục 40000 năm trước.

3. Răng người Động Phúc Nham chưa được khảo sát ADN nên độ tuổi của nó chưa thật chính xác. Nếu khi xác định bằng ADN cho số tuổi chính xác (điều mà các phòng thí nghiệm châu Âu đã làm với 5000 chiếc răng hóa thạch phát hiện ở châu lục này), lớn hơn 85000 năm thì đó là chuyện gây chấn động lớn, buộc các nhà di truyền học phải xét lại nghiên cứu của mình!
Kết luận: Cùng rời khỏi châu Phi 85000 năm trước, nhưng nhóm tiên phong tới Nam Trung Hoa 80000 năm trước bị diệt vong. Chỉ lớp người tới thềm Biển Đông 70.000 năm trước mới tồn tại và làm nên dân cư phương Đông hôm nay.

Phát hiện răng người Động Phúc Nham Nam không phủ nhận những khám phá di truyền học cho rằng con người phương Đông hôm nay là hậu duệ của cuộc di cư tới Đông Nam Á 70000 năm trước.
                                                                                
                                                                                           Sài Gòn, 18. 10. 2015

CHUYỆN CON NÍT HAY SỰ Ù LỲ TRÍ THỨC?


  Bài “Lạm bàn về thoát Trung” của tôi được nhà văn Nguyễn Quang Lập đăng lại trên trang nhà của anh với lời bình :
“Đăng đ các nhà văn hóa có dp phn bin.  Nhng c đoán lch s theo li " Triết lý cái đình" ca Kim Đnh đc đ biết cho vui ch bo đó là nhng căn c lch s thì khó xc lm. Nói bác Hà Văn Thùy đng gin, món lch s  "mày không phi b tao, tao mi là b mày" là lý l tranh nhau theo kiu rt con nít, thế k 21 ri nên b đi. V, cái lý "cùng mt dòng máu" dù vô tình đến my cũng khiến cho thiên h nghi ng đó là cái lý đ bao che "16 ch vàng". Quan trên v phi cái lý này s mng r vô cùng, cm ơn bác lm lm.”

Tôi xin thưa lại đôi lời.

I.             Quá trình tìm lại cội nguồn.

Hơn 40 năm trước, khi từ bỏ cái nghề có chỗ đứng vững chắc của một chuyên gia bảo quản lương thực – giữ kho gạo thời bao cấp - để theo nghiệp văn chương, tôi tâm niệm: “Muốn viết được câu văn tử tế, phải hiểu thấu đáo lịch sử dân tộc.” Từ năm 1977 khi vào Nam, tôi đã học và tìm hiểu tới tận cùng mảnh đất Nam Bộ. Nguyễn Trọng Tín, một bạn văn Cà Mau gọi tôi là “Thằng Nam Kỳ nói giọng Bắc.” Nhưng cho tới cuối thế kỷ trước, tôi chỉ biết sử Việt không hơn người khác: “Con người sinh ra ở vùng Tây Tạng rồi vào Trung Quốc. Sau đó, bị người Hán đánh đuổi, tổ tiên ta từ Trung Quốc xuống Việt Nam. Do vậy, từ máu huyết tới văn hóa chúng ta đều nhận từ Trung Quốc. Tiếng Việt muợn 70% từ ngôn ngữ Trung Hoa.” Dù không muốn tin nhưng đó là kiến thức được nhiều lần dạy dỗ. Cho tới tháng 8 năm 2004, đọc Việt lý tố nguyên của Kim Định, tôi được chỉ cho một lịch sử Việt Nam khác hẳn: “Người Việt vào chiếm Trung Quốc trước, đã tạo dựng ở đây nền văn hóa nông nghiệp Việt nho rực rỡ. Từ tiếng nói, chữ viết tới Kinh Dịch, Thư, Thi, Nhạc, Lễ… đều là sản phẩm của Việt tộc. Sau này người Hán vào chiếm Trung Hoa, đã cướp đoạt đất đai, văn hóa và làm sa đọa Việt nho thành Hán nho, Tống nho đậm sắc thái du mục.” Tuy không hề được chứng minh nhưng những điều mang vẻ hoang tưởng ấy không hiểu sao lại giành trọn niềm tin của tôi!
 May sao, ít lâu sau tôi đọc được bài báo nhỏ của tác giả Hoài Thanh đăng trên tờ Người Việt ở Mỹ, nói rằng, các nhà di truyền người Mỹ gốc Hoa phát hiện, “con người được sinh ra ở châu Phi rồi theo bờ biển Ấn Độ tới Việt Nam. Sau đó từ Việt Nam họ lan tỏa ra các hải đảo Đông Nam Á rồi lên khai phá Trung Hoa”. Như tia chớp lóe sáng trong đêm, tôi bừng tỉnh: nếu điều này là sự thật thì nó không chỉ làm thay đổi lịch sử mà còn thay đổi cả số phận dân tộc Việt! Từ đó tôi tập trung tâm trí tìm thông tin về việc này. Nhờ bạn bè người Việt ở nước ngoài, tôi có thêm tài liệu để hoàn thành tiểu luận: Tìm lại cội nguồn tổ tiên cội nguồn văn hóa công bố trên talawas và BBC Việt ngữ đầu năm 2005. Trong năm 2005, nhờ có thêm tư liệu, tôi viết cuốn Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt, in năm 2006. Do có thêm tư liệu và nhận thức sâu hơn, năm 2008 tôi cho in cuốn Hành trình tìm lại cội nguồn và năm 2011 in cuốn thứ ba: Tìm cội nguồn qua di truyền học. Thông qua ba cuốn sách và hàng trăm bài viết, tôi trình bày những phát hiện mới nhất của khoa học nhân loại chứng minh rằng: đất Việt Nam là nơi phát tích của con người và văn hóa châu Á. Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa. Chữ giáp cốt Trung Hoa là sáng tạo của người Việt. Và cố nhiên, các kinh Thư, Thi, Dịch… là sản phẩm của tộc Việt! Lạ lùng thay, ở cuối sự phát hiện, tôi thấy mình không đi xa hơn dự báo của Kim Định nửa thế kỷ trước!
Càng đi sâu vào quá khứ dân tộc Việt, tôi thấy mình càng hiểu thêm về Trung Hoa. Vì vậy năm 2013 tôi hoàn thành cuốn Viết lại lịch sử Trung Hoa. Đây là lần đầu tiên bằng giấy trắng mực đen chỉ cho người Trung Hoa biết tổ tiên thực sự của họ là ai, tiếng nói họ từ đâu ra, chữ viết của họ do ai sáng tạo, văn hóa của họ được hình thành như thế nào? Một khi đi tới tận cùng lịch sử Trung Hoa cũng là lúc hiểu sâu hơn sử Việt. Tôi cho ra cuốn thứ năm: Tiến trình lịch sử văn hóa Việt. Có sự thực là, dân tộc Việt từng nhiều lần bị đô hộ và cũng nhiều lần tự giải phóng về đất đai, về thân xác con người nhưng chưa bao giờ được giải phóng về văn hóa vì luôn bị đè nặng dưới cái bóng khổng lồ văn hóa Trung Hoa. Với khám phá này, lần đầu tiên dân tộc Việt được giải phóng về văn hóa: Không phải đám Tàu lai trôi song lạc chợ mà người Việt chính là tổ tiên của người Trung Hoa, cho người Trung Hoa tiếng nói, chữ viết và nền văn hóa Việt rực rỡ. Khám phá như vậy không chỉ thay đổi lịch sử mà chắc chắn sẽ thay đổi số phận dân tộc, vì nó giúp người Việt “ngửng đầu lên được” như mơ ước của bao thế hệ cha ông. Do không được xuất bản trong nước, tôi cho in hai cuốn sách bên Mỹ và phát hành trên Amazon.

II.           Cái mới và sự tiếp nhận

Cuối năm 2004, tôi gửi một bản Tìm Lại Cội Nguồn Tổ Tiên Cội Nguồn Văn Hóa cho nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm với mấy dòng: “Đây là những phát hiện với cơ sở khoa học vũng chắc, không chỉ thay đổi lịch sử mà có thể làm thay đổi số phận dân tộc. Là nhà thơ, anh cần biết để có cảm hứng sáng tác. Là người lĩnh xướng công tác tư tưởng văn hóa đất nước, anh càng cần biết để chỉ đạo công việc.” Rất tiếc là tôi đã cất tiếng gọi vào chốn-không-người! Nhà thơ Nguyễn Duy trước khi ra Hà Nội, bảo: “Bác đừng gửi ra nước ngoài vội, đề tôi chuyển cho anh Thỉnh.” Hơn tháng sau, anh trở về, buồn bã: “Thằng nào đọc cũng thích nhưng chẳng thằng nào dám đăng.” Không còn cách nào khác, tôi công bố trên talawas và BBC tiếng Việt.
Hè năm 2008, hai vợ chồng ông lão Việt kiều sống 50 năm ở Pháp về nước, tới thăm tôi. Ông nói: “Tôi về hôm kia, hôm qua tới thăm người duy nhất trên đời này tôi gọi là thầy. Còn nay tới thăm tiên sinh vì tiên sinh cho tôi một vũ khí kỳ diệu để bảo vệ sự vinh quang của tộc Việt.” Ít lâu sau ông giúp tôi 10.000.000 đồng góp vào in cuốn Hành Trình Tìm Lại Cội Nguồn. Sách in xong, nhà văn Hoàng Lại Giang gọi điện xin tôi một cuốn. Ông đọc rất kỹ rồi viết bài bình luận dài, gửi cho cô học trò cũ, là biên tập viên văn nghệ tờ báo lớn. Mấy bữa sau, cô trả lời ông: “Chuyện mới quá, Ban Biên tập không dám quyết, phải xin ý kiến nhà sử học tên tuổi. Ông giáo sư nói: “Tài liệu này phần nhiều lấy trên mạng, không đủ độ tin cậy!” Bài báo bị dẹp bỏ.
Cuối năm 2013, tạp chí Tia Sáng dự kiến làm hội thảo về những nghiên cứu của tôi. Để chắc ăn, họ trưng cầu ý kiến một số nhà khoa học tên tuổi và nhận được những lời như sau:
- Một vị giáo sư, phó giám đốc Đại học Quốc gia: “ Ông Hà Văn Thùy theo một vệt Kim Định và Trần Ngọc Thêm. Mấy năm trước, một học giả Đài Loan định dịch sách của Thêm để in bên Đài, có hỏi tôi. Tôi bảo cuốn đó không đáng tin. Họ không dịch nữa.”
- Một vị giáo sư khác: Ông Hà Văn Thùy là người ghen ăn tức ở. Thấy những người khác nổi tiếng như Nguyễn Tài Cẩn là ông ấy phản bác.
- Một vị giáo sư người Mỹ: “Ông Hà Văn Thùy chỉ là thường dân. Ở phương Tây không có chuyện thường dân lại phản đối các giáo sư!”
- Một vị khác: “Ông Hà Văn thùy chỉ là người nghiên cứu độc lập, không học hàm học vị, không ở trong cơ quan, tổ chức nào!
  Do những lời “phản biện” như vậy, cuộc hội thảo bị dẹp.
   Nhà văn Vũ Hạnh là người quan tâm nhiều tới công việc của tôi. Ngay từ khi tiểu luận “Tìm Lại…” ra đời, ông đã photo hàng chục bản đem biếu. Tôi gửi cho ông một bản cuốn Viết Lại Lịch Sử Trung Hoa. Ông đọc rồi photo tặng bạn bè. Thấy cuốn sách không được in, ông rất bức thúc, nói: “Anh cho tôi mấy cuốn đã in của anh kèm theo bản thảo cuốn sách mới để lần họp Hội đồng lý luận Trung ương tới, tôi gửi cho Đinh Thế Huynh.” Ông mang sách ra Hà Nội. Lần đó ông trưởng ban tuyên giáo không dự, ông gửi sách cho thơ ký của sếp, kèm theo lá thư dài, nói rằng “cuốn sách rất tốt về nội dung, nên in vì có lợi cho dân tộc.” Và tới nay lá thư vẫn chờ hồi đáp!
  Mấy năm trước, sau khi phát hiện cái sai của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, tôi viết bài gửi nhiều tạp chí danh tiếng nhưng không tờ nào chịu đăng, đành công bố trên mạng. Tôi cũng gửi thư tới ông Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm và Viện trưởng Viện ngôn ngữ học, yêu cầu các ông “nếu tôi sai thì viết bài phê bình để công chúng khỏi hoang mang.” Nhưng tất cả rơi vào im lặng.
  Tuy nhiên cuộc đời không chỉ có vậy. Một người bạn hồi học phổ thông gọi cho tôi: “Lạ lắm Thùy ạ. Hôm qua dự một hội nghị, tao thấy ngày càng nhiều thằng nói theo giọng của mày.” Khuya hôm trước, một ông cụ gọi cho tôi: “Tôi vừa đọc ở báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, có bài của ông Nguyễn Phương nào đó, không dẫn nguồn nhưng ý tứ rất gần những nghiên cứu của anh. Họ không nêu tên mình nhưng nói theo tư tưởng của mình, thế là vui rồi,” cụ an ủi.

III.          Nghịch lý của cuộc đời

Có một nghịch lý là trong khi những phát hiện mới về lịch sử phương Đông ở Việt Nam bị cấm đoán thì bên Trung Quốc tình hình khác hẳn. Trước đây vài năm, nhiều học giả Trung Quốc vẫn giữ quan điểm: tổ tiên họ là người Vượn Bắc Kinh. Nhưng trước áp lực của sự thật được khám phá từ giới khoa học quốc tế, năm 2014, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc thừa nhận, tổ tiên họ từ châu Phi tới. Nhưng họ cho rằng “Người Hán là trung tâm của khối Bách Việt, đã lãnh đạo Bách Việt sáng tạo những thành tựu kinh tế, văn hóa vĩ đại. Trong khi đó, Việt Nam là đám ly khai nên dốt nát, cần được dạy dỗ!” Lý Khắc Cường dạy người Việt “lãng tử hồi đầu” là theo lời mớm của những bậc thầy văn hóa đại Hán ấy! Một lần nữa lịch sử lại bị đánh tráo. Nhưng, nói như văn hào M.Gorki: “Dù mang rìu mà đẽo thì cũng không làm mất” những dòng cổ thư nói Trung Nguyên là nơi phát tích của dân tộc Trung Hoa, còn Bách Việt là Nam Man! Thế đấy, trong khi giặc cướp thỏa sức nói bậy, làm càn còn người nói lên sự thực về nguồn cội chẳng những bị chính quyền trói tay bịt miệng mà còn bị đồng bào mình ném đá!
 Đọc mạng Quê Choa, thấy có vẻ cấp tiến, tôi thăm dò gửi chủ trang một bài khảo cứu về nguồn cội. Ông lịch sự “cảm ơn bác”. Không sao, nhân tâm tùy thích! Nhưng với sự việc trên thì tôi thất vọng. Không phải vì bị ném đá mà về thái độ trí thức ở nhà văn mà tôi yêu mến. Đến bây giờ mà một nhà văn, “kỹ sư tâm hồn”, “người dẫn đường dân tộc”... còn hiểu như vậy về Kim Định sao? Chả nhẽ nhà văn với những truyện ngắn, những tản văn sắc sảo lại ù lỳ, thiếu cả tâm thiếu cả trí đến vậy?! Buồn thay cho trí thức Việt!

Một người bạn, dân xứ Quảng gửi cho tôi link bài từ trang mạng của nhà văn Nguyễn Quang Lập cùng dòng sau:
Với Bác NQL, em nghĩ là người nắm bắt được tinh thần văn hóa của chúng ta để đi đến chân lý. Tiếc thay, Bọ cũng thuộc nhóm chân không đến đất và cật thì chẳng biết ở đâu. Con đường vẫn ở phía trước, bởi đây là Hành trình vạn dặm Anh ạ.

Không hiểu đó là chuyện con nít hay sự ù lý trí thức?



NGÔI NHÀ XÂY TRÊN MÓNG TẠM (Đọc sách Có Năm Trăm Năm Như Thế)


Khó mà nói gì về một giai phẩm, vừa sinh ra đã được tặng giải sách hay rồi mới bốn tuổi được tái bản tới ba lần. Trên bìa của nó in những lời có cánh của những học giả danh tiếng. Khen ư? Khác nào khen phò mã tốt áo! Chê ư? Chắc sẽ thêm một lần mang tiếng ghen ăn ghét ở!
Công bằng phải nhận rằng, là dân tay ngang, nhưng do tâm huyết với lịch sử, đặc biệt lá quê hương Quảng Nôm của mình, ông Hồ Trung Tú đã có gan lao vào chốn học thuật gai góc mà các bậc thầy, các đàn anh tránh né. Đóng góp lớn của ông là lần đầu tiên tập hợp được lượng tư liệu phong phú nhất liên quan tới đề tài, trong đó đặc biệt giá trị là những tư liệu điền dã mà chỉ những người bám trụ cả đời như ông mới may mắn có được. Có thể nói, để viết cuốn sách, tác giả đã vắt kiệt tư liệu cùng tâm huyết của mình, điều đáng trân trọng trong tình trạng học thuật chợ chiều hiện nay.
    Tuy nhiên, cũng phải thấy sự thật là, khi bắt tay viết sách, tác giả chưa có được bề sâu văn hóa cần thiết để có thể giải quyết công việc một cách rốt ráo. Với đề tài đầy bí ẩn và nhạy cảm này, chỉ tri thức của 500 năm là không đủ. Điều tiên quyết, cái sống còn cho công việc là phải biết, trước 500 năm đó là gì? Vì chỉ khi minh thị vấn đề này mới có thể nói chuyện Có 500 năm như thế! Rất tiếc là khoa học nhân văn thế kỷ XX của tác giả không có tri thức này, còn những phát hiện của thế kỷ mới thì ông chưa cập nhật! Chính vì thế, công trình rơi vào tình trạng tiên thiên bất túc. Bàn về cuộc tranh chấp Việt Chàm nhưng tác giả thực sự chưa biết Việt là ai, Chàm là ai? Đâu là văn hóa Chàm, đâu là văn hóa Việt? Làm một công trình phương ngữ học nhưng rõ ràng, nguồn gốc của các phương ngữ Việt ông không nắm được! Nói về cuộc đụng độ văn minh Ấn Độ-China nhưng ông chưa hiểu thực chất Ấn Độ, Trung Hoa là gì?
 Do vậy, công trình của ông giống ngôi nhà xây trên móng tạm. Xin cung cấp một vài suy nghĩ hầu mong có thể bổ ích chút nào cho khảo cứu của ông.

1.         Việt là ai? Chăm là ai?

Không riêng ông Hồ Trung Tú, đến nay nhiều học giả vẫn cho rằng người Việt và người Chăm là hai dân tộc (nation) khác nhau. Đấy là sai lầm lớn dẫn tới hệ lụy nghiêm trọng là không thể giải quyết dứt điểm những vấn đề thuộc về dân cư, văn hóa khu vực. Vì vậy, trước hết cần làm rõ chuyện này. Nhân chủng học thế kỷ trước và di truyền học thế kỷ này xác nhận: suốt thời Đồ Đá, dân cư Việt Nam gồm hai chủng Indonesian và Melanesian, cùng thuộc loại hình Australoid. Nhưng sang thời Đồ Đồng, người Mongoloid phương Nam xuất hiện và trở thành chủ thể dân cư Việt Nam. Người Australoid biến mất.
Như vậy là, từ khoảng 2000 năm TCN, trên đất Việt Nam chỉ còn duy nhất chủng người Mongoloid phương Nam. Điều này có nghĩa là, trên đất Việt Nam chỉ có duy nhất dân tộc Việt (nation) cùng chung văn hóa và tiếng nói, gồm các sắc dân (races) Mèo, Thái, Mán, Mường, Kinh, Chăm, Khmer, Banah, Êđê… Do hoàn cảnh lịch sử, thời xa xưa chưa có đồng bằng sông Hồng và đồng bằng miền Trung nên người Mèo, Thái, Mán, Mường… sống tập trung từ miền Trung lên phía Bắc. Người Chăm, Khmer, Banah, Êđê… từ Nam Trung Bộ xuống phía Nam, chủ yếu dựa vào những đồi thấp và thung lũng của dải Trường Sơn.
Khoảng 500 năm TCN đồng bằng sông Hồng được bồi tụ. Người Mường từ miền Trung kéo ra, người Tày, Thái, Dao, Mán, Mường từ trung du, miền núi Bắc Bộ kéo xuống, người từ phương Bắc trở về. Cùng nòi giống, văn hóa và tiếng nói, những dòng người hòa hợp với nhau trên châu thổ trẻ đang khai phá, sinh ra người Kinh – ban đầu là người đồng bằng, sau với nghĩa người kẻ chợ. Do ưu thế của môi trường sống và văn hóa, người Kinh trở thành sắc dân đa số và tiến bộ của cộng đồng dân tộc Việt. Có thể sớm hơn ít nhiều, tại đồng bằng miền Trung cũng diễn ra hiện tượng tương tự: người Kinh kẻ chợ miền Trung ra đời.
Cho đến thiên niên kỷ đầu Trước Công nguyên, từ Nam Dương Tử qua Đông Dương tới Mã Lai, Nam Dương là một cộng đồng thống nhất về huyết thống, tiếng nói và văn hóa do các vua Hùng thống lĩnh về mặt tinh thần. Người ta cho rằng, trống Đông Sơn ở Tây Nguyên, Mã Lai, Indonesia là quyền trượng mà các vua Hùng trao cho thủ lĩnh khu vực.
Khi bị Bắc thuộc, một lằn ranh hành chính lập ra ngăn cách Việt Nam với phia Nam. Do mất liên hệ với trung tâm Văn Lang, các thủ lĩnh vùng xưng vương, lập các vương quốc Phù Nam, Lâm Ấp, Chân Lạp… Mối quan hệ truyền thống của người Việt từ xa xưa bị ngăn cách. Rồi sau đó, để lấp khoảng trống văn hóa, người phía Nam tiếp thu văn hóa Ấn.
Việc nhà Trần quản trị hai châu Ô, Rí từ 1306 là sự nối lại quan hệ cộng đồng tộc Việt từ xa xưa. Cuộc giằng co 500 năm trên đất Quảng Nam mà xưa nay cho là cuộc tranh chấp Việt Chàm, thực ra, về bản chất, đó là việc người Kinh hòa huyết với người Chăm để thực hiện Kinh hóa sắc dân Chăm về di truyền và ngôn ngữ. Đó là quá trình hình thành của dân Quảng Nam.
  Như vậy là, lịch sử Quảng Nam được hình thành trên đất Việt với người Việt và văn hóa Việt. Ở nhà sàn, mặc váy (xà rông), búi tó, ăn trầu, xăm mình… không chỉ của sắc tộc Chăm mà đó là văn hóa của người Việt từ Nam Dương Tử, qua Đông Dương tới tận Mã Lai Đa Đảo. Xin hỏi nhà văn Hồ Trung Tú: nếu Bắc Bộ không có nhà sàn thì câu tục ngữ trâu gõ mõ, chó leo thang là của xứ nào? Ai từng tế sống vợ: Bà đi đâu vội bấy để lão vất va vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá tọa…? Còn câu ca dao Kẻ thì mớ bảy mớ ba/ Người thì áo rách như là áo tơi nói với ta điều gì? Phải chăng cái váy nhiều tầng của đàn bà Chăm chính là trang phục “mớ bảy mớ ba” xa xưa của phụ nữ Bắc Bộ? Chỉ căn cứ vào vài hiện tượng đơn lẻ bề ngoài mà vội quy kết thành khác biệt dân tộc sao tránh khỏi khiên cưỡng?!

2. Các phương ngữ Việt hình thành như thế nào?

Theo quan niệm truyền thống, các học giả cho rằng, người Việt xuất hiện ở đồng bằng sông Hồng rồi di cư tới miền Trung, sau đó vào Nam đã tạo ra ba phương ngữ: phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ miền Trung và phương ngữ phía Nam. Nhưng sang thế kỷ này, khi đi tới tận cùng cội nguồn tộc Việt, mới nhận ra sự việc không phải vậy. Thanh Nghệ Tĩnh chính là nơi tổ tiên chúng ta định cư đầu tiên. Vì vậy, phương ngữ Thanh Nghệ là phương ngữ gốc của tộc Việt
Khi châu thổ sông Hồng hình thành, người Thanh Nghệ (chủ yếu là Thanh Hóa) đi ra, góp phần làm nên con người và tiếng nơi này. Do sống chung với nhiều sắc dân khác và cũng do thời gian hình thành quá dài nên tiếng nói Bắc Bộ xa dần ngữ âm Việt cổ. Tuy nhiên, vùng đất cổ Sơn Tây lưu dấu ấn tiếng Việt cổ rất rõ do dân tụ cư lâu đời. Tiếng nói người miền ven biển Nam Định, Thái Bình khá nặng lại có nhiều từ Việt cổ vì một bộ phận dân nơi đây từ xứ Nghệ theo Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ ra lập nghiệp vào giữa thế kỷ XIX.
 Khi Nam tiến, người miền Trung đem tiếng việt cổ vào Nam: Tiếng miền Trung chia cho cả Bắc và Nam. Năm 1977 vào Rách Giá, tôi ngạc nhiên khi bắt gặp vùng ngôn ngữ lạ. Sống ở Tây Nam Bộ nhiều năm, tôi nhận ra đó là dấu vết từ vựng và cả ngữ âm tiếng Việt cổ miền Trung trong giọng nói bà con địa phương. Điều này có thể giúp trả lời thắc mắc của tác giả: Tại sao con lợn, bắp ngô ở ngoài Bắc lại biến thành con heo, trái bắp ở trong Nam? (trang140, lần in đầu). Lý do đơn giản vì không phải từ gốc đồng bằng Bắc Bộ mà là gốc miền Trung. Ta còn gặp nhiều nhiều hiện tượng “chia gia tài ngôn ngữ” thú vị:
 Trung         Bắc     Nam
  sắc/bén      sắc      bén                                                                                                              Khổ/đau      khổ     đau
  Lười/biếng  lười     biếng
  Lợn/heo      lợn      heo  (tuy vậy vẫn không bỏ được bánh da lợn)
  Ngô/bắp      ngô     bắp

3. Về chuyện đụng độ văn hóa Ấn Độ-China

Cho rằng văn hóa Việt là sản phẩm của cuộc đụng độ giữa hai nền văn hóa Ấn Đô-China là ý tưởng của các học giả Viễn Đông Bác cổ. Nhưng thực tế cho thấy, cả người đề xuất ý tưởng này lẫn những người ăn theo nói leo chẳng hề biết Ấn Độ là gì, Trung Hoa là gì! Trong khi thực tế, văn hóa Trung Hoa hình thành trên cơ sở văn hóa Việt. Còn Ấn Độ? Sự thực là thế này. Khoảng 80.000 năm trước, trên đường từ châu Phi sang phương Đông, người tiền sử đã theo cửa sông Hằng chiếm lĩnh đất Ấn. Nhưng 74000 năm trước, núi lửa Toba trên đảo Sumatra phun trào, phủ lớp nham thạch dầy 5 mét trên tiểu lục địa Ấn, tận diệt khoảng 10.000 người và tạo nên mùa đông nguyên tử hàng nghìn năm trên đất này. Khoảng 70.000 năm trước, người tiền sử đặt chân tới Việt Nam. 65000 năm trước, có những người Nguyên châu Phi Australoid từ Việt Nam đi về phía Tây tới Ấn Độ, trở thành cư dân đầu tiên trên đất Ấn (Năm 2009, tại hang Tam PaLing Bắc Lào, phát hiện sọ 63000 năm tuổi, là người của đợt di cư này). Khoảng 50.000 năm trước, người từ Việt Nam di cư tới Ấn Độ, sau này được gọi là người Dravidian, làm nên nền văn hóa nông nghiệp sông Indus rực rỡ. Khoảng 2000 năm TCN, người du mục Arien từ Ba Tư xâm lăng Ấn Độ,  tiêu diệt và bắt người Dravidian làm nô lệ rồi áp đặt văn minh Bà La Môn. 500 năm TCN, hoàng tử Tất Đạt Đa người Dravidian, do thấm nhuần văn hóa nhân bản Việt tộc, sáng lập Phật giáo. Khoảng thế kỷ V-VI Phật giáo Ấn Độ du nhập đất Chăm. Là tôn giáo dựa trên nhân bản Việt tộc nên Phật giáo hòa vào xã hội Chăm một cách tự nhiên. Tới thế kỷ XII, sau khi trục xuất Phật giáo, Ấn Độ chuyển sang Ấn giáo với kinh Upanishad. Tuy nhiên, so với Bà la môn,  Ấn Độ giáo nhân bản hơn: sự phân biệt đẳng cấp bớt khốc liệt, chế độ nô lệ bớt gay gắt. Người Chăm tiếp thu tôn giáo này trên cơ sở đạo Phật.
Do văn hóa Trung Hoa hình thành trên cơ sở văn hóa Việt nên từ xa xưa người Việt nhận thức rằng Hoa Việt đồng văn đồng chủng nên ngay ở đồng bằng sông Hồng việc chống đối văn hóa Trung Hoa không phải xu hướng chủ đạo mà chỉ là chống lại những yếu tố du mục dị biệt do kẻ thống trị áp đặt. Còn ở đất Quảng Nôm xa lơ xa lắc không hề có bóng dáng quan lính Trung Hoa và ngay cả nhà Nho rồi chữ Nho cũng hiếm, vậy thì làm sao nơi này có chuyện đụng độ văn hóa Hoa Việt? Phải chăng nói về sự đụng độ văn hóa Ấn Độ-China trên đất Quảng là tưởng tượng?

4. Về việc hình thành tiếng nói Quảng Nam.

Muốn nói việc việc hình thành tiếng nói Quảng Nam, trước hết phải bàn tới chuyện hình thành người Quảng Nam. Xin trở lại một chút về quá khứ. Cho đến hơn 2000 năm TCN, người từ Nam miền Trung trở về Nam là người Việt chủng Melanesian. Khi gặp gỡ người Mongoloid phương Nam từ Trung Quốc trở về, hai dòng người hòa huyết sinh ra lớp người có ngoại hình khác đôi chút với người phía Bắc như da ngăm đen, tóc xoăn, vóc dáng thấp hơn. Nhân chủng học gọi là dạng Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid phương Nam. Tiếng nói là tiếng Việt cổ, thuộc nhánh Melanesian, là nguồn gốc của ngôn ngữ Mã Lai-Đa đảo. (Cho đến nay, các học giả của chúng ta vẫn theo nhận thức cũ, cho rằng, người Chăm là dân Mã Lai-Đa Đảo, từ các đảo ngoài khơi du nhập. Nhưng thực tế, Chăm là hậu duệ người Melanesian sinh ra tại Việt Nam 70.000 năm trước, là tổ tiên của người Malayopolyneisian). Cho tới đầu Công nguyên, trên đất miền Trung, những sắc dân Việt sống hòa đồng. Nhưng khi người Trung Hoa chiếm đóng, đã tạo ra ranh giới hành chính phân chia cộng đồng Việt thành hai quốc gia. Sau hơn 1000 năm bị ngăn cách về hành chính, tiếng Chăm chắc chắn có biến đổi. Trong khi đó, người miền Trung và tiếng miền Trung đất Việt cũng được Kinh hóa. Người ta lầm tưởng Việt và Chăm là hai dân tộc (Nation). Khi nhà Trần quản lý đất châu Ô, châu Rí, quan lại người Việt do không hiểu phong tục địa phương, lại tiêm nhiễm cách nhìn phân biệt chủng tộc của phương Bắc nên coi người Chăm là ngoại tộc, man di. Vì đất Quảng là cửa mở duy nhất của con đường Nam tiến nên thường xuyên xảy ra cuộc tranh chấp Việt-Chiêm khốc liệt, gây nên những bất bình, khổ đau cho hai bên, mà người Chăm phải gánh chịu phần nặng nề. Lịch sử đã làm xong công việc của nó. Nhưng đánh giá thế nào còn do sự hiểu biết cũng như thái độ nhân văn của mỗi sử gia. Tôi cho rằng, hình thành người Quảng Nam là quá trình chuyển hóa một bộ phận người Chăm thành sắc tộc Kinh. Ông Hồ Trung Tú cho rằng, tiếng Quảng Nam hình thành do người đàn bà chăm nói tiếng Việt. Thiết nghĩ, đó là một nguyên nhân nhưng không phải là cơ bản. Bởi lẽ, tiếng Chăm là tiếng Việt cổ nên tiếng nói vẫn gần gũi tiếng Kinh miền Trung từ nền tảng. Và như vậy, tiếng Quảng Nam là kết quả của sự chuyển hóa tiếng Chăm thành tiếng Kinh đất Quảng.
Cho rằng tiếng Quảng Nam đơn thuần do người Chăm nói tiếng Việt mà thành có gì đó không ổn. Bởi lẽ, nếu đó là sự thật thì phải có những vùng Chăm khác nói tiếng Việt như người Quảng Nam. Nhưng không hề có trường hợp thứ hai như vậy. Về nguyên lý, tiếng Chăm nơi đây cũng là ngôn ngữ chung của cộng đồng Chăm, không khác tiếng Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận, thậm chí của người Chăm Indonesia. Vậy vì sao người Quảng Nam có tiếng nói khác biệt đến thế? Điều này dẫn tới giả định, người Chăm đất Quảng Nam có giọng nói riêng của mình. Theo thiển nghĩ, đó chỉ có thể là sản phẩm địa phương, hình thành do khí trời, do mạch đất, do nguồn nước, cái mà dân gian gọi là thổ ngơi đặc biệt của xứ Quảng. Khi chuyển sang nói tiếng Kinh đã nói theo giọng đó!
Một câu hỏi đặt ra: tiếng nói từ Quảng Ngãi trở vào được hình thành như thế nào? Đó là tiếng miền Trung theo bước di dân. Do hoàn cảnh lịch sử, những cuộc di dân sau này thuận lợi hơn, đưa người miền Trung, người Quảng Nam vào Bình Định, Phú Yên. Rồi từ đây chiếm lĩnh đất Đồng Nai. Do con đường vào Nam khai thông và đất phía nam mở ra mênh mông nên di dân không còn phải như thời trước, giành đất với người Chăm. Bởi vậy, các làng Chăm hầu như giữ được cuộc sống truyền thống của mình. Nhờ đó, người di cư vẫn giữ tiếng nói miền Trung. Tuy nhiên, theo thời gian âm sắc miền Trung cũng nhạt dần.

3. Kết luận

Nói cho cùng, văn hóa, lịch sử là sản phẩm hoạt động của con người. Một khi chưa biết đích xác chủ nhân của nền văn hóa hay lịch sử thì mọi chuyện bàn về nó chỉ là ăn ốc nói mò. Thế kỷ trước, để tìm nguồn gốc con người, khoa học dựa vào cốt sọ, hòn đá, mảnh gốm rồi tiếng nói của các tộc người… Kết quả thu được không chỉ rất hạn chế mà còn dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng. Jared Diamond, giáo sư Đại học California, tác giả của những cuốn sách lừng danh: Loài tinh tinh thứ ba; Thép, súng và vi trùng; Sụp đổ… có câu nói đáng phải suy ngẫm: “Giờ không còn là lúc chơi với những mẩu xương và những hòn đá nữa. Những gì thuộc về con người mà chưa được di truyền học xác nhận, đều không đáng tin cậy!” 15 năm nay, nhiều cơ quan khoa học hàng đầu thế giới đưa ra hàng tấn cứ liệu di truyền học xác nhận không chỉ nguồn gốc người Việt mà cả nguồn gốc con gà, con chó, con lợn do người Việt thuần hóa đầu tiên trên thế giới. Không những thế, chỉ với 195 đôla gửi cho National Geographic cùng với mẫu nước miếng, người ta có thể biết chính xác tổ tiên mình hàng nghìn hàng vạn năm trước! Điều lạ là vì sao nhà nghiên cứu Hồ Trung Tú không biết tới điều này mà chỉ rị mọ quanh những tài liệu thế kỷ XX không chỉ cũ kỹ mà còn sai lầm, khiến cho công trình của ông không những không giải quyết căn cơ vấn đề mà còn kéo học thuật lùi lại tới nửa thế kỷ.    

                                                                            10. 10. 2015     


Sau khi gửi bài viết cho nhà văn Hồ Trung Tú, tôi nhận được hồi âm từ ông:

Cảm ơn anh đã bỏ công đọc và viết bài, nhưng tôi thấy hình như anh chưa hiểu vấn đề.

- Anh đã đẩy vấn đề đi quá xa, đến vài ngàn năm trước trong khi tôi chỉ khoanh chuyện gì xả ra ở Quảng Nam trong giai đoạn 1306-1802

- Chuyện gì xảy ra trong giai đoạn đó? Dĩ nhiên đó là mối quan hệ Cham-Việt. Chăm là gì Việt là gì? Tôi thấy không cần cần phải lùi lại vài ngàn năm để biết Cham là gì hoặc Việt là gì. Tôi chỉ dựa trên sử liệu vì dụ như Chế Bồng Nga - Trần Nhân Tông để biết đó là hai dân tộc khác nhau, hai vương quyền khác nhau, hai ngôn ngữ khác nhau, hai văn hóa khác nhau. Và điều quan trọng nhất cần được mổ xẻ là chuyện gì xảy ra khi hai dân tộc khác nhau đó ở cạnh nhau, các làng da báo xen kẽ nhau suốt 500 năm đó để dấu vết gì trong tâm hồn người Quảng Nam ?

- Việc biến âm trước sau gì cũng phải làm nhưng bây giờ là không thể vì ta chưa biết được người Chàm lúc đó ở Quảng Nam có nói cùng ngôn ngữ với người Chàm ở Ninh Thuận nay không. Và chúng ta cũng chưa biết thứ tiêng Việt và người Chàm học , tiếp thu để nói là thứ tiếng Việt gì, có giống nay không. Nhiều người ở Viện ngôn ngữ nói không. Đó là chưa nói tiếng Việt mà người Chàm tiếp thu là tiếng Việt của vùng Thái Bình Hưng Yên hay tiếng Việt vùng Thanh Hóa. Còn nếu tiếp thu tiếng Việt vùng Nghệ Tĩnh thì sẽ càng khác nữa.

- Vì các làng Chàm nói tiếng Việt sớm muộn khác nhau nên ta có giọng miền Trung khác nhau từ Quảng Nam vào Quảng Ngãi, Bình Định , Phú Yên. Nếu Quảng Nam nói tiếng Việt từ 1306 thì tiếng Việt chỉ xuất hiện ở Phú Yến sau 1650. Và dấu vết lịch sử đó để trên giọng nói khác nhau cùng vùng trung trung bộ này.

- Lập luận của anh về chỗ phủ định cách nhìn cuộc va chạm hai nền văn minh, tôi không hiểu tại sao anh đấy vấn đề đi xa để làm gì vậy. Cụ thể, và có thật là trong các thế kỷ 14-17 đó ở Quảng Nam có hai dân tộc, bất kể họ có nguồn gốc xa xưa thế nào, nhưng cụ thể và sự thật là họ nói hai ngôn ngữ, theo hai tôn giáo khác nhau, bảo vệ các chuẩn mực văn hóa khác nhau, áo quần khác nhau (Ghi chép của Nguyễn Trái nói dân ở đây sống lẫn với người Man) và Quảng Nam được gọi là tỉnh Kẻ Chàm. Sự khác nhau đó có xung đột hay không , như bên thì thờ bò bên thì ăn bò thì cả làng mở hội. (Nó cấm dân ta mổ thịt - chiếu bình Chiêm) Tôi nghĩ là xung đột gay gắt.

- Trong hai lần xuất bản sau tôi có nói nhiều về vấn đề giọng nói. Nếu anh cho là do thổ nhưỡng, phong thổ môi trường thì có lẽ nên mới các nhà hóa học vào cuộc xem chất gì nưh Sắt, đồng, kém, hay vi lượng nào đó tác động lên giọng nói... chứ chuyện này thì tôi tin các nhà ngôn ngữ klhi họ nói: Một ngôn ngữ biến đổi là dô một cộng đồng ngôn ngữ nào đó đã từ ngôn ngữ của mình để nói một ngôn ngữ khác.

Tôi biết, anh đang tâm huyết vấn đề đi tìm nguồn gốc dân tộc Việt,nên mới lấy cuốn sách này làm cớ để nói những điều anh tâm huyết nhưng tôi nghĩ anh nhầm chỗ rồi. Nói thật, việc truy tìm nguồn gốc dân tộc Việt nó khá lý thú, điều này tôi cũng đang đâm đầu vào, và tên sách của tôi có thể sẽ là : "Có 1.000 năm như thế" . Hi....  Quả thật có rất nhiều vấn đề lý thú, trong đó tôi hy vọng sẽ giải mã được giọng nói Khu 4 (Nam Thanh Hóa đến hải Vân), tại sao lại có vùng phương ngữ lạ như vậy.

Sẽ gửi tặng anh bản in lần thứ ba, nếu anh chưa có. Xin anh lại địa chỉ.
Mong có dịp gặp anh
HTT

                    

PHẢI CHĂNG TIẾNG VIỆT CHỈ CÓ 1200 NĂM LỊCH SỬ?



Trong Hội thảo Việt học quốc tế lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội năm 1998, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn có tham luận nhan đề: “Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt.”
  Bằng những dẫn chứng âm vị học, bằng sử dụng thống kê từ vựng giữa các ngữ liên quan rồi bằng phương pháp tính của Swadesh, tác giả nhận định:
 “Tiếng Việt có một lịch sử chỉ khoảng 12 thế kỷ. Sự hình thành tiếng Việt là kết quả của 2 bước lưỡng phân, một trước, một sau. Bước lưỡng phân đầu là bước chia ngôn ngữ mẹ Proto Việt-Chứt thành 2 nhánh: nhánh Việt-Mường ở phía Bắc và nhánh Pọng-Chứt ở phía Nam. Hai nhánh khác nhau như sau:
- Phụ âm tắc, xát, mũi của Pọng-Chứt có thể dùng làm C2 trong các tổ hợp C1C2, ở Việt Mường chúng không có khả năng đó.
- Việt-Mường có hệ thống thanh điệu gồm 3 đường nét; các ngôn ngữ phía Pọng-Chứt không có thanh điệu hoặc chỉ có thanh điệu 2 đường nét…”
    Nhưng ở cuối tham luận, dường như không thực sự tin vào đề xuất của mình, tác giả thận trọng viết:
“Cho đến đây chúng ta vẫn chỉ chuyên nói về 12 thế kỷ lịch sử của tiếng Việt. Vì tự đóng khung như vậy tất nhiên tư liệu sẽ hạn chế, không đủ để soi sáng một số vấn đề. Tiếng Việt được coi là một ngôn ngữ Môn-Khmer, họ Nam Á. Từ vựng cơ bản của nó, sự phong phú của nó về từ tượng hình, tượng thanh, tính chất ngậm của phụ âm cuối, sự nhấn mạnh âm tiết sau ở tổ hợp song tiết đều chứng minh điều đó. Nhưng bằng quá trình cụ thể như thế nào mà tiếng Việt lại trở nên ngôn ngữ đi xa nhất khỏi nguồn gốc Mon-Khmer của mình? Tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ được coi là thuộc khu vực văn hóa Hán, có vị trí ở bên cạnh những ngôn ngữ như tiếng Nhật, tiếng Triều. Nhưng tiếng Việt khác xa những ngôn ngữ này vì tính đơn lập của nó ở ngữ pháp và tính đơn tiết của nó ở từ vựng. Hai đặc điểm này đưa đến rất nhiều hậu quả. Chẳng hạn chính do chúng mà các nhà thơ Việt Nam đã có thể,  và hiện nay vẫn còn có thể, sáng tác thơ Nôm theo thi pháp Hán, hay ngược lại, sáng tác thơ chữ Hán theo thi pháp Việt ( như ở Thiền tông bổn hạnh, ở Phụng sứ Yên đài tổng ca của Nguyễn Huy Oánh, Thu dạ lữ hoài ngâm của Đinh Nhật Thận hoặc ở Bùi viên cựu trạch ca của Nguyễn Khuyến). Những đặc trưng quan trọng như vậy, bằng quá trình cụ thể như thế nào mà một ngôn ngữ Môn-Khmer như tiếng Việt lại đi đến chỗ hình thành nên được? Muốn giải đáp những vấn đề như vậy hoặc những vấn đề tương tự (như vấn đề từ nguyên chẳng hạn) tất nhiên chúng ta phải đi tìm tư liệu mới ở ngoài khuôn khổ của 12 thế kỷ (HVT nhấn mạnh) đã đề cập. Lịch sử bao giờ cũng là kế tục của tiền sử. Muốn hiểu lịch sử lắm khi lại phải ngược lên đến tiền sử. Đối với tiếng Việt, muốn hiểu thấu đáo lịch sử của nó lắm khi lại phải viện dẫn đến thời kỳ Proto Việt-Chứt, thời kỳ tiếp xúc ban đầu với họ Thái-Kadai hay tiếp xúc ở các giai đoạn khác nhau với tiếng Hán thượng cổ. Chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải những khó khăn mới, nhưng chúng ta không có con đường nào khác…”
   Thực tế đã diễn ra đúng như tác giả dự liệu: thế kỷ XXI khám phá thời tiền sử Việt Nam với bức tranh về nhân chủng và ngôn ngữ hoàn toàn khác với những gì vị học giả hang đầu của ngữ học Việt Nam công bố.
  Bài viết sau đây trình bày những phát hiện đó.
I. Nguồn gốc và quá trình hình thành đại tộc Việt.
1. Tiến trình lịch sử chung
Tiếng nói cũng như văn hóa, lịch sử là sản phẩm hoạt động xã hội của cộng đồng người trong thời gian và không gian. Vì vậy, muốn biết tiếng Việt hình thành ra sao, điều tiên quyết phải biết người Việt có gốc gác từ đâu và qua quá trình như thế nào để có diện mạo như hôm nay?
Thử xem, cho đến nay, chúng ta hiểu thế nào về người Việt?   Trong Việt Nam văn hóa sử cương, học giả Đào Duy Anh viết:
 “Theo nhiều nhà nhân chủng học hiện thời thì ở đời thượng cổ, giống người Anhđônêdiêng bị giống Ariăng đuổi ở Ấn Độ mà tràn sang Ấn Độ-China, làm tiêu diệt người thổ trước đầu tiên ở đấy là giống Mêlanêdiêng rồi một phần trong đám di dân ấy đi thẳng mãi sang Nam Dương quần đảo, còn một phần ở lại Ấn Độ-China, ở phía nam thành người Chiêm Thành và Cao Man sau đồng hóa theo văn hóa Ấn Độ, ở phía bắc thì hỗn hợp với giống Mông Cổ ở Trung Quốc xuống mà thành người Việt Nam. Giống người Việt Nam buổi đầu tiên ở địa vực xứ Bắc Việt ngày nay, sau vì địa thế và hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau chia ra hai nhánh: nhánh ở miền trung châu trù phú, dễ hấp thụ ảnh hưởng của người ngoài, thì dần dần hóa theo văn hóa Trung Hoa mà tiến thẳng vào phương Nam, tức là người Việt Nam ngày nay; còn nhánh ở miền đồi núi thì còn duy trì được tính chất văn hóa xưa và vẫn còn tổ chức theo chế độ phong kiến, tuy có chịu ít nhiều ảnh hưởng của người Thái là giống lân bang, đó là người Mường ở miền thượng du Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình.”(1)
Do đúc kết từ khảo cứu của những học giả hàng đầu thế giới thời đó như H. Maspero, L. Aurousseau… ý kiến của Đào Duy Anh được công nhận rộng rãi và trở thành quan điểm chính thống của học giả Việt Nam trong thế kỷ XX.
    Không thể phủ nhận,  quan niệm trên cùng những công trình ngôn ngữ của H. Maspero đã ảnh hưởng quan trọng tới con đường học thuật của Nguyễn Tài Cẩn, tiêu biểu là cuốn Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt cũng như bài viết trên.
Tuy nhiên, thế kỷ XXI vẽ ra bức tranh toàn cảnh lịch sử Việt Nam và phương Đông hoàn toàn khác,  với những nét chính sau:
70000 năm trước, người Khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ đặt chân tới Việt Nam. Tại đây, hai đại chủng Australoid và Mongoloid hòa huyết sinh ra hai chủng Indonesian và Melanesian. Trong đó, người Indonesian (Lạc Việt) chiếm đa số, giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Từ Việt Nam, người Việt cổ lan tỏa ra khắp châu Á, sang chiếm lĩnh châu Mỹ. Khoảng 4000 năm TCN, trên địa bàn Đông Á, người Việt xây dựng nền văn minh nông nghiệp rực rỡ. Khoảng 3000 năm TCN, quốc gia đầu tiên của người Việt ra đời. Địa giới bao gồm lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử với kinh đô Lương Chử vùng Thái Hồ. Khoảng năm 2879 TCN diễn ra việc phong vương, chia đất để Kinh Dương Vương lập nước Xích Quỷ phía Nam Dương Tử. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ du mục do thị tộc Hiên Viên lãnh đạo, mở cuộc tấn công lớn vào Trác Lộc trên bờ nam Hoàng Hà. Thua trận, một bộ phận người Việt vùng Núi Thái – Trong Nguồn do Lạc Long Quân dẫn đầu dùng thuyền theo Hoàng Hà ra biển, đổ bộ vào Nghệ An. Tại đây Hùng Vương được tôn làm vua và lập nước Văn Lang.
Chiếm đồng bằng Trong Nguồn (nay là Trung Nguyên) của người Việt, người Mông Cổ lập vương triều Hoàng Đế. Tuy chiến thắng nhưng do nhân số ít, văn hóa chưa phát triển, người Mông Cổ học nghề nông cùng tiếng nói của người Việt. Trong quá trình chung sống, diễn ra cuộc hòa huyết Mông-Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ làm chủ các vương triều từ Hoàng Đế tới Hạ, Thương, Chu. Cuối đời Chu hình thành các quốc gia tranh hùng. Nhà Tần thuộc tộc Việt diệt lục quốc, xây dựng quốc gia thống nhất trên đất Trung Hoa. Người Hoa Hạ mất vài trò lãnh đạo và hòa tan trong cộng đồng người Việt. Diệt nhà Tần, Lưu Bang là người Việt nước Sở lập nhà Hán.
 Do loạn lạc triền miên ở phía Bắc, người Việt vùng Trong Nguồn tiếp tục chạy về nam, qua Việt Nam xuống các đảo Đông Nam Á, về phía tây tới Miến Điện, Ấn Độ. Cuộc di cư còn diễn ra suốt thời Chiến Quốc cho tới mãi sau này.
 Hoàn cảnh lịch sử như vậy đã dẫn tới hai giai đoạn hình thành tộc Việt. Giai đoạn đầu,  hai chủng người Việt cổ Indonesian và Melanesian thuộc loại hình Australoid chiếm lĩnh toàn bộ địa bàn Đông Á. Giai đoạn sau, người Việt chủng Mongoloid phương Nam xuất hiện và thay thế dần người Australoid, trở thành chủ thể của dân cư khu vực. Tại Việt Nam, từ 50000 năm trước, trong khi có những lớp người di cư tỏa ra khắp châu Á thì vẫn có những người bám trụ ở lại. Trong quá trình sinh sống, người Indonesian tập trung ở phía Bắc còn người Melanesian tập trung ở nam Trung Bộ và Tây Nguyên.  Khi di cư trở về Việt Nam, người Mongoloid phương Nam từ Núi Thái-Trong Nguồn sống chung và hòa huyết với người Việt bản địa. Do người Indonesian mang tỷ lệ máu Mongoloid cao hơn nên khi lai giống, sinh ra người Việt chủng Mongoloid phương Nam điển hình, nay được gọi là chủng Nam Á. Đó là người Kinh, Mường, Tày, Thái… tập trung ở phía Bắc. Trong khi đó, người Melanesian có tỷ lệ máu Mongoloid thấp hơn nên khi lai giống, cho ra người Việt dạng Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid phương Nam. Đó là người Chăm và các sắc dân Tây Nguyên
Do mối quan hệ huyết thống và lịch sử như vậy, mọi tộc người trên đất Việt Nam, bao gồm người bản địa và những người di cư từ Trung Quốc về như người Tày, Thái, Hẹ… đều là hậu duệ của người Việt cổ. Trên đất nước Việt Nam chỉ có duy nhất một dân tộc: dân tộc Việt.
2. Sự hình thành sắc tộc Kinh
Cho đến nay,  chủ yếu dựa trên ngôn ngữ học, hầu hết học giả cho rằng, từ Tiền Việt Mường chia ra hai nhánh: Nhánh thứ nhất Chứt-Poọng. Nhánh thứ hai Việt Mường chung, rồi từ đây chia ra Mường và Việt. Đó là tri thức của thế kỷ XX.
Từ những phát hiện mới của thế kỷ XXI, tôi cho rằng, sự phân chia như trên không thỏa đáng. Trước hết, thuật ngữ Việt dùng ở đây không chuẩn. Bởi lẽ, về mặt di truyền, tất cả người Việt Nam đều thuộc chủng Mongoloid phương Nam, có nghĩa đều là người Việt. Vì vậy, dùng danh xưng Việt để chỉ cộng đồng dân cư tách khỏi sắc tộc Mường là không phù hợp. Chỉ có thể gọi là người Kinh như thuật ngữ thông dụng, để chỉ cộng đồng người Việt sống tại khu vực kinh đô.
Tôi cũng đề nghị một kịch bản hình thành người Kinh như sau:
Trong quá trình di cư, một bộ phận người Việt đi lên phía Bắc. Người Tày, Thái chiếm lĩnh phía Tây Hoa lục và miền nam Hoàng Hà, sau thành người Dương Việt, Di Việt. Người Mèo theo thói quen, chiếm lĩnh vùng núi cao, sau thành Miêu Việt. Người Mường tới Quảng Đông, người Mán tới Phúc Kiến sau thành Đông Việt, Mân Việt… Khoảng 7000 năm trước, tại Nam Hoàng Hà, người Dương Việt (Tày, Thái) hòa huyết với người Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid) sinh ra người Mongoloid phương Nam, là chủ nhân văn hóa Ngưỡng Thiều gồm Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Sơn Đông... Sau cuộc xâm lăng của họ Hiên Viên vào Nam Hoàng Hà năm 2698 TCN, người từ đồng bằng Trong Nguồn (nay là Trung Nguyên) chạy về Việt Nam. Người Tày, Thái … trở về nơi đất cũ của tổ tiên ở Bắc Bộ,  Thái Lan… đem nguồn gen Mongoloid chuyển hóa di truyền đồng bào mình từ Australoid sang Mongoloid phương Nam. Khoảng 2000 năm TCN, đại bộ phận dân cư Việt Nam và Đông Nam Á chuyển thành Mongoloid phương Nam.
Khoảng 500 năm TCN đồng bằng sông Hồng được bồi tụ xong. Người Mường từ miền Trung kéo ra, người Tày, Thái, Dao, Mán, Mường từ trung du, miền núi Bắc Bộ kéo xuống, cùng với người từ phương Bắc trở về. Cùng nòi giống và tiếng nói, những dòng người hòa hợp với nhau trên châu thổ trẻ đang khai phá, sinh ra người Kinh – ban đầu là người đồng bằng, sau với nghĩa người kẻ chợ. Do ưu thế của môi trường sống và văn hóa, người Kinh trở thành sắc dân đa số và tiến bộ của cộng đồng dân tộc Việt. Có thể sớm hơn ít nhiều, tại đồng bằng miền Trung cũng diễn ra hiện tượng tương tự: người Kẻ Chợ miền Trung xuất hiện.
Như vậy, không chỉ người Mường mà các sắc dân Tày, Thái, Mán, Thổ, Dao… từ các vùng khác nhau tại miền Trung và Bắc Việt Nam cùng những lớp người Việt từ Hoa lục di cư trở về,  tụ hội tại đồng bằng sông Hồng và đồng bắng Thanh Nghệ Tĩnh tạo ra người Kinh. Do người Mường giữ vai trò chủ đạo nên để lại dấu vết đậm hơn trong ngôn ngữ khiến cho các nhà nghiên cứu lầm tưởng người Kinh được tách ra chỉ từ tộc Mường.
II. Những vấn đề về tiếng Việt.
1. Nguồn gốc:
Khi di cư, người tiền sử mang theo tiếng nói của mình từ quê mẹ châu Phi tới Việt Nam. Tại đây, cùng với hòa hợp máu huyết cũng diễn ra hòa hợp tiếng nói. Tiếng Lạc Việt Indonesian thành chủ thể của tiếng nói cộng đồng. Cố nhiên, tiếng nói không đồng nhất bởi lẽ, ngoài tiếng Lạc Việt được dùng như tiếng “phổ thông” thì mỗi nhóm có tiếng nói riêng. Khi di cư khỏi Việt Nam, người di cư mang theo tiếng nói của mình. Do sống tại những nơi có môi trường địa lý cùng sự tiếp xúc dân cư khác nhau, tiếng nói bị phân ly, ngày càng xa nhau.
   Trên đất Việt Nam cho đến 4000 năm trước chưa có đồng bằng sông Hồng, đồng bằng miền Trung cũng như đồng bằng sông Cửu Long. Dẫy Trường Sơn và những dải đồi của nó trở thành nơi sinh sống đầu tiên của người Việt. Do vị trí địa lý, khu vực miền Trung là nơi mà tổ tiên chúng ta lên định cư sớm nhất (bằng chứng là các di chỉ Núi Đọ, hang Con Moong). Vì vậy, ngôn ngữ vùng này là ngôn ngữ gốc của người Việt. Điều này không chỉ là suy luận từ những di chỉ khảo cổ phản ánh quá trình định cư của người tiền sử mà còn được chứng minh qua nghiên cứu ngôn ngữ của H. Frey:  L'annamite, mère des langues; communauté d'origine des races celtiques, sémitiques, soudanaises et de l'Indo-Chine Paris, Hachette et cie, 1892.  (Tiếng An Nam là mẹ của các ngữ; nguồn gốc chung của các dân tộc Celtic, Semitic, Sudan và Indo-China)
2. Sự hình thành tiếng Việt hiện đại
Khoảng 4000 năm trước, trên đất Việt Nam cũng như Đông Nam Á, hầu hết dân cư chuyển hóa sang chủng Mongoloid phương Nam. Khoảng 2500 năm trước, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng miền Trung được bồi đắp Người Lạc Việt từ miền Trung và trung du Bắc Bộ kéo xuống. Cùng lúc này, người từ Trung Nguyên di cư về nhiều hơn, mang theo những yếu tố văn minh của phương Bắc. Do môi trường sống thuận lợi, nhân tài vật lực tập trung nên văn hóa phát triển mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn. Thế kỷ III TCN, với cuộc xâm lăng của nhà Tần và thành lập nước Nam Việt của Triệu Đà, chữ Nho được đưa vào Việt Nam dùng trong hành chính và giáo dục. Tiếp đó, do sự thống trị của người Trung Hoa, chữ Nho được coi là quốc ngữ cùng với việc hình thành lớp trí thức Nho học. Từ sách Thuyết văn giải tự, ta biết là, chữ Nho vốn được chế ra để ký âm tiếng Việt nên suốt thời gian dài, được đọc theo âm Việt vì vậy gần gũi với người Việt. Đến thời Đường, vào thế kỷ VIII, chữ Nho được đọc theo âm của kinh đô Tràng An và mang sang Việt Nam. Ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng miền Trung, do dân cư đông đúc và là trung tâm hành chính nên tiếng nói biến đổi theo hướng đơn âm hóa cùng với sự phát triển của chữ Nho. Nhờ được bổ sung Đường âm nên tiếng Việt trở nên phong phú hơn cùng với khả năng biểu cảm được tăng cường.
III. Kết luận
Trên đất Việt Nam chỉ duy nhất có một dân tộc Việt nên tiếng Việt được hình thành cùng với người Việt, không chỉ có 12 thế kỷ mà có lịch sử 70.000 năm, từ khi hai đại chủng người tiền sử Australoid và Mongoloid đặt chân tới Việt Nam và hòa huyết sinh ra hai chủng người Việt cổ Indonesian và Melanesian, trong đó chủng Lạc Việt Indonesian giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Từ Việt Nam, người Việt di cư ra khắp châu Á, nên tiếng Việt trở thành ngôn ngữ của các dân tộc châu Á. Nhờ sáng tạo chữ tượng hình nên ngôn ngữ trở thành đơn âm. Trong quá trình lịch sử đã hình thành dạng ngôn ngữ đặc biệt là tiếng Việt ở kinh độ Tràng  An thời nhà Đường, được gọi là Đường âm. Đường âm được mang sang dạy và sử dụng ở Việt Nam, được gọi là chữ Nho. Đó là lớp ngôn ngữ quý báu, làm phong phú và nâng cao sức biểu cảm của tiếng Việt. Nhờ có chữ Quốc ngữ ký âm được tất cả tiếng nói nên tiếng Việt được phổ biến nhanh và rộng khắp đất nước, khiến đại bộ phận dân cư cùng nói một thứ tiếng. Như vậy, tiếng Việt hiện nay có lịch sử cùng với dân tộc Việt và là sản phẩn sáng tạo tuyệt vời của người Việt cả ở Việt Nam và trên đất Trung Hoa.
                                                                              
                                                                                                   Trung Thu 2015i