QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TIẾNG VIỆT

 

Khám phá không ngừng là thiên mệnh của con người. Từ đầu thế kỷ, nhờ khoa học thế giới, chúng ta đã thỏa mãn khát vọng ngàn đời là tìm được cội nguồn vĩ đại của dân tộc. Nhưng rồi câu hỏi mới lại đặt ra: tiếng nói của chúng ta được bắt đầu từ đâu và qua quá trình chuyển hóa thế nào để có “tiếng Việt huyền diệu” hôm nay? Là người bỏ nhiều tâm lực khám phá cội nguồn dân tộc, nay vào tuổi U 90, chúng tôi xin trình bày nghiên cứu mới nhất, sâu sắc nhất, đầy đủ nhất về quá trình hình thành tiếng Việt.

Tiếng nói là sản phẩm hoạt động xá hội của con người. Vì vậy, muốn hiểu tiếng nói của một cộng đồng cần phải hiểu sâu sắc lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng đó. Có thể tóm lược quá trình hình thành của tộc Việt như sau:

70.000 năm trước, hai dòng người châu Phi là haplogroup M và haplogroup N di cư tới đất Hòa Bình của Việt Nam hôm nay. Nhân học xác nhận rằng, khi ra khỏi châu Phi, người hiện đại Homo sapiens đã trưởng thành về giải phẫu và tiếng nói. Về đặc điểm sinh học, haplogroup N có nước da sáng hơn còn haplogroup M có sắc da đậm hơn ít nhiều. Về tiếng nói, cả hai dòng cùng nói ngôn ngữ đa âm, không thanh điệu. Khác nhau là, dòng M nói theo trật tự chính trước phụ sau: Trong một câu đơn thì thành phần chính đứng trước, thành phần phụ đứng sau. Thí dụ trong câu Tôi đi trước, thì tôi và đi là chủ ngữ và vị ngữ, thuộc thành phần chính nên đứng trước. Trước là trạng từ, thành phần phụ nên đứng sau. Trong câu Da trắng thì Da là thành phần chính nên đứng trước, Trắng là thành phần phụ nên đứng sau. Trong khi đó, ở dòng N nói theo trật tự ngược lại: trong câu đơn, thành phần phụ đứng trước, thành phần chính đứng sau. Thí dụ, trong câu Tôi đi trước thì nhánh N nói Tôi trước đi. Ở đây, Trước là trạng từ, thành phần phụ nên đứng trước. Đi là vị ngữ, thành phần chính nên đứng sau. Da trắng được nhánh N nói Trắng da.

Nhân học cho biết, suốt trong thời đồ đá, dân cư Việt Nam, Đông Nam Á và Đông Á đều là người Việt cổ thuộc nhóm loại hình Australoid. Xin được mở ngoặc để nói lại về khái niệm  người Việt cổ. Hiện nay khái niệm này được dùng rất phổ biến vì vậy ý nghĩa của nó trở nên không rõ ràng. Trong khi đó, khái người Việt cổ  được Giáo sư Nguyễn Đình Khoa đề xuất lần đầu tiên trong cuốn Nhân chủng học Đông Nam Á để chỉ dân cư mang mã di truyền Australoid xuất hiện trên đất Việt Nam thời đồ đá do đại chủng Australoid và Mongoloid lai giống với nhau sinh ra. Cũng trong sách này, nhà nhân học hàng đầu của Việt Nam đề xuất khái niệm người Việt hiện đại. Đó là chủng người Mongoloid phương Nam (North Mongoloid) xuất hiện ở Việt Nam vào thời kim khí. Như vậy, theo Giáo sư Nguyễn Đình Khoa, suốt thời đá mới, dân cư Việt Nam là người Việt cổ mã di truyền Australoid. Sang thời đồng sắt, dân cư Việt Nam là người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam. Đấy là nhận định trực quan của nhà nhân học. Còn nguyên nhân của sự chuyển hóa dân cư chưa được xác định. Nếu không nắm chắc hai khái niệm này sẽ không hiểu quá trình hình thành dân cư Việt Nam.

Người Việt cổ thuộc mã di truyền M (Australoid) nên nói theo trật tự chính trước phụ sau, ta quen gọi là nói xuôi. Trong khi đó dân Mông cổ phương Bắc mã di truyền N (North Mongoloid) sống trên đồng cỏ Bắc Á nói theo trật tự phụ trước chính sau, ta quen gọi là “nói ngược”. Như vậy,  suốt trong gần 70.000 năm, dân cư Việt Nam là người Việt cổ nói ngôn ngữ đa âm không có thanh điệu.

Tuy nhiên, từ rất sớm, người Việt bắt đầu chế tác chữ viết, trước hết là chữ thắt nút (kipu). Khoảng từ 10.000 năm trước, tổ tiên ta bắt đầu chế tác chữ tượng hình mà dấu vết còn để lại trên bãi đá Sa pa. Tại một di chỉ khảo cổ ở Hòa Bình có tuổi 8000 năm, đã phát hiện chiếc đĩa gốm khắc chữ Sĩ (士).Chưa thể giải thích được hiện tượng dị trường này. Tiếp đó là chữ khắc trên xẻng đá xuất hiện ở Cảm Tang Quảng Tây, Bán Pha, Lương Chử… Việc xuất hiện chữ bùa chú đơn lập dùng trong thờ cúng, bói toán khiến cho một số tiếng nói chuyển sang đơn âm. Do vậy bên cạnh tiếng đa âm là chủ thể thì tiếng đơn âm hiện diện ngày thêm nhiều.

Việc vua Bàn Canh nhà Ân phát hiện chữ Giáp cốt ở An Dương rồi tiến hành sử dụng chữ Giáp cốt làm văn tự đã thúc đẩy nhanh quá trình sáng tạo chữ viết. Qua các triều đại Chu, Tần, Hán, văn tự được cải tiến, chuẩn hóa và dùng phổ biến trên lưu vực Hoàng Hà. Do việc dùng chữ đơn lập nên tiếng nói dần chuyển thành tiếng đơn âm và có thanh điệu. Chính tiếng nói đơn âm, sáu thanh trở thành ngôn ngữ chuẩn mực và tạo điều kiện nảy sinh ra thể thơ Đường luật nổi tiếng.

Từ thời nhà Triệu, chữ Nho được đưa sang dạy ở Việt Nam góp phần truyền bá tiếng nói đơn âm ở nước ta. Đứng về tiếng nói và chữ viết trên Hoa lục, ta có thể suy nghĩ thế này: người nhà Chu, người Hán, người Đường vốn là người Việt nên tiếng nói của họ là tiếng Việt. Do biến động của lịch sử, cách nói bị thay bằng cách nói phụ trước chính sau của người Mông Cổ tuy vậy từ vựng vẫn là tiếng Việt. Vì thế, có thể nói ngôn ngữ thời Đường (Đường âm) là tiếng Việt chuẩn do người Việt thời Đường sáng tạo. Khi đưa sang dạy và sử dụng ở Việt Nam, được coi là thứ ngôn ngữ Việt chuẩn mực. Khi nhà Đường suy vong rồi các triều ngoại lai Nguyên, Thanh thành lập, ngôn ngữ trên đất Trung Quốc bị chuyển hóa theo yêu cầu của chính quyền ngoại tộc. Tiếng nói của triều đình đời Nguyên, đời Thanh được gọi là quan thoại Nam Kinh và quan thoại Bắc Kinh. Quan thoại Bắc Kinh của nhà Thanh từ vựng bị biến âm theo giọng nói ngọng của người Thanh gọi là Mãn đại nhân (mandarin) khiến cho tiếng Trung Quốc bị biến dạng, méo mó xấu đi và hai thanh điệu bị biến mất, chỉ còn bốn. Trong khi đó, từ thời Đường, Việt Nam được độc lập tự chủ, người Việt Nam duy trì Đường âm để đọc và nói nên vẫn giữ được cách đọc chuẩn của chữ Nho, giữ được sự trong sáng của Đường âm trong khi trên đất Trung Hoa Đường âm biến mất.  

Truy nguyên nguồn gốc sâu xa thì người Trung Quốc thời Đường là người Việt nên Đường âm thực chất là tiếng Việt thời nhà Đường. Do không hiểu điều này nên học giả danh tiếng Đào Duy Anh mắc sai lầm nghiêm trọng di hại tới hôm nay là cho rằng cách đọc chữ Nho thời nhà Đường là cách đọc Hán-Việt! Sở dĩ nói thế vì ông cho rằng chữ của Hán còn cách đọc của Việt nên sinh ra từ Hán Việt! Trong bài Tiếng Việt Niềm tự hào của chúng ta (1), Tiến sỹ Nguyễn Hải Hoành viết: “tổ tiên ta đã vay mượn chữ Hán và từ ngữ tiếng Hán theo một cách cực kỳ khôn ngoan là dùng tiếng mẹ đẻ để đọc chữ Hán – còn gọi là cách đọc Hán-Việt, nhờ thế đã học được chữ Hán mà không học và không nói tiếng Hán. Toàn bộ chữ Hán đều được phiên âm thành từ Hán-Việt, tức phần ngữ âm của chữ Hán nào cũng được Việt Nam hoá.”

Một câu hỏi được đặt ra: Ai là người đã “phiên âm chữ Hán thành từ Hán Việt”? Xin ông Hoành cho biết học giả nào làm việc này và làm vào khi nào? Hay là, đám học trò thò lò mũi xanh Giao Chỉ vốn thông minh lại có tinh thần dân tộc quá siêu nên khi ông thầy Tàu viết chữ 人民 và đọc là “rẩn mỉn” thì học trò Việt lập tức “phiên âm” thành nhân dân?! Tại sao hàng trăm năm mà hàng vạn triệu con người “trí thức” không tỉnh ngộ, cứ mắc mãi sai lầm ngớ ngẩn đến vậy? Hoàn toàn không có chuyện phiên phác nào cả! Chỉ đơn giản là người Đường nói tiếng của họ. Nhưng do họ là người gốc Việt nên tiếng nói của họ lại là tiếng Việt. Hoàn toàn không có cái sự lai tạp quái dị là từ Hán Việt! Gọi là chữ Hán, tiếng Hán cũng đúng. Mà gọi là chữ Việt tiếng Việt cũng phải, tùy theo cái sự hiểu của người nói. Nhưng dứt khoát không hề có cái sự lai tạp quái đản là từ Hán-Việt!

Phải hiểu sự thật này mới thấy được vai trò quan trọng của người Việt trên đất Trung Hoa trong việc sáng tạo ngôn ngữ Việt. Rõ ràng, người Việt ở Việt Nam không tham gia vào công việc này mà hoàn toàn của người Việt thời nhà Đường. Trong quá trình sử dụng ngữ âm tiếng Việt trên đất Trung Hoa, đến thời Đường đã cho ra Đường âm là thứ tiếng Việt chuẩn mực đơn âm, sáu thanh. Cũng do may mắn của lịch sử, đường âm cùng chữ Nho lại được đưa sang dạy và sử dụng ở Việt Nam, cung cấp cho người Việt một dạng quốc ngữ, quốc âm chuẩn mực. Cũng tình cờ nhưng may mắn là sau thời Đường, Trung Quốc bị ngoại bang chiếm đóng đô hộ. Đám ngoại tộc Nguyên, Thanh áp đặt cho Trung Quốc tiếng nói trọ trẹ ngọng ngịu không giống ai mà ngay người Trung Quốc cũng không hiểu. Sau này buộc chính quyền Nguyên, Thanh phải chế ra quan thoại “mandarin” ngày càng xa gốc Việt, càng xấu xí. Trong khi đó tại Việt Nam độc lập, Đường âm - nói chính xác là tiếng Việt chuẩn - vẫn được gìn giữ và sử dụng. Đó chính là cái mà quý vị như Tiến sỹ Nguyễn Hải Hoành gọi một cách tùy tiện là từ Hán Việt!

Phải nói rằng, nếu không có lớp Đường âm từ phương Bắc chi viện mà chỉ có tiếng Nôm thì ngôn ngữ Việt sẽ nghèo nàn đến mức nào? Không phải Trần Quốc Vượng mà trước ông nhiều thập niên, các học giả như Maspéro …. của Viễn Đông bác cổ đã thống kê trong tiếng Việt có 70% tiếng Hán. Đó là sự lầm lẫn nghiêm trọng của các vị thầy Viễn Đông Bác cổ. Đấy không phải tiếng của người Hán mà là tiếng Việt cổ. Do người Hán là người gốc Việt nên họ dùng tiếng nói này. Khi chữ Nho ra đời, được dùng để đọc chữ Nho. Tất cả những điều tốt đẹp đó không bao giờ có được nếu không có chữ Nho và Đường âm! Tôi nhấn mạnh điều này để cảm ơn sự đóng góp của cộng đồng người Việt trên đất Trung Hoa nhưng cũng để nhấn mạnh ý nghĩa của quan hệ “Việt Hoa đồng văn đồng chủng”: tất cả là sáng tạo chung của cộng đồng tộc Việt trên đất Đông Á.

Để bài viết có thể đi tiếp, thiết tưởng cần trở lại với khoa học cơ bản nếu không sẽ rơi vào cuộc cãi lộn vô bổ. Cũng trong bài báo của mình, Tiến sỹ Hoành viết: “Tiếng mẹ đẻ của dân tộc ta có đặc điểm nổi trội nhất là ngữ âm cực giàu, ví dụ số âm tiết (syllable) nhiều gấp hơn chục lần tiếng Hán.[1] Vì thế tiếng Việt khác hẳn và không chung nguồn gốc với tiếng nói của các chủng tộc láng giềng phương Bắc, là những ngôn ngữ nghèo ngữ âm. Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic), tiếng Hán và tiếng các tộc Bách Việt thuộc ngữ hệ Hán-Tạng (Sino-Tibetan) hoặc Tai-Kadai. Đây là một trong những căn cứ để suy ra cộng đồng người nói tiếng Việt là cư dân bản địa chứ hoàn toàn không phải là cư dân di cư từ phương Bắc tới.”[2]

Có đúng vậy không? Thưa rằng đúng với thế kỷ XX của thời Viễn Đông Bác cổ. Nhưng từ đầu thế kỷ XXI, đã được quẳng vào thùng rác. Nay mà còn viết như vậy, hẳn sẽ nhận nụ cười khinh của học giả thế giới! Từ ngày 29.9.1998 qua bài viết của Chu và cộng sự (3) Genetic relationship of populations in China (https://www.pnas.org › doi › pnas.95.2...) cả thế giới biết rằng: “70.000 trước, người di cư châu Phi theo ven Ấn Độ Dương tới Việt Nam, sinh ra dân cư Việt Nam rồi người từ Việt Nam lan tỏa ra châu Á và thế giới…”Năm 2013, khảo sát những mảnh xương đùi người đàn ông cổ tại hang Điền Nguyên Chu Khẩu Điếm, di truyền học xác nhận: “Người đàn ông từ Hòa Bình Việt Nam đi lên 40.000 năm trước là tổ tiên người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và là thủy tổ người bản địa châu Mỹ.” Vậy mà những thầy đồ ễnh ương ngồi đáy giếng cứ uôm oam dạy thiên hạ những kiến thức bốc mùi: “tiếng Việt không cùng nguồn gốc với các chủng tộc láng giềng phương Bắc”!

 

                                                                                        

                                                                                                                          Sài Gòn, 5. 2023

 

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hải Hoành. Tiếng Việt Niềm tự hào của chúng ta. https://nghiencuuquocte.org/2024/01/01/tieng-viet-niem-tu-hao-cua-chung-ta/#more-54168

2. Trần Trí Dõi: “Lịch sử ngôn ngữ người Việt – Góp phần tìm hiểu văn hoá Việt Nam”, Nxb ĐHQGHN, 2022.

TRIẾT HỌC ĐÃ CHẾT

  

Ai, ai dám nói những lời báng bổ như vậy? Cố nhiên không phải Hà Văn Thùy mà là Stephen Hawking, bộ óc thông tuệ bậc nhất của thời chúng ta. Trong cuốn Đại thiết kế (The Grand Design - 2010), ông khẳng định: Triết học đã chết- Philosophy is dead! Điều này không bất ngờ, vì đó chỉ là sự khái quát ở mức cao hơn một nhận định từ trước, có hơi hướng mỉa mai, cũng của chính ông trong cuốn sách rất nổi tiếng khác – Lược sử thời gian (A Brief History of Time-1988) – rằng: “Nhiệm vụ còn lại của Triết học chỉ là trò phân tích ngôn từ!” Tuy nhiên, Hawking không phải người đầu tiên có ý tưởng như vậy. Voltaire từng nói: “ (Triết học) chỉ là xuyên tạc đời sống, nó chỉ là thức ăn nuôi trí tò mò của con người.” Nietzsche (1844 – 1900) cho rằng: “Hồn sâu xa của Hy Lạp chịu ảnh hưởng của Đông Phương huyền bí nên cũng có một dòng huyền niệm đi liền với một dòng tư duy sáng sủa… Cái hồn ấy bị Socrates bóp chết bằng tuyên dương lý trí: lấy ý thức sáng sủa minh nhiên mà xua đuổi năng lực ẩn tàng nên Socrates chỉ biết phê bình mà không hề kiến thiết và ông thiếu hẳn óc huyền niệm bởi năng khiếu biện l‎ý đã được vun tưới đến mức cực đoan nên đã cắt đứt với dòng truyền thống”(1)  Karl Jaspers (1883 – 1969) nhận xét: “Thời Trục là thời giàu về tinh thần đến tột bực, còn thời ta tuy có những phát minh về máy móc lớn hơn những phát minh Thời Trục, nhưng về mặt tinh thần không gì có thể so sánh được với những suy tư của một Khổng, một Lão, một Thích Ca.” “Ông hô hào phải trở lại những giá trị Thời Trục là thời đã tạo dựng những giá trị truyền thống. Đó là phương thuốc duy nhất để đoàn tụ nhân loại.” (1) Martin Heidegger (1889 – 1976) cho rằng “nền móng siêu hình cổ điển đã sai lạc vì hiểu chữ tính thể thành hiện tượng của sự vật thường nghiệm. Do đó thay vì nói về tính thể u linh, thì Triết học Cổ điển chuyển thành hữu thể, là vật thể tầm thường. Do vậy, Triết Cổ điển là thiếu căn cơ, tức thiếu nền tảng.” (1)

“Tóm lại, ba triết gia Nietzsche, Jaspers, Heidegger nhận ra rằng, vì những sai lầm của các bậc tiền bối Socrates, Plato, Aristotle mà Triết cổ điển phương Tây bị cắt đứt với truyền thống tâm linh, tức cội nguồn Minh triết, trở thành duy lý, dưới hình thức một tri thức luận, một lĩnh vực chuyên môn nên không có ảnh hưởng gì nhiều đến đời sống. Bởi lẽ, đời sống có tính cách toàn diện chứ không chỉ giới hạn ở lý trí. Sống đòi hỏi không chỉ có suy tư mà còn biết cảm xúc cũng như cả hành động tiến tới hiện thực. Sau khi tách rời khỏi Minh triết, Triết học không còn đóng nổi vai trò hướng đạo cuộc sống. Trong khi đó, con người vẫn cần phải sống, cần được dẫn dắt. Nhưng vì thiếu Minh triết nên người ta phải tạm “xài đỡ” đạo lý đời thường (common sense). Đó chính là nguyên nhân của tình trạng ngộ nhận giữa Minh triết, Triết học, đạo lý đời thường cùng nhiều thứ khác... dẫn đến cái chết của triết học.” (1)

Đấy là phát biểu của những đại triết gia về số phận của triết học. Tuy nhiên, người viết không muốn áp đặt bằng tư tưởng của người khác nên xin trình bày về cai chết của triết học từ cội nguồn của nó.

I. Cội nguồn của triết học.

Triết học là sản phẩm của văn minh phương Tây nên chỉ có thể tìm cội nguồn triết học khi khám phá tới tận cùng văn minh phương Tây. Văn minh do con người tạo ra nên muốn hiểu văn minh phương Tây cần phải biết con người phương Tây được hình thành như thế nào. Từ khám phá mới nhất ở thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, ta biết rằng, 40.000 năm trước, chủng người Europid từ Trung Đông qua eo Bosphorus vào châu Âu. Họ gặp người Indonesian từ Đông Á sang. Hai dòng người hòa huyết sinh ra người European nước da sậm màu. Với thời gian, người European lan tỏa ra làm nên dân cư đầu tiên của châu Âu, sống bằng săn bắn và hái lượm. Khoảng 25.000 năm trước, một dòng người săn hái từ châu Âu di cư trở lại Trung Á rồi từ đây lan tỏa sang phương Đông. Một bộ phận tiến chiếm vùng đồng băng Yamnaya của Nam Nga và Ucraina ngày nay.

Khoảng 8000 năm trước, người nông dân Tây Á đem lúa mì, nho, oli, cừu, dê vào, xây dựng kinh tế nông nghiệp khiến châu Âu thành vùng đất trù phú. Châu Âu trở thành quê hương của người săn bắt hái lượm và của người nông dân, hai cộng đồng sống trong không khí hòa bình và cùng có tập quán thân thiện với thiên nhiên. Người săn hái bảo vệ rừng, không giết thú trong mùa sinh sản và chỉ bắt đủ lượng thức ăn cần thiết. Người nông dân khai thác lượng đất hạn chế để trồng trọt. Và do trồng trọt, chăn nuôi phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên cũng như ở phương Đông, người nông dân châu Âu hình thành tập tính đề cao phụ nữ và coi trọng đồng đều các yếu tố khác nhau của môi trường. Từ đó hình thành nếp tư duy tổng hợp. Lối sống đó tạo nên trong dân cư bản địa châu Âu những phẩm tính của văn hóa nông nghiệp với nền minh triết sơ khai.

Khoảng 5000 năm trước, dân cư sống ở phần đất Nam Nga và Ucraina trở thành những bộ lạc du mục hùng mạnh. Nhờ được nuôi dưỡng chủ yếu bằng thịt và sữa, họ trở thành những người to cao lực lưỡng. Do sớm làm chủ công nghệ luyện đồng, họ chế tạo những chiếc búa sắc bén trong chiến trận. Nhờ thuần hóa ngựa và chế ra xe ngựa, họ lập ra những đội quân hùng mạnh bách chiến bách thắng với những cuộc tấn công thần tốc. Từ vùng đất Yamnaya,  những đội quân du mục tử thần tiến về phía Đông, xuống phương Nam và chiếm lĩnh Tây Âu. Một cuộc diệt chủng vĩ đại diễn ra và kết quả là những người du mục gần như thay thế người nông dân bản địa, chiếm tới 80% nhân số, trở thành chủ thể của dân cư châu Âu. Người nông dân bản địa chỉ còn 1/5 dân cư, trở thành cộng đồng thiểu số. Văn minh du mục được thiết lập khắp châu Âu. Đó là nền văn minh tàn bạo với những đặc trưng: triệt để khai thác thiên nhiên bằng cách phá rừng làm bãi chăn thả, diệt chủng thú hoang. Tăng cường đánh phá các bộ lạc yếu thế để chiếm đoạt tài sản và bắt người làm nô lệ. Do cuộc sống du mục, con người phải thường xuyên di động và đối đầu với nhiều nguy hiểm nên hình thành tập quán phát hiện nhanh những dấu hiệu thay đổi của môi trường để phản ứng theo phương châm “tiên hạ thủ vi cường.” Do vậy ở người du mục hình thành nếp tư duy phân tích.

Trong vòng 600 năm, từ thế kỷ VIII tới TK II TCN, lịch sử nhân loại xuất hiện một giai đoạn đặc biệt, được gọi là thời kỳ Trục (Pháp: période axiale; Anh: axial – với nghĩa là trục xoay hay bản lề). Đặc điểm trung tâm của giai đoạn này là tại những khu vực khác nhau trên thế giới có sự bùng phát của tinh thần nhân văn, đưa ra những cách suy nghĩ hoàn toàn mới, báo hiệu sự xuất hiện của mối quan hệ chưa từng có với tri thức, chân lý và niềm tin, với sự xuất hiện của những nhân vật khổng lồ. Ở Trung Quốc là Khổng Tử, Lão Tử, Mặc Tử, Trang Tử. Ấn Độ là Phật và Upanishades. Ở Iran, Zarathustra dạy cuộc chiến vĩnh cửu giữa thiện và ác trong vũ trụ. Trong khi đó trên đất Palestine xuất hiện Elias, Jesaias, Jereminas và Deuterogesaias. Tại Hy Lạp là triết lý của Parmenides và Plato, Heraklit, rồi Homer, Archimedes, Thucydides và những bi kịch vĩ đại đầu tiên ra đời. Giai đoạn này sẽ dẫn dắt nhân loại tạo ra một bước tiến quan trọng về chất lượng trong mối quan hệ của nó với tri thức, chân lý và tôn giáo. Có thể gọi là thời kỳ trăm hoa đua nở, những nét đặc sắc nhất của tâm hồn và tư tưởng châu Âu được tự do, cởi mở thể hiện qua những người phát ngôn vĩ đại của mình. Ta nhận ra bên cạnh tính duy lý của thần ngữ logos cũng như sự minh nhiên sáng rõ của thần Apollo là sự huyền nhiệm của thần Dyonisus cùng yếu tố tâm linh trong tôn giáo đa thần mang sắc thái phương Đông tạo nên trạng thái cân bằng giữa tâm hồn và lý trí.

Nhưng rồi, Socrates xuất hiện, đề cao sự sáng suốt của lý trí, đè nén những biểu hiện mù mờ ảo diệu của tâm hồn, đuổi thơ ca, âm nhạc và hội họa ra khỏi quảng trường, Plato rồi Aristotle tiếp tục tuyệt đối hóa lý trí, dẫn tư tưởng châu Âu đi theo hai xu hướng là khoa học thực nghiệm và triết học duy lý.

Do tập quán tư duy phân tích nên châu Âu hình thành quan niệm nhị nguyên, chia thế giới thành hai mặt đối lập: sáng-tối; tốt-xấu; thiện-ác…Từ đó nảy sinh những trường phái triết học tuyệt đối hóa mặt này của sự vật. Trường phái khác tuyệt đối hóa mặt kia và trường phái thứ ba dung hòa hai mặt… Cứ như thế, triết học ngày càng duy lý, duy niệm, ngày càng xa rời cuộc sống, trở nên kinh viện khô cứng mất sức sống, dẫn đến cái chết không tránh khỏi. Đó là sự thật mà phải sau 2500 năm con người mới nhận ra.

Như vậy, triết học phương Tây là một sự bất cập, tiên thiên bất túc ngay từ đầu, ngay từ khi khai sinh. Ngày nay thành thói quen, như phản ứng từ vô thức, ai cũng nói như vẹt rằng “triết học là yêu mến minh triết (philosophia).” Nhưng đó là sự dối trá. Thông thường, cần định nghĩa điều chưa biết, người ta dùng những quan niệm và thuật ngữ đã biết nhưng gần gũi với nó để biểu thị. Nhưng trường hợp này không vậy! Đi tìm định nghĩa của điều chưa biết là triết học, người ta lại gắn kết nó với một điều chưa biết khác, mù mờ hơn, là minh triết. Triết học là yêu mến minh triết trong khi hoàn toàn chưa biết minh triết là gì thì đó là một việc làm vô nghĩa! Không chỉ vào thời của Soctates mà cho đến nay phương Tây cũng chưa hiểu minh triết là gì nên phải bỏ hàng triệu Đolla để mở cuộc thi tìm định nghĩa minh triết. Yêu mến một cái mà chưa biết nó là gì, quả là trò chơi vô tăm tích. Không chỉ vô nghĩa mà còn là sai lầm tàn hại. Do đinh ninh triết học là yêu mến minh triết nên người ta tin rằng, đi tới tận cùng của triết học sẽ gặp minh triết. Nhưng đó là con đường của kẻ leo cây tìm cá. Do không hiểu rằng Minh triết không chỉ có lý trí mà còn có hồn người, Socrates đuổi âm nhạc, thi ca, hội họa khỏi diễn đàn để độc tôn lý trí lại mong rằng ở cuối con đường chết chóc ấy gặp được minh triết thì hoàn toàn chỉ là hoang tưởng. Trên thực tế, triết học là chống lại, là tiêu diệt minh triết: Triết học = anti-sophia! Cái thất bại, cái chết của triết học bắt đầu từ đấy.

Sau 2500 năm leo cái cây Triết học để tìm cá Minh triết mà không thấy, những thức giả hàng đầu của phương Tây giật mình, nhận ra “phải quay lại Thời Trục để tìm minh triết.” Bởi lẽ cho rằng ở cái thời nhân chi sơ ấy, trong những ý tưởng của Parmenides, Plato, Heraklit, rồi Homer, Pythagoras… thấp thoáng  ánh sáng ảo huyền của minh triết. Nhưng đôn đáo tìm suốt nửa sau thế kỷ XX mà không hề thấy le lói ánh sáng nào của minh triết mà chỉ gặp những điều khôn ngoan vụn vặt thuộc về đạo lý đời thường hay lương tri công cảm (common sense). “Không có đèn lấy trăng làm đèn,” học giả phương Tây buộc phải tạm dùng, phải xài đỡ những thứ khôn ngoan vụn vặt rồi cưỡng xưng là Minh triết. Cũng do việc “giật gấu vá vai” ấy mà phương Tây hiểu về Minh triết khác nhau. Người Pháp gọi Minh triết là Sagesse là những gì nguội lạnh, là lẩn thẩn còn người Mỹ gọi là Wisdom với nghĩa khôn ngoan. Sở dĩ có tình trạng trống đánh xuôi kên thổi ngược như vậy là bởi cho đến nay phương Tây chưa biết lịch sử của mình, chưa hiểu quá trình tạo thành dân cư và văn minh của mình.

Thực tế lịch sử cho thấy, phương thức sống du mục tạo ra văn minh. Chỉ có kinh tế nông nghiệp, chỉ có người nông dân mới làm nên văn hóa. Trong khi đó, ở châu Âu, nông nghiệp hình thành muộn, chỉ 8000 năm trước. Không những thế, do cuộc xâm lăng của người du mục, phần lớn dân cư nông nghiệp bản địa bị tiêu diệt, khiến cho lớp trầm tích văn hóa ở châu Âu quá mỏng không đủ làm nên Minh triết.

Trong khi đó ở phương Đông, do nếp tư duy tổng hợp và quan niệm nhất nguyên nên trí tuệ không đi theo hướng hình thành khoa học thực nghiệm và triết học duy lý. Phát hiện ra năm dạng vật chất làm nên vũ trụ là Kim. Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nhưng tư duy phương Đông không đi vào tìm hiểu bản chất của những thành tố đó để tạo ra khoa học thực nghiệm, mà cố công tìm hiểu quan hệ giữa chúng. Từ đó khám phá khái niệm hành với nghĩa vận động - ngũ hành tương sinh tương khắc để làm ra Dịch lý. Không đưa tới triết học duy lý mà phương Đông tạo lập Minh triết. Bắt đầu từ bậc thấp nhất là tu thân, tức lo cho mình tiến tới tề gia là lo cho một gia đình. Tôi gọi đó là Minh triết bình dân. Không dừng ở đây, Minh triết phương Đông không chỉ lo cho bản thân và gia đình mà còn lo cho đất nước và nhân loại nên tạo ra bậc Minh triết hàn lâm là trị quốc và bình thiên  hạ. Hai cấp độ Minh triết không tách rời mà bổ sung cho nhau, nâng đỡ nhau làm nên Minh triết phương Đông. Điều mà ta không thể tìm thấy trong văn minh phương Tây.

II. Phương Đông có triết học không?

Ở phương Đông, theo quan niệm nhất nguyên vạn vật đồng nhất thể . Mỗi vật là khối thống nhất của hai mặt đối lập, bất khả phân tách. Mặt khác, tư duy tổng hợp không cho phép đẩy tới cực đoan hai mặt đối lập trong một sự vật nên không thể sinh ra những trường phái triết học đối lập cạnh tranh nhau. Vì vậy phương Đông không có triết học theo kiểu phương Tây. Nói chính xác thì phương Đông cũng có ít nhất một trường hợp, đó là Vương Dương Minh thời nhà Minh với thuyết Tri hành hợp nhất. Thấy sự bất cập của thuyết chủ Hành lấy Hành làm cơ sở cho Tri, của Mặc gia và của Vương Thuyền Sơn cũng như thuyết chủ Tri lấy Tri làm cơ sở cho Hành, của Trình Tử và Chu Tử, Vương Dương Minh lập thuyết “Tri Hành Hợp Nhất” quan niệm không có sự phân biệt giữa Tri và Hành hay Tri và Hành chỉ là một. Đó là thành tựu hiếm hoi của triết học phương Đông, một cách vô thức theo thao tác của triết học phương Tây.

 Không theo khuôn mẫu của triết học phương Tây bởi Phương Đông có quan niệm riêng về triết học. Phương Đông cho rằng Triết () là sáng mà triết cũng là triệt. Khi làm cho một sự vật, một hiện tượng trở nên sáng rõ đến tận cùng thì đó là Triết. Chẳng hạn, Đạo vốn là khái niệm bình thường, phổ biến trong cuộc sống, với nghĩa con đường, tôn giáo, đạo đức... Nhưng khi Lão Tử khái quát thành mệnh đề “Đạo khả đạo phi thường đạo” thì Đạo trở thành phạm trù triết học chói sáng bao hàm trong đó bản thể và cả quá trình vận hành của vũ trụ. Tương tự, Danh là khái niệm bình thường, phổ biến trong cuộc sống như danh tính, danh hiệu, danh dự… Nhưng khi Khổng Tử đưa ra Thuyết Chính danh thì Danh đã trở thành phạm trù triết học có vai trò quan trọng trong cuộc sồng. Ở thời chúng ta, trong nền văn minh phương Đông phồn tạp, mà hầu hết nhân loại cho rằng đó là sản phẩm của Trung Hoa, Kim Định bóc tách ra Việt Nho là nền văn hóa do người Việt sáng tạo với tư cách dân cư đầu tiên chiếm lĩnh Hoa lục. Về sau người Hoa đã học theo, nâng Việt Nho lên hàng kinh điển và cũng đồng thời làm suy đồi trở thành Hán nho, Tống nho. Khám phá triệt để và sáng suốt như thế mang tính cách mạng, thay đổi nhận thức hàng nghìn năm của cả nhân loại, đương nhiên mang ý nghĩa triết học lớn. Tiếp đó là việc tìm ra vũ trụ quan Tham thiên lưỡng địa; nhân sinh quan Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh; Đạo Việt An Vi và cơ chế bình sản trong xã hội Việt cổ là khám phá vĩ đại về văn hóa Việt. Đó chính là triết học. Hoàn toàn khác triết học tư biện, duy lý, là “trò chơi ngôn từ” của phương Tây. Triết học phương Đông là triết học nhân sinh giúp khám phá chiều sâu của văn hóa, phục vụ con người.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, suy cho cùng thì triết học cũng như nhiều thứ khác chỉ là công cụ mà thực dân dùng để nô dịch dân tộc Việt. Khi chiếm Đông Dương, thực dân Pháp nghĩ rằng sẽ vĩnh viễn thống trị vùng đất này nên quyết định tạo dựng một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông. Cùng với việc dạy cho trẻ em: “Tổ tiên chúng ta là người Gaulois,” người Pháp áp đặt cho nền giáo dục thuộc địa nhiều kiến thức khác. Không phải để khai dân trí mà cốt làm cho dân “bán khai” bản địa choáng ngợp trước sự tân kỳ của văn minh phương Tây rồi thần phục mẫu quốc! Triết học phương Tây một mặt là bằng chứng về sự văn minh của phương Tây. Mặt khác là công cụ hữu hiệu để chôn vùi nền triết học mênh mông và sâu thẳm của phương Đông. Do xâm lược văn hóa có tác động sâu xa nên dân Việt không dễ phân biệt đâu là văn hóa thực sự, đâu là công cụ nô dịch. Vì vậy, sau khi thực dân bị đánh đuổi thì nhiều công cụ thực dân vẫn tồn tại mà một cách vô thức, người Việt vẫn tôn thờ. Ngay cả khi chính học giả phương Tây khẳng định “triết học đã chết,” “Chỉ là trò chơi ngôn từ” thì người Việt bảo hoàng hơn vua, vẫn đua nhau học triết Tây, nghiên cứu triết Tây! Thử hỏi, trăm năm qua, triết Tây mang lại ơn ích gì cho dân Việt, ngoài một nhóm người quần tụ thành khoa triết, viện triết, chuyên nhai lại những chuyện trời ơi đất hỡi cùn mòn của phương Tây rồi phong cho nhau học vị học hàm? Tự hào về triết gia Trần Đức Thảo ư? Là một người có thiên năng, sang trời Tây, theo phong trào, Trần Đức Thảo bị cuốn vào dòng triết học Marxit và dành cả cuộc đời để vá víu cái chủ thuyết phi nhân xa lạ! Cả chủ thuyết ông theo đuổi cũng như danh giá ông nhận được đều là sự áp đặt từ bên ngoài. Thử hỏi, triết học của ông mang lại ơn ích gì cho người Việt? Người Việt biết đến ông trong số phận oan nghiệt của một “tội đồ” Nhân Văn Giai Phẩm gợi nỗi xót thương nhưng mấy ai biết đến cái triết học của ông?

Nay lại có người ước mong Việt Nam có triết gia lớn! Thật nực cười! Nói lấy được mà chả hiểu mình nói gì! Hãy tự hỏi xem liệu Việt Nam thể có triết gia không đã? Cổ nhân nói “mài sắt nên kim.” Đúng là trì chí làm việc, người bình thường có thể trở nên thợ lành nghề. Nhưng để thành nhân tài hay thiên tài thì như thế chưa đủ, cần phải có năng khiếu. Nhưng năng khiếu của một cá nhân cũng không đủ mà cần cộng lực của cả truyền thống dân tộc. Lĩnh vực triết Tây, là sở trường của dân cư tư duy phân tích. Trong khi đó ta là dân nông nghiệp với tập quán tư duy tổng hợp, chủ toàn, tư duy phân tích là sở đoản. Nhảy vào trường đấu mà mình đem cái sở đoản của mình đấu với sở trường của thiên hạ thì thua ngay từ khi chưa vào xới! Không chỉ vậy, thiên thời cũng không ủng hộ vì lúc này là buổi cuối mùa, triết học đã chết, những bậc thầy triết Tây đang bỏ của chạy lấy người, đôn đáo đi tìm Minh triết ở phương Đông mà người phương Đông thứ thiệt còn hè nhau lao vào mảnh đất chết ấy thì quả thật điên rồ! Cổ nhân nói: “Hộ đoản chung đoản, canh trường bất trường,” có nghĩa là đi theo cái ngắn, cuối cùng trở thành ngắn, còn trồng cấy cái dài cũng chẳng được dài. Học theo cái dở của thiên hạ thì mình thành dở còn học theo cái hay của thiên hạ, mình sẽ chẳng được hay! Một thời những vị vào làng Tây, nói tiếng Tây hơn cả Tây mà chả bao giờ thoát được thân phận giả cầy!

Xin kể hai câu chuyện nhỏ. PGS.TS Hoàng Ngọc Hiến, đọc sách thấy người Tây nghiên cứu Minh triết, cũng thỉnh thầy François Jullien về học đạo. Thầy xui (dại): “Hôm nay minh triết phải làm ra khái niệm, phải có lịch sử,” chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao, ông cũng hùa theo rồi chế tác ra “Minh triết Trần Nhân Tông, Minh triết Nguyễn Trãi, Minh triết Hồ Chí Minh, Minh triết Marxit”… khiến cho đồng bào Việt phía trời Tây bàng hoàng vì sự vô minh! (2) Gặp nhau tại một hội thảo ở Hà Nội, PGS.TS Triết học Phạm Khiêm Ích tặng tôi tập tài liệu “Tư duy tổng hợp” mà ông dịch từ tiếng Anh theo một Dự án học thuật. Ông chân tình bảo: “Anh cố đọc rồi góp ý cho tôi.” Đọc xong, từ Sài Gòn, tôi gửi ông điện thư: “Người Việt là tổ sư của lối tư duy tổng hợp. Nếu bác chịu khó nghiên cứu tư duy của tổ tiên trong câu Trông trời trông đất trông mây… rồi viết ra thì bác sẽ là thày những giáo sư trong sách, thay vì dịch của họ ra để học.” Nhưng thói đời là thế, dịch của thiên hạ ra để học vừa dễ dàng, vừa có tiền tiêu lại an toàn vì không “nghiên cứu trái nghị quyết!” Và như thế, trí thức Việt mãi mãi chỉ là lũ học trò nhớn xác.

Trở lại câu hỏi ở trên: phương Đông, Việt Nam có triết học không? Có, không chỉ có mà là thứ triết học tuyệt vời. Khi thoát khỏi sự cầm tù của quan niệm triết học phương Tây, sẽ thấy Kinh Dịch là sản phẩm triết học vĩ đại. Thích, Lão, Khổng, Mạnh… là những triết gia lớn. Không chỉ vậy, ngay thời chúng ta, Kim Định là triết gia thiên tài mà do cách nhìn thiển cận trong vòng vây của triết học phi nhân phương Tây, người ta không nhận ra. Hơn nửa thế kỷ bị coi như cỏ dại bên đường nhưng rồi sẽ có ngày, thế giới tôn ông là triết gia bậc thầy. Trong Hội thảo khoa học tưởng niệm 15 năm ngày mất của Kim Định được tổ chức tại Nhà Thái học Văn Miếu Quốc Tử Giám tháng 7 năm 2012, tôi có nói với các bạn trẻ: “Chúng tôi già rồi, không làm được nữa. Nhưng các bạn, những ai nắm được tư tưởng của Kim Định, sẽ có ngày đàng hoàng bước lên những giảng đường danh giá nhất của thế giới.” Ngày ấy đang đến gần. Khi thoát khỏi sự cầm tù của quan niệm triết học phương Tây, dồn tâm lực để nghiên cứu minh triết phương Đông từ Kinh Dịch, Nikaya của Đức Phật tới Lão, Khổng, Trang, Mạnh… chúng ta sẽ xây dựng nền triết học vĩ đại của phương Đông, giúp cho  công cuộc phục hưng dân tộc và dẫn dắt nhân loại.

                                                                                  

                                                                        Sài Gòn, Thu 2020.

 

Tài kiệu tham khảo.

1.      Kim Định. “Triết Lý Giáo Dục III. Truyền Thống” http://vietnamvanhien.net/trietlygiaoduc.pdf

2.      Trên trang Minh triết Việt, học giả Lê Việt Thường xuất bản hơn 70 bài phản bác cuốn Luận bàn Minh triết và Minh triết Việt của Hoàng Ngọc Hiến.

 

XIN TRẢ LẠI VINH QUANG CHO NGƯỜI LẠC VIỆT

  

Từ đầu thế kỷ, với bài viết Out of Eden - The Peopling of the World, khoa học đã khám phá, 70.000 năm trước, người di cư châu Phi tới Việt Nam. Tại Việt Nam, hai đại chủng Mongoloid và Australoid hòa huyết sinh ra 4 chủng người Việt cổ, trong đó chủng Indonesian (Lạc Việt) chiếm 60% nhân số, giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Sau đó, từ Việt Nam, người Việt cổ đi ra làm nên tổ tiên người Châu Úc, Đông Nam Á, Ấn Độ. 40.000 năm trước chiếm lĩnh Hoa lục, trở thành tổ tiên người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và thủy tổ người bản địa châu Mỹ. Một dòng đi về phía Tây, vào châu Âu, hòa huyết với người Europid từ Trung Đông sang, làm nên tổ tiên người châu Âu. Nhưng năm 2012, Stephen Oppenheimer rút lại nhận định này và đề xuất phương án khác. Từ đó nhiều học giả cho rằng người Proto-Indo-European (PIE) là tổ tiên dân cư châu Âu rồi tập trung tìm kiếm mà không thấy. Từ khảo của của mình, chúng tôi khám phá, không hề có cái gọi là PIE mà chính người Indonesian (Lạc Việt) là tổ tiên dân cư châu Âu.

Cho đến nay vấn đề nguồn gốc dân cư và ngôn ngữ châu Âu vẫn chưa được giải quyết mà lâm vào cuộc tranh cãi không hồi kết. Mới nhất là bài"NGÔN NGỮ ẤN-ÂU CÓ PHÁT TRIỂN TỪ NGÔN NGỮ GỐC XUYÊN CHÂU Á? PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH " của Xavier Rouard. Một chuyên luận dài kinh hoàng, tới 55 trang với 38.740 từ. Vậy nhưng, ở phần kết luận, tác giả vẫn khiêm tốn nói: “Tất cả những nghiên cứu gần đây này khiến tôi kết luận, trên cơ sở nghiên cứu liên ngành dựa trên các nghiên cứu về ngôn ngữ, di truyền, lịch sử, khảo cổ, nông nghiệp và tôn giáo rằng các ngôn ngữ Ấn-Âu có nguồn gốc từ một ngôn ngữ gốc xuyên Á-Âu có nguồn gốc từ Trung Á và được mở rộng từ khu vực này với nông nghiệp và chủ nghĩa chăn nuôi. Tôi biết rằng nghiên cứu này sẽ không kết thúc cuộc tranh cãi không hồi kết về quê hương nguyên thủy của người Ấn-Âu nhưng hy vọng nó sẽ mang lại những đóng góp hữu ích cho cuộc tranh luận.”(1)

Trong khi đó, tôi thấy đây là vấn đề đơn giản, đã được giải quyết từ 20 năm trước. Trong bài Out of Eden - The Peopling of the World (2) Stephen Oppenheimer công bố: “40.000 trước, nhờ khí hậu ấm lên, người từ Việt Nam đi lên Hoa lục. Một nhánh từ Tây Hoa lục tới Trung Á. Dừng lại đây một thời gian để tăng nhân số rồi họ tiến vào Nam Âu. Tại đây, họ gặp gỡ người Europid từ Trung Đông qua eo Bosphorus tới. Hai dòng người hòa huyết, sinh ra người Europen là tổ tiên người châu Âu.”Phải nói bài viết quá tuyệt vời, tôi đọc mà như nghe chuyện huyền thoại. Bái phục Oppenheimer tôi càng thấy sự kỳ diệu của di truyền học như một phép thần. Tôi đã dùng nghiên cứu này trong nhiều bài viết của mình. Sau tài liệu của Oppenheimer, tôi còn gặp nhiều nghiên cứu khác nói về đề tài này mà thú vị nhất là “lời thủ thỉ” của những mảnh xương chân người đàn ông Hang Điền Nguyên trong bài báo của Svante Pääbo: “Từ Hòa Bình Việt Nam đi lên 40.000 năm trước, ông là tổ tiên người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và là thủy tổ người Mỹ bản địa.” Bài báo không nhắc gì tới mối liên quan của ông với người châu Âu. Không phải vậy tôi thầm nghĩ rồi truy cập tiếp thì gặp Sergio Prostak với bài DNA Analysis Reveals Common Origin of Tianyuan Humans and Native Americans, Asians. Jan 24, 2013 (3); và Qiaomei Fu et al. với bài DNA analysis of an early modern human from Tianyuan Cave, China (4) Các bài này đều nói về mối liên quan của người đàn ông Điền Nguyên với con cháu ở châu Âu. Vậy mới phải chứ. Tôi mỉm cười trong im lặng. Kỳ diệu thay, khoa học đã nói lên sự thật: “Từ 40.000 năm trước, người Việt Nam đã đi ra thế giới, làm nên tổ tiên toàn nhân loại ngoài châu Phi.”

Sau này, có thêm thông tin, tôi tra cứu tiếp thì biết rằng, sau khi đoàn di cư rời Bán đảo A Rập, haplogroup N ở lại đã quần tụ trên đất Yemen. Sau đó họ sinh ra dòng con R được gọi là Europid. 52.000 năm trước, khi trời ấm lên, haplogroup N và nhánh con R của nó đi sang Trung Đông. 40.000 năm trước, từ Trung Đông họ qua eo Bosphorus sang vùng đất ngày nay là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng là lúc người Indonesian từ Đông Á sang. Hai dòng người gặp gỡ hòa huyết sinh ra người Europen da ngăm đen, là tổ tiên người châu Âu.

Lúc này tôi cũng có thêm thông tin về người Indonesian tổ tiên tôi. Được sinh ra tại Hòa Bình Việt Nam 70.000 năm trước, người Indonesian chiếm 60% dân cư Việt Nam, giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ(6). Khi khảo sát di chỉ văn hóa thế giới Lương Chử miền Thái Hồ 4300 năm trước, tôi được biết, người Indonesian còn được gọi là Lạc Việt, có tục danh “Vũ nhân hay Vũ dân”, thờ vật tổ kép chim và thú, chủ nhân nền văn hóa rực rỡ bậc nhất phương Đông cổ. Những chứng cứ xác thực nhất nói rằng chúng tôi là con rồng cháu tiên! Vậy là trong buổi sơ khai của nhân loại, tổ tiên Lạc Việt của tôi đã làm được những kỳ tích!

Khoa học còn phát hiện, 40.000 năm trước, tổ tiên tôi từ Hòa Bình đi lên hang Điền Nguyên, tiếp đó tới di chỉ văn hóa Chu Khẩu Điếm 27.000 năm trước. Khoảng 8000 năm trước, người Indonesian đã sống đông đảo trên lưu vực Hoàng Hà. 7000 năm trước, nhờ kết hợp với người North Mongoloid trồng kê và du mục trên bờ Bắc Hoàng Hà, chủng Việt mới South Mongoloid được sinh ra. Sau này được gọi là người Việt hiện đại.

Sống tại Đông Á, người Việt cổ nói ngôn ngữ đất mẹ châu Phi đa âm, không thanh điệu. Nhưng tổ tiên Lạc Việt của tôi từ 10.000 năm trước đã trì chí sáng tạo chữ tượng hình. Năm 1400 TCN, vào thời nhà Ân, chữ Nho ra đời, đưa phương Đông vào thời có sử. Từ khi chữ Nho tượng hình xuất hiện, người Đông Á chuyển sang nói ngôn ngữ đơn âm, hữu thanh. Vậy là con người Đông Á hoàn toàn được lột xác: vốn là người mang mã di truyền Australoid với sắc da đen của tổ tiên châu Phi nay chuyển thành South Mongoloid nước da nhạt hơn. Trong khi tiếng nói chuyển sang đơn âm, hữu thanh.

Vào thế kỷ XVI, người châu Âu đi đến tiểu lục địa Ấn Độ đã nhận ra những nét giống nhau giữa các ngôn ngữ Ấn-Arya, Iran và châu Âu. Năm 1585 Filippo Sassetti, một thương nhân Florence, ghi nhận một số từ vựng tương đồng giữa tiếng Phạn và tiếng Ý. Năm 1647, nhà ngôn ngữ học người Hà Lan Marcus Zuerius van Boxhorn chú ý đến nét tương tự ở một số ngôn ngữ châu Á và châu Âu. Năm 1813 Thomas Young lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ Indo-European, dựa trên phân bố địa lý của hệ này. Từ hơn 200 năm nay, nguồn gốc con người cũng như ngôn ngữ Ấn-Âu được quan tâm nghiên cứu dựa trên cơ sở ngôn ngữ học và khảo cổ học với mục tiêu khám phá ngôn ngữ Tiền Ấn-Âu (Proto-Indo-Europien PIE). Hàng thế kỷ, mọi con mắt cùng chú mục vào con người và ngôn ngữ Dravidian, đối tượng có triển vọng nhất ẩn chứa PIE nhưng đã không thành công.

Trước hết cần khẳng định rằng việc tìm kiếm của học giả phương Tây 200 năm qua thất bại vì thực tế, người Dravidian không hề tham gia chút nào vào việc làm nên cái gọi là Indo-European. Di truyền học khẳng định, người Dravidian chính là người Indonesian từ Việt Nam sang Ấn Độ 50.000 năm trước. Sống tại Ấn, họ được mang tên mới Dravidian. Trong khi mải mê chinh phục vùng đất mênh mông, họ hoàn toàn không có điều kiện vươn tới châu Âu. Họ cũng không thể biết những công việc mà đồng tộc đã làm trên vùng đất phía Tây. Màu da và tiếng nói Dravidian của họ tồn tại ở phía Bắc Ấn Độ, trở thành một dấu ấn, một thứ proxy để sau này người phương Tây tìm tổ tiên mình. Nhưng Dravidian không phải là tổ tiên người châu Âu thực mà chỉ là cái bóng trong gương của một tổ tiên đã mất khiến cho suốt 200 năm kẻ đi tìm thất vọng. Hai thế kỷ họ đã đi tìm vô vọng trên đất Ấn, nay theo “khám phá mới” của học giả Xiavier Rouard chắc sẽ có từng đàn người lang thang hàng thế kỷ tiếp tục đào xới trên cánh đồng vô định Trung Á!

Chỉ sang thế kỷ mới, với những cống hiến kỳ diệu của di truyền, khảo cổ và ngôn ngữ học, hành trạng bí ẩn của người Lạc Việt trên đất Đông Á mới được hiển lộ. Sự thật được hiển lộ, 40.000 năm trước, người Lạc Việt đi lên Hoa lục rồi từ đây sang châu Âu. Có mặt trên đất Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, người Lạc Việt kết hợp với người Europid sinh ra người Europian tổ tiên người châu Âu. Khi đội ngũ tiên phong sang phương Tây hoàn thành nhiệm vụ của mình thì người Lạc Việt trên đất Đông Á sáng tạo những thành tựu văn hóa khác. Hai cú biến đổi ngoạn mục được thực hiện: biến đổi di truyền thành chủng Mongoloid phương Nam và biến đổi ngôn ngữ từ tiếng nói của đất mẹ châu Phi thành tiếng nói đơn âm, hữu thanh. Một cuộc biến đối kinh hồn khiến cho người Lạc Việt chìm trong chiều sâu lịch sử. Chỉ tới hôm nay, thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, bằng những thành tựu thần kỳ của di truyền học, khảo cổ học và ngôn ngữ học, khoa học mới khám phá sự biến đổi lạ lùng này.

Như lẽ thường, chân lý một khi được khám phá sẽ trở thành đơn giản. 40.000 năm trước, khoảng 10.000 người Lạc Việt Indonesian và 4000 người Europid cùng đến đất Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Họ hòa huyết với nhau, cho ra người European mã di truyền Mongoloid mà 80% dân cư châu Âu mang tới hôm nay. Đó là máu huyết. Còn ngôn ngữ?

Cho tới 40.000 năm trước, ngôn ngữ của người Europid hầu như vẫn là tiếng nói mang tới từ đất mẹ châu Phi. Bởi lẽ, từ khi ra ngoài châu Phi, phạm vi hoạt động của họ chỉ quanh quẩn trên Bán đảo A Rập nên nói chung ngôn ngữ không thay đổi nhiều. Trong khi đó, dòng người tới Việt Nam, trải qua cuộc du hành từ Bán đảo A Rập tới Đông Nam Á. Tiếp tục cuộc sống sôi động ở Việt Nam, con cháu họ lập nên bao kỳ tích, trong suốt 30.000 năm rồi tiếp đó đi sang phương Tây. Riêng về tiếng nói, người Lạc Việt đã sáng tạo lượng từ vựng phong phú nhất thế giới. Khi hòa huyết với người Europid để sinh ra tổ tiên người châu Âu European, hai cộng đồng cha mẹ đã cho con cái họ một ngôn ngữ trưởng thành và giầu có. Ngôn ngữ đó, người săn hái mang đi phổ biến khắp châu Âu. Khoảng 25.000 năm trước, một bộ phận trở lại con đường xưa rồi định cư tại Nam Nga và Ucraina. Khi trở thành chiến binh du mục, họ bổ sung một số từ mới: ngựa, xe ngựa, dệt, len… Chỉ dựa vào một vài từ mới với bề dày thời gian tồn tại mong manh 4000 năm mà gọi họ là lớp người làm nên ngôn ngữ tiền Ấn Âu là nhận định vội vàng…

Với bài viết này, tôi tin rằng, những vấn đề về cội nguồn và ngôn ngữ dân cư châu Âu đã trở nên rõ ràng và sáng tỏ. Niềm tin 200 năm nay của người châu Âu về một tổ tiên Ấn-Âu đã sụp đổ. Đã tới lúc châu Âu từ bỏ cái gọi là “Indo-European” ảo tưởng để nhận tổ tiên thực của mình là người Lạc Việt Indonesian. Và cũng tới lúc dùng một danh xưng chính xác để gọi chủng tộc của mình là Viet-European mà không phải Indo-Europian. 

Gần đây tôi mới học được rằng, mọi việc trên đời đều do duyên khởi. Không phải ngẫu nhiên hôm nay ta bàn về người Indonesian chủ nhân văn hóa Hòa Bình. Ba năm nữa thôi, 2027 là chẵn trăm năm khám phá và nghiên cứu văn hóa Hòa Bình, một nền văn hóa khảo cổ duy nhất trên thế giới. Đó là đất lành nơi đầu tiên tổ tiên từ châu Phi chọn để sinh sống. Rồi từ đây con người lan tỏa khắp địa cầu. Đây là nơi đất thiêng tụ hội linh hồn nhân loại. Mong rằng trong dịp kỷ niệm trăm năm này, nhà nước Việt Nam cùng với các quốc gia khác có hành động tưởng nhớ xứng đáng với tổ tiên và kết nối tình anh em đồng bào.

Với khám phá này, câu chuyện về cội nguồn dân cư và tiếng nói châu Âu đã tới lúc khép lại.

 

                                                                                                                Sài Gòn, 2.24.2024

 

 

Tài liệu tham khảo.

1.Xavier ROUARD. DID INDO-EUROPEAN LANGUAGES STEM FROM A TRANS-EURASIAN ORIGINAL LANGUAGE? AN INTERDISCIPLINARY APPROACH

www.sci-cult.com SCIENTIFIC CULTURE, Vol. 8, No. 1, (2022), pp. 15-49 Open Access.

2.Stephen Oppenheimer. Out of Eden - The Peopling of the World - Bradshaw Foundation https://www.bradshawfoundation.com/books/out_of_eden.php

3. Sergio Prostak. DNA Analysis Reveals Common Origin of Tianyuan Humans and Native Americans, Asians. Jan 24, 2013.   http://www.sci-news.com/othersciences/anthropology/article00842.html

5.Qiaomei Fu et al. DNA analysis of an early modern human from Tianyuan Cave, China. PNAS, published online before print January 22, 2013; doi: 10.1073/pnas.1221359110

 http://www.sci-news.com/othersciences/anthropology/article00842.html

6. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCN. H, 1983.

 

 

CẢNH BÁO VỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM BỊ ĐÁNH TRÁO

 

Sang thế kỷ XXI, nhờ kết quả của di truyền và khảo cổ học, việc nghiên cứu lịch sử dân cư Đông Á đạt nhiều thành tựu. Đến nay nhiều ý kiến cho rằng, có hai con đường đưa người châu Phi di cư tới phương Đông. Con đường phía Nam làm nên dân cư bản địa Đông Nam Á mang mã di truyền Australoid. Con đường phía Bắc làm nên người nông dân Trung Quốc chủng Mongoloid phương Nam. Một làn sóng người Trung Quốc di cư xuống, trùm lên dân cư bản địa, tạo nên người Việt Nam hôm nay. Vận dụng quan điểm này, học giả Trung Quốc đưa ra thuyết: “Từ đồng bằng miền Trung Hoàng Hà, người Hán đi xuống lưu vực Dương Tử làm nên cộng đồng Bách Việt mà người Hán là trung tâm. Trong khi đó một đám li khai đi xuống Việt Nam thành người Việt Nam hôm nay.” Từ ý tưởng của các học giả, năm 2014, sau sự kiện Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì thăm Việt Nam, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc đã viết: Trung Quốc dụng tâm lương khổ, phụng khuyến Việt Nam “lãng tử hồi đầu” (中国用心良苦,奉劝越南浪子回). Câu này có nghĩa là: Trung Quốc chân thành khuyên đứa con hoang đàng Việt Nam hãy trở về nhà.

Nhưng nghiên cứu của tôi 15 năm qua cho thấy sự thực khác. Chỉ có duy nhất con đường phương Nam theo ven Ấn Độ Dương đưa hai đai chủng người châu Phi Australoid và Mongoloid di cư tới Việt Nam. Tại Việt Nam họ hòa huyết sinh ra người Việt cổ mang mã di truyền Australoid. Người Việt đi lên Quảng Đông, Quảng Tây rồi từ đây lan tỏa ra toàn bộ Hoa lục. 20.000 năm trước, tại di chỉ Tiên Nhân Động tỉnh Giang Tây, người Việt làm ra đồ gốm đầu tiên. 12.400 năm trước thuần hóa thành công lúa nước. 9000 năm trước, từ Nam Dương Tử, người Việt đi lên xây dựng nông nghiệp lúa nước ở Giả Hồ Hà Nam rồi văn hóa trồng kê ở Xinglonggou Nội Mông, Ngưỡng Thiều tỉnh Sơn Tây. 7.000 năm trước, tại Ngưỡng Thiều, người Việt gặp gỡ, hòa huyết với người Mongoloid phương Bắc (cũng từ Việt Nam đi lên) sinh ra người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam. Người  Việt Mongoloid phương Nam tăng số lượng, chiếm lĩnh lưu vực Hoàng Hà.

Năm 2698 TCN, người Mông Cổ du mục ở bờ Bắc, đánh chiếm miền Trung Hoàng Hà lập nhà nước Hoàng Đế. Tỵ nạn chiến tranh, từ nửa sau thiên niên kỷ III TCN, nhiều lớp người ở Nam Hoàng Hà di cư, đem nguồn gen Mongoloid xuống hòa huyết với dân bản địa, chuyển hóa dân cư Việt Nam sang chủng Mongoloid phương Nam. Khoảng 2000 năm TCN, toàn bộ người Việt Nam mang mã di truyền Mongoloid phương Nam như hiện nay. Trong khi đó, người Việt ở lại lưu vực Hoàng Hà một phần trở thành dân cư nhà nước Hoàng Đế, phần còn lại sống trong các tiểu quốc hay bộ tộc độc lập, luôn chống lại cuộc xâm lăng của triều đình Hoa Hạ. Sau đó họ hợp tác với nhà Chu đánh bại nhà Thương rồi trở thành chư hầu nhà Chu. Khi Lưu Bang lập quốc, họ trở thành người Hán. Như vậy, người Hán là lớp dân cư trẻ nhất Hoa lục, do người Việt cổ sinh ra 7000 năm trước.

Lịch sử nêu trên cho thấy người Việt Nam được hình thành theo hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ 70.000 năm trước thuộc loại hình Australoid, giai đoạn sau mang mã di truyền Mongoloid phương Nam do người di cư từ Núi Thái-Trong Nguồn trở về hòa huyết với dân tại chỗ. Đó là quá trình chuyển hóa di truyền kéo dài ngót 300 năm cuối của thiên niên kỷ III TCN mà không phải sự thay thế dân cư cơ học. Bức tranh toàn cảnh lịch sử dân cư Đông Á là:

200.000 năm trước, người Đứng thẳng Homo erectus hoàn toàn rời khỏi đất Đông Á. 70.000 năm trước, người hiên đại Homo sapiens từ châu Phi theo ven Ấn Độ Dương đặt chân tới Việt Nam rồi từ Việt Nam lan tỏa ra chiếm lĩnh Hoa lục, làm nên dân cư Trung Quốc. Do đó, người Việt là chủ thể làm nên dân cư Trung Quốc. Tiếng Việt, chữ Việt là chủ thể làm nên tiếng nói, chữ viết Trung Hoa. Văn hóa Việt là cội nguồn của văn minh Trung Hoa.

Trong nhiều cuốn sách và bài viết của mình, bằng những cứ liệu di truyền học, tôi đã chứng minh rằng “Không hề có làn sóng di cư lớn của người Trung Quốc tràn xuống thay thế dân cư bản địa, làm nên người Việt Nam.”  Bởi lẽ nếu việc này xảy ra, người Việt Nam phải là hậu duệ của người Trung Quốc. Theo nguyên lý di truyền, người Việt Nam sẽ có đa dạng sinh học thấp hơn người Trung Quốc. Tuy nhiên các khảo cứu DNA dân cư châu Á đều xác nhận: người Việt Nam có đa dạng sinh học cao nhất trong dân cư châu Á. Như vậy, di truyền học khẳng định không có chuyện người phương Bắc xuống thay thế dân cư Việt Nam. Người Việt Nam là trưởng tộc trong dòng giống Việt trên đất Đông Á.

Tôi cũng đã chứng minh bằng những cứ liệu khảo cổ học. Sau 80 năm khai quật và nghiên cứu văn hóa Lương Chử, năm 2016, học giả Trung Quốc công bố: “Văn hóa Lương Chử là cội nguồn của văn minh Trung Quốc.” Điều này có nghĩa là họ thừa nhận, người Lạc Việt từ phương Nam đi lên xây dựng văn hóa Lương Chử sau đó xây dựng văn hóa đồng bằng miền Trung Hoàng Hà.

Đấy là sự thật. Đáng buồn là các học giả quốc tế không nhìn ra sự thật này. Tôi hình dung ra tình trạng đen tối phía trước. Dựa vào số đông cùng uy thế các trung tâm học thuật lớn, không lâu nữa, những ý tưởng sai lầm của họ trở thành kết luận chính thức. Đó là thảm kịch không chỉ với khoa học mà cho cả dân tộc Việt Nam: một lịch sử bị đánh tráo! Từ chỗ là ngành trưởng của tộc Việt, giữ đất hương hỏa thờ phụng tổ tiên, chúng ta bị biến thành đám lạc loài để cho con cháu dạy bảo: lãng tử hồi đầu! Thực dân về đất đai rồi sẽ giành lại được nhưng thực dân về văn hóa sẽ tác hại lâu dài không chỉ thay đổi lịch sử mà còn tác động tới số phận dân tộc.

Thưa quý vị nhân sỹ trí thức cùng đồng bào,

Là nhà nghiên cứu độc lập, tôi không đủ điều kiện tranh biện với học giả quốc tế. Do đây là việc lớn của quốc gia nên chỉ có thể giải quyết trong tầm quốc gia. Thiết nghĩ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cần xây dựng đề án Nghiên cứu lịch sử hình thành dân cư Đông Á. Khi nghiên cứu hoàn thành, Việt Nam đứng ra tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế để báo cáo đề tài nghiên cứu. Từ cọ xát với giới khoa học quốc tế, chúng ta sẽ khẳng định sự đúng đắn của mình.

Kính

Hà Văn Thùy

                                                                                                                       Sài Gòn, ngày 8.1.2021

Chỗ khuất trong cuộc đời Nguyễn Du đã tới lúc sáng tỏ

 



Còn nhớ, năm 1965, đám học trò trên dưới 20 tập tọng văn chương chúng tôi hồ hởi thế nào trước Lễ kỷ niệm 200 năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du. Mua thơ, mua Kỷ yếu Hội thảo đọc như nuốt lấy từng lời vàng ngọc của những bậc thầy để thêm chút vốn liếng cho cuộc đua trường kỳ. Sau này khi có dịp tra cứu, chúng tôi nhận ra, đến nay, trên dòng chính thống, những gì được viết từ nửa thế kỷ trước hầu như không thay đổi, nhất thành bất biến.

Nhưng thật bất ngờ, khoảng năm 2010 chúng tôi nhận được cuốn Nguyễn Du, mười năm gió bụi của ông Phạm Trọng Chánh từ Paris gửi về. Đọc sách, chúng tôi bừng tỉnh trước những khám phá mới mẻ, tuyệt vời mà chỉ có vậy, mới đủ sức cắt nghĩa về cuộc đời và tác phẩm Nguyễn. Dù rời bỏ văn chương lâu rồi nhưng nhờ xúc cảm với khám phá mới, chúng tôi viết được bài Nguyễn Du viết Độc Tiểu Thanh ký ở đâu? Trong thâm tâm chúng tôi đinh ninh rằng, cũng như mình, những nhà nghiên cứu trong nước sẽ đón nhận cuốn sách như ngọc quý để viết lại tiểu sử và từ đó nâng cao thêm giá trị trước tác của thi hào.

Nhưng khi đọc bài Nhận xét bài viết “Nguyễn Du và chuyến Bắc hành lần đầu – qua khảo sát một bài thơ cụ thể: Nhạc Vũ Mục mộ” (*) của ông Mai An Nguyễn Anh Tuấn của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi thì thất vọng vì những phát hiện quý giá của ông Phạm Trong Chánh hoàn toàn bị phủ định. Do vậy, chúng tôi buộc lòng phải lên tiếng.

Sự thực là, nửa thế kỷ qua, chúng ta đã làm được nhiều việc để vinh danh đại thi hào dân tộc như đề nghị UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới, tôn tạo mộ phần ông và nhiều sách về ông được xuất bản… Nhưng người đọc hầu như không biết gì thêm về cuộc đời ông. Ngay việc sắp xếp các bài trong từng tập thơ có những bất thông gây hoài nghi thì vẫn cứ được tin là “cách sắp xếp các bài trong bản chép tay này đã ổn” (!) Dù có hàng chục luận văn và nhiều công trình nghiên cứu của học giả trong và ngoài nước về Nguyễn Du được xuất bản thì nhìn chung, mọi thứ, như chiếc cối xay cùn chỉ xoay quanh những tư liệu được dùng tới cũ mòn!

Thông thường, với một nhân vật thì gia phả được coi là tài liệu chính thức, đáng tin cậy nhất. Vì vậy, gia phả họ Nguyễn Tiên Điền được Nguyễn Y là con Nguyễn Nhưng, em khác mẹ Nguyễn Du, chưa hề ra khỏi Tiên Điền Hà Tĩnh, viết một trăm năm sau, vẫn làm cho nhiều người tin rằng Nguyễn Du được phong tước hầu là nhờ tập ấm của bố nuôi họ Hà và “mười năm gió bụi” thì ông « về quê vợ ở Quỳnh Hải họp cùng anh vợ Đoàn Nguyễn Tuấn khởi nghĩa chống Tây Sơn »… Một nghi vấn khác: “Nguyễn Đại Lang là ai mà Nguyễn Du phải viết đến ba bài Biệt Nguyễn Đại Lang, và một bài Lưu Biệt Nguyễn Đại Lang,” chưa có lời giải! Chưa biết là ai nhưng rõ ràng, đó phải là nhân vật quan trọng đối với nhà thơ. Nhưng sau 50 năm, hiểu biết của chúng ta chỉ dừng lại ở dòng chữ vô hồn: “Ông bạn họ Nguyễn. Chưa rõ là ai”. Phải chăng các tiền bối của chúng ta cũng thấy điều này nhưng không trả lời được, đành nói cho qua!? Và rồi các “nhà Kiều học” cũng cho qua hơn nửa thế kỷ!

Vấn đề mấu chốt ở đây là có cuộc “giang hồ” đất Bắc của Nguyễn Du không? Ông Nguyễn Huệ Chi viết: “Muốn giải quyết được việc chuyển từ hệ quy chiếu địa-văn hóa Việt Nam sang địa-văn hóa Trung Quốc, ông Chánh phải làm một việc không tài nào làm nổi, đó là giải đáp cho được hai câu hỏi: (1) Điều kiện tài chính của chuyến “hành trình giang hồ” của Nguyễn Du trong tình thế nhà họ Nguyễn Tiên Điền đang suy thoái từ “quan sang” xuống đất đen (bần đáo cốt); và (2). Điều kiện giao tiếp thiết yếu đối với nhóm xuất ngoại trong tư cách giang hồ trên đất Trung Quốc hàng ngày (vì ngôn ngữ bất thông).

Viết như thế chứng tỏ ông không đọc hay đọc không kỹ công trình khảo cứu của ông Phạm Trọng Chánh. Vì vậy ông không hề biết hoàn cảnh xuất ngoại của Nguyễn Du. Không phải Nguyễn Du Bắc hành “trong tình thế nhà họ Nguyễn Tiên Điền đang suy thoái từ “quan sang” xuống đất đen (bần đáo cốt)” mà trong tình huống hoàn toàn khác.

Muốn giải đáp được hai “vấn nạn” mà ông Huệ Chi đặt ra, điều tiên quyết là phải xác định được nhân vật Nguyễn Đai Lang là ai? Cho đến nay, tài liệu chính thống của các bậc thầy cho rằng “không biết Nguyễn Đai Lang là ai.” Thậm chí còn nói đó là một ẩn sỹ vô danh! Trong khi đó, Phạm Trọng Chánh chỉ ra rất tường tận: ông là Nguyễn Đăng Tiến trong Lê Quý kỷ sự, còn gọi là Cai Gia trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Cai Già trong Lịch Triều Tạp Kỷ, những cuốn sách thông dụng. Cũng là tay giặc già phản Thanh phục Minh. Từ tài liệu ông Phạm Trọng Chánh dẫn, ta có thể hình dung ra đó là một kỳ nhân, vừa là hóa thân của một Từ Hải, vừa là tiền nhân của một Lưu Vĩnh Phúc sau này. Một vị tướng “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” nuôi chí lớn phục quốc, buộc phải lưu vong, làm gia tướng cho Nguyễn Khản. Phải có tài năng và công trạng đặc biệt mới được phong hầu. Là anh kết nghĩa sinh tử của Nguyễn Du nhưng với tuổi tác và sự từng trải, ông cũng như người cha tinh thần của nhà thơ tương lai. Dạy võ cho anh em Nguyễn Du nhưng có thể, với khả năng nhìn người của mình, ông đoán được vận mệnh của người em kết nghĩa. Có thể, trong thâm tâm, ông đã hoạch định một kế hoạch đưa Nguyễn Du “đi thực tế” phương Bắc để mở mang tầm mắt. Và việc Tây Sơn ra Bắc là cơ hội. Sau khi được Vũ Văn Nhậm tha chết, ông đã đưa anh em Nguyễn Du sang Vân Nam. Câu hỏi đặt ra: họ có tiền không? Muốn trả lời, phải thấy rằng, ba người không phải thường dân áo vải mà là công hầu khanh tướng, ở vị trí cao trong xã hội. Trước đó không lâu, Cai Gia là quyền Trấn Thủ Thái Nguyên, thay thế Thượng Thư Nguyễn Khản. Nắm binh quyền cố nhiên phải nắm binh lương. Nếu không thì lấy tiền đâu nuôi quân cho cuộc nổi dậy ở Tư Nông để rồi bị bắt? Có thể, trong ba người lúc đó, Nguyễn Du và Sỹ Hữu là nai tơ ngơ ngác. Nhưng là tay giang hồ, là giặc già, là tay tướng cướp người Hoa hai lần mất nước, Cai Gia nhất thiết không chịu để tay trắng rời nước Nam. Không dám nói ông tham ô tham nhũng nhưng hẳn phải có số bạc chắc tay dằn túi. Thêm nữa, như tài liệu của Phạm Trọng Chánh cho biết, khi sang Vân Nam họ mang theo một con ngựa bạch, Nguyễn Du dùng cưỡi đi đường. Trước khi chia tay đã bán đi lấy tiền thuốc thang cho Nguyễn Du. Như vậy, trước khi xuất hành, không phải Nguyễn Du tay trắng. Không chỉ vậy, rất có thể, chính Nguyễn Đăng Tiến là người thông thạo phong tục Trung Quốc, đã bày kế sách hóa thân Nguyễn Du thành nhà sư Chí Hiên với áo vàng, mũ vàng, kiếm dài trên vai, kinh Kim Cương trong túi. Trong vai nhà sư Thiếu Lâm, Nguyễn Du mặc sức tung hoành khắp Trung Quốc vừa không tốn tiền vừa an toàn, nhàn nhã.

Vấn nạn thứ hai là tiếng nói. Trước hết, cần phải biết rằng, thổ ngữ vùng Giang Nam khi đó vốn là tiếng Việt cổ, dù có đọc trại đi thì cũng rất gần tiếng Việt. Thêm nữa, là người có tư chất thông minh, khi sống với Cai Gia, hẳn Nguyễn Du cũng học được ở ông thầy võ ít nhiều. Tại Vân Nam, suốt ba tháng chữa bệnh cũng là thời gian quá đủ cho Nguyễn Du học tiếng trong khi vốn chữ Hán của ông có thừa. Rồi trên đường “đi một ngày đàng học một sàng khôn.” Trong cái sàng khôn ấy tất có tiếng nói. Phân tích trên cho thấy, nỗi lo không tiền, không biết tiếng, vốn là nỗi lo lớn của người ta thường tình trước khi xuất ngoại thì với Nguyễn Du, chuyến Bắc hành này được chuẩn bị quá chu đáo nên nỗi lo lớn của người thường với nhà thơ chỉ là chuyện vặt.

Nguyễn Du Bắc hành không phải như cánh nhạn mù sương vô mục đích, không phải kẻ tha hương cầu thực mà như cách nói hôm nay, là đã được “lập trình” của cuộc “đi thực tế” lớn: thời gian ba năm và đích gặp lại Nguyễn Đại Lang là Miếu Nhạc Phi Hàng Châu. Sau cuộc vân du sơn thủy, ở cuối cuộc hành trình, gặp lại người anh kết nghĩa, Nguyễn Du đã đổi đời, ở trong khách quán, đi xe song mã kẻ hầu người hạ. Thơ của Đoàn Nguyễn Tuấn trong sứ bộ Tây Sơn trên đường đi Bắc Kinh gặp Nguyễn Du đang trở về Nam ghi rõ điều này. Đi để “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” cho một mục đích lớn lao. Có thể nói chắc rằng, chính cuộc giang hồ này góp phần quan trọng làm nên con người và tác phẩm Nguyễn Du. Trước đây mọi người đinh ninh là có được cuốn sách của Thanh Tâm Tài Nhân ở Hà Nội rồi ông thợ chữ cao tay nghề diễn ca thành văn vần. Chi tiết trong truyện phần nhiều là do trưởng tượng. Cảnh “buồn trông cửa bể chiều hôm…” nhà thơ có được là nhờ mấy năm làm Cai bạ ở Quảng Bình… Nhưng nay thì ta biết, tới Hàng Châu khi cuốn sách Thanh Tâm Tài Nhân đang nổi như cồn, ông đã đọc và cảm thông với thân phận nàng Kiều. Ý định sáng tác Truyện Kiều nảy sinh từ đây. Nấm mồ đơn côi của Tiểu Thanh phải chăng là hình ảnh sau này của mộ Đam Tiên? Chính Nguyễn Du cũng tá túc trong chùa Hổ Pháo, nơi tu hành của Từ Hải xưa. Ông cũng thấy thanh lâu cùng những nàng Kiều. Bên cạnh đó còn biết bao danh lam thắng cảnh ông từng du ngoạn… Chính những cảnh đời thực được thu vào tầm mắt trong chuyến giang hồ là cái vốn sống quý giá để Nguyễn Du làm nên sự sinh động của Truyện Kiều. Mọi khảo cứu về con người và tác phẩm Nguyễn Du mà không biết đến những năm tháng giang hồ này là chưa biết Nguyễn Du!

Như nói ở trên, do xúc cảm với khám phá của TS Phạm Trọng Chánh, tôi đã viết Bài Độc Tiểu Thanh ký được Nguyễn Du viết ở đâu? Bài viết có đoạn:

“Sinh thời, thơ Nguyễn Du chưa được khắc in. Điều này có nghĩa, chúng ta không có được một văn bản cố định, “văn bản hóa thạch” để đối chiếu. Mặt khác, các tập thơ hiện có của Nguyễn Du cũng không được sao lục từ bản gốc, mang thủ bút Nguyễn Du mà nó được chép lại từ nhiều nguồn. Điều này dẫn tới tình trạng là mọi câu thơ, nhất là vị trí bài thơ trong các tập thơ của Nguyễn Du mặc nhiên bị hoài nghi về tính xác thực. Mặt khác, với việc phát hiện mới về tiểu sử Nguyễn Du, ta thấy quan niệm hiện nay: “Cả ba cuốn Thanh Hiên thi tập (viết trong khoảng 1785-1802, khi Nguyễn Du lánh ẩn ở quê vợ, Thái Bình, rồi trở về Hồng Lĩnh và ra lại Bắc Hà làm quan triều Gia Long), Nam trung tạp ngâm (1805-1812, khi Nguyễn Du làm quan ở Huế rồi làm cai bạ Quảng Bình) và Bắc hành tạp lục (1813-1814, thơ viết trên đường đi sứ Trung Hoa)” như lời giới thiệu Thơ chữ Hán Nguyễn Du in năm 2000 do Vũ Quần Phương viết không còn chính xác. Rõ ràng nhiều bài được viết trên đất Trung Hoa: bốn bài Biệt Nguyễn đại lang, bài Sơn thôn… lại được cho vào Thanh Hiên thi tập mà không được xếp vào Bắc hành tạp lục. Điều này theo tôi có hai khả năng. Hoặc là, Nguyễn Du xếp thơ mình vào từng tập không theo quy chuẩn thời gian chặt chẽ. Hoặc là người sau, khi chép lại thơ Nguyễn Du đã thay đổi vị trí. Phải chăng bài Độc Tiểu Thanh ký được người sau xếp vào Thanh Hiên thi tập dựa theo địa danh Tây Hồ?” (hết trích)

Có người nói “bài Độc Tiểu Thanh ký không thể bó buộc chúng ta phải hiểu là tác giả đã đến Tây hồ, đối cảnh sinh tình mà làm ra. Đây chỉ là từ xa ngưỡng vọng về Tây hồ.” Nói vậy là chính xác về ngữ nghĩa trong văn cảnh cụ thể. Nhưng như tâm lý sáng tác cho thấy, một người sáng tác có thể hình dung ra chàng trai 24 tuổi, trong cảnh nhà tan nước mất lưu lạc phương trời. Buổi chiều, có thể là chiều thu mưa gió sụt sùi, đi viếng mộ Tiểu Thanh, đêm về một mình trên gác trọ, đọc thơ, tức cảnh sinh tình viết nên bài thơ hay nhất của đời mình? Một khung cảnh ra đời như vậy của bài thơ có vẻ hợp lý hơn khi viết từ Hà Nội! Vâng, đồng cảm hay linh cảm dù mùi mẫn đến mấy thì cũng không phải “vật chứng trình tòa.” Rất may là chúng ta có bài Chơi Hồ Tây nhớ bạn tặng Nguyễn Du của Hồ Xuân Hương:

“Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa,

Người đồng châu trước biết bao giờ.

Nhật Tân đê lở nhưng còn lối,

Trấn Quốc rêu phong vẫn ngấn thơ

Nọ vực trâu vàng trăng lọt bóng,

Kìa non Phượng đất khói tuôn mờ

Hồ kia thăm thẳm sâu nhường ấy,

So dạ hoài nhân dễ chửa vừa.

Không chỉ câu đầu “Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa” mà toàn bộ bài thơ gợi lại tất cả những cảnh cũ của Hồ Tây 10 năm từ khi Nguyễn Du ra đi không thay đổi. Từ đó khiến người ta đặt câu hỏi: Vì sao cùng một cảnh Hồ Tây mà hai bài thơ mô tả trái ngược nhau? Rõ ràng, cảnh trong bài thơ tả thực của Xuân Hương không thể sai. Vậy cái sai thuộc về Nguyễn Du và cái sai này chỉ có thể giải thích bằng việc nhà thơ mô tả một Tây Hồ khác. Do lẽ Hồ Tây hôm nay so với cảnh hơn 10 năm trước, khi Nguyễn Du ra đi không thay đổi nên Tây Hồ hoa uyển Tẫn thành khư không thể là của Hồ Tây Hà Nội được! Bài này Hồ Xuân Hương viết để trả lời bài Độc Tiểu Thanh ký được Nguyễn Du tặng. Chúng tôi cho rằng, nhiều khả năng năm đó ra Hà Nội không gặp người cũ, Nguyễn Du đã để lại Phần dư tập của Tiểu Thanh và bài Độc Tiểu Thanh ký của mình tặng Xuân Hương. Khi về nhận thơ, Xuân Hương viết thơ này.”

Có một điều cũng cần phải nói ở đây là ông PGS.TS Đoàn Lê Giang, sau khi ủng hộ ý tưởng “không tiền không biết tiếng” nên không thể có chuyện giang hồ, đã viết lời phi lộ “Cái hại của học thuật tay ngang”, với giọng kẻ cả khinh thị, mục hạ vô nhân, chê ông Phạm Trọng Chánh gây ra tai họa cho văn hóa, kèm vào tham luận của học giả người Nhật:

 “Gần đây có loạt bài viết của tác giả tên là Phạm Trọng Chánh về việc Nguyễn Du từng đi Trung Quốc trước chuyến đi sứ 1813-1814. Ông ấy cho rằng Nguyễn Du đã “vân du” đến nhiều nơi khác ngoài con đường đi sứ ra. Ông nói khơi khơi vậy, cứ làm như ngày xưa muốn đi thì đi dễ dàng. Cụ Nguyễn không thèm biết tiếng Hoa, đường đi Trung Quốc xa xôi dặm thẳm, tiền không có, mà chẳng có “công ty du lịch” nào biết đến cụ để đưa cụ đi chơi miễn phí, thế thì cụ đi làm sao? Câu chuyện hoang đường ấy của Phạm Trọng Chánh thế mà được khối người tin, nhất là nghiên cứu sinh, học viên cao học.

Có cả tờ báo giấy, báo mạng đăng nữa, làm cái hại càng thêm hại. Tìm thông tin tác giả Phạm Trọng Chánh trên mạng, tôi thấy ông ấy chẳng liên quan gì đến nghề nghiên cứu văn sử, ông làm nghề khác, có lẽ giờ về hưu đâm rảnh rỗi, nghiên cứu tay ngang. Văn bản Bắc hành tạp lục ông không tìm hiểu kỹ, hàng mấy chục luận văn, luận án, bài nghiên cứu của học giới Trung Quốc về con đường đi sứ của sứ bộ Việt Nam ông không tham khảo. Chữ Nôm chữ Hán ông không rành, không biết ông có tự học không và tự học tới cỡ nào mà nói toàn chuyện động trời. Tôi đang lo các nhà xuất bản thích sách giật gân sẽ in sách của ông thì cái hại còn nhân lên ghê gớm và cơ hồ không xoá được nữa (tương tự như câu chuyện hão về Quang Trung mặt choắt 80 tuổi đích thân vào chầu Càn Long mà có ông nào đấy tung lên hôm trước, được một NXB bập vào, in hàng chục đầu sách).”

Phải hiểu thế nào là tay ngang đây? Theo thuyền thống, ở xứ An Nam này, thông thường ông đồ hay những vị từ Tú tài trở lên, tự làm thơ, tự khảo cứu rồi thành tác giả, chả có trường lớp nào đào tạo cả. Theo cái nghĩa mà ông Giang định ra thì bọn họ tất cả đều là tay ngang. Đám tay ngang làm nên văn học Trung đại. Cũng là dân “tay ngang” như thế, nhưng Tiến sỹ Phạm Trong Chánh lại là học trò ruột của Hoàng Xuân Hãn, nhà bác học và nhà giáo dục lớn nhất Việt Nam cận đại. Bên cạnh việc được dìu dắt bởi nhà Hán Nôm bậc thầy này, họ Phạm lại có tủ sách vĩ đại của Viễn Đông Bác cổ thỏa sức lùng sục tư liệu. Chính vì vậy, ông đã có những phát hiện độc lạ về Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương mà hơn nửa thế kỷ học “giả” trong nước chỉ ăn theo nói leo! Ông cũng dịch và chú giải nhiều thơ chữ Hán mà theo thiển ý, những bài thơ dịch chưa thật hay nhưng phải nói là chuẩn, cái chuẩn của một nhà nghiên cứu nghiêm cẩn. Vì Nguyễn Du, vì văn hóa dân tộc, ông Phạm Trọng Chánh đã bỏ công và của đi lại quãng đường hành tẩu giang hồ của tiền nhân hơn 200 năm trước rồi nói sự thật với đồng bào mà nhận được những lời khinh mạn như vậy thật xót xa! Còn nói về bằng cấp, lẽ nào bằng Tiến sỹ Giáo dục học của Trường Sorbonne lại thua cái bằng lá nho của nhiều tiến sỹ Việt Nam?

Ông PGS cũng thật bất cẩn khi khinh thường những học sinh, sinh viên cao học hưởng ứng Phạm Trọng Chánh. Chắc ông không quên câu hậu sinh khả úy! Họ là tương lai của học thuật Việt Nam. Rất có thể và hẳn là như vậy, vào dịp kỷ niệm 260 hay 270 năm sinh thi hào, có người trong bọn “học trò mặt trắng” hôm nay, sẽ dõng dạc nói trên diễn đàn: “Việc tìm ra ba năm giang hồ trên đất Trung Hoa là khám phá lớn nhất giúp ta hiểu biết đầy đủ về tiểu sử và nâng cao tầm vóc sự nghiêp của nhà thơ.” Tới lúc đó, họ sẽ làm ba việc: 1. Viết lại tiểu sử Nguyễn Du. 2. Sắp xếp lại thơ ông trong các tập. Riêng tập Bắc hành chắc có một phần gồm những bài làm thời giang hồ. Và 3. Dịch và chú giải lại thơ Nguyễn Du theo phát hiện mới. Bởi lẽ cũng bài thơ ấy, khi thời gian và hoàn cảnh sáng tác thay đổi thì ý nghĩa cũng khác đi. Và điều thứ tư tôi nghĩ họ sẽ làm là tạc bức tượng Nguyễn Đại Lang đặt ở vị trí trang trọng trong Bảo tàng của Nguyễn để ghi công “người anh cả” có vai trò quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ. Và cố nhiên, họ sẽ nói những lời biết ơn tới nhà nghiên cứu tay ngang Phạm Trọng Chánh. Và chắc rằng, trong kỷ yếu xuất bản khi đó không có chỗ cho những học “giả” ăn theo nói leo đầy rẫy hôm nay.


Sài Gòn, Thu 2022.