TỪ CUỐN LỊCH SỬ NGÔN NGỮ NGƯỜI VIỆT CỦA GIÁO SƯ TRẦN TRÍ DÕI


In khổ lớn, dầy dặn, bìa cứng trang trọng, cuốn sách thật đáng nể. Đáng nể hơn là lý lịch khoa học với danh mục cả trăm công trình của tác giả. Xuất hiện ở Viễn Đông nhưng cuốn sách không cô đơn mà nằm trong dòng chảy 200 năm của Ngôn ngữ học thế giới…

I. Móng nền sụp đổ

Thế kỷ XIX mở ra bình minh cho khoa học nhân văn. Để khám phá thế giới, nhà nhà nô nức đi tìm nguồn gốc loài người và các chủng tộc. Khảo cổ học ra đời làm xuất hiện khoa nhân học đo sọ. Các học giả và thày tu đi khắp nơi để khám phá: châu Phi là quê hương của người da đen. Châu Âu sinh ra người da trắng còn người da vàng xuất hiện ở châu Á. Thuyết nguồn gốc châu Phi (Out of Africa hypothesis) bị lép vế trong khi Thuyết Đa vùng của nguồn gốc loài người (Multiregional hypothesis) nổi lên chi phối khoa học nhân văn. Trong xu hướng đi tìm nguồn cội, do nhận thức rằng tiếng nói liên quan mật thiết với di truyền nên Ngôn ngữ học tách ra một nhánh được gọi là ngôn ngữ học so sánh (sau này là Ngôn ngữ học lịch sử) để ngõ hầu thông qua tiếng nói tìm ra quan hệ phát sinh của các chủng người…

 Năm 1806, tiếng Annam, Trung Quốc cùng nhiều ngôn ngữ phương Đông được John Caspar Leyden, một bác sĩ và nhà thơ trẻ người Scotland đưa vào họ ngôn ngữ Đông Dương (Indo-china). Họ ngôn ngữ bao gồm tất cả các tiếng nói “của các khu vực nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, và phần lớn cư dân trên đảo ở biển phía đông”, mặc dù “không giống nhau”, nhưng “thể hiện cùng một nguồn gốc hỗn hợp”. (1)

 Thuyết của Leyden được công nhận rộng rãi suốt thế kỷ nhưng rồi sau đó bị phê bình. Năm 1924, nhà ngữ học Ba Lan Przyluski thay bằng họ ngôn ngữ Hán-Tạng (Sino-Tibetan). Sau thời gian tranh chấp giữa Hán-Tạng, Tạng-Miến đến nay George van Driem đề nghị thay bằng họ ngôn ngữ Xuyên Himalaya (Trans-himalaya). Tiếng Việt ban đầu được xếp vào họ Đông Dương, sau đó chuyển sang Hán Tạng. Đến năm 2012 học giả người Pháp H. Maspero xếp vào gia đình Tày-Thái trong sự chấp nhận rộng rãi của giới học giả. Ngồi yên ổn được hai chục năm, tới 1954 A.G. Haudricourt chuyển sang nhánh Mon-Khmer của họ Nam Á cũng trong sự tán đồng nồng nhiệt. Trong sách của mình, giáo sư Trần Trí Dõi bỏ thêm một phiếu ủng hộ cho nghị quyết được thông qua gần trăm năm trước.

Thoát thai từ nền học thuật Viễn Đông Bác cổ, nhân học của nước Việt Nam dựa trên thuyết Đa vùng của nguồn gốc loài người. Là học trò chăm ngoan, học giả Việt Nam hết mực hiếu đễ với các bậc thầy Tây của mình. Năm 2005, trong một bài phản bác Tiến sỹ Marc Oxenham của Đại học Quốc gia Úc, Giáo sư Trần Quốc Vượng dõng dạc tuyên bố: “Việt Nam ủng hộ thuyết Đa vùng của nguồn gốc loài người.” (2)

Thật không may, do thiếu cập nhật thông tin, vị danh sư của Sử học Việt Nam đương đại không biết rằng gần chục năm trước, Thuyết Đa vùng đã chết lâm sàng!

II. Xác lập khoa học nhân văn mới

Đó là vào ngày 29 tháng Chín năm 1998, J.Y. Chu và đồng nghiệp Đại học Texas của ông công bố bài báo Quan hệ di truyền của dân cư Trung Quốc (Genetic relationship of populations in China) gây chấn động: “Người hiện đại Homo sapiens xuất hiện đầu tiên ở châu Phi 180.000 năm trước. 60.000 năm trước, theo ven biển Ấn Độ, người châu Phi di cư tới Việt Nam. 50.000 năm trước, người từ Việt Nam đi ra các đảo Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương và châu Úc. Một bộ phận về phía Tây chiếm lĩnh Ấn Độ. 40.000 năm trước, người từ Việt Nam chinh phục Hoa lục rồi lên Siberia, qua eo Bering chiếm đóng châu Mỹ…” (3) Với bằng chứng nặng ký này, Thuyết Nguồn gốc châu Phi được khẳng định và cố nhiên, Thuyết Đa vùng bị bác bỏ.

Nền khoa học nhân văn Việt Nam dựa trên Thuyết Đa vùng sụp đổ. Sự thất bại còn thê thảm hơn, khi nhiều năm trước, Giáo sư Trần Quốc Vượng chủ xị của cổ sử Việt Nam dõng dạc tuyên bố: “Với phương pháp này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng tất cả các con người hiện đại đều sinh ra từ một tổ tiên chung ở châu Phi trong khoảng 200.000 năm trước. Tuy nhiên tư liệu hóa thạch người dường như lại không hoàn toàn ủng hộ cho quan điểm một trung tâm phát sinh người duy nhất này.” (Lịch sử Việt Nam.Nxb Giáo dục. H, 2012. T 1, trang 22) Lời xác quyết của bậc danh sư đóng lại con đường dẫn khoa học nhân văn Việt Nam kết nối với khoa học hiện đại.

Khám phá của nhóm J.Y. Chu cùng những phát hiện di truyền và khảo cổ học thập niên đầu thế kỷ mới đã dẫn tới việc viết lại lịch sử Việt Nam và phương Đông. Từ năm 2004, khi nhận được tài liệu của Y.J. Chu, chúng tôi đã bỏ mọi công việc văn chương, tập trung tìm về nguồn cội. Trong gần 20 năm đã cho in những cuốn sách: Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (Văn học, 2006); Hành trình tìm lại cội nguồn (Văn học, 2008); Tìm cội nguồn qua di truyền học (Văn học, 2011); Viết lại lịch sử Trung Hoa (SG Cali, phát hành trên amazon); Tiến trình lịch sử văn hóa Việt (SG Cali, phát hành trên amazon); Rewriting Chinese history (Nhân Ảnh, phát hành trên amazon); The formation process of the origin and culture of the Viet people (Nhân Ảnh, phát hành trên amazon); Out of Vietnam explore in the World (Nhân Ảnh, phát hành trên amazon); Tiền sử người Việt (NXB Hồng Đức)    



 Những cuốn sách trình bày nội dung cơ bản sau:

70.000 năm trước, theo ven biển Ấn Độ, hai đại chủng Australoid và Mongoloid từ châu Phi tới Việt Nam. Tại đây, họ gặp gỡ hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Negrito và Mongoloid trong đó chủng đa số Indonesian giữ vai trò lãnh đạo xã hội và ngôn ngữ. 50.000 năm trước, người Việt cổ di cư ra các đảo Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương, châu Úc, chiếm lĩnh Ấn Độ. 40.000 năm trước, ba chủng Indonesian, Melanesian, Negrito từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục, xây dựng ở đây nền nông nghiệp phát triển. Trong khi đó, người Mongoloid theo hành lang Ba Thục đi lên đất Mông Cổ phía Bắc Hoàng Hà, ban đầu săn bắn hái lượm sau đó huyển sang du mục. Do giữ được nguồn gen thuần nên được gọi là người Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid). Khoảng 7000 năm trước, khi mang kê lên trồng ở Cao nguyên Hoàng Thổ, người Việt nông nghiệp gặp và hòa huyết với người Mông Cổ du mục, sinh ra chủng người Mongoloid phương Nam, được gọi là người Việt hiện đại. Người Việt hiện đại tăng nhân số, trở thành chủ thể của dân cư lưu vực Hoàng Hà với hai trung tâm Trong Nguồn và Thái Sơn. Khoảng 5300 năm trước, tại vùng cửa sông Chiết Giang, người Việt lập nhà nước đầu tiên ở phương Đông với kinh đô Lương Chử. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ du mục đánh chiếm miền Trung Hoàng Hà, lập nhà nước Hoàng Đế. Tị nạn chiến tranh, một bộ phận người Việt từ Thái Sơn, Trong Nguồn chạy xuống Nam Dương Tử rồi theo thời gian đi tới Việt Nam. Người di cư mang gen Mongoloid chuyển hóa di truyền người bản địa Nam Trung Quốc và Việt Nam sang chủng Mongoloid phương Nam. Khoảng 4000 năm trước, toàn bộ dân cư Việt Nam cùng một chủng Mongoloid phương Nam.

Như vậy, dân cư Việt Nam được hình thành theo hai giai đoạn: 70.000 năm trước, là người Việt cổ mã di truyền Australoid. 40.000 năm trước, người Việt cổ đi lên khai phá Hoa lục. Tiếng nói và văn hóa của người Việt trở thành văn hóa và tiếng nói của dân cư Hoa lục, sau này là Trung Quốc. Tại Nam Hoàng Hà, 7000 năm trước, người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam ra đời. 2500 năm TCN, người Việt hiện đại từ lưu vực Hoàng Hà di cư về Việt Nam, chuyển hóa di truyền dân cư Việt Nam sang chủng Mongoloid phương Nam. Trong quá trình lịch sử sau này, người từ lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử tiếp tục trở về Việt Nam, đem văn minh phương Bắc bổ sung cho văn hóa Việt Nam. Nếu ví văn hóa Đông Á như một đại thụ thì gốc sâu rễ bền mọc trên đất Việt Nam còn cành lá sum suê và hoa thơm trái ngọt nảy nở trên lưu vực Dương Tử và Hoàng Hà.

Từ bãi đá Sa Pa, khoảng 10.000 năm trước, người Việt vạch ra những ký tự tượng hình đầu tiên. Sau đó ở Cảm Tang Quảng Tây ông cha ta chế ra chữ khắc trên đá, yếm rùa và xương thú, gọi là Giáp cốt văn.  Giáp cốt văn xuất hiện ở nhiều nơi khác trên đất Trung Quốc. Khoảng năm 1400 đến 1200 TCN, tại Ân Khư kinh đô nhà Ân ở Hà Nam, chữ Giáp cốt được phát triển thành chữ Nho, đưa Trung Quốc vào thời có sử.

Những dòng ngắn gọn trên cho thấy:

1.Việt Nam là đất phát tích của người châu Á. Dân cư châu Á được hình thành theo hai thời kỳ. Thời kỳ đầu mang mã di truyền Australoid, thời ký sau thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Người Việt nam và người Trung Quốc cùng cội nguồn và văn hóa.

2. Người Việt cổ di cư làm nên dân cư Đông Nam Á cũng như dân cư Trung Quốc. Rời Việt Nam 50.000 năm trước, dân cư Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương, “một đi không trở lại,” hầu như không có sự liên hệ với đất tổ. Trong khi đó, người lưu vực Hoàng Hà lại gắn bó máu thịt cũng như lịch sử văn hóa với Việt Nam. Không chỉ mang nguồn gen Mongoloid về chuyển hóa dân cư Việt Nam sang chủng Mongoloid phương Nam, người vùng Núi Thái-Trong Nguồn còn đem văn minh sông Hoàng Hà về góp phần xây dựng văn hóa Việt. Từ đó cho thấy, khác với quan niệm hiện có trong sách ông Trần Tria Dõi, tuy nằm trong khu vực địa lý Đông Nam Á nhưng Việt Nam gắn bó mật thiết về lịch sử và văn hóa với Đông Á.

3. Về việc hình thành ngôn ngữ đơn âm hữu thanh.

 Sau khoảng 200.000 năm sống trên đất châu Phi, con người đã trưởng thành về giải phẫu và tiếng nói. Có nghĩa là bộ não và tiếng nói đã phát triển. Do đó, tiếng nói của tổ tiên ta dã trưởng thành. Trong bốn chủng người Việt cổ được sinh ra tại Việt Nam thì chủng Indonesian (sau này gọi là Lạc Việt, Haplogroup O) là đa số, giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Trên hình 1, phần d, Haplogroup O (Lạc Việt) chiếm phần lớn diện tích châu Á. Vì vậy, tiếng Lạc Việt là ngôn ngữ chủ thể của châu Á bên cạnh nhiều ngôn ngữ con khác.

Chữ tượng hình khắc trên Giáp cốt xuất hiện từ 9000 năm trước nhưng thời gian dài chỉ được dùng cho bói toán và cúng tế. Năm 1400 TCN, khi nhà Thương chiếm đất An Dương của người Việt, bắt gặp ở đây Giáp cốt văn. Với sự năng động của chính quyền quân chủ mạnh, vua Bàn Canh quyết định cho sản xuất thật nhiều chữ Giáp cốt dùng trong hành chính, lịch sử, địa dư…

Hình phân bố dân cư theo nhiễm sắc thể Y (4)                               

Tiếng Việt, như mọi tiếng châu Phi khác, thuộc dạng đa âm, vô thanh. Trong khi đó, chữ vuông là chữ đơn lập, mỗi chữ chỉ ký âm được một tiếng. Vì vậy, muốn được ký âm, chữ buộc phải bỏ đi âm đầu hoặc âm cuối. Thí dụ blời  à trời, thiên; Krong à sông, long, rồng… Mặc nhiên, tiếng nói thành đơn âm. Một khi đơn âm, thì đọc nhẹ hay đọc nặng, chữ thành âm khác và mang nghĩa khác, thí dụ: Thanh à Thành à Thánh à thảnh à Thạnh… Qua quá trình hoạt động, tiếng Việt hình thành sáu thanh.

Do thực tế là tiếng nói nhiều mà chữ làm ra ít nên dù áp dụng hết cách thì cũng có một số tiếng không được ký âm, tức là không có chữ, bị loại khỏi văn bản, chỉ được truyền miệng. Ở lưu vực Hoàng Hà, những tiếng như vậy dần bị rơi rụng. Người ta thống kê có khoảng 30% tiếng không được ký âm nên biến mất. Kết quả là tiếng nói phía Bắc Trung Quốc chỉ còn 70% so với tiếng của tổ tiên Việt.

Tới thời Hán, dân tại lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử vẫn nói tiếng Việt. Cuốn Thuyết văn giải tự xuất hiện cuối thời Hán được coi là từ điển đầu tiên của Trung Quốc. Nhưng thực chất, đó là cuốn từ điển tiếng Việt bởi sách dạy cách đọc và giải nghĩa tiếng Việt. Trên thực tế mọi chữ Nho chỉ khi đọc bằng âm Việt và giải nghĩa theo nghĩa Việt mới chính xác.

Ví dụ:

    -  Chữ , tiếng Hoa ngày nay đọc là “Xia”. Thuyết văn ghi: : 國之人也. 夊從頁從,兩手. ,兩足也. 胡雅切 (Hạ: Trung Quốc chi nhân dã. Tùng xuôi tùng hiệt tùng cúc. Cúc, lưỡng thủ. Xuôi, lưỡng túc dã. Hồ nhã thiết.)  Nghĩa là: Hạ : người Trung Quốc vậy. Viết theo xuôi theo hiệt theo cúc. Cúc, hai tay (cúc: khép, chắp 2 tay). Xuôi, hai chân vậy. Đọc là Hạ.

Một đoạn ngắn nêu trên khi tra chữ Hạ cho thấy thời cổ đại cho đến triều Hán thì chữ của tiếng Hoa, đọc là “Hạ”. Như vậy rõ ràng là dùng âm “Xia” khi tra Thuyết văn là không thích hợp. “Hồ nhã” không bao giờ phiên âm ra thành “Xia”. Đọc theo tiếng quan thoại thì “胡雅 (Hủa + yã)” không thể nào đánh vần ra “Xia” theo cách “phản và thiết”.

    - Chữ Bôn

也。从言番聲。商書曰:王譒告之.”  補過切

 Boa dã. Tùng ngôn bàn thanh. (Thương thư) viết: “Vương bôn cáo chi”. Bổ qua thiết, là “ Bổ-ua=bua”.

Bua (Bổ qua thiết là phiên âm của đời sau). Nguyên văn của Thuyết văn là (ngôn bàn thanh) 言番聲. = Bôn.

Bây giờ người ta đọc chữ Bôn (bua) là “Phiên” hay “Phồn”. Đọc là “phồn” thì còn hợp với Thuyết văn đã ghi là “ngôn, bàn thanh”. Bôn hay Phôn hay Phồn giống nhau, chỉ là đọc giọng nặng nhẹ khác nhau theo từng miền. Người ta đọc phiên theo âm chữ ghép bên phải là “phiên ; cách đọc “phồn là vì ghép vần phiên và ngôn. Nhưng thời xưa lại đọc chữ phiên là “bàn .

Hai dẫn chứng trên cho thấy, tiếng Trung Quốc thời Hán là tiếng Việt.

 Sau thời Hán, Trung Quốc loạn lạc, nhiều triệu người phương Bắc du nhập, tiếng nói bị pha tạp, dẫn tới các vùng không hiểu được nhau. Do vậy triều đình quy định, các quan địa phương khi lâm triều phải nói tiếng của kinh đô. Tiếng kinh đô là tiếng của quan lại. Từ đó quan thoại ra đời. Quan thoại thời Đường là tiếng nói của kinh đô Tràng An, gọi là Đường âm, là ngôn ngữ chuẩn mực với đủ sáu thanh. Quan thoại thời Đường được đưa tới dạy ở Việt Nam, là chữ Nho và được lưu giữ tới nay.

 Sau thời Đường Trung Quốc càng loạn lạc, người Nguyên rồi người Thanh vào làm chủ Trung Hoa. Là dân ngoại tộc, họ không nói được chính xác tiếng Trung Quốc mà nói ngọng như âm đ nói thành t, ng nói thành h… Người nói ngọng là quan quân triều đình, tập trung ở Bắc Kinh. Tiếng Bắc Kinh trở thành quan thoại. Trước đây, tiếng nói kinh đô là tiếng nói chuẩn mực, là nhã ngữ. Nhưng nay tiếng nói của Bắc Kinh ngọng nhất nhưng do sự thống trị của kẻ ngọng nên trở thành tiêu chuẩn và quan thoại mandarin – Mãn đại nhân, ra đời. Đó là chuyện khôi hài, là nỗi đau trong lịch sử Trung Quốc!

Chữ 頭. Thuyết văn giải tự nói: Đầu là thủ! 度侯切- độ hầu thiết: đọc là đầu.

 Nhưng tới thời Thanh, do người Thanh đọc trại Đ thành T nên “Đầu” đưa vào Khang Hy tự điển thành “Tóu”.

 Như vậy, đúng như chúng tôi phát hiện, tiếng Trung Quốc là biến thể suy thoái của tiếng Việt (5). Suy thoái trên ba phương diện: i. Nghèo đi vì mất 30% tiếng không được ký âm. ii. Chỉ còn 4 thanh so với 6 thanh tiếng Viêt. Và iii là một thứ tiếng ngọng xấu xí so với tiếng Việt. Điều này cho thấy “khám phá” của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn: “Chữ Đầu của tiếng Việt mượn từ “Tóu” của Hán là trái với thực tế. Cũng như việc ông cho rằng, trong “cơ tầng tiếng Việt có lớp từ Hán cổ” là không có cơ sở! Chính ở đây, vị học giả danh tiếng đã vượt qua các bậc thầy Tây cho rằng “tiếng Việt vay mượn 70% tiếng Hán” bởi với lớp “từ Hán cổ và Hán Việt Việt hóa” ông phát minh thì tỷ lệ vay mượn sẽ là bao nhiêu?! Hơn một lần tôi thưa rằng, không thể nào hiểu nổi, Việt là dân sông nước phải xăm mình để tránh giao long mà không có thuyền, có buồm phải đi mượn chữ “Buồm” của dân chăn cừu chăn dê trên hoang mạc phương Bắc!

Ở Việt Nam, chữ Nho thành quốc ngữ. Những tiếng được viết bằng chữ Nho, được gọi là chữ hay tự. Tiếng không có chữ, được gọi là Nôm. Ông cha ta sáng tạo chữ Nôm nên ghi được mọi tiếng nói. Khi có chữ quốc ngữ Latin, chữ quốc ngữ ghi chép được tất cả tiếng nói nên tiếng Việt giữ được toàn bộ ngôn ngữ của tổ tiên, nhiều hơn tiếng Trung Quốc 30%. Khi sang Việt Nam, thấy trong tiếng Việt có nhiều từ chung với tiếng Hán nhưng do định kiến của quan niệm Hoa tâm nên cho rằng “đó là từ gốc Hán” rồi cả quyết: “tiếng Việt mượm 70% từ ngôn ngữ Hán.” Phán quyết này được đưa vào những cuốn từ điển danh giá nhất cũng như vào sách giáo khoa dạy người Việt.

5. Về danh xưng “người Việt”

Trong sách, ông Trần Trí Dõi không giới định nội hàm danh xưng “người Việt” là việc bất cập vì bản thân danh xưng “người Việt” có vấn đề. Cộng đồng dân cư được gọi là “người Viêt” trong sách của tác giả vốn là người Kinh, chính thức xuất hiện từ thế kỷ XIII, khi triều đình phân biệt dân cư vùng kinh đô, kẻ chợ với dân rừng núi thành Kinh và Trại. Người Kinh đương nhiên nói tiếng Kinh, khác với dân Trại nói tiếng Trại. Sau năm 1954, tiếng Kinh được gọi là tiếng phổ thông, tiếng của đồng bào thiểu số được gọi là tiếng dân tộc. Không biết từ lúc nào, người Kinh được gọi là người Việt và tiếng Kinh được gọi là tiếng Việt. Điều này thoạt nhìn có vẻ tiện dụng nhưng thực ra bất ổn. Trước hết là xúc phạm các sắc tộc thiểu số. Khi người Kinh là người Việt thì họ là ai? Đương nhiên không phải người Việt! Vậy phải chăng họ là ngoại tộc? Đáng tiếc, do bất cập của nhân học nên vẫn dai dẳng tồn tại quan niệm các sắc dân thiểu số là ngoại tộc! Điều này không đúng bởi lẽ di truyền học xác định: từ 4000 năm trước, người Việt Nam thuộc chủng Mongoloid phương Nam, có nghĩa, tất cả người Việt Nam là người Việt. Đây thực sự là vụ án tiếm danh, chuyện không nhỏ mà nhân học phải trả lời! Thiết nghĩ, với nhà ngôn ngữ học, điều này cần được minh định. Và chuyện này nữa, dù đã biết “Việt Nam có 54 sắc tộc” nhưng tiếc là nhà ngôn ngữ học của chúng ta không đứng ra minh định để trả lại sự chính xác khoa học cho ngôn từ mà dễ dãi chấp nhận cách nói sai lầm “Việt Nam có 54 dân tộc” tạo nên một vết nhơ trong học thuật. Việc nữa có lẽ cũng cần thưa lại với vị giáo sư ngôn ngữ học. Trong sách, ông dùng quá nhiều từ “phong kiến.” Xin hỏi Việt Nam có chế độ phong kiến không?  Gần 200 năm trước, trong tình trạng hiểu biết hạn hẹp, Engels cho rằng thế giới là nhất nguyên, phát triển theo cùng một kiểu nên vũ đoán phương Đông cũng trải qua thời kỳ phong kiến như châu Âu. Tuy nhiên, ở phương Đông chế độ phong kiến chỉ có ở thời nhà Chu. Rút kinh nghiệm thể chế phong hầu kiến ấp gây ra loạn lạc, từ nhà Tần trở đi, Trung Quốc xây dựng chế độ quân chủ tập quyền. Các thể chế chính quyền trên đất Việt Nam sinh sau đẻ muộn không có một ngày gọi là “phong kiến.” Hơn ai hết, giáo sư ngôn ngữ học cần chuẩn mực về ngôn từ.

Việc hình thành người Kinh (xin gọi chính xác) tác giả trình bày theo quan niệm chính thống hiện nay với công thức: “Từ hai cộng đồng Chứt, Pọng chuyển hóa thành Việt Mường chung. Việt Mường chung gặp nhóm Tày-Thái cổ tách thành Việt và Mường.” Đó chỉ là suy luận của học giả Viễn Đông Bác cổ dựa trên bằng chứng ngôn ngữ quá mơ hồ nhưng không được khảo cổ học xác nhận và hoàn toàn trái với di truyền học. Năm 1983, trong cuốn Nhân chủng học Đông Nam Á, Giáo sư Nguyễn Đình Khoa khám phá “Vào thời đồ đá, dân cư Việt Nam thuộc loại hình Australoid. Sang thời kim khí, dân cư Việt Nam chuyển sang chủng Mongoloid phương Nam.” (6) Sau này di truyền học xác nhận, do số lượng nhỏ người từ Nam Hoàng Hà đi xuống, tiếp xúc và chuyển hóa di truyền dân cư Việt Nam. Đây không phải sự thay thế dân cư mà là do khi được sinh ra 70.000 năm trước, trong máu huyết người Lạc Việt chủng Indonesian có lượng gen Mongoloid cao. Vì vậy khi được bổ sung gen Mongoloid từ đồng bào phương Bắc về, lượng gen Mongoloid trong lứa con cháu vượt qua ngưỡng của chủng Australoid để trở thành Mongoloid phương Nam. Điều này khiến cho dân cư Việt Nam là một dòng liên tục, không bị ngắt quãng từ 70.000 năm trước. Do vậy mà tiếng nói cũng liên tục, là tiếng Indonesian (Lạc Việt). (7) Cũng không hề có “nhóm Tày-Thái cổ” nào gây được tác động như vậy. Nếu có nhóm Tày-Thái cổ thì cũng là người Lạc Việt, nói tiếng Lạc Việt. Khi đưa ra kịch bàn “gặp Tày-Thái cổ” là học giả Pháp qua người Thái hiện tồn rồi suy đoán thiếu cơ sở. Di truyền học, như hình trên chỉ rõ, xác nhận người Lạc Việt chủng Indonesian chiếm lĩnh Hoa lục, mà nhánh chính là Tày Thái. Sử còn ghi, một người con gái Thái làm vợ Đế Khốc, chắt của Hoàng Đế, sinh ra vua Nghiêu. Do sống trên lưu vực Hoàng Hà, người Thái sớm chuyển sang ngôn ngữ đơn âm hữu thanh. Theo biến động lịch sử, họ nhiều lần trở về Việt Nam. Lứa trở về khoảng 300 năm TCN đã hòa nhập dân cư đầu tiên khai phá đồng bằng sông Hồng, làm nên cộng đồng người Kinh. Lứa trở về vào thời Nguyên thì sống ở Tây Bắc Việt Nam còn đại bộ phận tràn vào Lào, Thái Lan, thành người Thái hôm nay. Trong tiếng nói nhóm Thái này có nhiều từ Hán.

Theo khảo cứu của chúng tôi, cộng đồng người Kinh được hình thành như sau:

Khoảng 300 năm TCN, nước biển rút, phần chủ thể của đồng bằng sông Hồng xuất hiện. Người Việt ở miền Trung ra, từ trung du Bắc Bộ xuống và từ Nam Trung quốc kéo về khai thác đất mới. Do cùng chủng tộc và tiếng nói nên không có mâu thuẫn sắc tộc. Nhờ môi trường thuân lợi, kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao nên nhân số tăng nhanh. Trong số người từ Nam Trung Quốc về, có người Tày Thái, người Hẹ, người Choang… những người từng sống cùng hoặc tiếp xúc với dân lưu vực Hoàng Hà nên tiếng nói đã chuyển sang đơn âm, hữu thanh. Tiếng nói mới lạ được lan truyền trong cộng đồng. Thời Bắc thuộc, chữ Nho thành quốc ngữ, tiếng nói đơn âm, hữu thanh trở nên phổ biến. Cùng với sự giao lưu kinh tế và xuất hiện đô thị, một cảnh quan dân cư đô thị hình thành. Cho đến thế kỷ XIII, triều đình chính thức thừa nhận sắc dân mới trên lãnh thổ: người Kinh. Điều này cũng diễn ra tại đồng bằng miền Trung. Từ đó có thể chắc rằng: người Kinh là do những cư dân năng động nhất từ các bộ lạc người Việt tại Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc tiến về khai thác đồng bằng sông Hồng tạo nên. Khi hình thành cảnh quan mới thì một cộng đồng người với nếp sống mới ra đời. Trong khi đó, đồng bào của họ sống trong những bản, mường, phum sóc… vẫn giữ tiếng nói và nếp văn hóa truyền thống, trở thành các tộc người thiểu số.

Đây là kịch bản do chúng tôi đề xuất. Rất mong các học giả và bạn đọc phê bình.

6. Việc định họ cho tiếng Việt

Tiếng Việt cho đến nay đã được xếp lần lượt trải qua bốn họ: Đông Dương, Hán-Tạng, Tày Thái và Nam Á. Câu hỏi được nêu ra: tại sao lại như vậy? Có thể thấy là, hai lần đầu mang tính tập thể, kiểu dồn vịt vào chuồng. Nhưng hai lần sau là suy nghĩ cẩn trọng. H. Máspero nhận ra nhiều từ vựng chung giữa tiếng Thái và tiếng Annam nhưng vì Annam là nước nhỏ, nô lệ, lại vay mượn nhiều từ tiếng Hán nên không đáng để đứng tên một họ ngôn ngữ. Do vậy, ông đặt ra họ Tày-Thái rồi nhét tiếng Annam vào trong rọ. Cảm thấy có lý, nhiều người ủng hộ. Nhưng rồi nhiều năm sau, trong khi thao tác nghề nghiệp, A.G. Haudricourt “ngộ ra”, sẽ phù hợp hơn nếu xếp tiếng Annam vào nhánh Mon-Khmer của họ Nam Á. Ý tưởng cách tân được hưởng ứng! Tại sao lại như vậy? Hơn trăm năm trước, vào năm 1892, Đô đốc Hải quân người Pháp H. Frey đã đã phát hiện: “Tiếng Annam, mẹ đẻ của các ngôn ngữ: cộng đồng gốc của các chủng tộc Celtic, Semitic, Sudan và Indo-Chinese” (L'annamite, mère des langues: communauté d'origine des races celtiques, sémitiques, soudanaises et de l'Indo-Chine). Là mẹ các ngôn ngữ, tiếng Việt phong phú hơn con cháu mình. Do đó tuy có những yếu tố âm tiết và từ vựng chung với nhiều tiếng nói khác nhưng khi đem tiếng Việt nhét vào bất cứ họ ngôn ngữ nào thì cuối cùng cũng bị đẩy ra vì cái khuôn quá hẹp. Ngay cái lồng Nam Á của A.G. Haudricourt nghe có vẻ ngon lành. Nhưng có phải vậy không? Từ khám phá về chủng tộc và ngôn ngữ hôm nay, ta thấy việc gán ghép này cũng giả tạo. Thứ nhất, người Việt là chủ thể của cộng đồng Lạc Việt, cư trú lâu dài trên đất Việt Nam, nơi phát tích của dân cư phương Đông. Trong khi đó, người Munda là một nhánh Lạc Việt di cư sang Ấn Độ 50.000 năm trước. Vì vậy, cũng như dân Tày-Thái hay Mon-Khmer, ngôn ngữ Munda là nhánh con. Khi nhét tiếng Việt vào cái lồng Nam Á không những không phù hợp về ngôn ngữ mà còn kéo lệch trung tâm ngôn ngữ Việt ra ngoài vị trí vốn có của nó là Đông Dương.

Chúng tôi cho rằng, sẽ tới ngày mà ngôn ngữ học phải trở lại với ý tưởng của John Leyden 200 năm trước, xác lập họ ngôn ngữ mà tiếng Viêt là trung tâm, mẹ của phần lớn ngôn ngữ phương Đông. Thay cho họ ngôn ngữ Indo-China, có thể lấy tên là họ ngôn ngữ Indonesian.

III. Kết luận và khuyến nghị

Sang khai hóa phương Đông, học giả phương Tây mang theo vũ khí trí tuệ siêu việt là thuyết Đa vùng của nguồn gốc loài người với da trắng thượng đẳng cùng quan niệm Âu trung: châu Âu là trung tâm của thế giới. Là những nhà Hán học nên họ tin vào thuyết Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm của văn minh châu Á. Hơn trăm năm khoa học nhân văn Việt Nam được dựng trên cái kiềng ba chân vững chắc: Người Bắc Kinh Homo pekinensis là tổ tiên dân da vàng châu Á. Từ phía Tây, người Hán xâm nhập miền Trung Hoàng Hà xây dựng văn minh Hoa Hạ. Người Hán mang văn minh Hoa Hạ xuống khai hóa các sắc dân bán khai phương Nam. Đông Nam Á là vùng trũng của lịch sử, dân nơi đây không hề có thiên tư sáng tạo. Đồ đá mài Hòa Bình là từ lưu vực Hoàng Hà đưa xuống. Nghề đúc đồng từ Hallstatt Đông Âu đưa tới lưu vực Hoàng Hà 1000 năm TCN và 500 năm TCN người thợ Trung Quốc truyền xuống Việt Nam. Năm 333 TCN, nước Sở diệt nước Việt. Con cháu của Viêt vương Câu Tiễn chạy xuống Bắc Bộ Việt Nam, làm nên dân cư Việt Nam hôm nay. Tiếng Việt vay mượn 70% từ ngôn ngữ Hán…

 Vì vậy, sang thiên niên kỷ mới, khi Thuyết Đa vùng sụp đổ thì cả hai chân kiềng còn lại cũng sụp theo. Như phản ứng dây chuyền, cuốn sách của ông Trần Trí Dõi cùng chung số phận. Trái với kỳ vọng của tác giả, cuốn sách không góp phần tìm hiểu văn hóa mà khiến cho văn hóa Việt càng trở nên u minh.

Điều vui mừng là trên đống hoang tàn của khoa học nhân văn cũ, khám phá vĩ đại của lịch sử được khai mở. Việt Nam là nơi phát tích của nhân loại ngoài châu Phi. Trong quá khứ xa xăm, người Việt Nam ra đi mở mang thế giới, đem máu huyết, tiếng nói và văn hóa làm nên các dân tộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Trên đất Đông Á, người Việt sáng tạo nền Minh triết Việt Nho rực rỡ mà do thời cơ chưa đến, còn trầm tích trong lòng đất lòng người. Nếu biết khai mở, nền khoa học nhân văn thực sự của phương Đông sẽ tỏa ánh sáng Minh triết dẫn đường nhân loại trong kỷ nguyên mới. Công việc trước mắt của trí thức Việt là đoạn tuyệt với khoa học nhân văn sai lầm của quá khứ, rèn luyện bản lĩnh để phục hưng trí tuệ Việt, viết lại lịch sử Việt, tìm lại đạo Việt, tạo dựng nguồn lực Việt và đào tạo nhân lực Việt.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                Sài Gòn, 9. 2022

 Reference

1.      George van Driem The Diversity of the Tibeto-Burman Language Family and the Linguistic Ancestry of Chinese  file:///C:/Users/ADMIN/Downloads/The_diversity_of_the_Tibeto_Burman_langu%20(2).pdf

2.      GS. Trần Quốc Vượng nói về văn hóa VN - BBC Vietnamesehttps://www.bbc.com › 2005/03 › interviewweek112005

3.      J.Y. Chu et al. Genetic relationship of populations in China. ( https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC21714/

4.      Chuan-Chao Wang and Hui Li. Inferring human history in East Asia from Y chromosomes. (file:///C:/Users/ADMIN/Downloads/Inferring_human_history_in_East_Asia_fro.pdf)

5.      Hà Văn Thùy. Tiếng Trung Quốc là biến thể suy thoái của tiếng Việt. (https://thuyhavan.blogspot.com/search?q=Ti%E1%BA%BFng+Trung+Qu%E1%BB%91c+m%E1%BB%99t+bi%E1%BA%BFn+th%E1%BB%83+suy+tho%C3%A1i+c%E1%BB%A7a+ti%E1%BA%BFng+Vi%E1%BB%87t)

6.      Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. DH&THCN. H,1983.

7.      Hà Văn Thùy. Tiền sử người Việt. NXB Hồng Đức. H, 2022.