BÍ ẨN NGUỒN GỐC EUROPEAN ẤN ÂU HAY VIỆT ÂU?



Cùng bạn đọc,
15 năm trước, khi tìm hiểu con đường di cư chiếm lĩnh thế giới của người tiền sử, tôi đã quan tâm việc một dòng người từ Đông Á đi sang phương Tây. Sau đó, có thêm tư liệu, tôi hoàn thành chuyên luận Ra khỏi Việt Nam chiếm lĩnh thế giới. Nay nhờ có thêm thông tin từ cuộc thảo luận của các học giả phương Tây về nguồn gốc Indo-European, tôi ngộ ra: đó là lầm lẫn lớn. Không hề có cái gọi là Indo-European. Ấn Độ chỉ là hóa thạch sống lưu giữ di truyền và ngôn ngữ của tổ tiên Việt Cổ từ 40.000 năm trước… Chỉ khi trở về với Viet-European mới có thể tìm được cội nguồn con người và tiếng nói châu Âu! Vâng, đúng là lịch sử đã diễn ra như vậy!
H.V.T


Vào thế kỷ XVI, những người châu Âu đi đến tiểu lục địa Ấn Độ đã nhận ra những nét giống nhau giữa các ngôn ngữ Ấn-Arya, Iran và châu Âu. Năm 1585 Filippo Sassetti, một nhà buôn, người Florence, ghi nhận một số từ vựng tương đồng giữa tiếng Phạn và tiếng Ý. Năm 1647, nhà ngôn ngữ học người Hà Lan Marcus Zuerius van Boxhorn chú ý đến nét tương tự ở một số ngôn ngữ châu Á và châu Âu. Ông cho rằng chúng xuất phát từ một ngôn ngữ chung gọi là Scythia. Các ngôn ngữ trong giả thuyết của ông gồm tiếng Hà Lan, tiếng Albania, tiếng Hy Lạp, tiếng Latinh, tiếng Ba Tư và tiếng Đức, sau đó thêm các ngôn ngữ Slav, Celt và các ngôn ngữ gốc Balt. Năm 1813 Thomas Young lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ Indo-European, dựa trên phân bố địa lý của hệ này. Ngữ hệ Ấn-Âu bao gồm khoảng hơn 400 ngôn ngữ mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ tin rằng có chung một nguồn gốc. Những người dùng các thứ tiếng của hệ thống này sống từ Ấn Độ đến Tây Âu, từ Địa Trung Hải đến Bắc Âu, với khoảng 3 tỉ người.
Từ hơn 200 năm nay, nguồn gốc con người cũng như ngôn ngữ Ấn-Âu được quan tâm nghiên cứu dựa trên cơ sở ngôn ngữ học và khảo cổ học với mục tiêu khám phá ngôn ngữ Tiền Ấn-Âu (Proto-Indo-Europen PIE). Sang thế kỷ mới, sinh học phân tử vào cuộc đã đưa lại những khám phá quan trọng. Học giả phương Tây cho rằng, dân cư châu Âu được hình thành theo ba lớp. Đầu tiên là người săn bắn hái lượm châu Âu (EHG). Tiếp theo là nông dân từ Tây Á tới, làm nên lớp nông dân châu Âu đầu tiên (EEF) khoảng 6000 năm trước ở phía Tây Anatolian và sau cùng là người du mục từ thảo nguyên Yamnaya tới vào thời đồ đồng, khoảng 4000 – 3500 năm TCN, mang theo ngôn ngữ Tiền Ấn - Âu (PIE), đã tạo ra hệ ngữ Ấn-Âu. Nhà khảo cổ người Mỹ gốc Litva Marija Gimbutas đề xuất giả thuyết Kurgan cho rằng ngôn ngữ Proto-Indo-European (PIE) phát sinh ở thảo nguyên Pontiac. Trong thời kỳ Yamna, một trong những nền văn hóa Thời đại đồ đồng đầu tiên trên thế giới, những người nói tiếng Proto-Indo-Europen ở khu vực Yamnaya (thuộc Ucraina và Nam Nga ngày nay) di cư về phía tây tới châu Âu và phía đông sang Trung Á. Sau đó chuyển hướng Nam sang lục địa, mang theo các ngôn ngữ Ấn-Âu được sử dụng ngày nay ở hầu hết châu Âu, Iran và một phần lớn của tiểu lục địa Ấn Độ. Mô hình Kurgan là kịch bản được chấp nhận rộng rãi nhất về nguồn gốc Ấn-Âu.
Tuy nhiên, kết luận của học giả phương Tây tỏ ra thiếu thuyết phục, nó chông chênh giống như ngôi nhà đẹp mà nền móng không được bồi đắp kỹ càng. Dường như ở đây có vấn đề về phương pháp luận. Khi biết rằng, dân cư châu Âu được hình thành từ ba lớp người nhưng các nhà nghiên cứu đã không truy tìm tới tận cùng nguồn gốc sinh học và ngôn ngữ của họ mà chỉ dừng lại tại thời điểm muộn sau này, khiến cho những luận bàn về họ thiếu cơ sở.
Trong chuyên luận này, tôi trình bày cách tiếp cận khác, đi tới tận cùng xuất xứ của mỗi lớp người để khám phá vai trò của họ trong việc hình thành con người và tiếng nói châu Âu.
I. Nguồn gốc và quá trình hình thành dân cư châu Âu.
Dân cư châu Âu được hình thành từ ba lớp. Do vậy, muốn biết lịch sử hình thành dân cư châu Âu buộc phải hiểu đến tận cùng lịch sử mỗi lớp người đó.
1. Nguồn gốc và quá trình hình thành cộng đồng săn bắn hái lượm châu Âu (EHG).
Ta biết rằng, 200.000 năm trước, loài người Khôn ngoan Homo sapiens với ba đại chủng Australoid, Mongoloid và Europid xuất hiện tại Nam Phi. Trong quá trình sinh sống, họ đã phân ly thành nhiều nhóm với tiếng nói khác nhau. Tuy vậy, giữa họ vẫn có ngôn ngữ gốc của tổ tiên khiến cho họ hiểu được nhau. Khoảng 85.000 năm trước, trong Thời Băng hà, mực nước biển thấp hơn hôm nay 130 mét, người từ châu Phi đi qua cửa Hồng Hải tới bán đảo Ả Rập. Bị bức thành băng hà chắn ở phía Bắc, dòng người di cư chia đôi. Đại chủng Europid dừng lại trên đất Yemen. Hai đại chủng Australoid và Mongoloid theo bờ Ấn Độ Dương đi về phương Đông. 70.000 năm trước, dòng chính của đoàn di cư tới đất Việt Nam ngày nay và dừng lại.(1) Hai đại chủng hòa huyết, sinh ra bốn chủng người Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid cùng thuộc nhóm loại hình Australoid, do người Indonesian đa số giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ.(2) Ban đầu họ săn bắn hái lượm du cư. Sau đó định cư, kết hợp săn hái với nuôi trồng cây ăn củ, cây ăn quả, rau, đậu, bổ sung lượng thực phẩm quan trọng cho cuộc sống. Khoảng 50.000 năm trước, do bùng nổ dân số, người từ Việt Nam di cư ra các đảo Đông Nam Á và tiểu lục địa Ấn Độ. 40.000 năm trước, nhờ khí hậu được cải thiện, người từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục. Từ đây một dòng đi lên Siberia và 30.000 năm trước, vượt eo Bering, chinh phục châu Mỹ. Từ phía Tây Hoa lục, có một dòng người đi qua Tây Tạng, vào Trung Á. Tại đây, người Việt sinh sôi, tăng số lượng rồi xâm nhập châu Âu.(1)
Trong khi dòng người đi về phía Đông trải hành trình như vậy thì người Europid do sự kiềm tỏa của băng giá, vẫn quẩn quanh trên bán đảo Ả Rập. 52.000 năm trước, nhờ khí hậu tốt hơn, từ đất Yemen, họ đi lên Trung Đông. 40.000 năm trước, từ Trung Đông, họ qua eo Bosphorus vào châu Âu. Tại vùng đất là Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp ngày nay, người Europid gặp người Việt chủng Australoid. Hai dòng người hòa huyết, sinh ra người European da sậm màu, là tổ tiên dân cư châu Âu ngày nay. Người European sống bằng săn hái, lan tỏa khắp châu Âu, được gọi là người săn hái châu Âu (EHG). Đây là lớp dân cư đầu tiên trên đất châu Âu. Khoảng  25.000 năm trước, một dòng người EHG từ châu Âu đi vào Trung Á. Tại đây, số lượng được tăng lên, dòng người đi về phương Đông, (1,3) tới biên giới Hoa lục. Lúc này những bộ lạc ở phía Tây Hoa lục đã mạnh lên, ngăn không cho dòng người xâm nhập. Dòng người trở lên phía Bắc, đi tới vùng đồng cỏ Đông Âu, sống bằng săn hái. Khoảng 10.000 năm trước, khi Kỷ Băng Hà chấm dứt, họ thuần hóa cừu, dê, bò và chuyển sang phương thức sống du mục.
2. Việc hình thành cộng đồng nông nghiệp châu Âu.
Khoảng 6000 năm TCN, những người nông dân Tây Á mang lúa mì, nho và gia súc tới vùng đất Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp ngày nay, tạo nên lớp dân cư nông nghiệp (EEF) đầu tiên ở châu Âu. Người nông dân Tây Á vốn là người Việt cổ Australoid từ Viêt Nam qua Nam Á di cư sang, hòa huyết với người Europid từ Trung Đông lên. Sau thời gian sống bằng săn hái, họ chuyển sang canh tác nông nghiệp, xây dựng nền văn hóa nông nghiệp nổi tiếng vùng Lưỡi liềm Phì nhiêu. Tới châu Âu, họ hòa huyết với người săn hái European, làm đa dạng thêm bộ gen và tiếng nói của dân cư châu Âu.
3. Về người du mục Nội Á.
Từ phía Tây châu Âu di cư tới 25.000 năm trước, ban đầu người European sống săn hái trên những cánh đồng băng mênh mông của Nội Á. Khi Kỷ Băng hà chấm dứt, đồng băng chuyển thành thảo nguyên xanh, họ thuần hóa gia súc và chuyển sang phương thức sống du mục. Khoảng 4000 năm TCN họ thuần hóa được ngựa, rồi đóng xe ngựa, sở hữu những phương tiện tiên tiến của thế giới cho chăn nuôi và giao thông. Kinh tế phát triển đã cho phép hình thành những bộ lạc du mục lớn và dũng mãnh, đủ sức mở rộng lãnh thổ. Khoảng 3500 năm TCN, họ theo con đường tổ tiên khi trước, tiến về phía Tây, chinh phục vùng đất của những người săn hái châu Âu. Họ bổ sung nguồn gen và ngôn ngữ của mình vào gia đình dân cư châu Âu. Trên cơ bản, bộ gen của họ vẫn là European nên sự sai biệt di truyền giữa các vùng đất không quá sâu sắc.
Ở trên là sự tóm lược quá trình hình thành dân cư châu Âu. Khảo sát genome người châu Âu ngày nay, Bryan sykes, tác giả cuốn Bảy nàng con gái của Eva cho biết: trong máu huyết người châu Âu hiện nay chỉ có 20% DNA của dân nông nghiệp, còn 80% là của người săn hái châu Âu.(4) Điều này nói lên sự thật rằng, chủ thể của dân cư châu Âu ngày nay là người European, hậu duệ của lớp dân cư săn hái châu Âu (EHG) ra đời 40.000 năm trước. Sự thật này cũng nói rằng, người Việt cổ từ Đông Á sang đã góp phần máu huyết quan trọng làm nên dân cư châu Âu.
 II. Sự hình thành ngôn ngữ châu Âu
 Cùng sinh ra và chung sống hơn trăm ngàn năm tại châu Phi, ba đại chủng Australoid, Mongoloid và Europid, bên cạnh ngôn ngữ đặc thù của mình còn chia sẻ vốn từ chung của cộng đồng dân cư trên đất mẹ.
Từ khi di cư tới bán đảo Ả Rập, cộng đồng người Europid chỉ hoạt động săn hái loanh quanh trên phần đất này. 52.000 năm trước họ tiến hành cuộc di cư ngắn vào Trung Đông rồi xâm nhập châu Âu. Do vậy, về di truyền và ngôn ngữ họ không có biến đổi đáng kể, hầu như vẫn giữ nguyên những gì mang theo từ châu Phi.
Trong khi đó, người Australoid và Mongoloid trải cuộc di cư dài từ bán đảo Ả Rập tới Đông Nam Á. Tại Việt Nam, họ hòa huyết sinh ra người Việt cổ. Cùng với săn hái, người Việt sáng tạo phương thức canh tác nông nghiệp bán thuần hóa rau, củ, quả, (5) tạo nên nguồn thực phẩm dồi dào giúp cho hai lần bùng nổ dân số. Từ Đông Á, người Việt lại làm cuộc di cư dài tới châu Âu. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Trong hành trình dài không chỉ để mưu sinh mà còn phát triển, người Việt đã học được nhiều điều khôn ngoan. Cũng trong thời gian dài, trải qua nhiều vùng đất mênh mông, thực hành nhiều công việc khác nhau, người Việt sáng tạo nhiều tiếng nói mới, bổ sung cho vốn từ của mình. Vì vậy, khi tới châu Âu, góp phần làm nên người European, người Việt cung cấp cho con cháu mình vốn từ vựng phong phú ngoài những gì vốn có của tổ tiên châu Phi. Đó là ngôn ngữ nền mà người săn hái đầu tiên của châu Âu (EHG) sở hữu khi lan tỏa ra chiếm lĩnh châu Âu cũng như trong hành trình về phương Đông, tạo nên những bộ lạc du mục Nội Á. Trên đồng cỏ Yamnaya, nhờ phương thức sống du mục, cộng đồng dân cư nơi này đã sáng tạo lớp từ vựng mới. Khoảng 3500 năm TCN, khi di cư trở lại quê hương cũ của mình, người du mục phương Đông du nhập vốn từ vựng của mình cho dân cư châu Âu, trong đó có những từ thuộc về ngựa, xe, dệt, len… Đó là những tiếng nói mới được sáng tạo. Tuy nhiên không thể cho rằng những từ đó là ngôn ngữ cội nguồn của dân cư châu Âu (PIE). Không thể nào hiểu được, vì lẽ gì, một chủng tộc lớn, được sinh ra 40.000 năm trước, chiếm lĩnh cả châu Âu và một phần châu Á mà phải sau 34000 năm (4000 năm TCN) mới có được tiếng nói nguồn cội của mình?! Trên thực tế, từ quá trình hình thành dân cư phương Tây, ngôn ngữ gốc của cộng đồng European (PE) là tiếng Việt cổ, có mặt ngay từ 40.000 năm trước. Đó là ngôn ngữ tổ tiên để lại rồi trên cơ sở này, châu Âu tiếp thu những từ vựng mới, làm nên ngôn ngữ châu Âu hiện đại.
Minh chứng vững chắc cho nhận định trên là cuốn L'annamite, mère des langues: communauté d'origine des races celtiques, sémitiques, soudanaises et de l'Indo-Chine (Tiếng Annamite, mẹ của các ngôn ngữ: cộng đồng nguồn gốc của các chủng tộc Celtic, Semitic, Sudan và Ấn-Trung) của Henri Frey xuất bản tại Paris năm 1892. Là Đô đốc Hải quân Pháp từng công tác ở Tây Phi sau đó sang Đông Dương, Henri Frey nhận ra trong tiếng nói của người dân Việt Nam có rất nhiều từ vựng chung với các ngôn ngữ châu Phi, Celtic, Semitic, Sudan… Do vậy ông dành thời gian nghiên cứu và viết thành sách. Từ việc phát hiện trong tiếng Việt quá nhiều từ chung với các ngôn ngữ khác, ông đưa ra nhận định: tiếng Việt là mẹ của phần lớn ngôn ngữ phương Đông và phương Tây. Nay ta thấy, do ảnh hưởng của thuyết trôi dạt lục địa thời thượng khi đó, ông đã sai khi cho tiếng Việt là mẹ của ngôn ngữ châu Phi. Nhưng rõ ràng, ngoài ngôn ngữ châu Phi thì tiếng Việt phong phú nhất, xứng đáng là mẹ của tiếng nói cộng đồng dân cư sống ngoài châu Phi. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chỉ số đa dạng sinh học của người Việt Nam cao nhất trong các dân tộc châu Á và cuộc di cư của người Việt cổ chiếm lĩnh thế giới trong quá khứ.
Câu chuyện PIE có cái gì đó giống với trường hợp Nguyên Hán Tạng (Proto-Sino-Tibetan -PST). Từ giữa thế kỷ XIX, thuật ngữ gia đình ngôn ngữ Hán-Tạng (Sino-Tibetan) ra đời nhưng trăm năm sau các nhà ngôn ngữ học lịch sử không tìm được ngôn ngữ Nguyên Hán Tạng (PST). Giải thích sự việc này, người ta biện bạch rằng: “Cũng như bên châu Âu, việc tìm ra PIE đang còn tranh cãi. Nhưng không vì thế mà phủ định hệ ngữ Indo-European. Tương tự, cũng không vì chưa tìm được PST mà bác bỏ ngữ hệ Sino-Tibetan!” Cách tư duy như vậy thật khó thuyết phục. Mới đây, có ý kiến cho rằng, PST xuất hiện khoảng 7000 năm trước, tại văn hóa Ngưỡng Thiều miền Trung lưu vực Hoàng Hà. Tuy nhiên, sự thật là từ 40.000 năm trước, người Việt cổ đã có mặt ở đây để rồi kiến tạo văn hóa nông nghiệp Giả Hồ rực rỡ với ký tự đầu tiên. Văn hóa Ngưỡng Thiều là hậu duệ của văn hóa Giả Hồ. Người Giả Hồ mang cây kê và cây lúa tới Ngưỡng Thiều. Do người Ngưỡng Thiều tiếp xúc, hòa huyết với người North Mongoloid sống du mục trên bờ Bắc Hoàng Hà, sinh ra chủng người Việt hiện đại South Mongoloid và tạo ra tiếng nói lai Mông-Việt. Dựa vào đấy người ta cho rằng, tiếng nói của dân cư Ngưỡng Thiều là PST. Tuy nhiên, trong thực tế, nguồn gốc của tiếng nói dân cư Hoa lục là tiếng Quảng Đông. Nhưng tổ tiên của tiếng Quảng Đông là tiếng Nghệ Tĩnh, bởi lẽ, người từ Nghệ-Tĩnh đi lên Quảng Đông trở thành tổ tiên của con người và tiếng nói Trung Quốc.
III.Kết luận
Khi tiếp cận với phương Đông, người phương Tây nhận ra dân cư phía Bắc Ấn Độ có màu da và tiếng nói tương đồng với người châu Âu. Do Ấn Độ là quốc gia cổ đại, có nền văn hóa lớn nên các học giả phương Tây cho rằng ngôn ngữ Ấn là ngồn cội của ngôn ngữ phương Tây. Từ đó thuật ngữ Indo-European ra đời.
Ngày nay, từ khám phá của di truyền và khảo cổ học, ta biết rằng 40.000 năm trước, người Việt cổ chiếm lĩnh toàn bộ Đông Á. Một dòng di cư của người Việt sang phương Tây đã góp phần quan trọng làm nên dân cư và ngôn ngữ châu Âu. Nhưng khoảng 7000 năm trước, tại lưu vực Hoàng Hà, người Việt gặp gỡ, hòa huyết với người Mongoloid, sinh ra chủng người Mongoloid phương Nam. Người Mongoloid phương Nam tăng nhân số và khoảng 2000 năm TCN thay thế người Việt cổ chủng Australoid, trở thành chủng người duy nhất chiếm lĩnh địa bàn phương Đông. Trong khi đó, tiếng Việt, giống như mọi ngôn ngữ khác sinh ra từ châu Phi, vốn đa âm và vô thanh. Nhưng từ khi chữ vuông tượng hình được phổ biến, mỗi chữ chỉ ghi âm được một tiếng nên những tiếng muốn được ký tự buộc phải đơn âm hóa. Do vậy, ngôn ngữ phương Đông trở nên đơn âm và có thanh điệu. Do thay đổi cả về nhân chủng và ngôn ngữ nên con người phương Đông Cổ bị biến mất trong dòng lịch sử. Điều này khiến cho hậu thế không biết tới. Vì vậy, khi phát hiện ra con người và tiếng Phạn Bắc Ấn Độ, học giả phương Tây ngộ nhận rằng Ấn Độ là cội nguồn của con người và ngôn ngữ châu Âu.
                    


Hành trình Ra khỏi Việt Nam chiếm lĩnh thế giới (6)

Tuy nhiên, sự thực là, 40.000 năm trước, trong khi một dòng người Việt cổ từ Hoa lục đi sang phương Tây thì cũng có dòng người Việt từ Tây Nam Hoa lục xâm nhập Tây Bắc Ấn Độ. Như ta biết, 50.000 năm trước, người Indonesian từ Việt nam đi sang chiếm lĩnh Ấn Độ, làm nên lớp dân cư đầu tiên của tiểu lục địa, sau này được gọi là người Dravidian. Vào Tây Bắc Ấn Độ 40.000 năm trước cũng là người Indonesian hậu duệ của người ra khỏi Việt Nam. Như vậy, người Ấn phía Bắc và phía Nam cùng quê hương gốc Việt Nam, cùng một chủng tộc, tiếng nói và văn hóa. Từ săn hái, người Bắc Ấn Độ chuyển sang nghề nông và sáng tạo nền văn hóa sông Indus nổi tiếng. Khoảng 1500 năm TCN, những bộ lạc du mục từ Iran xâm lăng Ấn Độ. Trong quá trình cai trị, họ Aryan hóa con người và ngôn ngữ miền Bắc Ấn. Trước hiện trạng này, học giả phương Tây xếp tiếng Phạn Bắc Ấn vào gia đình ngôn ngữ Indo-European và cho rằng người Ấn là cội nguồn của dân cư phương Tây.
Tuy nhiên sự thực không như vậy. Từ lịch sử hình thành con người và ngôn ngữ Bắc Ấn, ta có thể nói rằng, Bắc Ấn là người được ủy nhiệm (proxy) thay mặt cho một cộng đồng trong quá khứ góp phần làm nên con người và tiếng nói châu Âu nhưng sau đó đã chuyển hóa thành một dạng nhân chủng và ngôn ngữ khác nên khoa học các thế kỷ trước không nhận ra được. Nay, nhờ tri thức mới, khoa học nhân loại giúp ta khám phá, người Việt cổ đã đi sang phương Tây, góp phần làm nên con người và ngôn ngữ châu Âu.
Sự thực này cho thấy, đã đến lúc, người Ấn Độ hoàn thành sứ mệnh ủy nhiệm của mình, trả lại vai trò của người Việt cổ, tổ tiên họ trong lịch sử. Thuật ngữ Ấn-Âu trả lại vai trò cho thuật ngữ Việt-Âu (Viet-European). Đây có lẽ là khám phá quan trọng nhất của lịch sử đương đại. Chỉ từ khám phá này, chúng ta mới nhận thức đúng về nguồn gốc con người và ngôn ngữ châu Âu.
                                                                
                                                                                                                      Sài Gòn, Xuân 2020

Tài liệu tham khảo.
1.       Stephen Oppenheimer. Out of Eden Peopling of the World  (http://www.bradshawfoundation.com)
 và Journey of Mankind the Peopling of the World  (http://www.bradshawfoundation.com/journey/)
- Từ 65.000 đến 52.000 năm trước. Khí hậu ấm lên vào 52.000 năm trước khiến cho những nhóm người từ bán đảo Ả rập tiến lên phía Bắc, tới vùng Lưỡi liềm Màu mỡ và trở lại Cận Đông. Từ đây họ tiến vào châu Âu qua eo Bosporus vào khoảng 50.000 năm trước.
- Từ 52.000 tới 45.000 năm trước.Một đợt băng hà ngắn. Người Aurignacian với văn hóa Đá Cũ muộn di chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Bulgaria châu Âu. Đồ Đá Mới xuất hiện tại Danube của Hungary sau đó ở Áo.
- Từ 45.000 tới 40.000 năm trước. Nhóm từ Đông Á di cư vế phía Tây qua Trung Á rồi lên Bắc Á. Từ Pakistan họ đi tới Trung Á và từ Đông Dương qua vùng Tebet tiến tới cao nguyên Qinh-hai
- Từ 40.000 tới 25.000 năm trước. Những người từ Trung Á đi về hướng tây tới Đông Âu, phía bắc tới Vòng Bắc Cực và sang Đông Á để bắt đầu tiến về đông bắc lục địa Á – Âu. Thời kỳ này xuất hiện những đồ mỹ thuật, như là Chauvet cave ở Pháp
2. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. (NXB DH&THCN. H. 1983)
3. Radio-canada. La colonisation asiatique sous-estimée
Một nghiên cứu của các học giả Ý, Tây Ban Nha, Georgia khảo sát 5000 chiếc răng hóa thạch ở châu Âu cho thấy: 40.000 năm trước, khi những người từ Trung Đông vào châu Âu thì ở đây họ gặp số đông người từ Đông Á sang. Hai dòng người hòa huyết cho ra tổ tiên người châu Âu hiện đại.
Sự di cư của dân số từ châu Á đã đóng một vai trò lớn hơn so với những người từ châu Phi đến thuộc địa châu Âu, cho thấy các phân tích về răng được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu châu Âu. Việc thực dân hóa lục địa châu Âu sẽ không xảy ra sau những làn sóng di cư liên tiếp từ châu Phi, theo quy định của giả thuyết được công bố rộng rãi. Trên thực tế, người dân châu Á có vai trò lớn hơn những người đến từ châu Phi để cư trú ở lục địa già hàng triệu năm trước. Các nhà nhân chủng học Tây Ban Nha, Ý và Gruzia đã đưa ra kết luận này sau khi phân tích di truyền của hơn 5.000 răng hóa thạch từ các mẫu vật có nguồn gốc châu Phi, châu Á và Homo. Phân tích này cho thấy răng châu Âu có nhiều đặc điểm châu Á hơn so với châu Phi. Điều này được xác minh trong các mẫu có niên đại 1,8 triệu năm cho đến khi xuất hiện người Neanderthal, 250.000 năm trước…, Điều này cho thấy dân số Á-Âu và lục địa châu Phi đã theo các làn sóng khác nhau trong một thời gian dài. Chi tiết về công trình này được công bố trên Biên niên sử của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS. 8. 8.2007)”
4.       Bryan Sykes. Bảy nàng con gái của Eva. NXB Trẻ, 2008.
5.       Hà Văn Thùy. Di Chỉ Cồn Cổ Ngựa Và Vấn Đề Tiền Sử Người Việt.  ...www.nhatbaovanhoa.com › di-chi-con-co-ngua-va-van-de-tien-su-ng...
6.       The official migration routes of Asian prehistoric people.
Atkinson, Q. D., Gray, R. D. & Drummond, A. J. mtDNA variation predicts population size in humans and reveals a major Southern Asian chapter in human prehistory. Mol Biol Evol 25, 468–474 (2008).