MỘT DÂN TỘC THIỂU NĂNG TRÍ TUỆ



Từ khi bị đặt lên đầu cái ách chuyên chính vô sản, dân tộc Việt mất quyền làm người mà bị giáng xuống hàng súc vật. Không may mắn như những công dân cao cấp trong  Trại của G. Owells, dân tộc Việt bị biến thành loài giáp xác, họ nhà tôm. Vô sản đồng nghĩa với vô học. Khi cứt lộn lên đầu thì mọi chuyện thối tha từ đó sinh ra! Bỉ nhân khỏi cần phải rỗi hơi tốn nhời, vì với sự trải nghiệm của mình, mỗi vị có thể viết cả pho sách về cái “hương vị” này! Bỉ nhân cho là thế, bởi nhẽ, dù có bị nghìn năm nô lệ giặc Tàu, trăm năm nô lệ giặc Tây thì cha ông chúng ta vẫn là Người. Không là Người sao dám đánh và thắng hai đế quốc to?! Chỉ khi… Phải chăng đó cũng là cái vận số của dân tộc, được lập trình trong câu sấm: Đỏ đầu làm tội đã qua/Trắng răng còn tội bằng ba đỏ đầu?!
Sau hơn nửa thế kỷ bị thống trị thực sự bởi đám vô học thì nay, chuyên chính vô sản chỉ còn là cái lá nho nói theo lối tây, hay nước vỏ lựu, máu mào gà theo cách nói Việt để che đậy sự thống trị thực sự của thứ chủ nghĩa tư bản hoang dã chưa từng có trong lịch sử nhân loại! Tuy nhiên, do trung thành với truyền thống, cái mùi xú uế vẫn phát tác kinh hoàng. Đúng như câu thơ của nhà thơ nào đó: dân tộc chửa thành người, sống những ngày man rợ!
Không hiểu có “quan niệm về "Cộng sản VN" nặng nề” hay không nhưng đó chính là những điều tôi rút ra về CNCS sau khi khảo cứu tới tận cùng lịch sử nhân loại dưới góc nhìn triết học.
Xin bắt đầu từ Karl Marx. Là trí thức hàng đầu của nước Đức, Marx còn là nhà thơ, nhà nhân văn chủ nghĩa nhiệt thành đứng ra bênh vực các dân tộc bị áp bức và thợ thuyền bị ngược đãi. Câu nói “Từ mỗi lỗ chân lông của CNTB đều tiết ra máu của các dân tộc thuộc địa và mồ hôi của thợ thuyền chính quốc”nổi tiếng như sự đúc kết về tội ác của CNTB. Từ tri thức lịch sử thời bấy giờ, ông và bạn ông F. Engels tin rằng châu Âu là trung tâm của văn minh nhân loại. Và toàn nhân loại đều bắt đầu từ công xã nguyên thủy tiến tới chế độ nô lệ, phong kiến rồi tư bản. Bằng trí óc mẫn tiệp của mình, ông nhận ra hai trụ cột làm nên CNTB là tư hữu và sự thống trị của giai cấp tư sản. Chính vì vậy, ông đưa ra lý thuyết chuyên chính vô sản. Như một phép mầu, chỉ cần xóa bỏ tư hữu và đặt xã hội dưới sự điều hành của giai cấp vô sản, lập tức mọi tội ác của CNTB chấm dứt và thế giới đại đồng!
Khi tuyên bố như vậy, Marx cũng như trí thức phương Tây không hề biết rằng, có hai thế giới. Phương Đông không theo con đường của phương Tây mà từ công xã nguyên thủy tới công xã nông thôn rồi quân chủ chuyên chế. Phương Đông không hề có chế độ phong kiến với đặc trưng bản chất của nó là phong hầu kiến địa. Hay nói chính xác hơn, chế độ phong kiến chỉ xuất hiện vào thời Chu xa xăm. Từ thời Tần trở đi Trung Quốc không có chế độ phong kiến. Việt Nam chưa bao giờ có chế độ phong kiến đúng nghĩa của thuật ngữ này. Ông cũng không hiểu điều ông nói “phương thức sản xuất châu Á” thực sự là gì để sau này những người ăn theo nói leo luôn miệng chỉ trích cái điều mà họ không hiểu. Trong khi đó “phương thức sản xuất châu Á” là nền sản xuất nông nghiệp lúa nước có công lớn xây dựng con người và văn hóa phương Đông, gia sản kỳ vĩ của nhân loại.
Khi tuyên bố chuyên chính vô sản, tuy với lòng thiện nhưng do trình độ hạn chế, vô tình Marx đã làm cái điều mà sau này lịch sử gọi là phản tiến hóa và chống loài người!  Bởi lẽ việc đi tới TBCN ở phương Tây hay quân chủ chuyên chế ở phương Đông là sự vận hành tự nhiên của lịch sử. Đó là quá trình của máu và nước mắt. Tuy nhiên, do hai cột trụ là chế độ tư hữu và sự thống trị của giới hữu sản luôn đảm bảo cho con người giữ được nhân cách (có tài sản) đồng thời xã hội được dẫn dắt bởi trị tuệ (những người có học trong giới hữu sản). Một khi xóa bỏ sự vận hành tự nhiên ấy sẽ làm đứt gẫy quá trình tiến hóa và tiêu diệt nền văn minh, đẩy nhân loại tới thảm họa.
Một câu hỏi, chuyên chính vô sản tạo ra cái gì? Súng đẻ ra chính quyền. “Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình!” Tới một lúc chính những người vô sản nhờ quyền hành đã tham nhũng trở thành tầng lớp hữu sản mới. Đồng thời cũng sản sinh tầng lớp vô sản mới từ những người bị tước đoạt! Và cố nhiên một cuộc “tích lũy tư bản ban đầu” đầy nước mắt nảy sinh!
Sang Việt Nam, chủ thuyết phản tiến hóa, chống nhân loại của Marx biến thành khẩu hiệu “Trí phú địa hào đào tận gốc trốc rễ” của Trần Phú. Do thiếu tri thức xã hội học, người CSVN máy móc tuân theo giáo điều của chủ nghĩa Marx, hư cấu ra chế độ phong kiến ở Việt Nam. Từ đó xác lập nhiệm vụ chiến lược bài phong tàn phá toàn bộ cơ sở xã hội của đất nước, hủy hoại nền văn hiến hình thành từ nhiều nghìn năm, làm tan rã đạo đức tinh thần và tâm linh của cộng đồng, gây khủng hoảng xã hội nghiêm trọng, để di hại tới hôm nay. Rất nhiều giá trị tốt đẹp bị mất đi, không thể phục hồi. Thất bại của Xô viết Nghệ An là tất yếu. Nếu cứ giữ chủ trương ấy, chắc chắn sẽ không có bất cứ cuộc cách mạng nào thành công ở VN. May mà sau sự ra đi của những con người quá khích này, năm 1941 Nguyễn Ái Quốc đã giành lại quyền lãnh đạo. Ông đưa ra khẩu hiệu mới: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công và Tổ quốc trên hết. Thế cờ được lật ngược một cách ngoạn mục: đối tượng cách mạng của Trần Phú trở thành đồng minh cách mạng của Hồ Chí Minh. Chính chủ trương này làm nên thành công của CMT8 và thành lập VNDCCH. Nhưng từ sau 1951, cái mầm ung thư CCVS nhận nguồn thuốc kích thích từ bên ngoài, di căn trong cơ thể DCS. Trong vòng vây của công nông đa số, Hồ Chí Minh mất dần quyền lực, ngày càng bị vô hiệu hóa. Tiêu biểu là sư cô đơn của ông trong kỳ họp thứ 15 TW khóa III và cú chết hụt cuối năm 1967. Xin kể câu chuyện nhỏ để bạn đọc suy ngẫm. Bạn thời phổ thông của tôi, nghệ sỹ Điện ảnh Đào Trọng Khánh kể: Năm 1967 ông làm phụ cho đạo diễn của Xưởng phim Tài liệu thời sự TW đến quay một buổi họp của Bộ Chính Trị. Thấy cụ Hồ vừa nói được mấy câu thì ông Tố Hữu cắt ngang: “Bác ngồi xuống đi, Bác biết gì mà nói!” Cụ Hồ nín khe, lủi thủi ngồi xuống. Bạn tôi quá sợ, phải đưa mắt nhìn sang chỗ khác. Cái ác hoành hành, tai họa dáng xuống dân tộc.
Có thể hình dung, xã hội VN như một cánh rừng, dù tả tơi sau bão tố và khói lửa vẫn có đủ những cây đại thụ cùng kỳ hoa dị thảo. Nhưng khi cái búa CCVS vung lên thì bình địa tất cả. Và trên hoang tàn được gieo những “hạt giống công nông”. Những hạt giống này được tôi luyện trong những “nhà thúc mầm” để trở thành lớp người được mệnh danh “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức. ”  Có địa vị quyền lực và tiền của nhưng vì mặc cảm với tri thức nghèo nàn của mình nên những người này thêm một lần tham nhũng: bằng cấp. Với những cách gian manh nhất, họ được trang bị học hàm học vị cùng mình rồi chiếm lĩnh toàn bộ hoạt động của đất nước từ chính trị, quân sự, kinh tế văn hóa… Kết quả nhãn tiền là hôm nay Việt Nam trở thành dân tộc thiểu năng trí tuệ. Chỉ có một số trí thức công nông do hưởng phúc của tổ tiên nên trưởng thành. Bên cạnh đó là hạt giống của những loài cây quý bị triệt hạ, qua dập vùi của thời cuộc, vẫn từ gian nguy, đau khổ vươn lên. Hai dòng ưu tú này trở thành lớp trí thức mới của đất nước. Nhưng cay đắng thay, họ chưa bao giờ trưởng thành vì dưới cái bóng cớm của CCVS.
Trong khi đó, những chiến sỹ công nông nhờ quyền lực trở nên giầu có, hình thành lớp tư bản mới, khao khát làm giầu và làm giầu một cách tàn bạo mà chủ yếu là tham nhũng hoặc tước đoạt. Kết quả là dân tộc Việt chịu hai khúc đoạn trường. Khúc đầu là mồ hôi, nước mắt trong quá trình tiến hóa tự nhiên theo dòng lịch sử làm nên một dân tộc văn hiến. Khúc tiếp theo là sau cú san bằng bình địa của CCVS để tạo dựng thiên đường CSCN bất thành, đưa quốc gia dân tộc trở về thời số không. Sau đó bước vào cuộc tích lũy tiền tư bản man rợ… Nghiêm trọng nhất là nền văn hiến tổ tiên tạo dựng hàng nghìn năm bị tan vỡ, con người mất gốc, lạc hồn thành một lũ vị thành niên to xác ngu ngơ trôi sông lạc chợ bơ vơ bên rìa thế giới! Đó chính là lý do khiến dân tộc chưa trưởng thành.

VIỆT CỔ: MẪU HỆ VÀ NỮ QUYỀN


VIỆT CỔ: MẪU HỆ VÀ NỮ QUYỀN

Tao Babe, người Mỹ gốc Việt


Quyền của phụ nữ Việt Nam.

OK, vì vậy có lẽ không phải lúc này, nhưng trong quá khứ chúng tôi đã làm ... vui vẻ, theo một cách nào đó. Thậm chí sớm nhất là hai nghìn năm trước, chúng tôi là một xã hội theo mẫu hệ. Trong bài viết trước đây của tôi về chị em Trưng, tôi lưu ý rằng không chỉ họ là nữ hoàng sinh đôi của một khu vực địa lý rộng lớn, các tướng lĩnh của họ cũng là những phụ nữ đáng chú ý. Nhưng họ hầu như không phải là người đầu tiên — cũng không phải họ là nữ hoàng Việt tuyệt vời cuối cùng. Mẹ của họ, người cai trị Mê Linh (ngày nay là Hồ Nam) là bà Man Thiện nổi tiếng, hay còn gọi là Trần Thị Đoan, cũng là bà nội của một trong những vị Hùng Vương. Tôi sẽ kể câu chuyện của Bà trong một bài đăng sau này, nhưng một lần nữa đây không phải là một điều bất thường, chỉ đơn thuần là cách mà một xã hội mẫu hệ đã thực hành.
Trong xã hội mẫu hệ, thực thể cầm quyền mạnh nhất luôn là mẹ của nhà vua. Người mẹ là chủ hộ. Là người phụ nữ khôn ngoan, bà là thầy dạy, là người hướng dẫn gia đình và tiểu quốc. Bà bổ nhiệm nhà vua và nếu cần thiết, có thể luận tội vua. Đôi khi, nhà vua là một người đàn ông, nhưng khá thường xuyên, đó là một người phụ nữ. Điều này chủ yếu liên quan đến tài năng chứ không phải là gới tính của đứa trẻ. Đó thực sự là một tư duy bình đẳng. Đứa trẻ có khả năng nhất sẽ trở thành vị vua thực tế, cai trị khu vực dưới sự cố vấn của người mẹ mẫu quyền, người có mặt để trở thành cố vấn, hay là 'người phụ nữ khôn ngoan'.
Đây là cách tất cả các vùng của Âu Việt được cai trị thời đó. Nếu có bất kỳ tranh chấp biên giới giữa các vương quốc khác nhau, các vị vua xử lý những thứ nhỏ nhặt. Nếu mọi việc xảy ra, điều này thường xảy ra với các bà mẹ trưởng thành, họ uống trà, nói chuyện về những ngày xưa khi họ chơi với nhau như chị em / anh / em / và sau đó một là nghị định chung để giải quyết các vấn đề khác nhau.
Thỉnh thoảng, việc sắp xếp cuộc hôn nhân của hai đứa con dường như phù hợp với nhau về tính khí và trí tuệ (như cuộc hôn nhân của Trưng Trắc với Thi đã được dàn xếp như vậy). Đôi khi, nó được tham gia vào các dự án xây dựng lớn như đập, cầu và đường phố thông thường.
Đây là cách xã hội mẫu hệ thường làm. Không có Hoàng đế nào đứng đầu các bộ lạc Việt khác nhau. Thật vậy, sự hiểu biết thời đó là nhiều cái đầu luôn luôn tốt hơn một cái. Tất cả các bà già chỉ đi với nhau và tán gẫu. Họ tán gẫu uống trà nóng và nói chuyện buôn bán, giống như những gì phụ nữ làm hôm nay. Trong quá trình chuyện gẫu, họ vuốt ve những căng thẳng tiềm năng, đã tư vấn cho các vị vua và các tướng lĩnh, và về cơ bản đã có một chuyến thăm tốt đẹp và sau đó trở về nhà. Đây là di tích của chế độ mẫu hệ vẫn còn hiện nay, ở Việt Nam hiện đại, qua tất cả các cách thức.

Dấu tích ngôn ngữ

Thành phần chính của bất cứ thứ gì trong ngôn ngữ của tôi luôn luôn được biểu thị bằng chữ “cái”, có nghĩa là nữ, như đường cái (đường chính), hoặc con cái (con). Cái cũng được dùng làm quán từ (the) cho các vật thể thông thường hàng ngày, như trong cái tô (tô), hoặc cái hộp. Nó cũng có thể được sử dụng cho từ (a), chẳng hạn như cái cách (một phương pháp) hoặc cái điều (một ý tưởng).
Các xã hội mẫu hệ nghe ra có vẻ không công bằng đối với nam giới trong gia đình, nhưng sự biểu hiện là không chính xác. Phụ nữ chỉ có một lợi thế trong xã hội mẫu hệ, đó là quyền sở hữu đất đai. Đất đã được phân chia giữa các cô gái trong gia đình bởi vì nó đã được công nhận rằng con cháu trong tương lai đến từ bụng của các cô gái, do đó từ đất mẹ (quê hương) hoặc quê mẹ (quê hương). Các chàng trai đã kết hôn với các gia đình có đất đai và sự giàu có thích hợp để hỗ trợ một người đàn ông và những đứa con tiếp theo của mình. Đây là lý do tại sao gia đình của cô gái trả tất cả chi phí cho đám cưới. Họ không mất một đứa con gái, họ có được một đứa con trai. Trẻ em của cuộc hôn nhân kết quả đã lấy họ của người mẹ, đó cũng là tên của vùng đất nơi họ đến.

Khổng giáo và chế độ gia trưởng

Thời kỳ mẫu quyền kéo dài ít nhất mười hai nghìn năm. Đáng buồn thay, khi Khổng Tử đến, ông đã dẫn đầu phong trào gia trưởng, được đặt vào một triết lý và một tôn giáo, lấy ý tưởng Đạo giáo cổ đại về mối quan hệ âm / dương và thay đổi hoàn toàn thành một nơi mà âm không còn cân bằng nữa với dương. Trong khoa học vật lý, các cực âm và cực dương phải được cân bằng để duy trì ổn định. Sự bất ổn xảy ra khi một cực mạnh hơn cực kia. Tương tự như vậy, theo lối sống phụ hệ, cấu trúc của các cộng đồng Việt bắt đầu trở nên không cân bằng.
Đạo giáo trở nên không cân bằng.
Xã hội mẫu hệ cuối cùng đã chịu thua cách suy nghĩ Nho giáo và phụ nữ đã mất ngai vàng cho các tộc trưởng của thế giới. Một khi điều đó xảy ra, phụ nữ trở thành đối tượng được sở hữu. Họ được coi là ít quan trọng hơn trẻ em mà họ mang. Âm bắt đầu bị chinh phục. Con gái bắt đầu bị đánh giá thấp. Con trai được ưu đãi. Chúng tôi mất tất cả những người phụ nữ khôn ngoan. Chúng tôi đã mất đi những phụ nữ già đã cai trị như một gia tộc. Quan trọng hơn, chúng ta đã mất đi một xã hội bình đẳng.
Trong bài tiếp theo của tôi, tôi sẽ nghiên cứu thêm về ý nghĩa triết học và tôn giáo của sự mất mát của xã hội mẫu hệ.

*Tao Babe. Ancient Việt: Matriarchy and the Female Lineage. https://taobabe.wordpress.com,