TRÍ TUỆ VIỆT Ở ĐÂU?



Công bố “Người Kinh và người Thái có hệ gien tương đồng cao và quan hệ tiến hóa gần gũi, nhưng lại độc lập với người Hán” của Viện Nghiên cứu tế bào gốc - công nghệ gien Vinmec (VRISG) đã gây xôn xao công luận, khiến không ít người hoang mang. Để sáng tỏ vụ việc, ngày 17/8 tạp chí Tia sáng-diễn đàn của trí thức Việt Nam- tổ chức Tọa đàm Khoa học “Nguồn gốc người Việt: Từ khảo cổ học đến khảo cổ học tri thức” với hai diễn giả là Tiến sỹ Khảo cổ học Nguyễn Việt và Tiến sỹ Hán Nôm, nhà nghiên cứu cổ sử Trần Trọng Dương. Hai khuôn mặt sáng của học giới Việt Nam.
Theo báo Thanh Niên, TS Trần Trọng Dương không nói ai đúng ai sai, mà để ngỏ câu trả lời. Ông nói: “Chúng ta đang trượt giữa những khung khổ tư duy khác nhau. Những tri thức lịch sử đã “găm” vào đầu chúng ta là những sản phẩm đã được kiến tạo qua các thời kỳ khác nhau.” Và “Ông Dương ví dụ, trong cuốn Dư địa chí viết năm 1435, Nguyễn Trãi đã để Triệu Đà là người mở ra triều đại đầu tiên ở VN. Nhưng chỉ khoảng hơn 40 năm sau, năm 1479, Ngô Sĩ Liên vâng mệnh vua Lê Thánh Tông nhằm kéo dài và củng cố tính chính thống trong lịch sử của nhà Lê dưới hệ tư tưởng Nho giáo đã mở rộng chiều dài lịch sử vượt qua của triều đại Triệu Đà, Hùng Vương, Kinh Dương Vương tới Thần Nông. Điều này cho thấy việc nhìn nhận “sự thật lịch sử” còn cần đặt trong bối cảnh thời kỳ lịch sử với những hệ tư tưởng, quyền lực... khác nhau. TS Trần Trọng Dương cũng lấy ví dụ về việc nhìn nhân vật lịch sử Triệu Đà: “Qua các thời kỳ khác nhau, dưới các ý thức hệ khác nhau, dưới các quyền lực khác nhau, diễn ngôn khác nhau, dưới các hoàn cảnh, Triệu Đà luôn được kiến tạo, nhận thức, tái nhận thức nhằm cho các khuôn khổ ý thức hệ từng thời kỳ”.
Còn theo tạp chí Tia sáng, dưới góc độ nhà khảo cổ, Tiến sỹ Nguyễn Việt phát biếu: “Không lạm dụng khái niệm người Việt và để tránh “tự làm khó mình” – vướng vào cái nhìn thiển cận, trước tiên cần làm rõ một số khái niệm. Chẳng hạn khái niệm “Việt”, hiện nay được dùng rất “dễ dãi” để chỉ chung cho rất nhiều nền văn hóa khảo cổ là chưa chính xác: đào được di vật của Homo erectus (người đứng thẳng ) hoặc văn hóa Hòa Bình (khoảng 15000 năm trước) đều khẳng định là “người Việt” trong khi họ chưa hình thành các cộng đồng tộc người mà chỉ mới hình thành nhóm cư trú.”
TS Nguyễn Việt khẳng định rằng, “Bình tuyến Phùng Nguyên (bắt đầu khoảng 4000 năm trước) với những cư dân trồng lúa đã phát triển theo một “tuyến đường thẳng và rất đẹp” đến văn hóa Đông Sơn và đến Đại Việt sau này (từ Phùng Nguyên cho đến nay, đặc điểm xương cốt khai quật được không thay đổi) - điều này giúp khẳng định tính bản địa của cộng đồng cư dân trồng lúa ở nước ta từ sớm. Nhưng không thể gán người Việt – là chủ nhân duy nhất cho ngay cả văn hóa Đông Sơn, bởi trong nhận thức của các nhà khảo cổ học thế giới, “trong thời kỳ Đông Sơn và tiền Đông Sơn, thì Thái và Việt là một, tất cả khối Lạc Việt, Tây Âu, hay Tày Thái cổ… đều là ‘Yue’”. Các khái niệm tộc người cụ thể, gắn với một quốc gia cụ thể đều xuất hiện muộn sau này. Nên hơn cả là gọi tên chủ nhân của các nền văn hóa khảo cổ theo tên của nền văn hóa khảo cổ đó. Ví dụ trong phạm vi văn hóa Đông Sơn thì gọi người Đông Sơn, trong phạm vi Âu Lạc thì gọi là người Âu Lạc, bởi vì khái niệm đó có tính bao trùm.”
“Vấn đề nhà nước đầu tiên của người Việt cổ cũng thường bị hiểu nhầm, khi nhiều người băn khoăn rằng - liệu dưới thời Hùng Vương đã có một nhà nước – với đầy đủ các ban bệ của một triều đình hay chưa. “Đừng nhầm 4000 năm lịch sử với 4000 năm văn hiến, thời điểm có bộ máy, thể chế, thu thuế… phải đến Âu Lạc”, TS Nguyễn Việt lưu ý. “Thời kỳ chúng ta gọi là Hùng vương là một thời kỳ có thật, nhưng không phải là một triều đình có vua như cách ta nghĩ, mà chỉ là có ông thủ lĩnh đáng kính thu hút được cư dân trong một nhóm mà thôi”.
Như vậy là qua ý kiến của hai vị tiến sỹ, câu hỏi của ban tổ chức chưa được giải đáp!
Vì sao vậy? Phải chăng như lời PGS.TS Nông Văn Hải, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hệ gene: “đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp”, và ngành gene hay các ngành khác cũng “chỉ như thầy bói xem voi”?
Theo chúng tôi, đây là vấn đề phức tạp nhưng không phải không giải quyết được! Nguyên nhân là do những nhà chuyên môn nhìn theo góc độ hẹp mà thiếu cách nhìn toàn diện, tổng thể để thấy được vấn đề.
Trước hết là Tiến sỹ Trần Trọng Dương. Ngay từ đầu ta thấy ông đã hỏng về phương pháp luận khi “khảo cổ học tri thức.” Ông nói: “Chỉ khi nào ta hệ thống hóa được các nguồn sử liệu nguyên ngữ với những niên đại tuyệt đối, thì khi ấy ta mới có thể tiến hành nghiên cứu một cách cẩn thận về một lịch sử tư tưởng về những cộng đồng người mà nay gọi là “người Việt.”” Vâng, dù cuộc “khảo cổ” của ông thành công mỹ mãn, lôi được toàn bộ văn bản cổ đặt trên bàn thì những tư liệu đó cũng không cho ông hiểu về “người Việt.”Bởi lẽ chữ là do con người viết ra. Sử gia Hoa Hạ của 1000 hay 2000 năm trước gọi những người sống ngoài cương vực của mình là Man, Miêu, Cửu Lê, là Yue… Nhưng họ làm sao biết “Yue”là ai, có nguồn gốc thế nào? Mặc dù có tới “nhị thập tứ sử”thì những đại công trình ấy cũng chẳng cho người Trung Quốc biết tổ tiên họ là ai, từ đâu ra? Với sử gia người Việt vốn sinh sau đẻ muộn càng không thể! Do vậy, việc “khảo cổ tri thức” để tìm ra nguồn gốc người Việt là điều hoang tưởng! Không, để có thể hiểu về người Việt phải cần toàn bộ tri thức nhân loại, không chỉ văn tự mà còn khảo cổ học, nhân chủng học, văn hóa học và tri thức hiện đại nhất là di truyền học. Không chỉ vậy, do thông tin thay đổi hàng ngày, hôm nay đã khác hôm qua nên tài liệu phải liên tục được cập nhật! Trong thế giới thông tin lưu chuyển đến chóng mặt mà ngồi đấy “khảo cổ học tri thức”từ hàng nghìn năm trước để tìm cội nguồn người Việt, khác nào leo cây tìm cá?
Tiến sỹ Nguyễn Việt là nhà khảo cổ có tiếng. Ý kiến trên không phải chỉ là mối bận tâm của riêng ông mà cũng là băn khoăn của nhiều trí thức quan tâm tới lịch sử. Tuy nhiên do khu cứ trong chuyên môn hẹp của mình, ông chưa bao quát được thành tựu của nhân học và văn hóa học. Sự thật là vấn đề ông quan tâm từ lâu đã được giải quyết. Sau một thời cho rằng người Đứng thẳng tiến hóa thành người Khôn ngoan, khoa học đã sửa sai khi xác định, người Đứng thẳng chỉ là họ hàng xa của loài chúng ta. Họ đã hoàn toàn biến mất khỏi châu Á 250.000 năm trước. Vì vậy, việc nhét họ vào chung cái bị “người Việt” là phản khoa hoc, đi ngược với trí tuệ nhân loại. Từ năm 1983, trong cuốn Nhân chủng học Đông Nam Á, Giáo sư Nguyễn Đình Khoa đã viết: “Thoạt kỳ thủy trên đất Việt Nam xuất hiện hai đại chủng Australoid và Mongoloid. Họ lai giống với nhau và con cháu họ lai giống tiếp sinh ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid. Sang thời Kim khí, người Mongoloid phương Nam xuất hiện, là người Việt hiện đại, trở thành chủ thể dân cư, người Australoid biến mất khỏi đất này không hiểu do di cư hay đồng hóa?”(1)Với những dòng trên, nhà nhân học hàng đầu Việt Nam chỉ ra: người Hòa Bình, Bắc Sơn, Đa Bút cùng một chủng người Việt cổ  Australoid. Người từ văn hóa Phùng Nguyên đến chúng ta cùng chủng người Việt hiện đại Mongoloid phương Nam. Điều này có nghĩa, dân cư trên đất Việt Nam từ xưa đến nay là một dòng liên tục, từ người Việt cổ sang người Việt hiện đại. Do vậy, gọi dân cư sống từ xa xưa tới nay trên đất Việt Nam là người Việt hoàn toàn chính xác.
Tộc danh Việt cũng từ lâu được xác định. Nửa thế kỷ trước, học giả Kim Định khám phá, sau khi sáng tạo ra những cái búa, cái rìu, cái việt đá mới đầu tiên trên trái đất, người Việt gọi mình là người có búa, người mang búa, mang việt rồi định danh thành người Việt (戈). Khoảng 10.000 năm trước, khi làm chủ cây lúa nước, người Việt bên bờ Dương Tử gọi mình là người Việt chủ nhân cây lúa (粵). Và khi làm ra những cây búa đồng, người Việt viết tên mình bằng Việt bộ Tẩu (越). Khi hiểu nguồn gốc người Việt cùng tộc danh Việt như vậy, mọi chuyện sẽ trở nên rõ ràng.
Trong Tọa đàm, hai diễn giả chưa tìm ra nguồn gốc người Việt, chưa chỉ ra công bố của Vinmec đúng hay sai. Không thể trách hai vị tiến sỹ vì chuyên môn của họ chỉ cho họ thấy cây mà không thấy rừng. Trong khi đó, chuyện này từ lâu đã được thế giới giải quyết.
Năm 1992, S.W. Ballinger và cộng sự thuộc Hiệp hội Di truyền học Hoa Kỳ, sau khi giải mã DNA 143 bộ gen của bảy cộng đồng dân cư châu Á, đã công bố: “Tất cả các quần thể châu Á đã được tìm thấy để chia sẻ hai đa hình AluI / DdeI cổ đại ở nps 10394 và 10397 và giống nhau về mặt di truyền chỉ ra rằng chúng có chung một tổ tiên. Sự đa dạng mtDNA lớn nhất và tần số mtDNA cao nhất với HpaI / HincII morph 1 đã được quan sát thấy ở người Việt Nam cho thấy nguồn gốc Mongoloid của người châu Á.”( All Asian populations were found to share two ancient AluI/DdeI polymorphisms at nps 10394 and 10397 and to be genetically similar indicating that they share a common ancestry. The greatest mtDNA diversity and the highest frequency of mtDNAs with HpaI/HincII morph 1 were observed in the Vietnamese suggesting a Southern Mongoloid origin of Asians.) (2). Một khi người châu Á cùng có nguồn gốc Mongoloid thì không thể di truyền người Việt khác người Hán
Năm 2009, công trình Genetic 'map' of Asia's diversity (Bản đồ gen về sự đa dạng sinh học dân cư châu Á), của Liên minh SNP Pan-Asian thuộc Tổ chức bộ gen người (HUGO), tập hợp 90 nhà di truyền hàng đầu châu Á, giải trình tự 2000 bộ gen châu Á (hơn sáu lần quy mô khảo cứu của Vinmec) đã khẳng định:
"Có vẻ như từ dữ liệu của chúng tôi nói rằng họ đã vào Đông Nam Á trước tiên - làm cho các quần thể nơi này già hơn [và do đó đa dạng hơn]," ông nói tiếp "Sau đó có lẽ họ đi chậm hơn về phía bắc, với sự đa dạng bị mất trên đường đi trong những dân cư 'trẻ hơn' này. "Vì vậy, mặc dù dân Trung Quốc rất đông, nhưng nó có ít sự đa dạng hơn so với số người sống ở Đông Nam Á nhỏ hơn, bởi vì sự mở rộng của Trung Quốc xảy ra rất gần đây, theo sự phát triển của nông nghiệp lúa gạo - chỉ trong vòng 10.000 năm qua."
(It seems likely from our data that they entered South East Asia first - making these populations older [and therefore more diverse]," he said. "[It continued] later and probably more slowly to the north, with diversity being lost along the way in these 'younger' populations. So although the Chinese population is very large, it has less variation than the smaller number of individuals living in South East Asia, because the Chinese expansion occurred very recently, following the development of rice agriculture - within only the last 10,000 years.)
Và:
“Dân cư khắp châu Á giống nhau về mặt di truyền. Kiến thức này sẽ hỗ trợ các nghiên cứu di truyền trong tương lai ở lục địa và giúp thiết kế các loại thuốc để điều trị các bệnh mà dân cư châu Á có thể có nguy cơ cao hơn. Và việc phát hiện ra di sản di truyền chung này, ông nói thêm, là một "thông điệp trấn an xã hội ", rằng "đã xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc từ những hỗ trợ sinh học"”.
(Dr. Liu said that it was "good news" that populations throughout Asia are genetically similar. This knowledge will aid future genetic studies in the continent and help in the design of medicines to treat diseases that Asian populations might be at a higher risk of. And the discovery of this common genetic heritage, he added, was a "reassuring social message", that "robbed racism of much biological support".) 3
Công bố của HUGO có ý nghĩa lớn, nó "đã xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc từ những hỗ trợ sinh học." Không những chỉ ra dân cư châu Á cùng một chủng tộc, được phát tích từ đất Việt Nam, nó cũng bác bỏ quan niệm mà các vương triều Trung Hoa áp đặt từ 2000 năm trước: người Trung Hoa là thiên tử, con giời, còn người Việt và các dân tộc châu Á khác là man, mọi. Trong khi đó, công bố của Vinmec “gen người Việt độc lập với người Hán” không chỉ trái ngược với khoa học thế giới mà có thể tạo điều kiện cho những cái đầu bá quyền Đại Hán lợi dụng để tiếp tục coi người Việt là giống hạ đẳng man, mọi?
Dựa vào một số công bố khoa học cho rằng, người châu Phi theo con đường phương Bắc tới làm nên dân cư phương Đông, một số học giả Trung Quốc đưa ra chủ trương: “Người từ châu Phi tới Trung Quốc làm nên cộng đồng Bách Việt mà người Hán là trung tâm còn Việt Nam là đám ly khai,”Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngay giữa Hà Nội dạy người Việt “lãng tử hồi đầu!”Người Việt nín khe không biết cách đáp trả!
Một đất nước có hàng chục viện hàn lâm với hàng nghìn giáo sư, tiến sỹ. Nhưng khi có việc thì tất cả bối rối “chỉ như thầy bói xem voi”?  Vậy trí tuệ Việt ở đâu?
                                                                                                                   Sài Gòn, Thu 2019
Tài liệu tham khảo:
1.Nguyễn Đình Khoa. Di truyền học Đông Nam Á. (NXB DH&THCN. H. 1983)
2.S.W. Ballinger et al. Southeast Asian Mitochondrial DNA Analysis Reveals Genetic Continuity of Ancient Mongoloid Migrations. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1204787/pdf/ge1301139.pdf
3. Genetic 'map' of Asia's diversity. http://news.bbc.co.uk/2/hi/8406506.stm

GHÉ NHÌN “CỬA SỔ” DANH SƯ HÀ VĂN TẤN




Đã nhiều người viết về Nguyễn Văn Huyên nhưng dường như ở bài Nhà bác học Nguyễn Văn Huyên với văn hóa Việt Nam ta gặp một chân dung nhân vật đầy đủ, chân thực và sâu sắc hơn cả. Mang phẩm chất của một bút ký văn học, bài viết khắc họa rõ nét không chỉ một Nguyễn Văn Huyên bác học với những công trình mở đầu về khoa học nhân văn Việt Nam mà còn cho thấy một Nguyễn Văn Huyên – con người trong cõi nhân sinh. Chính vì vậy, trong tâm tưởng của tôi, vị bộ trưởng lâu đời (Vườn ta Huyên cỗi, Nho già) trở nên gần gũi. Cũng có nhiều người viết về học giả Hoàng Xuân Hãn nhưng bài Người mở đường mãi mãi ở vị trí dẫn đầu đầu cho ta thấy một tình cảm chân thành, nồng ấm như tình cha con giữa hai thế hệ học giả, nên những trang viết làm lòng ta ấm lại. Dù đã đọc, đã suy ngẫm về Lê Văn Hưu và Ngô Sỹ Liên nhưng hai sử gia Trung đại với tôi cứ mờ mờ nhân ảnh. Chính là qua bài Hệ thống giá trị của Lê Văn Hưu và bối cảnh văn hóa xã hộiMột vài suy nghĩ tản mạn về Ngô Sỹ Liên, khi Hà Văn Tấn đi sâu phân tích hành trạng của hai vị, ta thấy bóng dáng của họ hiện lên trên nền của một thời đại lịch sử. Hiểu họ và thêm kính trọng họ. Những trang viết về Đình, Chùa Việt Nam là những khảo cứu công phu, đưa tới cho người đọc những hiểu biết chưa có trước đó. Ta cảm ơn ông về điều này.
Cuốn sách có tên Cửa sổ lịch sử văn hóa Việt Nam vậy theo lẽ tự nhiên, tác giả muốn nói với ta điều cốt yếu về lịch sử văn hóa dân tộc. Suy nghĩ như vậy, tôi hào hứng đọc bài thuộc loại “đinh” trong cuốn sách: Mấy suy nghĩ về lịch sử Việt Nam và tư tưởng Việt Nam, mong tìm được cái thần của vị “đại sư thiên tài” về vấn đề mà mình hằng quan tâm. Nhưng rồi sớm thất vọng. Trước hết là ở cấu trúc thiếu chuẩn mực. Một bài viết ngắn về lịch sử văn hóa Việt mà tác giả (như chính ông đã thấy) lại lan man sa đà về tư tưởng người Hán, người Ấn. Ai đó nói: “Phẩm chất của nhà khoa học thể hiện trước hết ở cấu trúc (structure) tác phẩm.”Không chỉ vậy, chính cái sự lan man này lại phản chủ khi làm lộ ra gót chân Achilles của tác giả:
Chẳng hạn, ta có thể thấy người Hán cổ không ưa đặt các vấn đề bản thể luận mà chú ý trước hết các vấn đề nhân sinh quan. Tất nhiên, một vài tư tưởng thô sơ về bản chất thế giới cũng có thể tìm thấy trong Chu dịch, trong Hồng phạm (Thượng thư) hay trong Thủy địa (Quản Tử)” … Có lẽ phải chờ đến huyền học Ngụy Tấn mới đạt được cấc vấn đề bản thể luận như “quý vô luận” của Vương Bật thế kỷ thứ 3. Đến đây, ta mới gặp các cặp phạm trù hữu và vô, bản và mạt, chất và dụng. Nhưng tôi ngờ rằng các nhà tư tưởng Trung Quốc thời kỳ này đã chịu ảnh hưởng tư tưởng Bát Nhã của Phật giáo, qua các kinh được dịch và phổ biến bấy giờ. Mãi về sau, các vấn đề bản thể luận mới được trình bày trong Tống Nho, đặc biệt là ở Chu Hy với “lý”, “khí” và “thái cực.” Nhưng với Chu Hy thì ảnh hưởng của Phật giáo đã quá rõ rang. Cái hình ảnh “trăng dọi muôn sông”(nguyệt ấn vạn xuyên) mà Chu Hy thích dung đẻ ví với “thái cực”thì chính như Chu Hy thừa nhận, ông đã mượn của họ Thích, tức của Phật giáo. Điều đáng chú ý là đối với Chu Hy thì “thái cực” rốt cuộc cũng là thuộc tính của đạo đức (Thái cực chi thiên địa nhân thiện chí hảo để biểu đức”. Tình hình đó khiến ta nghĩ rằng, dường như mỗi khi người Hán bàn đến các vấn đề bản thể luận là lúc đó, ít nhiều chịu ảnh hưởng của người Ấn.
Có đúng vậy không? Câu trả lời dứt khoát: Không! Từ xa xưa người Trung Quốc (thực ra là người Việt) đã rất quan tâm tới bản thể. Trong ngôi mộ 6500 tuổi được khai quật năm 1987 tại trấn Bộc Dương Hà Nam đã thấy quan niệm trời tròn đất vuông, Nhị thập bát tú trên bầu trời, cùng 24 tiết khí trong năm… thể hiện sự hoàn chỉnh của Dịch lý. Dịch lý là gì nếu không phải là sự khái quát hóa về bản thể vũ trụ? Đó là nguyên lý Âm-Dương: Âm Dương là hai mặt thống nhất và đối lập (unit dual) trong mọi sự vật và hiện tượng. Trong Dương có Âm, trong Âm có Dương. Vô cực nhi thái cực. Thái cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tương sinh bát quái. Bát quái sinh càn khôn vạn vật… là gì nếu không phải quá trình hình thành vũ trụ? Tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số chính là phản ánh nhận thức về cấu tạo vật chất của người Trung Quốc. Dựa vào mách bảo này của kinh Dịch mà năm 1957, chàng trai trẻ Dương Chấn Ninh ẵm giải Nobel vật lý khi đề xuất: phân giải hạt nhân sẽ cho ra ba phần vật chất dương và hai phần vật chất âm! Người Trung Quốc cũng từ lâu khám phá ra Ngũ Hành tương sinh, tương khắc. Ngũ hành là thành tố cấu tạo nên vũ trụ và cũng là nguyên lý vận hành của vũ trụ. Cũng phải kể đến Lão Tử. Nhất Âm nhất Dương chị vị đạo: Âm và Dương làm nên vũ tr Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh: khám phá vũ trụ được tạo thành từ sóng và hạt chẳng phải là siêu bản thể sao? Làm sao hiểu được tư tưởng Trung Hoa khi không nắm được những điều cơ bản này?
Trong khi khái quát: “Muốn tìm hiểu đặc điểm của tư tưởng Việt Nam, cần phải tìm hiểu đặc điểm của lịch sử Việt Nam.” Hà Văn Tấn đưa ra phác đồ của lịch sử Việt Nam như sau: “Vào giai đoạn cuối của văn minh Sông Hồng, một nhà nước đã hình thành trên cơ sở văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Từ tình hình hiểu biết hiện nay, tôi tin rằng, văn hóa Đông Sơn là một nền văn minh có chữ viết mặc dầu đến nay chưa đọc được thứ chữ đó. Nhà nước đã có nhưng mới chỉ là phôi thai. Kết cấu cộng đồng nguyên thủy vẫn chưa tan vỡ hết. Nếu có thì giờ, ta chắc là quốc gia đó cũng sẽ phát triển theo quy luật, nghĩa là giai cấp sẽ phân hóa sâu sắc và triệt để, sự phân công lao động xã hội sẽ được đẩy mạnh, chế độ tư hữu sẽ phát triển và cộng đồng nguyên thủy sẽ bị phá hủy hết, may mắn lắm là còn những tàn dư. Nhưng chính vào lúc các quá trình đó mới bắt đầu thì người Hán xâm lược rồi đặt ách nô dịch hơn nghìn năm. Thế là lịch sử Việt Nam không còn đi theo con đường bình thường nữa.”
Có sự thật là, từ thập kỷ 1960, lịch sử Việt Nam bị gẫy khúc. Để khẳng định “tính ưu việt” của chế độ, nhà nước Việt Nam quyết định xóa bỏ chương trình lịch sử “tư sản phản động” của Hoàng Xuân Hãn để thay bằng một lịch sử mới, “Dân tộc, Khoa học, Đại chúng.”Gánh nặng nghìn cân được đặt lên vai bốn chàng đầu xanh tuổi trẻ. Khi những bậc thầy uyên bác của văn hóa dân tộc như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trương Tửu… bị loại khỏi văn đàn thì mấy anh chàng chưa đủ học vấn tú tài với mớ kiến thức duy vật lịch sử sống sít vừa được “chuyên tu”, bỗng dưng trở thành “trụ cột khai sáng” nền sử học xã hội chủ nghĩa! Khi tiền bất kiến cổ nhân còn ở dưới là lũ học trò mặt trắng, người ta mặc sức tung hoành!
Phác đồ lịch sử trên chính là sản phẩm của “tứ trụ.”Sau khi lên án tác giả Đại Việt sử ký toàn thư là theo quan điểm tư sản phản dân tộc, “bộ tứ”đã quẳng Tổ Kinh Dương Vương và nhà nước Xích Quỷ khỏi chính sử, xén bỏ 2000 năm huyền thoại lung linh, để lịch sử dân tộc chỉ còn 2700 năm! Thử hỏi, một dân tộc với lịch sử vừa ngắn ngủi vừa xáo động như vậy có thể nảy sinh được tư tưởng gì? Trong khi quyết đoán như thế, các vị hồn nhiên không ngờ rằng, 700 năm TCN, đồng bằng sông Hồng đang nằm dưới biển nước! Xóa bỏ Xích Quỷ huyền thoại, quý vị hư cấu ra một nhà nước Văn Lang của thủy phủ Long vương còn siêu thực hơn! Lịch sử Việt Nam mà quý vị tạo dựng, trên ý nghĩa nào đó cũng là sự kéo dài của nền sử do các học giả thực dân Viễn Đông Bác cổ khởi thảo. Một nền sử học dựa trên hệ quy chiếu “Người Hán từ phía Tây xâm nhập Nam Hoàng Hà, tạo nên văn minh Hoa Hạ. Sau đó mang văn minh Hoa Hạ đồng hóa các sắc dân bán khai phía Nam.”Là nhà khảo cổ nghiệp dư với phương tiện thô sơ, Hà Văn Tấn chỉ có thể đào bới hời hợt cái bề ngoài của lịch sử văn hóa Việt để rồi đưa ra kết luận nông nổi. Cũng như mọi sử gia thế kỷ XX, hỳ hục viết về người Hán, người Hoa Hạ, người Việt, người Kinh… nhưng kỳ thực quý vị chẳng biết người Hán là ai, người Việt là ai! Do vậy lịch sử của quý vị là lịch sử nphương namói mò. Nền sử học không AND (1) đó đã bị thế kỷ XXI chôn vùi khi mở ra sự thật hùng vĩ: 70.000 năm trước, người Khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi di cư tới Việt Nam. 40.000 năm trước, người từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục, xây dựng nền văn minh nông nghiệp rực rỡ. 7000 năm cách nay, tại miền Trung Hoàng Hà, người Việt cổ kết hợp với người Mông Cổ sống du mục ở bờ Bắc, sinh ra người Việt hiện đại mã di truyền Mongoloid phương Nam (South Mongoloid). Một dòng của lớp người Việt này ở lại lưu vực Hoàng Hà, về sau được gọi là người Hán, chủ thể dân cư Trung Quốc (trong bài, người viết dùng danh xưng “người Trung Quốc” là do thói quen. Thực ra đó cũng là người Việt). Một dòng khác di cư về phương nam, chuyển hóa di truyền dân cư Việt Nam sang chủng Mongoloid phương Nam. Sự hình thành của con người như vậy đã dẫn tới thực tế: người Việt là chủ thể của dân cư Đông Á. Người Hán là con cháu của người Việt nên Tiếng Việt là chủ thể của ngôn ngữ Trung Hoa. Người Việt hoàn chỉnh Giáp cốt văn 2000 năm trước khi sinh ra người Hán nên chữ Việt là chủ thể làm nên chữ viết Trung Hoa. Văn hóa Việt là chủ thể làm nên văn hóa phương Đông…(2) Đáng tiếc là quý vị đã ở ngoài vùng phủ sóng của lịch sử vĩ đại này!
Có thể điểm bài viết Sự hòa hợp các giá trị tinh thần châu Á một cái nhìn từ Việt Nam, tham luận trong Hội thảo Quan hệ châu Á, New Delhi, 1987. Cũ mèm như bao người đi trước, Hà Văn Tấn không hề đưa ra được chút gì của tinh thần Việt Nam mà chỉ chăm chăm nhại lại những điều “biết rồi, khổ lắm…” ảnh hưởng tiếp biến của Trung-Ấn. Không thể ngờ, một phần tư thế kỷ sau, năm 2012, một cô gái trẻ người Mỹ gốc Việt chôn vùi sự nghiệp vĩ đại của danh sư khi dõng dạc tuyên bố: “Việt cổ, cái nôi của văn minh châu Á.”(3)
Không trách Hà Văn Tấn mà ta thương cảm ông vì lẽ 20 năm sống tiềm sinh nên về phương diện tri thức, ông vẫn là người của thế kỷ XX. Cố nhiên, ông không biết tới những biến đổi động trời như vậy. Nhưng một sự thực không thể phủ nhận, là phần chủ lưu trong những gì ông đem tâm huyết “khai sáng” suốt nửa thế kỷ đã trở thành quá đát. Những tri thức đó đã được khai tử từ ngày 29 tháng 9 năm 1998, khi tạp chí Kỷ yếu Viện Hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ công bố tin chấn động: Người hiện đại Homo sapiens xuất hiện đầu tiên tại Đông Phi khoảng 160 – 180.000 năm trước. 60.000 năm trước, người từ châu Phi theo bờ biển Ấn Độ Dương di cư tới Việt Nam. Nghỉ lại đây 10.000 năm, 50.000 năm trước, người từ Việt Nam lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á và chiếm lĩnh Ấn Độ. 40.000 năm trước nhờ khí hậu được cải thiện, đi lên Hoa lục và 30.000 năm trước vượt eo Bering chinh phục châu Mỹ.”(4) Tiếc là, do vô minh, tới cuối thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, người ta vẫn trân trọng trưng ra những điều xưa cũ gây ô nhiễm văn đàn.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Văn Tấn, người cuối cùng trong “tứ trụ” đã về cõi vĩnh hằng. Hiếm khi nào ngôn từ tiếng Việt được vận dụng lên hết “mache” để tụng ca một nhà khoa học như vậy. Âm hưởng chủ đạo của dàn hợp xướng là giọng trầm của đám học trò thành danh, mũ cao áo chùng đang ngự trị nền sử học quốc doanh. Nhưng sao như văng vẳng bên tai âm thanh kinh dị: “sự nghiệp của thầy không chỉ to lớn mà còn mang tính chất nền tảng, kinh điển” (Vũ Minh Giang). Nếu thật vậy thì đó là thảm họa không chỉ cho giới sử học mà của cả dân tộc Việt!

                                                                                                                  Sài Gòn, 12. 2019

* Tập chuyên luận của Hà Văn Tấn: Cửa sổ lịch sử văn hóa Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, 2019
 Tài liệu tham khảo:
1.1.       Hà Văn Thùy. Lịch sử phương Đông và nền sử học không ADN. http://www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/van-hoa-the-gioi/vh-phuong-dong-nhung-van-de-chung/2921-ha-van-thuy-lich-su-phuong-dong-va-nen-su-hoc-khong-adn.html
2.    2.   Hà Văn Thùy. Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt (NXB Hội Nhà văn, 2016)
3.     3. Tao Babe. Ancient Việt: Cradle of Asian Civilization.
https://taobabe.wordpress.com › ancient-viet-cradle-of-asian
4.      4. J.Y Chu et al. Genetic Relationship of Population in China. https://www.ncbi.nlm.nih.gov › pmc › articles › PMC21714

AI LÀ CHỦ NHÂN CỦA KINH DỊCH?






Hàng nghìn năm, không chỉ phương Đông mà cả thế giới tin rằng, người Trung Quốc đã làm ra Kinh Dịch. Chữ vuông của người Trung Quốc, những bản Dịch sớm nhất được viết bằng chữ vuông là chứng cứ bất khả tranh biện xác nhận người Trung Quốc là chủ nhân của kinh Dịch. Một niềm tin như lẽ đương nhiên, như  Mặt trời mọc hàng ngày…  Nhưng vào những năm 1970 của thế kỷ XX, một học giả người Việt Nam, giáo sư Lương Kim Định tuyên bố: “Không chỉ chữ vuông mà Kinh Thi, Kinh Dịch cùng nhiều thành tựu văn hóa khác của phương Đông cũng là sản phẩm của người Việt.” Ngay lập tức, không phải nguời Trung Quốc mà từ cộng đồng Việt dậy lên làn sóng phản đối một ý tưởng điên rồ, báng bổ lương tri, làm xấu hổ dân tộc! Nhưng nửa thế kỷ đi qua, xuất hiện ngày càng nhiều thêm những người tin theo vị linh mục. Trong khi người Trung Quốc im lặng cười nửa miệng thì cuộc tranh cãi về chủ nhân Kinh Dịch giữa các học giả người Việt dường như không hồi kết.
Lịch sử, văn hóa là sản phẩm hoạt động xã hội của cộng đồng người trong quá khứ. Muốn xác định một sản phẩm văn hóa của cộng đồng nào, trước hết cần xác định cộng đồng đó là ai, có gốc gác ra sao và trải một quá trình như thế nào để xuất hiện tại thời điểm nghiên cứu. Do vậy, về mặt nguyên tắc, muốn biết Kinh Dịch của người Hoa hay người Việt, cần phải phân định rõ người Hoa là ai? Người Việt là ai?
Bài viết này đưa ra một cách lý giải giản dị nhất, ngắn gọn nhất, xác đáng nhất cho thấy ai là chủ nhân kinh Dịch
Từ 2000 năm trước, cổ sử phương Đông cho rằng, dân tộc Hán phát tích ở đồng bằng miền Trung Hoàng Hà, tạo dựng văn minh Hoa Hạ. Sau đó đem văn minh Hoa Hạ khai hóa các sắc dân man di phương Nam. Từ lịch sử hình thành như vậy, những thành tựu lớn của văn minh phương Đông đều được quy công cho người Hán. Vào thời hiện đại, ý tưởng trên được củng cố bằng những khám phá của học giả phương Tây: “Người Hán từ phía Tây xâm nhập đồng bằng miền Trung Hoàng Hà, chinh phục và đẩy lùi các sắc dân bản địa bán khai, xây dựng vương quốc vĩ đại với nền văn hóa rực rỡ.” Từ chiều hướng hình thành của con người và lịch sử như vậy, văn hóa Trung Quốc đồng nghĩa với văn minh phương Đông. Cố nhiên những thành tựu của văn hóa phương Đông đều do người Trung Quốc sáng tạo.
Nhưng sang thế kỷ XXI, sinh học phân tử đã lật đổ những tín điều tưởng như vĩnh cửu đó, bằng khám phá sự thật chưa từng biết. 70.000 năm trước, vào Kỷ Băng hà, hai đại chủng người tiền sử Australoid và Mongoloid từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ tới Việt Nam. Trên đất Việt Nam đại bộ phận người di cư gặp gỡ, hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, cùng thuộc nhóm loại hình Australoid. Trong khi đó, có những nhóm Mongoloid riêng lẻ đi lên Tây Bắc Đông Dương rồi dừng lại trước bức thành băng giá. Tại Việt Nam, gặp môi trường thuận lợi, người Việt cổ tăng số lượng. 50.000 năm trước lan ra các đảo Đông Nam Á và chinh phục Ấn Độ. 40.000 năm trước, nhờ khí hậu được cải thiện, đi lên Quảng Đông rồi từ đây chiếm lĩnh Hoa lục. Cũng lúc này, những bộ lạc Mongoloid từ Tây Bắc theo con đường Ba Thục đi lên đất Mông Cổ. Ban đầu họ săn bắn hái lượm trong băng giá. Khoảng 10.000 năm trước, khi Kỷ Băng Hà kết thúc, họ chuyển sang thuần hóa gia súc và thực hành phương thức sống du mục trên đồng cỏ phía Bắc Hoàng Hà.
Khoảng 22.000 năm trước, tại Hòa Bình, người Việt cổ sáng tạo công cụ đá mới đầu tiên. 20.000 năm trước, tại di chỉ Tiên Nhân Động nam Dương Tử, người Việt chế tác công cụ gốm đầu tiên và 12.400 năm trước thuần hóa thành công lúa nước. Từ Nam Dương Tử, người Việt mang công cụ đá mới, đồ gốm, giống gà, giống chó, cây lúa, cây kê đi xây dựng văn hóa nông nghiệp trên lưu vực Dương Tử và Hoàng Hà.
7000 năm trước, tại Ngưỡng Thiều trung lưu Hoàng Hà, người Việt nông nghiệp gặp gỡ, hòa huyết với người Mông Cổ du mục ở bờ Bắc, sinh ra chủng người Mongoloid phương Nam (South Mongoloid), sau này được gọi là người Việt hiện đại. Người Việt hiện đại tăng nhanh số lượng, trở thành chủ thể dân cư lưu vực Hoàng Hà, sáng tạo văn hóa ngưỡng Thiều rực rỡ. Khảo cổ học phát hiện tại trấn Bộc Dương tỉnh Hà Nam ngôi mộ số 45, có tuổi 6.500 năm. Khảo sát ngôi mộ cho thấy, tới lúc này, người Việt đã có quan niệm trời tròn, đất vuông; đã nắm vững thiên văn, địa lý, phong thủy và trưởng thành về Dịch lý. Kết hợp hiện trạng ngôi mộ với truyền thuyết, học giả Trung quốc cho rằng đó là mộ của Phục Hy, người làm ra kinh Dịch. Chúng tôi cho rằng đó là khám phá quan trọng, có độ khả tín cao, phù hợp với thực tế. Như vậy là, từ khoảng 6.500 năm trước, Dịch lý đã được hoàn chỉnh, dưới dạng cuốn kinh vô tự gồm tám quẻ đơn và 64 quẻ kép cùng với Hà đồ, Lạc thư. Dịch lý trở thành tài sản chung của người Việt. Tại mỗi cộng đồng xuất hiện những nhà thông tuệ dùng cuốn sách với những ký hiệu để suy ngẫm về vũ trụ, nhân sinh và thực hành khoa học dự báo. Do vào thời điểm này, trên địa bàn Đông Á chỉ có duy nhất người Việt nên hoàn toàn khẳng định Dịch lý là sản phẩm của người Việt.
Tới đây một câu hỏi cần được trả lời: Dịch lý được tạo ra như thế nào? Đó là câu hỏi khó, xuất hiện từ xa xưa mà chưa có lời đáp. Để trả lời câu hỏi này, chỉ có thể gom nhặt những dấu vết mờ ảo, vụn vặt còn lại trong ký ức cộng đồng. Ta biết, yếu tố đầu tiên và là nền tảng của Dịch lý là Âm và Dương. Nay Âm Dương quá phổ biến trong dân gian nhưng ai biết được lần đầu tiên xuất hiện khi nào? Khảo sát những hòn đá đẽo thô sơ của văn hóa Hòa Bình 20.000 năm trước, các học giả phát hiện, trên một số hòn có hai vệt song song được khắc chìm. Suy ngẫm nhiều mà không tìm được công dụng thực tế của chúng, các học giả xếp vào “vật tồn nghi”rồi đặt tên là “dấu Hòa Bình”. Gặp tại văn hóa Bắc Sơn nhiều hơn những hòn đá mài với hai vết khắc tương tự, các học giả gọi là “dấu Bắc Sơn,”như một chỉ dấu của nền văn hóa này. Tuy nhiên vẫn không ai hiểu ý nghĩa của cái “dấu” đó là gì! Rồi vào thập kỷ 1970, giáo sư Lương Kim Định đưa ra thuyết: hai vạch khắc chìm đó là biểu trưng của Âm-Dương, của quan niệm song trùng lưỡng hợp (dual unit) một mà hai, hai mà một, trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Tới nay chưa ai đưa ra lý lẽ khẳng định hay bác bỏ thuyết này. Chúng tôi chấp nhận giả thuyết của Kim Định và cho rằng, muộn nhất, thời văn hóa Hòa Bình, khoảng 20.000 năm trước, người Việt đã hình thành quan niệm Âm Dương. Bằng chứng khác về xuất hiện của Dich lý là Thập can, Thập nhị chi và Bát quái. Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm quý rồi Tý, Sửu, Dần, Mão,Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi và Càn, Đoài, Cấn, Chấn, Tốn, Khôn, Ly, Đoài là những “vật liệu”ngôn từ cơ bản làm nên kinh Dịch. Thời gian dài, được cho là những từ do người Trung Quốc tạo ra để làm nên kinh Dịch. Nhưng những năm gần đây, nhiều tác giả đã chứng minh những từ đó là  thuần Việt. Một khi những “vật liệu” rất cơ bản làm nên Kinh Dịch là của người Việt thì đó là chỉ dấu cho rằng ít nhất người Việt là người đầu tiên khởi thảo kinh Dịch. Những bằng chứng trên cho thấy, từ xa xưa, bằng sự kiên trì và liên tục, người Việt đã sáng tạo ra kinh Dịch. Vào 6500 năm trước kinh Dịch hình thành. Việc phát hiện nhà nước phương Đông lớn và tiến bộ tại Lương Chử vùng Thái Hồ 5300 năm trước đã cho thấy thêm phạm vi hoạt động cũng như tầm mức văn hóa của người Việt, chủ nhân của Đông Á.
 Năm 2698 TCN một sự kiện lớn xảy ra, tạo bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phương Đông. Đó là việc họ Hiên Viên dẫn đầu liên minh các bộ lạc Mông Cổ đánh chiếm miền Trung Hoàng Hà của người Việt, lập vương triều Hoàng Đế. Tuy chiến thắng quân sự nhưng do nhân lực ít và văn hóa chưa phát triển, lại gặp sức kháng cự dai dẳng của người Việt khiến cho người Mông Cổ khôn khéo thực hiện chế độ cai trị mềm dẻo để thu phục người Việt. Do sống chung hòa thuận, hôn phối Mông- Việt xảy ra, lứa con lai Mông -Việt ra đời, tự nhận là Hoa Hạ. Cho đến nay không ít người lầm lẫn cho rằng Hoa Hạ là một dân tộc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong gia tộc Hoàng Đế, gen Mông Cổ chỉ tồn tại được ba đời là Hoàng Đế, Chuyên Húc và Thiếu Hạo. Đời thư tư Đế Khốc đã chuyển sang gen Việt. Sau Đế Khốc thì Đế Nghiêu càng Việt hơn. Tới Thuấn và Vũ, vì chế độ truyền hiền nên hoàn toàn là Việt. Do lịch sử như vậy nên Hoa Hạ chỉ là lớp con lai xuất hiện một thời gian ngắn ngủi rồi hòa tan trong cộng đồng Việt đông đảo. Nhờ chính trị tốt đẹp, người Việt chiếm đại đa số dân cư, đem hết tâm lực cống hiến cho vương triều. Thiên văn, địa lý, phong thủy được áp dụng. Dịch lý được người Việt đưa vào triều đình. Ta từng nghe nói sách Tam phần mở đầu Thượng Thư bị Khổng Tử loại bỏ khi san định kinh Thư thì chính đó là “Tam Phần Thư” gồm có Sơn phần là Liên Sơn Dịch của Thiên hoàng, họ Phục Hy. Khí phần là Quy tàng Dịch của Nhân hoàng, họ Thần Nông. Hình phần là Kiền Khôn Dịch của Địa hoàng họ Hoàng đế. Mỗi bộ Dịch đều có 8 quẻ; dưới mỗi quẻ lại đều có 7 quẻ nữa, tổng cộng 8 x 8 = 64 quẻ. Như vây Tam phần là Dịch thời Tam Hoàng, có 64 quẻ, gọi là: “Quân, Thần, Dân, Vật, Âm, Dương, Binh, Tượng; Qui, Tàng, Sinh, Động, Trưởng, Dục, Chỉ, Sát; Thiên, Địa, Nhật, Nguyệt, Sơn, Xuyên, Vân, Khí” tức là Kiền, Khôn, Chần, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài. (1) Điều này cho thấy, vào thời Hoàng Đế, kinh Dịch vẫn được nghiên cứu, phát triển. Tuy nhiên, những cuốn Dịch này vẫn là những cuốn sách không có chữ mà được ghi bằng những ký hiệu. Chỉ đến thời Chu, khi chữ viết trưởng thành, Chu công đã theo lời truyền từ xa xưa viết thành quái từ, hào từ. Đến lượt mình, Khổng Tử viết Thập dực tạo nên cuốn Chu dịch.
Phân tích trên cho thấy, từ xa xưa người Việt đã âm thầm khám phá Dịch lý, từ hai yếu tố Âm Dương đến Thiên can, Địa chi, Bát quái và làm ra sách Dịch vào 6500 năm trước. Khi Hiên Viên đưa người Mông Cổ vào chiếm miền Trung Hoàng Hà lập nhà nước Hoàng Đế thì cộng đồng Việt bị phân chia. Bộ phận nhỏ thuộc vương triều Hoàng Đế. Phần còn lại là các bộ tộc hay nhà nước độc lập của người Việt. Dịch lý tiếp tục được sử dụng và hoàn thiện trong cả hai cộng đồng Việt này. Do có nhà nước quân chủ mạnh, trong 200 năm (1500 – 1300 TCN), nhà Ân đã hoàn thiện Giáp cốt văn của người Việt thành chữ vuông. Sang thời Chu, cuốn “kinh vô tự”được văn bản hóa thành Chu Dịch. Do nhà nước Hoàng Đế tách biệt với cộng đồng Việt còn lại, tạo thành thực thể hành chính lâu dài dẫn tới sự hiểu lầm rằng người Hán là một đân tộc khác, từ phương Tây du nhập. Do vậy những thành tựu văn hóa phương Đông được lưu giữ trong nhà nước Trung Hoa, trong đó có kinh Dịch được cho là sản phẩm của người Trung Quốc.
Tuy nhiên, phân tích trên cho thấy, kinh Dịch là sản phẩm của người Việt, trong đó có công của người Việt sống trong nhà nước Trung Hoa đã văn bản hóa kinh Dịch thành Chu Dịch. Người Hán là một nhánh con cháu của người Việt, ra đời khoảng 7000 năm trước nên không thể làm ra kinh Dịch. Người Hoa Hạ xuất hiện muộn hơn, khoảng năm 2698 TCN nên càng không phải là chủ nhân kinh Dịch.
Trước đây do hiểu biết hạn chế về lịch sử hình thành dân cư phương Đông nên cho rằng người Hán làm ra kinh Dịch. Đó là sai lầm lớn của quá khứ, cần được nhận thức lại để “cái gì của Saesa trả lại cho Saesa.”Thời gian gần đây xuất hiện quan niệm “người Hán ăn cắp kinh Dịch của người Việt.”Đấy lại là sai lầm khác. Thực tế lịch sử cho thấy, không phải ăn cắp của người Việt mà người Hán là bộ phận người Việt sống trong nhà nước Hoàng Đế đã kế thừa Dịch lý từ tổ tiên và văn bản hóa thành bản kinh như hiện nay.
                                                                                                                                                                                      Sài Gòn, 24.11.2019

Tài liệu tham khảo:
   1. Lý Quá: Tây Khê Dịch thuyết. Tứ khố toàn thư trân bản. Thương vụ ấn quán, Thượng Hải, bài tựa, quyển 1, trang 5,6,7. (Dẫn theo Nguyễn Hữu Lương - Kinh Dịch với vũ trụ quan phương Đông. Nha tuyên uý Phật giáo. Sài Gòn 1971, trang 421)                                                                                                                                                                


DI CHỈ CỒN CỔ NGỰA VÀ VẤN ĐỀ TIỀN SỬ NGƯỜI VIỆT (THẢO LUẬN VỚI TIẾN SỸ MARC OXENHAM)




Chúng tôi biết đến Tiến sỹ Marc Oxenham của Đại học Quốc gia Úc vào mùa Xuân năm 2005, khi ông công bố trên BBCNews kết quả khai quật di chỉ Mán Bạc tỉnh Ninh Bình với nhận định gây tranh cãi: “Nông nghiệp từ phương Bắc đưa xuống.” Nay đọc bài Giữa tìm kiếm thức ăn và canh tác: phản ứng chiến lược đối với tăng nhiệt tối đa Holocene ở Đông Nam Á*, chúng tôi cảm phục tác giả vì sự gắn bó lâu dài với khảo cổ học Việt Nam. Trong bài báo của mình, ông đã mổ xẻ tới tận cùng di chỉ Cồn Cổ Ngựa rồi đưa ra những nhận định:
1.“Quá trình thuần hóa lúa gạo phát triển đồng thời và độc lập ở Đông Á, ở Thung lũng Trung và Hạ Dương Tử từ 9000 trước, mặc dù phải đến 6000 năm, có lẽ muộn nhất là 5000 năm cách nay ở vùng hạ lưu thung lũng Yangtze, thay vì săn bắn hái lượm, đã phát triển.”
2.“Cùng thời với quá trình thuần hóa kéo dài hàng thiên niên kỷ này là sự tập trung của những người hái lượm ở phía nam thung lũng Yangtze. Những quần thể này là hậu duệ của người đã vào Đông Nam Á, Melanesia, Úc và miền nam Trung Quốc thông qua tuyến đường phía nam sớm nhất là 65 000 năm trước.”
5. Việc chôn cất tại khu vực đá mới của Mán Bạc ở miền bắc Việt Nam cho thấy rằng người dân bản địa và người nhập cư thời kỳ đồ đá mới đã cùng sinh sống và trao đổi cả gen và kỹ năng sống.
7. Họ sống ở vùng khí hậu ấm áp hơn bây giờ, có lẽ ủng hộ sự phát triển và lan rộng của các loại cây có giá trị kinh tế, như Canarium, cao lương và cây lấy củ, với số lượng có thể duy trì dân số săn bắn hái lượm lớn. Cho dù một số hình thức văn hóa thuần chay hoặc quản lý thực vật hoang dã đã xảy ra vẫn chưa được biết, nhưng chúng tôi nghĩ rằng nó có thể xảy ra.
Từ nhận định trên, hai vấn đề được đặt ra:                                                                     
I. Khảo cổ học có vai trò ra sao trong khám phá tiền sử người Việt?
Khảo cổ học là khoa học bắt đầu và kết thúc với vật cổ. Một khi không có vật cổ, khảo cổ học chấm dứt! Suốt thế kỷ XX, chúng ta chỉ biết cốt sọ cổ nhất của người Việt tại di chỉ Sơn Vi 32.000 năm. Những câu hỏi bức xúc được đưa ra: Phải chăng ngưới Sơn Vi là con người xuất hiện sớm nhất trên đất Việt Nam? Họ từ đâu tới? Không lời đáp! Rồi khi phát hiện bộ xương người Lưu Giang Quảng Tây 68.000 năm và cốt sọ hang Tampa Lin Bắc Lào 63.000 năm, xuất hiện thêm cật vấn: “Họ là ai, từ đâu ra, có quan hệ thế nào với người Sơn Vi và những người Việt cổ khác?” Khảo cổ học im lặng!
Những năm cuối thế kỷ XX, bùng nổ thông tin gây chấn động: “Người hiện đại Homo sapiens xuất hiện ở châu Phi 200.000 năm trước. Khoảng 70.000 năm trước, theo ven biển Ấn Độ Dương, người từ châu Phi di cư tới Việt Nam. Nghỉ lại ở đây 20.000 năm để gia tăng nhân số, 50.000  năm trước, người từ Việt Nam lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á và chiếm lĩnh Ấn Độ. 40.000 năm trước, do khí hậu phía Bắc được cải thiện, người từ Việt nạm đi lên khai phá Hoa lục. 30.000 năm trước, từ Siberia vượt qua eo Bering, chinh phục châu Mỹ.” (1) Giới khảo cổ học choáng váng. Tuy nhiên, khám phá từ DNA không thể nghi ngờ! Như vậy, thực tế cho thấy, con người đã có mặt tại Việt Nam từ 70.000 năm trước. Nhưng thổ nhưỡng và khí hậu khắc nghiệt đã xóa đi mọi dấu vết của họ, khiến cho 40.000 năm chìm vào bóng đêm!
Người từ châu Phi tới Việt Nam là ai? Đây là câu trả lời của nhân học dựa trên bằng chứng khảo cổ: “Thoạt kỳ thủy, trên đất Việt Nam xuất hiện hai đại chủng Australoid và Mongoloid. Họ hòa huyết với nhau và con cháu họ hòa huyết tiếp sinh ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, cùng thuộc nhóm loại hình Australoid. Sang thời kim khí, người Mongoloid phương Nam xuất hiện và trở thành chủ thể dân cư. Người Australoid biến mất khỏi đất này không hiểu do di cư hay đồng hóa?”(2) Hơn 20 năm, những dòng chữ nằm im lìm trong cuốn sách in bằng thứ giấy bổi đen và hầu như không được trích dẫn! Tuy nhiên, đây là khám phá quyết định chiều hướng của lịch sử: những con người được sinh ra ở Việt Nam 70.000 năm trước làm nên con người và văn minh phương Đông!
Điều không bình thường là, gần hết thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, chưa có bất cứ nghiên cứu nào về khoảng thời gian 40.000 năm ngoài vòng khảo cổ! Tổ tiên Việt đã sống thế nào trong suốt thời gian dằng dặc ấy? Không giải được câu hỏi này, không thể nói gì về tiền sử người Việt! Khi không có hiện vật khảo cổ, là lúc trí tưởng tượng bắt đầu. Có thể là kịch bản như thế này:
70.000 năm trước, trên đường sang phương Đông, một dòng người châu Phi theo bờ Tây của đảo Borneo, bước vào đồng bằng Sundaland, rồi đi lên hướng Bắc. Lúc này đang Thời Băng hà, mực nước biển thấp hơn hôm nay 130 mét. Đông Nam Á là lục địa mênh mông. Không hiểu vì sao họ không tỏa ra chiếm lĩnh vùng đất màu mỡ này mà đi tiếp tới miền Trung Việt Nam rồi dừng lại. Chúng tôi đoán, chỉ đoán thôi, có khoảng 2000 đến 3000 người thuộc hai đại chủng Australoid và Mongoloid tới được Việt Nam. Sau hành trình 15.000 năm gian nan, tới đây họ đã gặp “địa đàng ở phương Đông”với khí hậu ấm áp, rừng cây xanh tươi, nhiều muông thú, hoa trái, sông suối nhiều ốc, sò, tôm, cá… Những nhóm nhỏ khoảng 15-20 người gặp nhau khi cùng săn bắn và hái lượm. Tình yêu đến và những đứa trẻ ra đời. Theo năm tháng, dân số tăng lên. Một số ít sống trong hang động còn phần lớn dựng những túp lều bằng cây lá dưới tán rừng.
Ban đầu, theo tập tục truyền lại từ tổ tiên, họ đập vỡ những hòn sỏi, chế tác những chiếc búa đá cũ dùng cho săn hái. Nhưng rồi, từ cuộc sống định cư, vào thời gian rảnh rỗi, người phụ nữ bắt đầu chăm sóc những vạt rau đầu tiên bằng cách nhặt bỏ cỏ dại, tưới nước, bón phân. Họ cũng chọn rồi chăm sóc những cây cho quả bằng cách chặt dây leo, tỉa bớt cành và cây dại xung quanh, cho cái cây “của mình” nhận được nhiều ánh sáng hơn. Người hái lượm phát hiện ra khoai sọ, một loại cây cho củ ngon, lành mà lại dễ trồng, rồi kê, cao lương… Cứ như thế, từng chút một, những vạt rau, những vườn cây quả, những luống khoai lang khoai sọ ra đời, bổ sung lượng thức ăn quan trọng vào cuộc sống săn hái.
Không phải khảo cổ mà di truyền học khám phá, trong quá khứ có hai lần số lượng lớn người rời Việt Nam chiếm lĩnh thế giới. Lần đầu vào 50.000 năm trước, đi ra các đảo Đông Nam Á và Ấn Độ. Đợt sau, 40.000 năm trước, đi lên Hoa lục rồi sang châu Âu và qua eo Bering chinh phục châu Mỹ. Di cư là kết quả của bùng nổ dân số. Vậy thì nguyên nhân nào làm nên hai cuộc bùng nổ dân số vĩ đại trên? Cố nhiên không phải do lượng thú hoang tăng đột biến, cung cấp nguồn dinh dưỡng lớn. Chỉ có thể là lượng thức ăn lớn nhận được từ những cây trồng “bán thuần hóa” đã tạo ra năng lượng cho cuộc bùng nổ dân số! Vậy là, trong 40.000 năm âm thầm ấy, người Việt không chỉ săn bắn hái lượm mà sở hữu số lớn thực vật “bán thuần hóa”tạo ra khối lượng thức ăn quan trọng.
Khám phá cuộc di cư lần thứ nhất, di truyền học phản bác quan niệm của khảo cổ và nhân học cho rằng “1500 năm TCN, người Arian xâm lăng Ấn Độ, đẩy người Indonesian từ đất Ấn sang xâm chiếm Đông Dương.” Khám phá cuộc di cư thứ hai, di truyền học bác bỏ quan niệm định hình của thế kỷ XX “người từ Trung Quốc đi xuống làm nên dân cư và văn hóa Việt Nam.”
Năm 2013, nhờ thành tựu kỳ diệu của di truyền học, khoa học tìm ra chủ nhân hang Điền Nguyên, xác nhận việc người Việt đặt chân tới bờ Nam Hoàng Hà 40.000 năm trước. Trong khi đó, khảo cổ học, từ khai quật hàng chục di chỉ trên lưu vực Dương Tử và Hoàng Hà, khám phá 20.000 năm trước, người Việt chế tác công cụ gốm đầu tiên và 12.400 năm trước thuần hóa thành công lúa nước… Công cụ đá mới, đồ gốm, kê, lúa, rồi gà, chó, lợn… theo chân người Việt đi lên lưu vực Hoàng Hà, sáng tạo những văn hóa khảo cổ nổi tiếng Giả Hồ, Ngưỡng Thiều... Tại Ngưỡng Thiều, người Việt cổ mã di truyền Australoid hòa huyết với người Mongoloid sống du mục trên bờ Bắc, sinh ra người Việt hiện đại Mongoloid phương Nam. Người Mongoloid phương Nam tăng số lượng, trở thành chủ thể dân cư lưu vực Hoàng Hà…
Đúng là, từ giữa thiên niên kỷ III TCN, người từ lưu vực Hoàng Hà di cư xuống phía Nam. Nguyên nhân sự kiện này từ đâu? Hầu hết học giả thế giới cho rằng, đó là sự mở rộng của nông nghiệp. Vậy, động cơ nào thúc đẩy con người làm việc đó? Phải chăng là để thực hiện giấc mơ “khai hóa văn minh?” Hoàn toàn không có chuyện lãng mạn như vậy! Phải hiểu thực chất của vấn đề, là nguyên nhân lịch sử. Sau 40.000 năm làm chủ Hoa lục, người Việt tạo dựng nhà nước Lương Chử hùng mạnh với nền văn hóa rực rỡ. Hơn ai hết, họ mong muốn cuộc sống hòa bình. Nhưng rồi chiến tranh khốc liệt xảy ra khi vào năm 2698 TCN, những bộ lạc du mục hung hãn trên bờ Bắc Hoàng Hà do họ Hiên Viên cầm đầu, đánh vào Trác Lộc, chiếm giang sơn của người Việt, lập nhà nước Hoàng Đế. Hàng triệu người mất đất, phải rời bỏ ruộng vườn chạy về phía nam. Cuộc chiến khốc liệt và dai dẳng đã hằn lên những nếp nhăn trong Kinh Thư, cuốn sử mở đầu của Trung Quốc: “Phạt Tam Miêu, đầy Tam Miêu tam phục, ngũ phục…” Lời vua Nghiêu dạy bề tôi: “Ngươi phải ghi nhớ, không được để Tam Miêu quấy rối Trung Quốc!” Cuốn Kỳ môn độn giáp đại toàn thư ghi: “Tích nhật Hoàng Đế chiến si Vưu, Trác Lộc kinh kim vị nhược hưu.”( Ngày trước Hoàng Đế đánh Si Vưu, trận Trác Lộc đến nay chưa chấm dứt.) Thư tịch cũng chép: vua Thuấn đánh bại bộ tộc Đan Chu (丹朱) ở Trung Nguyên (người Việt đã bị chinh phục) và bộ tộc Hoan Đâu (驩兜) người Miêu Man (苗蠻) (người Việt tự do ngoài vương quốc) rồi đầy đến vùng suối Đan (丹淵), núi Sùng (崇山). Dân hai bộ lạc di dời về phía nam, cuối cùng đến miền sông Uất (鬱水)-sông Tả (左江)… Đấy là ở thời Nghiêu Thuấn, “thời đại Hoàng Kim”, được ngợi ca là “chúa thánh tôi hiền.” Từ sau thời Chu, hàng triệu người Tiên Ti, Hung nô vào chiếm đất, mặc sức chém giết… đẩy những đợt sóng người Việt chạy về nam tìm đường sống. Hoàn toàn không phải chuyện mở rộng nông nghiệp lãng mạn mà là cuộc chạy trốn cái chết. Một câu hỏi cần đặt ra: phải chăng những người chạy giặc này đem nông nghiệp xuống phía nam? Chuyện lầm lẫn, đảo lộn trắng đen dai dẳng hàng thế kỷ. 12.000 năm trước, cây lúa được thuần hóa đầu tiên tại Tiên Nhân Động, Hang Dốc Đứng bên dòng Dương Tử rồi theo chân người mở đất tới Giả Hồ Hà Nam 9000 năm trước. Một sự thật hiển nhiên không ai chối cãi. Vậy mà hơn 6000 năm sau, những người nông dân Hà Nam chạy loạn trở về bên Tiên Nhân Động lại được trao cho cái vinh hạnh “đem nông nghiệp xuống phương Nam!” Tại sao người ta giữ mãi cái ý tưởng sai lầm thô thiển lâu dài đến vậy?
Dù cánh tay của nhà khảo cổ không với tới khoảng thời gian 40.000 năm sâu thẳm chìm trong bóng tối thì khảo cổ học cũng góp công đầu trong việc khám phá tiền sử người Việt. Trong khoảng 150 năm, từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX, do độc hành nên khảo cổ học có những bước sai lầm chuệch choạc. Nhưng sang thế kỷ mới, được dẫn dắt bởi di truyền học, khảo cổ đóng góp tuyệt vời cho việc khám phá tiền sử phương Đông.
II. Cồn Cổ Ngựa có vai trò thế nào với tiền sử người Việt?
Trong khi đồng thuận với nhận định 2,4,5,7 chúng tôi xin thảo luận với tác giả những vấn đề sau:
1.       Nhận định thứ nhất: “Quá trình thuần hóa lúa gạo phát triển đồng thời và độc lập ở Đông Á, ở Thung lũng Trung và Hạ Dương Tử từ 9000 trước, mặc dù phải đến 6000 năm, có lẽ muộn nhất là 5000 năm cách nay ở vùng hạ lưu thung lũng Yangtze, thay vì săn bắn hái lượm, đã phát triển.”
Chúng tôi cho rằng nhận định trên không phù hợp với thực tế. Từ nhiều bằng chứng khảo cổ, di truyền và ngôn ngữ học cho thấy, 40.000 năm trước, người từ Việt Nam đi lên Quảng Đông. Sau khi tăng số lượng, người từ Quảng Đông lan tỏa ra khắp Đông Á. Cây lúa từ Động Người Tiên, Hang Dốc Đứng… theo chân người mở đất đi lên Giả Hồ 9000 năm trước, Hà Mẫu Độ, Ngưỡng Thiều 7000 năm trước… Như vậy, cây lúa từ cái nôi ở Nam Dương Tử, lan tỏa ra toàn Đông Á, tới những nơi khác nhau theo thời gian khác nhau. Do được người Lạc Việt thuần hóa đầu tiên ở Tiên Nhân Động rồi mang đi theo bước chân mở đất, cây lúa ở Đông Á phát triển không đồng thời và không độc lập.
2.       Nhận định thứ 3. “Những người nông dân đầu tiên này có kiểu hình (cranio-facally và răng) khác biệt về mặt di truyền với những người hàng xóm săn bắn hái lượm phía nam của họ, và có lẽ là hậu duệ của người hiện đại (AMH) tới từ phía đông Siberia 40000 trước…”
Nhận định này có hai điều sai:
a.       Không phải những người từ miền Trung Hoàng Hà xuống Nam Dương Tử khoảng giữa thiên niên kỷ III TCN là “nông dân đầu tiên.” Họ là hậu duệ của những nông dân mang lúa, kê, đồ đá mới và gốm từ Nam Dương Tử lên xây dựng kinh tế nông nghiệp tại lưu vực Hoàng Hà 9000 năm trước.
b.       Họ cũng không phải là hậu duệ của người Hiện đại xuất hiện ở “phía đông Siberia 40.000 trước.” Cứ liệu di truyền và khảo cổ học cho thấy, người “phía đông Siberia 40.000 trước” là con cháu của người Điền Nguyên từ Việt Nam lên.
3.       Nhận định thứ 6. “không có sự chuyển đổi tại chỗ từ săn bắn và hái lượm vào nông nghiệp ở miền nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam, mà là sự thay thế của một lối sống và dân số liên quan của nó với người khác.”
Về nhận định này, chúng tôi thấy:  Giống như trong quá khứ lâu dài từ 50.000 - 40.000 năm trước, người Việt vừa săn bắn hái lượm vừa sở hữu “nền nông nghiệp rau, củ, quả bán thuần hóa.” Phương thức sống phức hợp này tạo ra khối lượng thức ăn lớn, góp phần làm bùng nổ dân số. Thuần hóa lúa nước là tiến bộ về kinh tế và văn hóa. Tuy nhiên, do được đảm bảo từ nguồn lương thực khác, trồng lúa không phải là nhu cầu sống còn của dân cư phía nam. Vì vậy, trồng lúa chậm được mở rộng. Nhưng từ 4500 năm trước, do khí hậu biến đổi,  số lượng thú săn giảm, hiệu quả săn bắn thấp, nhu cầu lương thực thay thế tăng lên. Cũng lúc này, xuất hiện những người nông dân từ phía bắc xuống. Được trợ lực của những người này, dân săn bắn hái lượm chuyển tới vùng thuận lợi cho trồng lúa. Những khu dân cư kết hợp săn bắn và trồng trọt ra đời. Phương thức sống được thay đổi.
Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải là sự thay thế “dân số liên quan của nó với người khác.” Chỉ số đa dạng sinh học cao nhất châu Á của người Việt Nam cho thấy, người Mongoloid phương Nam trở về, chuyển hóa di truyền người Nam Dương Tử và Đông Nam Á từ Australoid sang chủng Mongoloid phương Nam. Di chỉ Mán Bạc tỉnh Ninh Bình là thí dụ thuyết phục về quá trình như vậy. Đó là sự chuyển hóa di truyền kéo dài mà không phải là thay thế dân cư.
4.       Nhận định 8. Việc chuyển đổi sang canh tác không mang lại lợi ích tương đối cũng như khó khăn cho các cộng đồng cổ đại ở khu vực này trên thế giới.
Theo chúng tôi, nhận định này cũng không phù hợp thực tế. Cồn Cổ Ngựa, Đa Bút… là những đại diện cuối cùng của văn hóa đá mới. Tại đây, nền văn minh đá đã đạt trình độ cao nhất của nó. Những thành tựu quan trong nhất về văn hóa tinh thần của người Việt đã kết tinh. Cụ thể là nguyên lý âm dương, ngũ hành, Dịch lý, thiên văn, địa lý, phong thủy… đã trưởng thành. Nhu cầu về một nền văn minh mới xuất hiện. Việc người vùng đất tổ Núi Thái-Trong Nguồn trở về, mang nguồn gen mới thay máu cho dân cư cùng với phương thức sống mới năng động đã nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người trên đất Việt Nam để bước sang nền văn minh kim khí Phùng Nguyên.
Phân tích trên cho thấy, dù là nhà chuyên môn giầu kinh nghiệm, gắn bó lâu dài với khảo cổ Việt Nam thì Tiến sỹ Marc Oxenham cũng mới chỉ thấy cây mà chưa thấy rừng, thiếu cái nhìn quán xuyến về lịch sử văn hóa Việt.
III. Kết luận
 Dù không thể với tay tới tận cùng thời gian tồn tại của người Việt thì khảo cổ học vẫn đóng góp phần công lao to lớn trong việc khám phá tiền sử phương Đông. Nhất là sang thế kỷ mới, được dẫn dắt bởi tri thức di truyền học và sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, khảo cổ học đã thu được những thành tựu tuyệt vời. Trong bối cảnh chung đó, chuyên luận của Tiến sỹ Marc Oxenham cùng đồng nghiệp, giống như việc giải mã trang sách cổ, làm sáng tỏ một giai đoạn vô cùng có ý nghĩa của quá khứ người Việt. Đó là buổi giao thời, khi người Việt hiện đại Mongoloid phương Nam – lớp con cháu đi làm ăn xa, từ Núi Thái-Trong Nguồn trở về, làm thay máu đồng bào và đổi mới kỹ năng sống, đưa tộc Việt từ văn minh đá chuyển sang văn minh kim khí của thời đại Phùng Nguyên-Đông Sơn rực rỡ.
Có lý do để nói rằng, sau hơn thế kỷ hoạt động, khảo cổ học dường như đã hoàn thành việc khám phá văn hóa vật thể của người Việt. Nếu không kể “khám phá”: “tiền sử người Việt kéo dài dến 800.000 năm” gây “chấn động” của thày trò giáo sư Phan Huy Lê, thì khó có điều gì để nói! Tuy nhiên, khảo cổ học đã bất lực trong việc khám phá văn hóa tinh thần, cống hiến lớn lao nhất của người Việt cho nhân loại. Hy vọng sẽ có những nhà văn hóa, những sử gia uyên bác lịch lãm hoàn thành sự nghiệp trọng đại này. Nhân đây chúng tôi xin gửi tới Tiến sỹ Marc Oxenham cùng cộng sự của ông lời cảm ơn chân thành.
                                                                                                                  Sài Gòn, 23.10. 2019


* Marc Oxenham. Between foraging and farming: strategicresponses to the Holocene Thermal Maximum in Southeast Asiahttps://www.researchgate.net/publication/327171760_Between_foraging_and_farming_Strategic_respOnses
1. Y.J. Chu et al. Genetic relationship of populations in China
 Proceedings of the …, 1998 - National Acad Sciences.
2. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB. DH&THCN. H, 1983.

THƯ GỬI GIÁO SƯ LƯƠNG ĐÌNH VỌNG



Đọc bài Trung Quốc nghiên cứu lịch sử phục vụ mưu đồ chính trị *trên trang Nghiên cứu quốc tế, phê bình cuốn sách “Phương quốc Lạc Việt nghiên cứu”của Giáo sư Lương Đình Vọng, chúng tôi muốn thưa đôi điều cùng giáo sư.
Thưa Giáo sư,
Chúng tôi là người Lạc Việt, sinh ở Việt Nam. Như vậy, chúng ta cùng dòng tộc, cùng một bọc, là đồng bào. Được biết ông là sử gia tên tuổi, xin được hỏi: người Lạc Việt là ai, có nguồn gốc thế nào?
Có thể ông sẽ giở cổ thư và trưng ra những dòng mà ông được dạy từ tấm bé:“Tại thời Hạ, Thương, trong quần thể dân tộc Hoa Hạ bao hàm tổ tiên Thủy tộc”.“Nhưng sớm nhất là thời kỳ Thương Ân đã có văn tự của tộc Thủy. Kể từ đó, như một kết quả của hai hoạt động đại di cư quốc gia, khiến ngôn ngữ văn hóa của Thủy tộc xuất hiện, do phân hóa từ một nguồn chung, sau đó hấp thụ hội nhập dần dần của hiện tượng này”.(1)
Nhưng đó là sự dối trá tệ hại của sử gia Đại Hán. Hôm nay, chúng tôi xin thưa với ông sự thực về tộc Lạc Việt, không phải lấy từ Sử ký, Hán thư mà do đọc cuốn thiên thư DNA được tạo hóa ghi trong máu huyết dòng tộc chúng ta.
70.000 năm trước, trong Kỷ Băng hà, hai đại chủng người Khôn ngoan Australoid và Mongoloid từ châu Phi di cư đến Việt Nam. Trên đất Việt, người tiền sử hòa huyết sinh ra bốn chủng người Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, cùng mang mã di truyền Australoid. Trong đó người Indonesian là đa số, giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ, sau này được gọi là Lạc Việt. 40.000 năm cách nay, do khí hậu ấm lên, người Việt Nam đi lên Quảng Đông rồi từ đây lan tỏa ra chiếm lĩnh Hoa lục. Đất Quảng Đông trở thành nơi phát tích của người Trung Quốc.
Đấy là bức tranh chung của dân cư Đông Á. Còn người Lạc Việt thì sao? Trên Bản đồ phân bố dân cư Trung Quốc, bốn dòng người từ Việt Nam đi lên chiếm 93%, trong đó người Lạc Việt được biểu thị bằng Haplogroup O, chiếm 60% dân số Trung Quốc. (2)  
Từ 22.000 năm trước, tại Hòa Bình, người Lạc Việt sáng tạo công cụ đá mới. Tại Tiên Nhân Động tỉnh Giang Tây, 20.000 năm trước, tổ tiên chúng ta chế tác đồ gốm và 12.400 năm cách nay thuần hóa cây lúa nước sớm nhất trên thế giới. 9000 năm trước, tại Giả Hồ, người Việt sáng tạo những ký tự đầu tiên khắc trên yếm rùa, sau này là chữ trên xẻng đá Cảm Tang…
Bản đồ phân bố các nhóm người từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục                                                             (O: Indonesian, C: Melaanesian, N: Mongoloid và D: Negritoid)  
(Chuan-Chao Wang, Hui Li. Inferring human history in East Asia from Y chromosomes,            https://investigativegenetics.biomedcentral.com/articles/10.1186/2041-2223-4-11 )       
Khoảng 7000 năm trước, trên bờ Nam Hoàng Hà, người Lạc Việt sáng tạo văn hóa trồng lúa, trồng kê Ngưỡng Thiều. Tại đây tổ tiên ta gặp gỡ người du mục Mông Cổ bên bờ Bắc để trao đổi hàng hóa. Việc hôn nhân luyến ái diễn ra, lớp con lai Mông-Việt ra đời, được gọi là người Việt hiện đại, mang mã di truyền Mongoloid phương Nam. Người Việt hiện đại tăng số lượng, dần thay thế người Australoid, thành chủ thể dân cư lưu vực Hoàng Hà, sáng tạo văn hóa Long Sơn, xây dựng hai trung tâm văn hóa rực rỡ Thái Sơn và Trong Nguồn (đồng bằng Hán Thủy), sau này là cộng đồng người Hán. 
Trong sách của mình ông viết: “Người Lạc Việt từng giương buồm đi đến tận châu Mỹ và là chủ lực khai phá ‘con đường tơ lụa trên biển’ đi về phía tây. Trạm dừng đầu tiên của họ là đông bắc đảo Sumatra (Indonesia). Trạm thứ 2 ở gần Bago (Myanmar). Trạm thứ 3 ở ven sông Ayeyarwady (Myanmar). Trạm thứ 4 và 5 tại Ấn Độ, Malacca, Sri Lanka. Con đường này kéo dài tới Tanzania ở châu Phi.”
Điều này hoàn toàn đúng. Không chỉ có vậy. Khoảng 7500 năm trước, trong đại hồng thủy, người Lạc Việt tổ tiên chúng ta từng mang giống vật nuôi, cây trồng và tư tưởng về nông nghiệp tới Cận Đông và Madagasca, gây mầm cho văn minh nông nghiệp ở phương Tây. (3) Còn sự thật này có lẽ ông chưa bao giờ ngờ tới: Do người Việt là tổ tiên của người Trung Hoa nên tiếng Việt là chủ thể tạo nên tiếng nói Trung Hoa, chữ Việt là chủ thể làm nên chữ viết Trung Hoa và văn hóa Việt là chủ thể làm nên văn hóa Trung Hoa. Người Trung Hoa là lứa con sinh sau đẻ muộn của người Lạc Việt khoảng 7000 năm trước!
Điều ông viết: “Ngay từ thời Thương-Chu (khoảng năm 1300 TCN)… tuân theo lệnh của các vương triều trung ương, ‘Phương quốc’ này đã khai phá và quản lý vùng Lĩnh Nam và Nam Hải” thì không phải là sự thật.
Sử cũ không hề nhắc đến Phương Quốc Lạc Việt mà chỉ nói thoáng qua về Việt Thường thị. Cuốn sách sớm nhất nhắc tới Việt Thường thị là Thượng Thư đại truyện được viết đầu thời Hán: “Năm Tân Mão đời Chu Thành Vương (1063 – 1026 TCN) có Việt Thường thị phía nam Giao Chỉ đến kinh đô nhà Chu giao hảo, tặng chim bạch Trĩ.” Muộn hơn là Thông chí của Trịnh Tiều thời Tống (1127-1279): “Đời Đào Đường, phương Nam có Việt Thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước, trên lưng có văn Khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là quy lịch.”
Tuy Việt Thường không phải là Phương quốc nhưng tư liệu trên cũng cho thấy, liên hệ của người Lạc Việt với nhà Chu rất hạn chế, khiến hoàng đế nhà Chu, là người trọng danh dự và sự thật đã nói: “Chính lệnh không tới thì không coi người ta là bề tôi của mình!” Sau lần cống chim trĩ, sử không nhắc gì tới Việt Thường hay quốc gia nào của người Lạc Việt nữa. Do vậy, hoàn toàn không có chuyện “triều đình trung ương quản lý”một quốc gia của người lạc Việt!
Có điều chắc chắn rằng, tổ tiên chúng ta cùng là dân của nhà nước có kinh đô Lương Chử, được tổ Thần Nông thành lập 5300 năm trước. Khảo cổ khám phá, người Lương Chử là người Lạc Việt, là Vũ nhân hay Vũ dân, thờ vật tổ kép chim và thú. Từ đó ta biết, tổ tiên chúng ta là Hồng Bàng thị và chúng ta thuộc nòi giống Tiên Rồng.
Khi 50 vạn quân Tần xuống Lĩnh Nam, người Lạc Việt trong đó có dân Quảng Tây tổ tiên ông chiến đấu kiên cường, giết tướng Đồ Thư góp phần làm nhà Tần sụp đổ. Nhưng rồi khi những đội quân Hán tàn bạo tràn tới, giang sơn bị chiếm đoạt, người Lạc Việt bị biến thành nô lệ. Năm 39, khi Vua Bà phất cờ khởi nghĩa thì 60 thành trì trên đất Lĩnh Nam hưởng ứng, đập tan ách đô hộ của nhà Hán. Đến nay, khắp Giang Nam còn hàng trăm nơi thờ Vua Bà.
Trong khi Việt Nam bị chiếm đóng thì tổ tiên của ông do không chịu làm tôi mọi cho ngoại bang, đã lui vào sống trong rừng núi. Thế là bi kịch xảy ra: từ cộng đồng đa số làm chủ giang sơn gấm vóc rộng lớn thì bất hạnh thay, đất nước chúng tôi thành thuộc địa, tổ tiên chúng tôi bị biến thành nô lệ. Còn tổ tiên của ông trở thành di, mọi, phải trốn vào rừng sâu, trở thành sắc dân thiểu số… Tuy có như vậy thì gần 2000 năm dưới các triều đại quân chủ, người Lạc Việt trên đất Trung Hoa vẫn giữ được văn hóa cùng tiếng nói của mình. Nhưng chỉ từ khi cộng sản nắm quyền, bằng chính sách đồng hóa khắc nghiệt, tiếng Lạc Việt bị cấm, thế hệ các ông cùng con cháu buộc phải nói quan thoại. Ông có biết rằng, do quan thoại nghèo nàn nên dân Việt ở Nam Dương Tử dần bỏ mất khoảng 30% tiếng nói quý giá của tổ tiên Lạc Việt? Với thời gian, các ông đã thành người Hán, nhưng là Hán hạng hai dưới sự giám sát của những quan chức từ phương Bắc xuống. Họ dùng các ông nhưng không tin vì dòng máu lạc Việt vẫn chảy trong huyết quản các ông… Trong khi đó, bằng sự quật cường của dòng máu Lạc Việt, Việt Nam chúng tôi đã tự giải phóng, giữ được mảnh đất hương hỏa cuối cùng cho nòi giống.
Thưa ông Vương, phẩm chất đầu tiên của con người là trung thực. Là người viết sử, trung thực càng phải đặt lên hàng đầu. Trong cuốn sách của ông, việc một “Phương quốc Lạc Việt” từ 1300 năm TCN chịu sự “quản lý của vương triều trung ương” là sự dối trá tệ hại, là sự xúc phạm đối với tổ tiên Lạc Việt, những người từ xa xưa phải bỏ vào sống trong rừng để “bất cộng đái thiên” với kẻ thù. Nay là người Trung Quốc, viết điều gì là quyền của ông. Là người Lạc Việt nên chúng tôi rất trân trọng văn hóa Lạc Việt. Cuối năm 2011, khi đồng bào Lạc Việt Quảng Tây khám phá ra chữ trên xẻng đá Cảm Tang, chúng tôi mừng muốn khóc, vội vã công bố trên các phương tiện truyền thông và sử dụng ngay thành tựu đó cho nghiên cứu. Chúng tôi đã từng nói một cách hình tượng: Nếu ví con người cùng văn hóa phương Đông như một đại thụ thì gốc rễ của nó ở Việt Nam, còn cành nhánh cùng hoa thơm trái ngọt lại nảy nở trên đất Trung Hoa. Chúng tôi mong muốn học hỏi, hiểu biết những khám phá về văn hóa Lạc Việt trên đó để hiểu thêm về dòng tộc của mình. Do vậy, những khảo cứu và khám phá của ông về văn hóa Lạc Việt rất quý giá. Nhưng những cái viết ra chỉ thực sự giá trị khi là chân, thiện, mỹ. Mong rằng dòng máu Lạc Việt đang chảy trong huyết quản sẽ luôn nhắc ông nhớ tới cội nguồn.
Chúc ông sức khỏe và gia tăng tuổi thọ.
Kính thư
Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Hà Văn Thùy

                                                                                                       Sài Gòn, 25.8.2019
*Nguyễn Hải Hoành:
Lương Đình Vọng (Liang Tingwang 梁庭望) sinh 1937, dân tộc Tráng, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Dân tộc trung ương, giáo sư, sử gia nổi tiếng chuyên về văn hóa lịch sử các dân tộc thuộc ngữ tộc Tráng-Đồng,[2] tức ngữ tộc của tộc Lạc Việt.

Tài liệu tham khảo                                                           
1.       http://baike.baidu.com/view/95537.htm
2.       Chuan-Chao Wang, Hui Li. Inferring human history in East Asia from Y chromosomes,            https://investigativegenetics.biomedcentral.com/articles/10.1186/2041-2223-4-11
3.       Stephen Oppenheimer: Địa đàng ở phương Đông-lục địa Đông Nam Á bị chìm. NXB Lao Động. HN, 2004.

Văn hóa Lương Chử được công nhận là DI SẢN THẾ GIỚI



Trong phiên họp từ ngày 6 đến ngày 10 tháng Bảy năm 2019, tại Thủ đô Baku Cộng hòa Azerbaizan, Hội đồng Di sản thế giới đã công nhận 7 di sản văn hóa thế giới mới gồm: Dilmun Burial Mounds (Bahrain), Budj Bim Cultural Landscape (Australia), Archaeological Ruins of Liangzhu City (China), Jaipur City, Rajasthan (India), Ombilin Coal Mining Heritage of Sawahlunto, (Indonesia), Mozu-Furuichi Kofun Group: Mounded Tombs of Ancient Japan (Japan), Megalithic Jar Sites in Xiengkhouang — Cánh đồng Chum (Lao People's Democratic Republic).
Xin giới thiệu với bạn đọc đánh giá của UNESCO về văn hóa Lương Chử:

DI CHỈ KHẢO CỔ CỦA THÀNH PHỐ LƯƠNG CHỬ
https://whc.unesco.org/en/list/1592/
·         Nằm trong lưu vực sông Dương Tử trên bờ biển phía đông nam của đất nước, những tàn tích khảo cổ của Liangzhu (khoảng 3.300-2.300 TCN) cho thấy một quốc gia sớm nhất với một hệ thống tín ngưỡng thống nhất dựa trên canh tác lúa ở Trung Quốc thời kỳ đồ đá mới. Khu di chỉ bao gồm bốn khu vực - Khu vực Yaoshan, Khu vực đập cao ở cửa Thung lũng, Khu vực đập thấp trên Đồng bằng và Khu vực Thành phố. Những di tích này là một ví dụ nổi bật của nền văn minh đô thị sơ khai được thể hiện trong các di chỉ bằng đất, quy hoạch đô thị, hệ thống trữ nước và hệ thống phân cấp xã hội được thể hiện trong các chôn cất khác biệt trong các nghĩa trang .
·          

  
Toàn cảnh khu vực Lương Chử theo hướng Nam-Bắc


Giá trị thế giới vượt trội



Tổng hợp ngắn gọn

Di tích khảo cổ của thành phố Liangzhu là trung tâm quyền lực và tín ngưỡng của  quốc gia đầu tiên ở Khu vực hồ Circum-Taihu. Nó nằm trên một đồng bằng cắt ngang bởi các mạng lưới sông ở chân đồi phía đông của dãy núi Tianmu trong lưu vực sông Dương Tử trên bờ biển phía đông nam của Trung Quốc. Di tích bao gồm bốn khu vực: Khu vực Yaoshan; Khu vực đập cao ở cửa Thung lũng; Khu vực đập thấp trên đồng bằng - Đường đắp phía trước dãy núi; và Khu vực thành phố.

Di tích khảo cổ của thành phố Liangzhu cho thấy một quốc gia hình thành sớm với cơ sở kinh tế nông nghiệp trồng lúa, sự khác biệt xã hội và một hệ thống tín ngưỡng thống nhất, tồn tại trong thời kỳ đồ đá mới ở Trung Quốc. Với một loạt các di chỉ, bao gồm Di chỉ Thành phố được xây dựng trong khoảng 3300-2300 TCN, Hệ thống trữ nước ngoại vi với các chức năng phức tạp và nghĩa trang được phân cấp xã hội (bao gồm cả bàn thờ) và các vật thể được khai quật đại diện bởi một loạt các đồ tạo tác bằng ngọc tượng trưng cho tín ngưỡng, cũng như thời kỳ đầu của nó, tài sản đại diện cho những đóng góp đáng chú ý của lưu vực sông Dương Tử cho nguồn gốc của nền văn minh Trung Quốc. Ngoài ra, mô hình và phân vùng chức năng của thủ đô, cùng với các đặc điểm của các khu định cư của văn hóa Liangzhu và của Thành phố bên ngoài với các sân thượng, hỗ trợ mạnh mẽ giá trị của di sản.

Tiêu chí (iii): Di tích khảo cổ của thành phố Liangzhu, là trung tâm quyền lực và tín ngưỡng của văn hóa Liangzhu, là một bằng chứng nổi bật của một quốc gia đầu tiên ở khu vực với nông nghiệp trồng lúa làm cơ sở kinh tế, và sự khác biệt xã hội và hệ thống tín ngưỡng thống nhất, tồn tại ở vùng hạ lưu của sông Dương Tử trong thời kỳ đồ đá mới ở Trung Quốc. Nó cung cấp bằng chứng tuyệt vời cho các khái niệm về bản sắc văn hóa, tổ chức chính trị xã hội và sự phát triển của xã hội và văn hóa trong thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng sớm ở Trung Quốc và khu vực.

Tiêu chí (iv): Di tích khảo cổ của Liangzhu minh họa sự chuyển đổi từ các xã hội thời kỳ đồ đá mới quy mô sang một đơn vị chính trị tích hợp lớn với hệ thống phân cấp, nghi lễ và nghề thủ công. Nó bao gồm các ví dụ nổi bật về đô thị hóa sớm được thể hiện trong các di tích bằng đất, quy hoạch thành phố và cảnh quan, hệ thống phân cấp xã hội thể hiện ở sự khác biệt về chôn cất trong các nghĩa trang, trong tài sản, các chiến lược văn hóa xã hội để tổ chức không gian và thực hiện quyền lực. Nó đại diện cho thành tựu to lớn của nền văn minh trồng lúa thời tiền sử của Trung Quốc hơn 5000 năm trước và là một ví dụ nổi bật của nền văn minh đô thị sớm.

Chính trực

Bốn phần cấu thành của Di tích khảo cổ của thành phố Liangzhu bao gồm tất cả các thuộc tính được xác định cần thiết để thể hiện tầm quan trọng của nó như là một đại diện nổi bật của một nền văn minh đô thị và tiền sử sớm ở lưu vực sông Dương Tử.
Di chỉ chứa tất cả các yếu tố vật chất của di tích khảo cổ học, bốn yếu tố nhân tạo chính, đó là Khu vực thành phố, Hệ thống trữ nước ngoại vi, nghĩa trang được phân cấp xã hội (bao gồm cả bàn thờ) và các vật thể được khai quật đại diện bởi các đồ tạo tác bằng ngọc bích, cũng như địa hình tự nhiên được liên kết trực tiếp đến chức năng của các di tích.
Vùng đệm bao gồm các yếu tố môi trường lịch sử liên quan đến giá trị của di sản, như núi, gò cô lập, vùng nước và vùng đất ngập nước, nhưng cũng bao gồm các di tích khảo cổ đương thời rải rác xung quanh thành phố cổ, cũng như sự liên kết nội tại của giá trị giữa các di chỉ khác nhau và bố trí không gian và mô hình của chúng.
Tác động của phát triển và xây dựng đô thị và các yếu tố tự nhiên đe dọa di tích được giải quyết đúng đắn.

Xác thực

Các địa điểm trong bốn khu vực, bao gồm Khu vực thành phố, Hệ thống trữ nước ngoại vi, nghĩa trang được phân loại xã hội (bao gồm một bàn thờ), được bảo tồn như các địa điểm khảo cổ, mang thông tin lịch sử xác thực về di sản của thời kỳ 3300-2300 TCN, bao gồm các đặc điểm trong lựa chọn địa điểm, không gian và môi trường, vị trí và bố cục, đường viền của hài cốt, vật liệu và công nghệ và chức năng lịch sử của các di chỉ, cũng như kết nối nội bộ giữa bố cục tổng thể của di sản và các yếu tố riêng lẻ và môi trường tự nhiên lịch sử của khu vực phân phối của các địa điểm. Các vật thể được khai quật từ bốn khu vực được đại diện bởi các đồ tạo tác ngọc bích bảo tồn chính xác hình dạng, chủng loại, hoa văn trang trí, chức năng, vật liệu và các công nghệ xử lý phức tạp và sự khéo léo tinh xảo của các đồ tạo tác. Cùng với các địa điểm khảo cổ, họ chứng minh một cách xác thực và đáng tin cậy mức độ phát triển của nền văn minh trồng lúa ở hạ lưu sông Dương Tử trong thời kỳ đồ đá mới và cung cấp một bức tranh toàn cảnh về Di tích khảo cổ của thành phố Liangzhu.

Yêu cầu bảo vệ và quản lý

Ba địa điểm thành phần, Khu vực Yaoshan (01), Khu vực đường phía trước dãy núi (03-2) và Khu vực thành phố (04) của Di tích khảo cổ của thành phố Liangzhu, đã được bảo vệ quốc gia cấp cao nhất và nằm trong Khu vực bảo vệ chính trong phạm vi bảo vệ của Khu khảo cổ học Liang Liangzhu, một địa điểm được bảo vệ ưu tiên quốc gia để bảo vệ các di tích văn hóa. Khu vực đập cao ở cửa thung lũng (02) và Khu vực đập thấp trên đồng bằng (03-1) đã được liệt kê là Khu bảo tồn tỉnh Chiết Giang năm 2017 và một ứng dụng đang được xử lý để liệt kê chúng như các di tích được bảo vệ ưu tiên quốc gia.
Di sản thuộc sở hữu của Nhà nước và được bảo vệ bởi các luật và quy định có liên quan như Luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Bảo vệ Di tích Văn hóa, Quy định Thực thi Luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc về Bảo vệ Di tích Văn hóa và Quy định hành chính của tỉnh Chiết Giang về bảo vệ các di tích văn hóa, và được hưởng sự bảo vệ của cả cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Các chính sách và quy định bảo vệ đặc biệt đối với tài sản đã được xây dựng và cải thiện, bao gồm Quy chế bảo vệ và quản lý Khu khảo cổ Liangzhu của Hàng Châu (sửa đổi năm 2013), và một loạt các quy định đặc biệt về bảo vệ di sản đã được soạn thảo, ban hành và thực hiện, bao gồm Kế hoạch tổng thể bảo tồn cho Khu khảo cổ Liangzhu (2008-2025) với tư cách là Khu bảo tồn ưu tiên quốc gia, và việc giám sát tài sản và môi trường xung quanh cũng được tăng cường.
Tất cả bốn khu vực của Di tích khảo cổ của thành phố Liangzhu đều có chung một vùng đệm và được quản lý một cách hiệu quả theo cách thống nhất bởi một cơ quan quản lý chung - Ủy ban quản lý khu hành chính khảo cổ Hàng Châu Liangzhu. Nó có một hệ thống rõ ràng để phân chia công việc và trách nhiệm, đầy đủ chức năng, đủ nhân viên kỹ thuật và quản lý chuyên bảo vệ, đủ nguồn vốn và cơ sở vật chất đầy đủ.
Các quy định bảo vệ và quản lý khác nhau sẽ được thực hiện nghiêm túc, năng lực môi trường và các hoạt động xây dựng và phát triển trong khu vực bất động sản sẽ được kiểm soát một cách hiệu quả và các tác động tiêu cực đến di sản từ áp lực của các phát triển khác nhau sẽ được kiềm chế; nhu cầu của các bên liên quan sẽ được phối hợp và xem xét tổng thể, và sự cân bằng giữa bảo vệ di sản và phát triển du lịch và xây dựng đô thị sẽ được giữ hợp lý và hiệu quả.
Nghiên cứu, giải thích và phổ biến giá trị di sản sẽ được tăng cường; chức năng tích hợp của di sản, bao gồm du lịch văn hóa và bảo vệ sinh thái, sẽ được phát huy một cách thích hợp, và mối quan hệ hài hòa và bền vững giữa bảo vệ Di tích khảo cổ của thành phố Liangzhu và sự phát triển của quận Dư Hàng và thành phố Hàng Châu sẽ được duy trì.



HÌNH TƯỢNG CỔ BÍ ẨN THÁCH THỨC LỊCH SỬ TRUNG QUỐC
By Alastair Sooke 10 October 2019
http://www.bbc.com/culture/story/20191009-the-mysterious-ancient-figure-challenging-chinas-history

Một tác phẩm điêu khắc bằng ngọc ngoạn mục có thể nắm giữ manh mối cho một xã hội sơ khai có trước những gì nhiều nhà sử học Trung Quốc tin là lâu đời nhất, Alastair Sooke viết.
Một hình nhân nhăn nhó đội một cái mũ lông được làm công phu, đang cưỡi trên lưng một con quái vật đáng sợ. Anh ta phải mạnh mẽ, thậm chí có thể siêu nhiên, bởi vì anh ta dễ dàng khuất phục con thú có móng vuốt sắc nhọn này bằng đôi mắt lồi. Nhưng chính xác thì anh ta là ai? Một pháp sư? Một vị thần? Và tại sao anh lại buộc các nhà sử học xé bỏ dòng thời gian được chấp nhận theo quy ước của lịch sử Trung Quốc?
Đầu năm nay, khi đang quay China Kho báu vĩ đại nhất, một bộ phim tài liệu truyền hình sáu phần mới của BBC World News, tôi đã bắt gặp nhân vật bí ẩn này được khắc trên một tác phẩm chạm khắc ngọc bích cổ xưa ngoạn mục, hiện thuộc Bảo tàng tỉnh Chiết Giang ở thành phố Hàng Châu. Được biết đến như một 'công' - về cơ bản, một hình trụ bằng ngọc, hình vuông ở bên ngoài, với một ống tròn bên trong - cột ngọc đứng này đã được các nhà khảo cổ học thu hồi từ một nghĩa trang dành cho các thành viên ưu tú của thời kỳ đồ đá mới, xã hội phức tạp phát triển mạnh mẽ ở vị trí Liangzhu, khoảng 100 dặm (160km) về phía tây nam của Thượng Hải, trong thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Theo truyền thống, các nhà sử học đã dạy rằng triều đại được ghi lại sớm nhất của Trung Quốc là nhà Thương, trị vì trong thời đại đồ đồng, vào thiên niên kỷ thứ II trước Công nguyên.
Đồ tạo tác bằng đồng phức tạp - bình đựng rượu vang và đồ cúng; những chiếc rìu nghi lễ được tô điểm bằng khuôn mặt đẫm máu, nụ cười toe toét - đã được khai quật từ các thành phố Thương ở tỉnh Hà Nam ngày nay, dọc theo sông Hoàng Hà. Nhiều hình người được trang trí với khuôn mặt giống như mặt nạ của một con quái vật với đôi mắt lồi và sừng cong được gọi là "thao thiết", ý nghĩa chính xác của nó vẫn còn được tranh luận. Tuy nhiên khám phá gần đây tại Liangzhu, nằm ở hạ lưu sông Dương Tử, hơn 600 dặm (965km) về phía Đông Nam An Dương, thủ đô cuối cùng của nhà Thương, đã đảo lộn niên đại tiêu chuẩn của lịch sử Trung Quốc. Điều này là do, theo các nhà khảo cổ học, khu định cư cổ đại ấn tượng tại Liangzhu là nơi có nền văn minh tinh vi đã thịnh vượng 1.700 năm trước khi thành lập nhà Thương. Cùng thời với nền văn minh Cycladic cổ đại của Biển Aegean ở phương Tây, đây có thể là xã hội nhà nước sớm nhất ở Đông Á.
Khi đôi tay dược giải phóng khỏi việc kiếm ăn hàng ngày, giới thượng lưu Liangzhu trở nên say mê với nghệ thuật. Một số học giả thậm chí còn cho rằng nguồn gốc của mô típ "thao thiết" thời Thương nổi tiếng có thể giống như quái vật mắt ếch miệng rộng trang trí tại các đồ tạo tác từ Liangzhu, bao gồm cả 'công' - được gọi là " công vua", bởi vì với sức nặng ấn tượng 6,5kg (14,33lbs) - mà tôi thấy ở Bảo tàng tỉnh Chiết Giang.
Đầu năm nay, các di tích khảo cổ tại Liangzhu đã được xác nhận là Di sản Thế giới Unesco. Ngày nay, du khách có thể ngạc nhiên trước những đồ tạo tác phi thường từ di chỉ tại Bảo tàng Liangzhu xinh đẹp, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Anh David Chipperfield. Trên màn hình là nhiều hiện vật bằng ngọc bích khác, bao gồm rìu nghi lễ, lược trang trí và đĩa tròn có lỗ ở giữa, trông giống như đồng tiền Polo quá khổ và được gọi là “bi." Nằm dưới chân núi Tianmu, khu định cư chính của Liangzhu là một thị trấn kiên cố bao gồm một khu vực hình chữ nhật rộng khoảng 740 mẫu Anh (299 ha), được bảo vệ bởi một hệ thống hào và tường đất rộng ít nhất 65ft (19,8m). Du khách có thể đi qua một trong tám cống nước - gợi ý rằng, theo lời của các nhà khảo cổ học Colin Renfrew và Bin Lưu, đây là một thị trấn của những con kênh và những con đường.
Một biểu tượng thành phố?
Sự tinh vi của nền văn minh phát triển tại Liangzhu từ khoảng 3300-2300 trước Công nguyên không chỉ thể hiện ở những phát hiện quý giá từ nghĩa trang cao cấp của thị trấn, mà còn từ một mạng lưới đập đất hoành tráng, với hệ thống các công trình thủy lợi phong phú, và những cánh đồng lúa gạo, sắp xếp trên các vùng lân cận, được quản lý một cách cẩn thận. Những cánh đồng đảm bảo nguồn cung cấp thường xuyên thực phẩm cho cư dân của thành phố. Trong khu định cư, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một hố gạo cháy khổng lồ - có lẽ đã bị cháy trong một vựa lúa nằm trong cung điện gần đó và sau đó bị vứt bỏ, Renfrew và Lưu nói.
Rõ ràng, sau đó, nhờ vào tổ chức xã hội và thành thạo các kỹ thuật tưới tiêu, người Liangzhu có thặng dư lương thực quá lớn - và điều này đã tạo cho họ một chất kích thích quan trọng đối với nền văn minh: sự xa xỉ. Được giải thoát khỏi cuộc kiếm sống bằng tay chân hàng ngày, giới thượng lưu Liangzhu trở nên say mê với nghệ thuật. Chỉ cần nhìn vào nỗi ám ảnh của họ với ngọc bích, một khoáng chất cứng rắn, vô cùng khó chế tác, mà các nghệ nhân của họ đã làm việc chăm chỉ để tạo ra những vật dụng tuyệt đẹp.
Trong quá khứ, các học giả Trung Quốc tin rằng triều đại sớm nhất coi trọng ngọc là nhà Chu tồn tại lâu dài, theo sau nhà Thương vào thiên niên kỷ thứ I trước Công nguyên. Tuy nhiên, bằng chứng từ Liangzhu, đưa ra đề nghị khác. Và ‘vua của công" mà tôi đã thấy - được chạm khắc từ một loại ngọc có màu kem nguyên chất gọi là nephrite - được cho là ngoạn mục nhất trong tất cả các hiện vật của Liangzhu. Điều gây ấn tượng với tôi là nó đẹp và sắc sảo và tối giản đến mức nào - nếu bạn chưa biết nó và được nói rằng nó đã được chạm khắc bởi nhà điêu khắc hiện đại thế kỷ 20 Constantin Brancusi, bạn sẽ kinh ngạc.
Và ý nghĩa chính xác của mô típ con người / quái thú đó, như một số nhà sử học nghệ thuật mô tả - là gì? Vâng, trong trường hợp không có hồ sơ bằng văn bản từ di chỉ Liangzhu, các học giả chỉ có thể suy đoán. Lâu nay, chúng ta có thể chắc chắn rằng nhân vật này là một vị thần hay là thành viên của giới thượng lưu Liangzhu - một số người đội mũ lông vũ - như một pháp sư hay linh mục. Hoặc  như Renfrew và Lưu đề xuất, mô típ này có thể được hiểu theo nghĩa xã hội, như đại diện cho cộng đồng dân cư của thị trấn Liangzhu. Nói cách khác, giải pháp cho câu đố của thiết kế khó hiểu này có lẽ nó là một loại biểu tượng công dân, giống như một huy hiệu của phương Tây.

Thưa cùng bạn đọc,
Cũng như người Trung Nguyên tự nhiên nhận được báu vật của dân man di “từ dưới đất chui lên,” chẳng hiểu mô tê gì về văn hóa Lương Chử, chàng phóng viên xứ Hồng Mao đoán già đoán non, cho “thao thiết”giống như “gia huy”của quý tộc phương Tây! Cười cái ngây thơ của họ, tôi biết rằng chỉ có người Việt Nam mới hiểu ý nghĩa linh vật của tổ tiên Hồng Bàng. Thao thiết là biểu trưng của Si Vưu, anh hùng vĩ đại người Việt, vị thần chiến tranh từng làm khiếp đảm Hoàng Đế, “đánh mười trận thì chín trận không thắng” … Si Vưu hóa thân thành “thao thiết”là vật thờ, là niềm tự hào của người Việt trên khắp đất Trung Hoa.