GHÉ NHÌN “CỬA SỔ” DANH SƯ HÀ VĂN TẤN




Đã nhiều người viết về Nguyễn Văn Huyên nhưng dường như ở bài Nhà bác học Nguyễn Văn Huyên với văn hóa Việt Nam ta gặp một chân dung nhân vật đầy đủ, chân thực và sâu sắc hơn cả. Mang phẩm chất của một bút ký văn học, bài viết khắc họa rõ nét không chỉ một Nguyễn Văn Huyên bác học với những công trình mở đầu về khoa học nhân văn Việt Nam mà còn cho thấy một Nguyễn Văn Huyên – con người trong cõi nhân sinh. Chính vì vậy, trong tâm tưởng của tôi, vị bộ trưởng lâu đời (Vườn ta Huyên cỗi, Nho già) trở nên gần gũi. Cũng có nhiều người viết về học giả Hoàng Xuân Hãn nhưng bài Người mở đường mãi mãi ở vị trí dẫn đầu đầu cho ta thấy một tình cảm chân thành, nồng ấm như tình cha con giữa hai thế hệ học giả, nên những trang viết làm lòng ta ấm lại. Dù đã đọc, đã suy ngẫm về Lê Văn Hưu và Ngô Sỹ Liên nhưng hai sử gia Trung đại với tôi cứ mờ mờ nhân ảnh. Chính là qua bài Hệ thống giá trị của Lê Văn Hưu và bối cảnh văn hóa xã hộiMột vài suy nghĩ tản mạn về Ngô Sỹ Liên, khi Hà Văn Tấn đi sâu phân tích hành trạng của hai vị, ta thấy bóng dáng của họ hiện lên trên nền của một thời đại lịch sử. Hiểu họ và thêm kính trọng họ. Những trang viết về Đình, Chùa Việt Nam là những khảo cứu công phu, đưa tới cho người đọc những hiểu biết chưa có trước đó. Ta cảm ơn ông về điều này.
Cuốn sách có tên Cửa sổ lịch sử văn hóa Việt Nam vậy theo lẽ tự nhiên, tác giả muốn nói với ta điều cốt yếu về lịch sử văn hóa dân tộc. Suy nghĩ như vậy, tôi hào hứng đọc bài thuộc loại “đinh” trong cuốn sách: Mấy suy nghĩ về lịch sử Việt Nam và tư tưởng Việt Nam, mong tìm được cái thần của vị “đại sư thiên tài” về vấn đề mà mình hằng quan tâm. Nhưng rồi sớm thất vọng. Trước hết là ở cấu trúc thiếu chuẩn mực. Một bài viết ngắn về lịch sử văn hóa Việt mà tác giả (như chính ông đã thấy) lại lan man sa đà về tư tưởng người Hán, người Ấn. Ai đó nói: “Phẩm chất của nhà khoa học thể hiện trước hết ở cấu trúc (structure) tác phẩm.”Không chỉ vậy, chính cái sự lan man này lại phản chủ khi làm lộ ra gót chân Achilles của tác giả:
Chẳng hạn, ta có thể thấy người Hán cổ không ưa đặt các vấn đề bản thể luận mà chú ý trước hết các vấn đề nhân sinh quan. Tất nhiên, một vài tư tưởng thô sơ về bản chất thế giới cũng có thể tìm thấy trong Chu dịch, trong Hồng phạm (Thượng thư) hay trong Thủy địa (Quản Tử)” … Có lẽ phải chờ đến huyền học Ngụy Tấn mới đạt được cấc vấn đề bản thể luận như “quý vô luận” của Vương Bật thế kỷ thứ 3. Đến đây, ta mới gặp các cặp phạm trù hữu và vô, bản và mạt, chất và dụng. Nhưng tôi ngờ rằng các nhà tư tưởng Trung Quốc thời kỳ này đã chịu ảnh hưởng tư tưởng Bát Nhã của Phật giáo, qua các kinh được dịch và phổ biến bấy giờ. Mãi về sau, các vấn đề bản thể luận mới được trình bày trong Tống Nho, đặc biệt là ở Chu Hy với “lý”, “khí” và “thái cực.” Nhưng với Chu Hy thì ảnh hưởng của Phật giáo đã quá rõ rang. Cái hình ảnh “trăng dọi muôn sông”(nguyệt ấn vạn xuyên) mà Chu Hy thích dung đẻ ví với “thái cực”thì chính như Chu Hy thừa nhận, ông đã mượn của họ Thích, tức của Phật giáo. Điều đáng chú ý là đối với Chu Hy thì “thái cực” rốt cuộc cũng là thuộc tính của đạo đức (Thái cực chi thiên địa nhân thiện chí hảo để biểu đức”. Tình hình đó khiến ta nghĩ rằng, dường như mỗi khi người Hán bàn đến các vấn đề bản thể luận là lúc đó, ít nhiều chịu ảnh hưởng của người Ấn.
Có đúng vậy không? Câu trả lời dứt khoát: Không! Từ xa xưa người Trung Quốc (thực ra là người Việt) đã rất quan tâm tới bản thể. Trong ngôi mộ 6500 tuổi được khai quật năm 1987 tại trấn Bộc Dương Hà Nam đã thấy quan niệm trời tròn đất vuông, Nhị thập bát tú trên bầu trời, cùng 24 tiết khí trong năm… thể hiện sự hoàn chỉnh của Dịch lý. Dịch lý là gì nếu không phải là sự khái quát hóa về bản thể vũ trụ? Đó là nguyên lý Âm-Dương: Âm Dương là hai mặt thống nhất và đối lập (unit dual) trong mọi sự vật và hiện tượng. Trong Dương có Âm, trong Âm có Dương. Vô cực nhi thái cực. Thái cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tương sinh bát quái. Bát quái sinh càn khôn vạn vật… là gì nếu không phải quá trình hình thành vũ trụ? Tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số chính là phản ánh nhận thức về cấu tạo vật chất của người Trung Quốc. Dựa vào mách bảo này của kinh Dịch mà năm 1957, chàng trai trẻ Dương Chấn Ninh ẵm giải Nobel vật lý khi đề xuất: phân giải hạt nhân sẽ cho ra ba phần vật chất dương và hai phần vật chất âm! Người Trung Quốc cũng từ lâu khám phá ra Ngũ Hành tương sinh, tương khắc. Ngũ hành là thành tố cấu tạo nên vũ trụ và cũng là nguyên lý vận hành của vũ trụ. Cũng phải kể đến Lão Tử. Nhất Âm nhất Dương chị vị đạo: Âm và Dương làm nên vũ tr Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh: khám phá vũ trụ được tạo thành từ sóng và hạt chẳng phải là siêu bản thể sao? Làm sao hiểu được tư tưởng Trung Hoa khi không nắm được những điều cơ bản này?
Trong khi khái quát: “Muốn tìm hiểu đặc điểm của tư tưởng Việt Nam, cần phải tìm hiểu đặc điểm của lịch sử Việt Nam.” Hà Văn Tấn đưa ra phác đồ của lịch sử Việt Nam như sau: “Vào giai đoạn cuối của văn minh Sông Hồng, một nhà nước đã hình thành trên cơ sở văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Từ tình hình hiểu biết hiện nay, tôi tin rằng, văn hóa Đông Sơn là một nền văn minh có chữ viết mặc dầu đến nay chưa đọc được thứ chữ đó. Nhà nước đã có nhưng mới chỉ là phôi thai. Kết cấu cộng đồng nguyên thủy vẫn chưa tan vỡ hết. Nếu có thì giờ, ta chắc là quốc gia đó cũng sẽ phát triển theo quy luật, nghĩa là giai cấp sẽ phân hóa sâu sắc và triệt để, sự phân công lao động xã hội sẽ được đẩy mạnh, chế độ tư hữu sẽ phát triển và cộng đồng nguyên thủy sẽ bị phá hủy hết, may mắn lắm là còn những tàn dư. Nhưng chính vào lúc các quá trình đó mới bắt đầu thì người Hán xâm lược rồi đặt ách nô dịch hơn nghìn năm. Thế là lịch sử Việt Nam không còn đi theo con đường bình thường nữa.”
Có sự thật là, từ thập kỷ 1960, lịch sử Việt Nam bị gẫy khúc. Để khẳng định “tính ưu việt” của chế độ, nhà nước Việt Nam quyết định xóa bỏ chương trình lịch sử “tư sản phản động” của Hoàng Xuân Hãn để thay bằng một lịch sử mới, “Dân tộc, Khoa học, Đại chúng.”Gánh nặng nghìn cân được đặt lên vai bốn chàng đầu xanh tuổi trẻ. Khi những bậc thầy uyên bác của văn hóa dân tộc như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trương Tửu… bị loại khỏi văn đàn thì mấy anh chàng chưa đủ học vấn tú tài với mớ kiến thức duy vật lịch sử sống sít vừa được “chuyên tu”, bỗng dưng trở thành “trụ cột khai sáng” nền sử học xã hội chủ nghĩa! Khi tiền bất kiến cổ nhân còn ở dưới là lũ học trò mặt trắng, người ta mặc sức tung hoành!
Phác đồ lịch sử trên chính là sản phẩm của “tứ trụ.”Sau khi lên án tác giả Đại Việt sử ký toàn thư là theo quan điểm tư sản phản dân tộc, “bộ tứ”đã quẳng Tổ Kinh Dương Vương và nhà nước Xích Quỷ khỏi chính sử, xén bỏ 2000 năm huyền thoại lung linh, để lịch sử dân tộc chỉ còn 2700 năm! Thử hỏi, một dân tộc với lịch sử vừa ngắn ngủi vừa xáo động như vậy có thể nảy sinh được tư tưởng gì? Trong khi quyết đoán như thế, các vị hồn nhiên không ngờ rằng, 700 năm TCN, đồng bằng sông Hồng đang nằm dưới biển nước! Xóa bỏ Xích Quỷ huyền thoại, quý vị hư cấu ra một nhà nước Văn Lang của thủy phủ Long vương còn siêu thực hơn! Lịch sử Việt Nam mà quý vị tạo dựng, trên ý nghĩa nào đó cũng là sự kéo dài của nền sử do các học giả thực dân Viễn Đông Bác cổ khởi thảo. Một nền sử học dựa trên hệ quy chiếu “Người Hán từ phía Tây xâm nhập Nam Hoàng Hà, tạo nên văn minh Hoa Hạ. Sau đó mang văn minh Hoa Hạ đồng hóa các sắc dân bán khai phía Nam.”Là nhà khảo cổ nghiệp dư với phương tiện thô sơ, Hà Văn Tấn chỉ có thể đào bới hời hợt cái bề ngoài của lịch sử văn hóa Việt để rồi đưa ra kết luận nông nổi. Cũng như mọi sử gia thế kỷ XX, hỳ hục viết về người Hán, người Hoa Hạ, người Việt, người Kinh… nhưng kỳ thực quý vị chẳng biết người Hán là ai, người Việt là ai! Do vậy lịch sử của quý vị là lịch sử nphương namói mò. Nền sử học không AND (1) đó đã bị thế kỷ XXI chôn vùi khi mở ra sự thật hùng vĩ: 70.000 năm trước, người Khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi di cư tới Việt Nam. 40.000 năm trước, người từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục, xây dựng nền văn minh nông nghiệp rực rỡ. 7000 năm cách nay, tại miền Trung Hoàng Hà, người Việt cổ kết hợp với người Mông Cổ sống du mục ở bờ Bắc, sinh ra người Việt hiện đại mã di truyền Mongoloid phương Nam (South Mongoloid). Một dòng của lớp người Việt này ở lại lưu vực Hoàng Hà, về sau được gọi là người Hán, chủ thể dân cư Trung Quốc (trong bài, người viết dùng danh xưng “người Trung Quốc” là do thói quen. Thực ra đó cũng là người Việt). Một dòng khác di cư về phương nam, chuyển hóa di truyền dân cư Việt Nam sang chủng Mongoloid phương Nam. Sự hình thành của con người như vậy đã dẫn tới thực tế: người Việt là chủ thể của dân cư Đông Á. Người Hán là con cháu của người Việt nên Tiếng Việt là chủ thể của ngôn ngữ Trung Hoa. Người Việt hoàn chỉnh Giáp cốt văn 2000 năm trước khi sinh ra người Hán nên chữ Việt là chủ thể làm nên chữ viết Trung Hoa. Văn hóa Việt là chủ thể làm nên văn hóa phương Đông…(2) Đáng tiếc là quý vị đã ở ngoài vùng phủ sóng của lịch sử vĩ đại này!
Có thể điểm bài viết Sự hòa hợp các giá trị tinh thần châu Á một cái nhìn từ Việt Nam, tham luận trong Hội thảo Quan hệ châu Á, New Delhi, 1987. Cũ mèm như bao người đi trước, Hà Văn Tấn không hề đưa ra được chút gì của tinh thần Việt Nam mà chỉ chăm chăm nhại lại những điều “biết rồi, khổ lắm…” ảnh hưởng tiếp biến của Trung-Ấn. Không thể ngờ, một phần tư thế kỷ sau, năm 2012, một cô gái trẻ người Mỹ gốc Việt chôn vùi sự nghiệp vĩ đại của danh sư khi dõng dạc tuyên bố: “Việt cổ, cái nôi của văn minh châu Á.”(3)
Không trách Hà Văn Tấn mà ta thương cảm ông vì lẽ 20 năm sống tiềm sinh nên về phương diện tri thức, ông vẫn là người của thế kỷ XX. Cố nhiên, ông không biết tới những biến đổi động trời như vậy. Nhưng một sự thực không thể phủ nhận, là phần chủ lưu trong những gì ông đem tâm huyết “khai sáng” suốt nửa thế kỷ đã trở thành quá đát. Những tri thức đó đã được khai tử từ ngày 29 tháng 9 năm 1998, khi tạp chí Kỷ yếu Viện Hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ công bố tin chấn động: Người hiện đại Homo sapiens xuất hiện đầu tiên tại Đông Phi khoảng 160 – 180.000 năm trước. 60.000 năm trước, người từ châu Phi theo bờ biển Ấn Độ Dương di cư tới Việt Nam. Nghỉ lại đây 10.000 năm, 50.000 năm trước, người từ Việt Nam lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á và chiếm lĩnh Ấn Độ. 40.000 năm trước nhờ khí hậu được cải thiện, đi lên Hoa lục và 30.000 năm trước vượt eo Bering chinh phục châu Mỹ.”(4) Tiếc là, do vô minh, tới cuối thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, người ta vẫn trân trọng trưng ra những điều xưa cũ gây ô nhiễm văn đàn.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Văn Tấn, người cuối cùng trong “tứ trụ” đã về cõi vĩnh hằng. Hiếm khi nào ngôn từ tiếng Việt được vận dụng lên hết “mache” để tụng ca một nhà khoa học như vậy. Âm hưởng chủ đạo của dàn hợp xướng là giọng trầm của đám học trò thành danh, mũ cao áo chùng đang ngự trị nền sử học quốc doanh. Nhưng sao như văng vẳng bên tai âm thanh kinh dị: “sự nghiệp của thầy không chỉ to lớn mà còn mang tính chất nền tảng, kinh điển” (Vũ Minh Giang). Nếu thật vậy thì đó là thảm họa không chỉ cho giới sử học mà của cả dân tộc Việt!

                                                                                                                  Sài Gòn, 12. 2019

* Tập chuyên luận của Hà Văn Tấn: Cửa sổ lịch sử văn hóa Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, 2019
 Tài liệu tham khảo:
1.1.       Hà Văn Thùy. Lịch sử phương Đông và nền sử học không ADN. http://www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/van-hoa-the-gioi/vh-phuong-dong-nhung-van-de-chung/2921-ha-van-thuy-lich-su-phuong-dong-va-nen-su-hoc-khong-adn.html
2.    2.   Hà Văn Thùy. Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt (NXB Hội Nhà văn, 2016)
3.     3. Tao Babe. Ancient Việt: Cradle of Asian Civilization.
https://taobabe.wordpress.com › ancient-viet-cradle-of-asian
4.      4. J.Y Chu et al. Genetic Relationship of Population in China. https://www.ncbi.nlm.nih.gov › pmc › articles › PMC21714