VỀ TƯỢNG VIÊM ĐẾ VÀ HOÀNG ĐẾ MỚI ĐƯỢC XÂY DỰNG BÊN SÔNG HOÀNG HÀ


    Theo các báo, ngày 18 tháng 4 năm 2007, tại thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam Trung Quốc khánh thành tượng Viêm Đế và Hoàng Đế cao 106 m, được xây dựng trên một ngọn núi nhìn ra sông Hoàng Hà.
Truyền thuyết cho rằng Hoàng Đế và Viêm Đế cùng trong một bộ lạc do Viêm Đế làm chủ. Sau đó, Hoàng Đế mạnh lên, đánh thắng Viêm Đế ở trận Phản Tuyền. Viêm Đế quy phục. Nhưng bộ tướng của ông là Si Vưu nổi lên đánh lại, buộc Hoàng Đế phải tận lực tiêu diệt trong trận Trác Lộc. Người Hán được gọi là Viêm Hoàng tử tôn, tức là con cháu của Viêm Đế và Hoàng Đế.
     Đấy là truyền thuyết. Mà truyền thuyết thì không phải là lịch sử. Trong chính sử, ngườiTrung Quốc cho rằng, họ là hậu duệ của người Bắc Kinh, xuất hiện 600.000 năm trước tại di chỉ Chu Khẩu Điếm. Xa hơn nữa, tổ tiên của họ là người Nguyên Mưu, sống cách nay 1,7 triệu năm. Tuy nhiên, sang thế kỷ này, khoa học khám phá rằng, người Bắc Kinh và người Nguyên Mưu thuộc loài người Đứng thẳng Homo erectus, một loài tiền nhiệm của loài người hiện nay và đã bị tuyệt diệt khoảng 250.000 năm trước tại châu Á.
    Một thuyết khác ra đời năm 2005, căn cứ vào một số tiếng nói và tôn giáo cho rằng, tổ tiên người Trung Quốc là người Arian từ phía Tây tới. Tuy nhiên thuyết này mâu thuẫn với thực tế vì nếu vậy, người Trung Quốc hiện nay phải có mã di truyền Ấn-Âu giống với người Ấn Độ. Trong khi đó, 93% người Trung Quốc hiện nay có mã di truyền của người Mongoloid phương Nam.

  Từ khám phá của di truyền học đầu thế kỷ cho thấy, con người hiện đại xuất hiện đầu tiên ở châu Phi rồi từ đó theo ven biển Nam Á tới Việt Nam. Khoảng 40.000 năm trước, người từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa. Khoảng 4000 năm TCN, người Việt đã xây dựng trên đất Trung Hoa nền kinh tế nông nghiệp phát triển rực rỡ. Tại văn hóa Ngưỡng Thiều phía nam Hoàng Hà xuất hiện trung tâm lớn của người Việt. Thần Nông (3320-3080 TCN) chủ nhân văn hóa Ngưỡng Thiều, là con cháu người Lạc Việt, có nước da đen như da người Tây Nguyên hiện nay. Trong khi đó Hoàng Đế thuộc chủng Mongoloid phương Bắc (North Mongoloid), là thủ lĩnh bộ lạc du mục Hiên Viên, đánh trận Trác Lộc chiếm nam Hoàng Hà khoảng năm 2698 TCN. Như vậy, Hiên Viên là dân Mông Cổ rặt, có nước da sáng. Hoàng Đế sau Viêm Đế hơn 300 năm nên về thứ thế, chỉ ngang với với Đế Lai, cháu nhiều đời của Thần Nông.
   Vào chiếm vùng Trong Nguồn của người Việt (sau đổi thành Trung Nguyên), người Mông Cổ lai giống với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Ban đầu người Mông Cổ gọi người bản địa là “dân đen” –  chỉ dân da đen. Sau này do hòa huyết nhiều đời với người Việt, Hoa Hạ cũng thành đen. Chắt của Hoàng Đế là Đế Khốc, tên Việt gốc là Cốc, do nước da đen như con chim cốc. Thành Thang tổ nhà Thương do nước da đen nên có tên Việt là Than, sau đọc trại là Thang. Thương tụng của Kinh Thư gọi là “huyền điểu”. Mãi sau này, Lão Tử cũng có nước da đen bóng của người Việt.
  Người Hoa Hạ tồn tại và giữ vai trò thống trị tới vương triều Chu. Cuối thời Chiến Quốc, nhà Chu bị diệt, dân Hoa Hạ tan biến trong khối dân Việt đông đúc của vương triều Tần rồi Hán. Tuy nhiên do vinh quang quá khứ của Hoa Hạ nên người Tần Hán dù không dính dáng gì tới máu huyết Hoàng Đế cũng nhận là Hoa Hạ. Do quan hệ huyết thống như vậy nên nói người Trung Quốc là Viêm Hoàng tử tôn chỉ đúng một phần!
    Rõ ràng, hai bức tượng được dựng theo truyền thuyết. Truyền thuyết là ký ức mơ hồ của cộng đồng, vừa thật vừa ảo, tồn tại tự nhiên trong tâm thức, như con cá bơi trong nước. Cá đưa ra khỏi nước sẽ chết. Một khi biến truyền thuyết thành lịch sử với tượng đồng bia đá, thì cái phần mờ mờ ảo diệu bị tước đi, còn trơ lại những điều không thật nên tượng đồng bia đá thành đồ giả!

Bức tượng đồ sộ và trang trọng kia cho thấy, người Trung Hoa chưa thực sự biết tổ tiên họ là ai!



Ngày 18/4, một buổi lễ khai trương vô cùng hoành tráng đã được tổ chức
tại thành phố Trịnh Châu, Thủ phủ tỉnh Hà Nam để chào mừng việc hoàn tất
bức tượng Viêm Đế và Hoàng Đế. Ảnh: AP

               Sài Gòn, cuối Thu năm Giáp Ngọ

* http://vietbao.vn/The-gioi/Trung-Quoc-khanh-thanh-tuong-cao-106m/75157338/159/



PHÊ BÌNH BÀI “MỘT GIẢ THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG NHÂN CHỦNG HỌC PHÂN TỬ” CỦA TIẾN SĨ ĐỖ KIÊN CƯỜNG

                                                                        
Trên tạp chí Văn hóa Nghệ An*, Tiến sĩ Đỗ Kiên Cường có bài “Một giả thuyết về nguồn gốc người Việt dựa trên bằng chứng nhân học phân tử.” Bài viết được dư luận quan tâm, nhiều trang mạng đăng lại. Là người nhiều năm nghiên cứu cùng đề tài và có tham khảo tư liệu di truyền học, tôi xin trao đổi với tác giả đôi điều.

I. Những điểm thành công.
Phải nói rằng, viết tiểu luận trên, tác giả đã có công sưu tập khối lượng lớn tài liệu chuyên ngành di truyền nhân học, kết nối chúng và đưa ra được một số nhận định mới, góp phần đưa nhân học Việt Nam tiến gần hơn tới chân lý:
 
1. Các cư dân châu Á có sự biến thiên ADN ty thể cao, trong đó người Việt có sự biến thiên cao nhất. Tuy nhiên, khoảng cách di truyền giữa các tộc người châu Á nói chung là nhỏ. Và sự gần gũi về mặt di truyền đó được giải thích bằng sự lan tỏa của nông nghiệp. Nói cách khác, nghiên cứu này cho thấy, so với người Hoa Nam và Hoa Bắc, người Việt nằm gần gốc của cây phả hệ di truyền hơn; và  sự lan tỏa của lúa nước không phải từ Bắc xuống Nam, mà từ Nam lên Bắc!

2. Người Việt có nguồn gốc từ những người cổ đã cư ngụ lâu đời tại Việt Nam và họ thuộc nhóm những người đầu tiên thiên di tới Đông Nam Á.

3. Vùng thuần hóa lúa nước đầu tiên phía Đông lục địa Á - Âu cũng là nơi lan tỏa không ít hơn bốn ngữ hệ. Đầu tiên, những người nói tiếng Nam Á, bao gồm 150 ngôn ngữ, như tiếng Việt và tiếng Khmer, lan tỏa khắp Đông Nam Á (và có thể một phần Hoa Nam). Theo chân họ là những nông dân nói tiếng Tày - Thái, như tiếng Lào và tiếng Thái.

5. Quan niệm người Việt bắt nguồn từ người Bách Việt phía nam Dương Tử có lẽ sai sự thật. Theo quan niệm đó thì người Việt không thể có sự đa dạng di truyền lớn hơn so với người Hoa Nam ven biển và người Hoa Nam tại Trường Sa, như các nghiên cứu của Đại học Emory, Mỹ, và Viện nhân chủng học tiến hóa Max Planck, Đức, đã chứng tỏ.

6. Sự thiên di của những người nông dân trồng lúa nước từ Nam lên Bắc phù hợp với sự lan tỏa các dấu gien tại Trung Quốc, như các nhà khoa học tại Đại học Fudan, Thượng Hải, trong  Dự án bản đồ gien của Hội địa lý quốc gia Mỹ 2005 - 2010, và Tổ chức bộ gien người HUGO 2009, đã chứng tỏ.

7. Vùng thuần hóa lúa nước đầu tiên phía Đông lục địa Á - Âu cũng là nơi lan tỏa không ít hơn bốn ngữ hệ. Đầu tiên, những người nói tiếng Nam Á, bao gồm 150 ngôn ngữ, như tiếng Việt và tiếng Khmer, lan tỏa khắp Đông Nam Á (và có thể một phần Hoa Nam). Theo chân họ là những nông dân nói tiếng Tày - Thái, như tiếng Lào và tiếng Thái.

  Những phát hiện trên khác với quan niệm truyền thống của học giả Việt Nam thể hiện trong bài trả lời phỏng vấn BBC Vietnamese tháng 2 năm 2005, của Giáo sư Trần Quốc Vượng: “Việt Nam ủng hộ thuyết đa vùng” và “không có chuyện nông nghiệp từ vùng nọ ảnh hưởng tới vùng kia” “Người Việt bị Hán hóa đứt đuôi.” Chúng khẳng định, người Việt Nam là người cổ nhất Đông Á vì là hậu duệ của di dân từ châu Phi tới đầu tiên. Việt Nam cung cấp con người, tiếng nói và cả nông nghiệp cho châu Á.
   Chính việc áp dụng công nghệ di truyền vào khảo cứu nguồn gốc người Việt, tác giả Đỗ Kiên Cường đã góp phần hiện đại hóa khoa học nhân văn già nua, lạc hậu của Việt Nam, khiến không ít học giả Việt Nam phải nhìn lại mình.
   Tiếc rằng phần thành công không tương xứng với sai lầm của bài viết.

II. Sai lầm bất cập
  Cái cảm giác đầu tiên xuất hiện nơi tôi là, ở bài viết có nột dung rất chuyên sâu này, tác giả dẫn ra quá nhiều kiến thức mang tính giáo khoa phổ thông (như quá trình hình thành tư tưởng phân loại sinh vật), những kiến thức chết, vô bổ chỉ có tác dụng duy nhất là khoe chữ, khiến cho bài viết trở nên dài dòng, rối rắm. Vượt qua cái cảm giác ban đầu đó, có thể chọn ra những sai lầm, bất cập sau đây:

1. Chủng Mongoloid phương Bắc có nguồn gốc từ chủng Mongoloid phương Nam.
  Sai lầm nghiêm trọng do thiếu kiến thức sinh học. Mongoloid phương Nam là sản phẩm lai giống giữa chủng Mongoloid phương Bắc và chủng phương Nam Australoid. Con không thể sinh ra cha!

2.  60.000 năm trước, đợt di cư đầu tiên theo ven biển Nam Á tới Đông Nam Á.
 Thông tin này do Spencer Wells đưa ra. Nhưng hoàn toàn sai. Bởi lẽ khảo cổ học phát hiện cốt sọ 60.000 (1) năm tuổi ở hồ Mungo châu Úc, là một người Australoid. Hơn thế nữa, khảo cổ cũng tìm được bộ xương người Mongoloid 68.000 năm trước  ở Lưu Giang Quảng Tây (2). Như vậy, cuộc di cư khỏi châu Phi phải diễn ra trước 60.000 năm cách nay!

3. “Dòng gien từ phía Nam hướng lên lưu vực Dương Tử và Hoa Bắc (khoảng 10.000 năm trước) chính là dòng thiên di của những người nông dân Mongoloid đầu tiên.”
   Không đúng! Khảo sát gần một trăm sọ Thời Đồ Đá ở Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, cổ nhân chủng học khẳng định: từ 32.000 năm (sọ Sarawak) tới khoảng 5000 năm trước (người Đa Bút), dân cư Đông Nam Á chỉ duy nhất loại hình Australoid (3).Vậy người Mongoloid ở đâu ra để từ đây đi lên Hoa Bắc?

4. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa thấy bằng chứng nhân chủng học phân tử ủng hộ sự thiên di của các tộc người ngữ hệ Nam Á từ ven biển Hoa Nam xuống Việt Nam 4.000 năm trước.
  Điều này hoàn toàn trái ngược với thực tế. Khảo cổ và nhân chủng học Đông Nam Á khẳng định, khoảng thiên niên kỷ III TCN, có sự dịch chuyển lớn của người Mongoloid phương Nam từ phía Bắc tới Đông Nam Á, tạo nên sự kiện được nhân chủng học gọi là quá trình Mongoloid hóa dân cư Đông Nam Á, chuyển hóa đại bộ phân dân cư Đông Nam Á từ Australoid sang Mongoloid phương Nam. Tại Việt Nam thời kỳ này, người Australoid văn hóa Đa Bút tiếp nhận người di cư Mongoloid phương Nam để chuyển thành con người và văn hóa Phùng Nguyên.

5. Khoảng 30.000 năm trước, những người thiên di thuộc làn sóng thứ hai men theo rặng Himalaya để tới Bắc Việt Nam và nhiều nơi khác tại Đông Nam Á, cũng như Vân Nam và Quảng Tây (nơi xuất hiện người hiện đại đầu tiên tại Trung Quốc). Họ có phần đóng góp khoảng 80% trong vốn gien người Việt hiện nay. Qua quá trình tiến hóa lâu dài khoảng 35.000 - 20.000 năm, màu da và hình thái của họ dần biến đổi để trở thành người nguyên Mongoloid (Proto-Mongoloid).

Thực tế bác bỏ chuyện này bởi lẽ, trong thời gian trên, Đông Nam Á chỉ duy nhất người Australoid sinh sống, với bốn chủng Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, có mã di truyền ổn định. Có nghĩa là không có nguồn gen bên ngoài xâm nhập. [Nguyễn Đình Khoa, 1983]. Mặt khác, về mặt sinh học, người Australoid không thể biến đổi màu da và hình thái để trở thành người Nguyên Mongoloid. Hơn nữa, thực tế khảo cổ và cổ nhân chủng học cho thấy, người Mongoloid đã xuất hiện trong tư cách một đại chủng khi đặt chân tới Việt Nam 70000 năm trước.

6. Đại chủng Mongoloid hoàn chỉnh chỉ xuất hiện khoảng 10.000 trước tại cực nam Hoa Nam và Đông Nam Á.

Hoàn toàn sai.
Ngay tại châu Phi, ba đại đại chủng Europid da trắng, Australoid da đen và Mongoloid da vàng đã hình thành và cùng rời khỏi đất tổ 85000 năm cách nay. Trước bức thành băng sừng sững chắn lối, không biết vì lẽ gì, Australoid và Mongoloid “rủ nhau” về phương Đông. Trong khi đó, Europid ém lại trên đất Yemen để 52000 năm trước, khi khí hậu thuận lợi, họ di cư vào Trung Đông, sau đó vượt eo Posphorus xâm nhập châu Âu. Không chỉ tìm thấy bộ xương Mongoloid 68000 năm tuổi mà khảo cổ học Mông Cổ còn phát hiện vô số xương cốt tổ tiên Mongoloid của họ 40.000 năm trước!

  Có thể chỉ ra nhiều thêm sai lầm khiếm khuyết trong bài viết nhưng xin dừng ở đây để tìm nguyên nhân của chúng.

III. Nguyên nhân của sai lầm

   Tìm nguồn gốc người Việt là chuyện vô cùng khó khăn nên suốt thế kỷ trước, học giả trong nước và thế giới, trong đó có các bác học của Viện Viễn Đông Bác Cổ, dù bỏ nhiều tâm lực cũng đành bó tay. Không thành tựu vì thiếu một tri thức đột phá.
   Sang thế kỷ này, di truyền học mở ra phương cách mới để tiếp cận vấn đề. Nhưng thực tế cho thấy, như những phương pháp đã có, di truyền học cũng chỉ là ngón tay chỉ trăng mà không phải trăng! Nó không ít nhược điểm, thậm chí sai lầm. Muốn giải được bài toán, chỉ có thể là người nắm vững tài liệu di truyền nhưng cũng phải uyên bác, lịch lãm, có vốn tri thức đa - liên ngành cần thiết để có thể vận dụng chìa khóa sinh học phân tử mở cánh cửa bí ẩn của tự nhiên.
   Tiến sĩ Đỗ Kiên Cường không có bản lĩnh đó. Thực tế cho thấy, ông có công sưu tầm một số nghiên cứu di truyền xung quanh đề tài. Nhưng trong nhiều trường hợp, không đủ sức hiểu tài liệu. Hạn chế lớn hơn là ông không có những kiến thức chuyên, liên ngành về khảo cổ, cổ nhân chủng, văn hóa học… để kết nối, giải mã tư liệu.
   Do thiếu hụt kiến thức cơ bản về sinh học nên ông nói rất sai rằng, chủng Mongoloid phương Bắc được sinh ra từ Mongoloid phương Nam. Đứng về di truyền, Mongoloid phương Bắc là nguyên chủng, còn Mongoloid phương Nam là con lai. Đa dạng di truyền của Mongoloid phương Bắc lớn hơn. Vì vậy, nó tuyệt đối không thể do Mongoloid phương Nam sinh ra! Thực tế cho thấy, người Mongoloid nguyên chủng (bộ xương Lưu Giang), sau này được gọi là Mogoloid phương Bắc, xuất hiện 68.000 năm trước. Trong khi đó, người Mongoloid phương Nam mới ra đời 7000 năm cách nay tại văn hóa Ngưỡng Thiều và Hà Mẫu Độ. Cái sai này khiến tác giả bị rối khi nhìn nhận về nhân chủng Đông Á.
   Rất sai lầm trong phương pháp luận, khi khảo cứu nguồn gốc người Việt, tác giả không bắt đầu bằng việc tìm hiểu xem khảo cổ học, cổ nhân học đã làm được những gì rồi trên cơ sở thành quả của người đi trước, sửa điều sai, phát huy cái đúng. Do thiếu kiến thức về khảo cổ, cổ nhân học và văn hóa học nên khi tiếp xúc tư liệu di truyền, tác giả trở nên thụ động, lửng lơ, “chân không tới đất, cật chẳng tới trời,” không thể phân biệt đúng sai, đã đem cái sai của người vào lập thuyết của mình. Điển hình là trường hợp tư liệu của Spencer Wells. Quả thật, lúc đầu cũng như ông Cường, tôi đã theo ý kiến của Wells. Nhưng sau đó, thấy mâu thuẫn nên phải đối chiếu với công trình của Y.J. Chu và S. Oppenheimer cùng nhiều bằng chứng khảo cổ học, để loại Wells khỏi tài liệu tham khảo. Điều này tôi đã nói rất rõ trong cuốn Tìm Cội Nguồn Qua Di Truyền Học. (4)
  Jared Diamond của Đại học California mà ông Cường dẫn trong bài, có câu nói đáng suy ngẫm: “Giờ không còn là lúc chơi với những mẩu xương và những hòn đá nữa. Tất cả những gì thuộc về con người mà không được di truyền học kiểm định, đều không đáng tin cậy.” Câu nói đó chỉ đáng tin ở nửa sau. Không chơi với xương với đá là thiệt. Ý đồ giải quyết mọi chuyện về con người chỉ cần thông qua di truyền học không khác gì leo cây tìm cá!
  Với bài viết trên, Tiến sĩ Đỗ Kiên Cường không chỉ tỏ ra là người đa thư loạn thuyết hoang tưởng mà còn biến mình thành thày bói xem voi trong ngụ ngôn!
                                                         Sài Gòn, cuối Thu Giáp Ngọ
                                                                          HVT
                                               

 * http://www.vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/mot-gia-thuyet-ve-nguon-goc-nguoi-viet-dua-tren-bang-chung-nhan-chung-hoc-phan-tu
Tài liệu tham khảo:
1. The Lake Mungo remains are three prominent sets of bodies: Lake Mungo 1 (also called Mungo Lady, LM1, and ANU-618), Lake Mungo 3 (also called Mungo Man, Lake Mungo III, and LM3), and Lake Mungo 2 (LM2). Lake Mungo is in New South Wales, Australia, specifically theWorld Heritage listed Willandra Lakes Region.[1][2]
LM1 was discovered in 1969 and is one of the world's oldest knowncremations.[1][3] LM3, discovered in 1974, was an early humaninhabitant of the continent of Australia, who is believed to have lived between 40,000 and 68,000 years ago, during the Pleistocene epoch. The remains are the oldest anatomically modern human remains found in Australia to date. His exact age is a matter of ongoing dispute.

 2.Liujiang-Mensch (柳江人 Liǔjiāngrén, englisch Liujiang Man) bezeichnet man hominine Fossilien, die 1958 in einer Höhle bei der Ortschaft Tongtianyan inLiujiang im Autonomen Gebiet Guangxi der Zhuang entdeckt und ins späte Mittelpleistozän / frühe Jungpleistozän datiert wurden.[1] Bei diesen Fossilien handelt es sich um einen vollständigen Schädel sowie um einige Knochen aus der Region unterhalb des Kopfes.
Die chinesischen Bearbeiter des Fossils ordneten es dem frühen modernen Menschen (Homo sapiens) zu und verwiesen darauf, dass es Merkmale eines frühen Vertreters der Mongoliden (yuánshǐ Měnggǔ rénzhǒng) aufweise.[2]
Der Schädel gilt als möglicher Kandidat für das älteste Fossil des modernen Menschen, das in Ostasien gefunden wurde, da eine Uran-Thorium-Datierung ein Alter von 67.000 ± 6000 Jahren ergab.[3] 
3. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. DH&THCN, H. 1983
4. Hà Văn Thùy. Tìm cội nguồn qua di truyền học. NXB Văn học. 2011.


THỦY TỔ NGƯỜI VIỆT THỰC SỰ Ở ĐÂU?




Trong bài “Kính gửi ông Tạ Đức và ông Nguyễn Dư” đăng trên Văn hóa Nghệ An, tác giả Phan Lan Hoa có viết: “Thiết nghĩ, khi mà sử sách, địa danh và di chỉ chứng tích đã trùng khớp, cớ sao lại có người còn muốn đẩy đưa thủy tổ người Việt sang bên Trung Hoa là vì cớ chi? (Đoạn này, xin được gửi cả đến ông Hà Văn Thùy, người khẳng định Kinh Dương Vương và nước Xích Quỷ ở bên Trung Hoa?).”*
    Từ lâu, tôi tâm niệm sẽ làm một khảo cứu nghiêm túc xác định nơi sinh thành của thủy tổ người Việt nhưng vì chưa đủ duyên nên chưa thành. Nay nhân có người “đòi”, xin được trả món nợ.
    Tìm ra chính xác tổ tiên người Việt là việc vô cùng khó vì thế mà suốt 2000 năm qua, dù bỏ bao công sức và tâm trí, chúng ta vẫn đi tìm trong vô vọng. Nhìn lại cuộc tìm kiếm trong quá khứ, ta thấy, cả người xưa, cả hôm nay chỉ có tư liệu từ thời điểm quá gần, khoảng 2000 năm trở lại. Với một ngưỡng thời gian như vậy, không cho phép có cái nhìn xa hơn!
     Sự thực là, muốn biết tổ tiên 5000 năm trước là ai, chỉ có thể đi tới tận cùng lịch sử, để biết con người đầu tiên xuất hiện trên đất Việt là ai?

I. Khởi đầu từ lịch sử

Rất nhiều người tin rằng nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương ra đời năm Nhâm Tuất 2879 TCN. Nhưng nếu hỏi: từ đâu có con số đó thì không ai trả lời được! Con số ấy tồn tại như một niềm tin, như cái mốc “quy ước” mà người Việt bám vào để tạo dựng cội nguồn. Dẫu biết rằng niềm tin không đủ làm nên lịch sử thì cũng không ai nỡ cật vấn cái niềm tin ấy! Bởi lẽ, sau cật vấn là sự sụp đổ! Rồi cả Đế Minh cháu ba đời Thần Nông nữa, lấy gì làm chắc? Mà sao người Trung Hoa cũng tự nhận là con cháu Thần Nông? Những hoài nghi ấy, nếu không hóa giải được thì mọi chuyện bàn về tổ tiên chỉ là câu chuyện phiếm! Vì vậy, muốn tìm chính xác tổ tiên, cần phải đi xa hơn cái cột mốc 2879. May mắn là sang thế kỷ này, khoa học thực sự giúp soi sáng cội nguồn.
  Thưa rằng, không phải chỉ từ những mẩu xương và những hòn đá – hiện vật khảo cổ - mà chính từ vết tích được lưu giữ trong máu của toàn dân châu Á, một nhóm nhà khoa học gốc Hán của nhiều đại học nước Mỹ, vào năm 1998 phát hiện rằng: 70.000 năm trước, người tiền sử từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ đặt chân tới nước ta. Sau khi chung sống 30.000 năm trên đất Việt Nam, người Việt đã đi lên khai phá Trung Hoa. Từ Hòa Bình, tổ tiên chúng ta mang chiếc rìu, chiếc việt đá mới lên nam Dương Tử và gọi mình bằng danh xưng đầy tự hào NGƯỜI VIỆT với tư cách chủ nhân chiếc việt đá mới, công cụ ưu việt của loài người thời đó (Việt bộ Qua -). 20.000 năm trước, tại Động Người Tiên tỉnh Giang Tây, tổ tiên chúng ta làm ra đồ gốm sớm nhất thế giới và 12400 năm cách nay trồng ra hạt lúa đầu tiên của loài người. Lúc này tổ tiên ta tự gọi mình là NGƯỜI VIỆT, chủ nhân cây lúa (Việt bộ Mễ -)! Rồi từ đây, người Việt mang cây lúa, cây kê, con gà, con chó làm nên văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước, văn hóa Hà Mẫu Độ 7000 năm trước… Theo đà Bắc tiến, người Việt vượt Dương Tử lên lưu vực Hoàng Hà, xây dựng nền nông nghiệp trồng kê trên cao nguyên Hoàng Thổ. Tại đây, người Việt hòa huyết với người sống du mục trên đồng cỏ bờ Bắc, sinh ra chủng người Việt mới, sau này được khoa học gọi là chủng Mongoloid phương Nam, là chủ nhân văn hóa Ngưỡng Thiều suốt từ Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc. Một con sông dài 1500 km từ Thiểm Tây tới Hà Nam, đổ vào Dương Tử ở Vũ Hán, được đặt tên là sông Nguồn. Cùng với chi lưu của nó là Sông Đen, tạo nên đồng bằng Trong Nguồn, là trung tâm lớn của người Việt, nối với Thái Sơn. Đấy là nơi phát tích của người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam.
Vào khoảng 4000 năm TCN, người Việt chiếm hơn 60% nhân số thế giới và xây dựng ở Đông Á nền văn minh nông nghiệp rực rỡ. Để có được thành quả như vậy, người Việt phải chung lưng đấu cật trị thủy hai dòng sông lớn là Hoàng Hà và Dương Tử. Từ những dấu vết mong manh trong truyền thuyết, ta nhận ra, thời gian này người Việt luôn phải đối mặt với những cuộc xâm lăng của người du mục phương Bắc. Trong điều kiện như vậy, những thị tộc phải liên minh với nhau, vừa để trị thủy vừa chống trả quân xâm lăng. Cuộc liên minh dưới sự lãnh đạo của những thị tộc lớn mạnh do những vị anh hùng bán thần dẫn dắt. Một cách tự nhiên nhà nước nguyên thủy ra đời. Đó là nhà nước phương Đông, khác với nhà nước theo định nghĩa kinh điển phương Tây, sản sinh từ chiếm hữu nô lệ và thặng dư lương thực. Điều kiện cho nhà nước nguyên thủy phương Đông ra đời càng thuận lợi hơn khi toàn bộ dân cư khu vực lúc đó cùng cội nguồn, văn hóa và tiếng nói. Kinh Dịch viết “Phục Hy thị một, Thần Nông thị xuất” chính là mô tả thời kỳ này. Truyền thuyết cho hay, vua thần Phục Hy xuất hiện khoảng 4000 năm TCN. Tiếp theo là Thần Nông khoảng 3080 năm TCN. Truyền thuyết nói Đế Minh, cháu đời thứ ba của Thần Nông, chia đất, phong vương cho con là Đế Nghi và Kinh Dương Vương, lập nước Xích Quỷ năm 2879 TCN... Trong bối cảnh như vậy, ta thấy, dù không biết xuất xứ từ đâu nhưng cái mốc thời gian ra đời nước Xích Quỷ là hợp lý. Một câu hỏi cần được nêu ra: phải chăng có điều gì đó sâu thẳm trong ký ức mà tổ tiên ta ghi nhớ được một cách tường minh? Từ nhiều tư liệu, có thể suy ra, thời kỳ này trên lục địa Đông Á có ba nhà nước: Thần Nông Bắc của Đế Lai thuộc lưu vực Hoàng Hà, Thần Nông Nam (Xích Quỷ) thuộc lưu vực Dương Tử tới Việt Nam và quốc gia Ba Thục ở phía Tây, gồm vùng Ba Thục qua Thái Lan và  Miến Điện.
     Thời gian này, cuộc tranh chấp giữa hai bờ Hoàng Hà trở nên khốc liệt mà bằng chứng là trận Phản Tuyền. Truyền thuyết Trung Hoa nói Hoàng Đế và Viêm Đế là hai thị tộc anh em, lúc đầu Viêm Đế đứng chủ. Sau đó Hoàng Đế mạnh lên, đánh thắng Viêm Đế ở Phản Tuyền, chiếm ngôi thống soái. Viêm Đế chấp nhận vai trò phụ thuộc. Đây chỉ là uyển ngữ do người Hoa Hạ bày đặt để che lấp cuộc xâm lăng, với mục đích gắn Hoàng Đế với Viêm Đế vào cùng chủng tộc để rồi cho ra đời thuyết Hoa Hạ là Viêm Hoàng tử tôn, trong đó  Hoàng Đế là chủ soái! Nhưng thực ra đó là cuộc xâm lăng của người bờ Bắc. Ta có thể hình dung, chỉ hình dung thôi vì không bao giờ tìm ra chứng cứ xác thực, rằng trước tình thế nguy cấp sau trận Phản Tuyền, Đế Lai liên minh với Lạc Long Quân cùng chống giặc. Nhưng tại trận Trác Lộc năm 2698 TCN, quân Việt thất bại. Đế Lai tử trận, (sau này vì căm hờn Đế Lai, người Hoa Hạ gọi ông là Si Vưu với nghĩa xấu), Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân vùng Núi Thái-Trong Nguồn dùng thuyền xuôi Hoàng Hà ra biển, đổ bộ vào Rào Rum-Ngàn Hống xứ Nghệ. Gợi cho chúng tôi ý tưởng này là đoạn chép trong Ngọc phả Hùng Vương: “Đoàn người từ biển vào. Họ rất hiền lành tốt bụng, đã giúp dân nhiều việc tốt. Dân bầu người giỏi nhất trong số họ làm vua, hiệu là Hùng Vương, lúc đầu đóng đô ở Rào Rum-Ngàn Hống, sau chuyển lên vùng Ao Việt.” (Chính cái niên đại xảy ra trận Trác Lộc 2698 TCN cũng giúp cho thời điểm năm 2879 lập nước Xích Quỷ trở nên khả tín. Nó cho thấy, một điều hợp lý là những quốc gia của người Việt được lập ra trước cuộc xâm lăng, vì chỉ như vậy mới phù hợp với lịch sử.)
   Về Việt Nam, người Núi Thái-Trong Nguồn hòa huyết với người Việt bản địa da đen Australoid, sinh ra người Mongoloid phương Nam Phùng Nguyên. Việc khảo cổ học phát hiện di cốt người Mongoloid phương Nam tại văn hóa Phùng Nguyên khoảng 4500 năm TCN là bằng chứng xác nhận cuộc di cư này.
   Nếu những điều trình bày trên chưa hài lòng quý vị thì xin dùng chứng lý theo lối quy nạp sau:  
   Khoa học xác định mã di truyền của người Việt hôm nay thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Vì vậy, nếu là thủy tổ của dân tộc Việt, các ngài Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân… cũng phải là người Mongoloid phương Nam. Một câu hỏi được đặt ra: người Mongoloid phương Nam có mặt trên đất Việt Nam vào thời gian nào? Khảo sát 70 sọ cổ phát hiện ở nước ta, cổ nhân chủng học cho biết: “Suốt Thời Đá Mới, chủng Australoid là dân cư duy nhất sống trên đất nước ta cũng như toàn Đông Nam Á. Sang Thời Kim khí, người Mongoloid phương Nam xuất hiện và trở thành chủ thể dân cư khu vực. Người Austrtaloid biến mất dần, không hiểu do di cư hay đồng hóa.” Khảo cổ học cũng cho thấy, người Mongoloid phương Nam có mặt trên đất nước ta vào thời Phùng Nguyên, khoảng 4500 năm trước.
    Một câu hỏi khác: họ từ đâu tới? Ta thấy, suốt Thời Đồ Đá, trên toàn bộ Đông Nam Á kể cả Việt Nam không có người Mongoloid. Trong khi đó, như phân tích ở trên, người Mongoloid phương Nam xuất hiện tại văn hóa Ngưỡng Thiều và Hà Mẫu Độ (cửa sông Chiết Giang) từ 7000 năm trước. Lẽ đương nhiên, họ chỉ có thể từ hai nơi này xuống Việt Nam. Nhưng do di ngôn của tổ tiên “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra,” ta hiểu, là từ Núi Thái-Trong Nguồn các vị di cư tới Việt Nam.
   Như vậy, có hai giai đoạn hình thành người Việt: giai đoạn đầu, người Australoid từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa. Tại Núi Thái-Trong Nguồn, khoảng 7000 năm trước, người Việt hỗn hòa với người Mông Cổ phương Bắc, sinh ra chủng người Việt mới mang mã di truyền Mongoloid phương Nam, đó là tổ tiên của các vị Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân. Khoảng năm 2698 TCN, do thua trận Trác Lộc, người Việt của Lạc Long Quân chạy xuống Việt Nam, lai giống với người Việt tại chỗ, sinh ra người văn hóa Phùng Nguyên, tổ tiên trực tiếp của chúng ta.
   Vào nam Hoàng Hà, người Mông Cổ chiếm đất và dân Việt, lập vương triều Hoàng Đế. Họ cũng hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ, được coi là tổ tiên người Trung Hoa. Nhận được ưu thế từ hai nền văn minh, người Hoa Hạ trở nên lớp người ưu tú của các vương triều Hoàng Đế, góp phần quan trọng làm nên thời Hoàng Kim của văn hóa phương Đông. Nhưng sau thời Chiến quốc, với sự bành trướng của nhà Tần, nhà Hán người Việt thì người Hoa Hạ bị đồng hóa, tan biến trong cộng đồng Việt đông đảo. Hoa Hạ chỉ còn là một danh xưng, bị các vương triều Trung Hoa chiếm dụng làm phương tiện thống trị các tộc người khác. Người Hoa đổi đồng bằng Trong Nguồn thành Trung Nguyên. Sông nguồn thành sông Hòn, sông Hớn rồi thành Hán Thủy. Do mất đất mất tên nên hơn 2000 năm nay, người Việt ngơ ngác không biết Trong Nguồn là đâu?!

II. Quá trình hình thành di tích, tài liệu về cội nguồn tổ tiên trên đất Việt.
1.    Quá trình hình thành
Lớp di dân đầu tiên đổ bộ vào Rào Rum-Ngàn Hống. Theo đà xâm lăng của kẻ thù, nhiều thế hệ người Núi Thái-Trong Nguồn di cư tiếp, tiến vào những khoảng đất cao của đồng bằng sông Hồng vừa được tạo lập là Sơn Tây, Hà Đông, Bắc Ninh...  Chạy giặc, bỏ quê hương tới nơi xa lạ là nỗi đau của người biệt xứ. Có thể, sau hàng vạn năm cách biệt, người Núi Thái-Trong Nguồn không thể ngờ rằng nơi dung dưỡng mình hôm nay lại là đất gốc của tổ tiên xưa. Vì vậy, mặc cảm mất nước luôn nặng nề, dai dẳng. Hướng về nguồn cội là nỗi khắc khoải khôn nguôi. Nỗi nhớ thương đã kết đọng thành câu ca Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra. Có lẽ câu ca lúc đầu chỉ là nỗi lòng của người dân mất nước vọng cố hương nhưng rồi nó thành tấm bia ghi nguồn cội để muôn đời con cháu tìm về. Không dừng lại đó, những người tâm huyết nhất, theo tục xưa, đắp những ngôi mộ gió để từ xa bái vọng tổ tiên Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Kinh Dương Vương… Đó là công việc mà ngày nay người dân đảo Lý Sơn vẫn làm để không quên người không trở về sau những chuyến đi! Khi khá giả hơn, những ngôi đền thờ được dựng lên. Khi có chữ, những vị lão thành lục trong trí nhớ những gì “được nghe ông bà kể” về tổ tiên xưa, ghi thành tộc phả, ngọc phả. Sự thật được “thêm mắm dặm muối” cùng những yếu tố huyền ảo để thêm phần linh thiêng, cao cả và đáng tin. Đọc một số thần phả, ngọc phả do Đại học sĩ Nguyễn Bính chép, tôi bất giác nghĩ tới chuyện “chạy di tích” thời nay. Lâu ngày mới về quê, gặp dịp làng xã đình đám rước “Bằng công nhận di tích”. Thấy trên giấy vinh danh một vị còn văn tế ở đình tế vị thần khác, tôi hỏi ông chú họ, đầu trò câu chuyện này. Gạn hỏi mãi, ông thú thực: “Lúc đầu viết theo thần tích ông thánh trong đình. Nhưng mấy ông văn hóa tỉnh nói: “Tra mãi không thấy ông nào tên như vậy để làm giúp các bác. Chỉ có ông trạng X hơi gần với hồ sơ của các vị. Nếu đồng ý thì chúng tôi giúp.” Anh tính, mất bao nhiêu tiền rồi chả nhẽ xôi hỏng bỏng không, đành gật đầu chấp nhận cho họ làm!” Phải chăng, ngày trước, cũng nghe ông bà kể lại, rồi với thứ chữ Nho của thày đồ quê, các vị tiên chỉ trong làng mang đơn lên phủ cậy quan. Sau khi nhận đồng lớn đồng nhỏ vi thiềng, quan phủ đưa hồ sơ lên triều đình. Rồi dựa vào văn bản của địa phương, Đại học sĩ Nguyễn Bính sáng tác hàng loạt ngọc phả, như người vẽ truyền thần. Đó là cái chắc, chỉ có điều ngờ là không biết đại học sĩ có nhận tiền thù lao như hôm nay không?
  Hàng trăm năm qua đi, đám hậu sinh chúng ta có tất cả: những ngôi mộ cổ, những ngôi đền với những pho tượng sơn son thiếp vàng linh thiêng mà cha ông từng đời đời tế tự. Những thần phả, ngọc phả chữ Nho với giấy bản xỉn màu thời gian, gáy mòn, góc vẹt, loáng thoáng lỗ mọt… Và hơn cả là tấm lòng chúng ta hướng về tổ tiên cộng với sự ganh đua của những họ tộc tranh nhau xem họ nào xuất hiện sớm nhất? Thế rồi, với tiền của bá tánh, tiền thuế dân nhận từ dự án, những nấm mộ, những ngôi đền được phục dựng khang trang hoành tráng, cùng với những hội thảo trưng ra vô vàn “bằng chứng lịch sử”…

2. Đôi lời nhận định

Người viết bài này có lúc hăm hở theo dõi những “phát hiện mới” với hy vọng tìm được dấu vết khả tín của tổ tiên. Nhưng rồi sớm thất vọng! Cổ Lôi Ngọc Phả chỉ mới ra đời vài trăm năm ghi Phục Hy, Thần Nông vùng Phong Châu làm sao có thể phản bác Kinh Dịch 2500 năm trước viết “Phục Hy thị một, thần Nông thị xuất”? Mấy ngôi đền Phục Hy, Thần Nông… trên đất Phong Châu làm sao phủ định  bài vị các ngài được thờ trên lăng mộ ở Thái Sơn? Làm sao có thể tin Phục Hy họ Nguyễn, trong khi cả truyền thuyết lẫn cổ thư đều ghi rõ: Phục Hy thị, Thần Nông thị, Hồng Bàng thị… “Thị” cũng là họ, nhưng đấy là họ theo mẹ của thời mẫu hệ. Qua mẫu hệ hàng nghìn năm mới sang phụ hệ, để “tính” - cách gọi họ theo dòng cha ra đời! Thời đó, con người chỉ được đánh dấu bằng một từ duy nhất chỉ tên hoặc thêm tước “đế” phía trước như Đế Minh, Đế Nghi… Vậy thì làm sao có ông Phục Hy tên là Nguyễn Thận? Làm sao tin những bức tượng sơn son thiếp vàng lòe loẹt trong đền là Phục Hy, Kinh Dương Vương khi trang phục trên người các ngài là của quan lại triều Minh, triều Thanh?! Vì sao sống cách nhau nhiều nghìn năm mà các vị tổ lại tụ họp trong khoảnh đất hẹp vậy? Vì sao, chỉ là tổ người Việt mà truyền thuyết về các vị lan ra rộng khắp từ Quảng Đông tới Ba Thục? Chỉ là tổ của người Việt với lãnh thổ từ Bắc Bộ tới miền Trung mà sao lại có đền thờ Kinh Dương Vương trên Ngũ Lĩnh? Nhiều, nhiều lắm những câu hỏi không thể trả lời!
  Khi không trả lời được những thắc mắc trên, trong trí tôi nảy sinh câu hỏi: Vì sao lại có sự tình như vậy? Phải rất lâu sau, cùng với sự trưởng thành của nhận thức, tôi nhận ra, những ngôi mộ được đắp, những ngôi đền được xây chỉ là việc thu nhỏ một lịch sử từng diễn ra trên địa bàn rộng lớn. Đó chỉ là sự sa bàn hóa một thực tế lịch sử vĩ đại! Tôi bỗng hiểu và thông cảm với tiền nhân. Từ ký ức và tâm nguyện của mình, các vị đã tạo những mộ gió, những ngôi đền bái vọng. Tấm lòng thành của bao kiếp người đã tạo nên một tín ngưỡng dân gian vô cùng nhân văn nhớ về nguồn cội, thờ kính tổ tiên... Nhưng rồi đám cháu con không hiểu cha ông, u mê biến tín ngưỡng dân gian trở thành chính sử, để tự sướng và lừa thiên hạ thì đã là tai họa!
   Những người chủ trương việc này nghĩ rằng mình đã sáng suốt, khám phá lại lịch sử là vì dân tộc, vì kính ngưỡng tổ tiên. Không ai phủ nhận nhiệt huyết, tấm lòng của họ. Nhưng thực tế cuộc sống đã bày ra trước mắt: yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau!
Trước hết, là xuyên tạc lịch sử:
Do chủ quan, do ít hiểu biết, họ không hiểu rằng, giang sơn xưa của tổ tiên Việt là khoảng trời, khoảng đất mênh mông toàn cõi Đông Á. Từng hàng chục nghìn năm thống lĩnh hai con sông Đông Á (Hoàng Hà, Dương Tử) và xây dựng trên đó nền văn hóa kỳ vĩ. Việc “quy tập,” co cụm tổ tiên về dải đất hẹp Phong Châu chính là phủ định cả cội nguồn lẫn giang sơn vĩ đại của giống nòi! Đó chính là cái tội chối bỏ lịch sử, cũng đồng thời chối bỏ nguồn cội!
   Không chỉ vậy, khi làm việc này, họ tự tước đi của mình vũ khí mạnh mẽ chống lại những mưu toan xuyên tạc sử Việt. Họ từng biết, người Trung Hoa có cuốn sách “Thông sử thế giới vạn năm” hơn 5000 trang, phủ định toàn bộ lịch sử Việt Nam với những dòng ngạo mạn: “Khoảng 2000 năm TCN, bán đảo Đông Dương bước vào thời kỳ đồ Đá Mới… 1000 năm TCN, những bộ lạc cư trú quanh vùng sông Hồng Hà bắt đầu định cư..”  Họ cũng biết, ông giáo sư người Mỹ Liam Kelley chống báng tới cùng sự hiện hữu của Kinh Dương Vương. Ông ta chỉ coi thủy tổ tộc Việt là do đám trí thức Hán hóa thời Trung đại dựa vào cổ thư Trung Hoa bịa tạc ra. Một trong những lý cứ khiến ông ta nghĩ vậy, chính là ở chỗ, truyền thuyết về Kinh Dương Vương phổ biến khắp Trung Hoa. Nếu cứ theo “sa bàn” như quý vị hoạch định hôm nay thì làm sao phản bác được vị giáo sư thông thái nọ? Nhưng nếu nắm được lịch sử trọn vẹn của tổ tiên thì ta có thể nói, chính chứng cứ ông học giả người Mỹ đưa ra đã chống lại ông ta! Đó là do, cộng đồng Việt vốn là khối thống nhất trên toàn đông Á, cùng chung máu mủ, ngôn ngữ và văn hóa. Từ thời Chiến quốc, bị tan đàn xẻ nghé, người Việt mang theo truyền thuyết nguồn đi khắp nơi…

III. Kết luận

Có một thời tăm tối, chúng ta được cổ thư Trung Hoa và những vị thầy Tây dạy rằng, người từ Trung Hoa xuống đồng hóa dân Annam mông muội. Dân Việt là lũ Tàu lai. Tất cả văn hóa Việt là sự bắt chước Trung Hoa chưa trọn vẹn. Người Việt không có chữ, phải mượn chữ Trung Hoa, tiếng Việt mượn 70% từ tiếng Hán… Hàng nghìn năm ta tin như thế!
Trong cái thời tăm tối ấy, chúng ta tìm mọi cách “thoát Trung” bằng việc viết ra lịch sử riêng của mình. Trong đó có những ý tưởng “quy tụ” tổ tiên về đất Phong Châu để tạo ra một cội nguồn, một lịch sử hoàn toàn độc lập với phương Bắc. Ý tưởng như vậy được nuôi bởi  bằng chứng là những ngôi mộ, ngôi đền, những cuốn ngọc phả… khiến không ít người tin vì có nguồn cội “thoát Trung”!
   Nhưng sang thế kỷ này, nhờ khám phá khoa học, ta biết rằng, lịch sử đã diễn ra theo con đường ngược lại: tổ tiên ta từ xa xưa đi lên khai phá Trung Hoa và xây dựng trên toàn bộ Đông Á một nền văn hóa vĩ đại! Không những tiếng Việt, chữ Việt là chủ thể tạo nên tiếng nói và chữ viết Trung Hoa mà nền văn hóa Trung Hoa cũng được xây dựng trên nền tảng văn hóa Việt! Chính đó là cơ sở của ý tưởng từ lâu in sâu trong tâm cảm dân Việt: Trong khi các nhánh khác bị Hán hóa thì người Lạc Việt ở Việt Nam vẫn giữ được giang sơn, đất hương hỏa cuối cùng của tổ tiên.
   Vì vậy, trong những “đồ án phục dựng lịch sử Việt” ra đời lâu nay thì việc sa bàn hóa, quy tập tổ tiên về đất hẹp Phong Châu là sai lầm tai hại nhất. Trong khi những phương án khác chỉ là những ý tưởng trên giấy thì “đồ án” này tác động sâu rộng không chỉ tới lịch sử, tâm linh mà tới cả cuộc sống dân tộc.
  Thưa ông Phan Lan Hoa, thời trẻ làm báo, tôi chỉ viết sự thực cho dù có rước lấy tai họa. Nay vào tuổi cổ lai hy, tôi chỉ viết sử theo sự thật vì biết rằng, chỉ sự thật là còn lại. Vì vậy, tôi không hề dám làm cái việc bạo thiên nghịch địa là “đẩy đưa thủy tổ người Việt sang bên Trung Hoa” như ông ghép tội. Phải đâu là chuyện cá ao ai nấy được? Tôi chỉ làm cái việc trung thực là phát hiện sự việc của quá khứ rồi đặt nó vào đúng chỗ, thưa ông! Theo thiển ý, nếu như có ngôi mộ nào sớm nhất của tổ tiên trên đất Việt thì chỉ có thể là mộ Lạc Long Quân ở  Rào Rum-Ngàn Hống hay tại kinh đô Ao Việt!
   Đáng buồn và đáng sợ là, những người “quy tập” tổ tiên về đất hẹp Phong Châu không ngờ rằng mình đang làm cái việc nguy hại tham bát bỏ mâm. Trong khi hất đi cái mâm thật, không chỉ đầy của cải quý giá mà còn có cả văn tự ghi quyền sở hữu giang sơn vĩ đại của tổ tiên xưa thì quý vị ôm lấy cái bát ảo! Cái mâm quẳng đi rồi, một khi cái bát được chứng minh là giả, không hiểu quý vị tính sao?!
                                                        
                                                        Sài Gòn, Vu Lan năm Giáp Ngọ


*http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/dien-dan38/kinh-gui-ong-ta-duc-va-ong-nguyen-du

BÀN GÓP VỚI HAI ÔNG TẠ ĐỨC VÀ ĐỖ KIÊN CƯỜNG



   Cũng như ông Đỗ Kiên Cường, khi đọc Nguồn Gốc Người Việt Người Mường, tôi nhận ra ông Tạ Đức thiếu cập nhật tài liệu, đã bỏ sót phát hiện mới nhất về thời điểm trồng lúa, khiến cho cuốn sách in năm 2013 mà tư liệu có phần hơi “nguội”. Thực ra, ông Tạ Đức đã tiếp cận vấn đề này khá sát, vì vài năm trước, Hang Dốc Đứng hạt Vạn Niên vẫn được cả nhân loại coi là nơi trồng lúa sớm nhất. Chỉ tới năm 2012, do may mắn, người ta phát hiện tại Động Người Tiên mảnh gốm sớm nhất thế giới 20.000 tuổi và cùng với nó là hạt lúa trồng O. sativa 12.400 năm. Từ đó Tiên Nhân Động vươn lên giữ chức vô địch.
Nhìn tổng thể, các di chỉ trồng lúa nước sớm, được phát hiện khá nhiều:
- Động Người Tiên (Xianrendong) nằm ở chân núi Tiểu Hà (小河 Xiaohe), huyện Vạn Niên, phía đông bắc tỉnh Giang Tây, cách bờ nam sông Dương Tử 100 km. Cách Động Người Tiên khoảng 800 m là hang Diaotonghuan
- Hang Dốc Đứng (Yuchanyan) tại huyện Dao () tỉnh Hồ Nam là một vùng hang động đá vôi ở phía nam lưu vực sông Dương Tử.
-  Miaoyan và Bailiandong ở tỉnh Quảng Tây.

  Các di chỉ này có tuổi xấp xỉ nhau, trong đó Hang Dốc Đứng từng được cho là nơi xuất hiện lúa trồng sớm nhất. Nhưng tới năm 2012, Động Người Tiên giành mất danh hiệu này.
Khi nhìn trên bản đồ, ta thấy những di chỉ trên kéo dài từ Quảng Tây tới Giang Tây, Hồ Nam, cùng ở phía nam Dương Tử. Tất cả đều thuộc địa phận Đông Nam Á, theo quan niệm của Solheim II, “Đông Nam Á tiền sử phía bắc tới nam Dương Tử.”
Vì vậy, việc tranh biện giữa hai ông rằng “lúa trồng đầu tiên ở Quảng Tây hay Nam Dương Tử” là không có ý nghĩa. Trong khi vấn đề quan trọng cần bàn là xác định chủ nhân những nền văn hóa này. Bởi lẽ, khi chưa biết chủ nhân một nền văn hóa thì việc nói nó từ đâu tới, di chuyển tới đâu và có quan hệ thế nào với những văn hóa gần gũi là không có cơ sở! 
Khảo sát toàn bộ di chỉ thời Đá Mới ở Trung Quốc cho thấy, chỉ 7.000 năm trước, người Mongoloid mới xuất hiện tại Hà Mẫu Độ và Ngưỡng Thiều, còn trước đó, trên toàn bộ Đông Á là người Australoid. Điều này có nghĩa, người Australoid là chủ nhân của những di chỉ trên. Những nhà ngữ học cho rằng, tiếng nói vùng Lưỡng Quảng là do ngôn ngữ Thanh Nghệ đưa lên. Điều này là thêm bằng chứng ủng hộ phát hiện di truyền học cho rằng 40.000 năm trước, người từ Việt Nam đi lên Trung Hoa. Sau 20.000 năm đã sáng tạo những nền văn hóa của tộc Việt khắp miền nam Dương Tử. 
Ngườii Việt từ Động Người Tiên, Hang Dốc Đứng, Điếu Thông Hoàn, Bạch Liên Động…di cư tiếp, làm nên văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước, Hà Mẫu Độ 7000 năm trước, văn hóa Ba Thục cùng các nền văn hóa Bùi Lý Cương, Ngưỡng Thiều ở lưu vực sông Hoàng Hà…

Trên đất Việt Nam, người Mongoloid chỉ xuất hiện tại văn hóa Phùng Nguyên, cách nay khoảng 4500 năm. Họ xuất xứ từ đâu và lý do nào gây ra cuộc di cư?
Khảo sát những biến động dân cư và lịch sử trên đất Trung Hoa, tôi cho rằng, đó là người văn hóa Ngưỡng Thiều, gồm Hà Nam, Sơn Đông ngày nay. Một trung tâm kinh tế-văn hóa lớn của người Việt với địa danh Núi Thái - Trong Nguồn. Nguyên nhân của cuộc di cư, nhiều khả năng là do cuộc xâm lăng của dân Mông Cổ du mục vào đất Việt, năm 2698 TCN, lập vương quốc Hoàng Đế. Thất bại trong trận Trác Lộc, người vùng Trong Nguồn-Thái Sơn dùng thuyền theo Hoàng Hà ra biển rồi đổ bộ vào Rào Rum-Ngàn Hống xứ Nghệ. Sự kiện này để lại dư vang trong câu ca “Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra.” Cũng thấy dấu vết trong Ngọc phả Hùng Vương: “Đoàn người từ biển vào. Họ rất hiền lành và tốt bụng, đã giúp dân nhiều việc tốt. Dân bầu người giỏi nhất trong số họ làm vua, gọi là Hùng Vương.” Cùng với việc quân xâm lăng mở rộng đất chiếm đóng, người từ đây di tản nhiều hơn, mang nguồn gen Mongoloid về, góp phần chuyển hóa dân cư Việt Nam sang chủng Mongoloid phương Nam, làm nên dân cư Phùng Nguyên. Cho tới 2000 năm TCN, toàn bộ dân cư trên đất Việt Nam là một chủng duy nhất Mongoloid phương Nam. Người Phùng Nguyên là tổ tiên chung của cả dân tộc Việt Nam, trong đó có người Mường và người Kinh.
 Còn về văn hóa, nhiều khả năng là, trong quá trình khai phá đất Trung Hoa, người Việt theo thời gian đã xây dựng những nền văn hóa có sự tiến bộ khác nhau. Dân cư vùng Trong Nguồn là lớp con cháu đi xa nhất nên tiếp thu được đầy đủ nhất những tiến bộ văn hóa của cha ông. Đồng thời, trong hàng nghìn năm phải chống chọi với người du mục phương Bắc dũng mãnh, đã trở nên khôn ngoan, cứng cáp hơn. Khi trở về “mái nhà xưa” họ đã mang theo những yếu tố tiến bộ, bổ sung vào cái nền văn hóa Việt tộc vốn đã được tổ tiên xây đắp vững vàng từ xa xưa.


                                          




Nhân cách người cầm bút của Tô Hoài phạt, Chiến tranh và Hòa bình, Vụ án, Trăm năm cô đơn rồi Số đỏ, Nỗi buồn chiến tranh, Hồ Quý Ly… người đọc khó lòng chấp nhận Ba người khác là tiểu thuyết! Nếu không phải lập lờ đánh lận con đen thì điều này chứng tỏ nhà văn lớn của chúng ta thiếu kiến thức sơ đẳng về thể loại văn chương. Tiểu thuyết (novel) là truyện kể nhưng không phải mọi truyện kể đều là tiểu thuyết. Phẩm chất chân chính của tiểu thuyết là hư cấu (fiction), là tưởng tượng, là sự khát quát. Do thiếu hư cấu tưởng tượng mà cuốn truyện trở nên manh mún, vụn vặt thậm chí nhảm nhí trước hiện thực lớn lao của cuộc Cải cách ruộng đất long trời lở đất. Do thiếu tính khái quát nên hiện thực dù sống động trong cuốn sách cũng chỉ là một nửa sự thực, làm cho thực tế đất nước bị bóp méo, xuyên tạc đến thảm hại. Thực chất cuốn sách chỉ là một thứ tự truyện (non-fiction) trá hình… Không, Cải cách không đơn giản như vậy. Không phải bỗng dưng mà “ba thằng lăng nhăng” làm đảo lộn được xã hội. Nó có nguyên nhân sâu xa từ những cuộc chỉnh quân chỉnh cán, từ phát đạn bắn vào Người Mẹ Việt Nam yêu nước là bà Nguyễn Thị Năm. Nông thôn Việt Nam cũng không hèn hạ khiếp nhược như vậy. Nếu không phải là sự cố đẫm máu Ba làng An thì cũng có hàng nghìn “địa chủ” “phản động” viết thư tuyệt mệnh gửi cho Đảng, cho Bác “xin cứu con, cứu các đồng chí, cứu đất nước” và có hàng nghìn người trước khi chết thảm miệng còn hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm! Đảng Lao động Việt Nam muôn năm!” Hậu Cải cách cũng không như tác giả mô tả. Dù cho ông cam đoan là sự thực thì cái sự thực được mô tả một cách tự nhiên chủ nghĩa hóa ra lại quá chừng dối trá! Hàng nghìn “ông đội” trung kiên sau Cải cách được đề bạt. Hàng nghìn cốt cán bần cố nông do tố điêu được kết nạp Đảng, khi sửa sai bị nông dân săn đuổi, đã được điều lên huyện lên tỉnh, được chuyển vùng. Họ trở thành nòng cốt trong đội ngũ cán bộ, là những chủ thể của hợp tác hóa, rồi cải tạo công thương nghiệp tư bản sau này. Cái tàn hại của Cải cách ruộng đất không phải là cơn bão đổ nhà gẫy cây mà là di hại lâu dài trong suốt hành trình của đất nước từ những cốt cán đó! Nếu văn là người thì phải hiểu thế nào đây về tư cách công dân, tư cách nhà văn của Tô Hoài? Những người chính trực đi cùng cách mạng nửa thế kỷ nay thường nói: mình là nạn nhân mà cũng là tội phạm của hiện tình đất nước. Nguyễn Minh Châu sám hối bằng “Lời ai điếu…” Chế Lan Viên sám hối trong Di cảo thơ… Nhưng với Tô Hoài thì không thế. Ông không hề là nạn nhân vì trong những năm tháng hiểm nghèo nhất cho hàng triệu người thì ông là đội phó cải cách, trên cả trời, có toàn quyền luận tội, kết án, đêm ôm gái quê. Sau Cải cách, khi văn học cách mạng là thống soái, ông có Vợ chồng A Phủ, Truyện Tây Bắc để hóa thân thành một trong vài ba người vai vế nhất của Hội Nhà văn Việt Nam, cái hội sang trọng và hưởng nhiều ơn mưa móc. Miệng thế gian có cả câu vè về ông: “Đảng đoàn là đảng đoàn Hoài, chỉ đi nước ngoài thực tế thì không!”. Vì những cống hiến đó, ông “ẵm” Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, giải văn chương Giao Chỉ danh giá bậc nhất và nghe đâu ông còn được bằng khen về công trạng bảo vệ Đảng! Khi đất nước đổi mới, ông có Cát bụi chân ai, Chiều chiều rồi bây giờ là Ba người khác… Trước vấn nạn của dân tộc, ông xoa hai bàn tay như người vô can, “hò lơ hò lờ”, tưng tửng kể chuyện đời xưa, chuyện của người khác! Một tuần chay nữa ông có nước mắt: được suy tôn là người can đảm, dám nói sự thật! Dù có thực lòng nghĩ thế thì tôi cũng buộc phải nghi ngờ mình, bởi lẽ nhiều nhà văn uy tín và không ít người tử tế ngợi ca tác phẩm của ông. Vì sao, tôi tự hỏi? Một dịp may khiến tôi giác ngộ. Đấy là Tết Đinh Hợi, tôi đến thăm người bạn thân, là nhà văn “có môn bài”. Câu chuyện của chúng tôi tâm đắc êm xuôi xướng tùy trong mọi đề tài cho tới khi đụng vào Ba người khác. Tôi vừa hé lộ suy nghĩ của mình thì bị dằn mặt: “Tôi kính phục Tô Hoài.” Bạn ngắt lời tôi khá thô bạo. Sau Dế mèn phiêu lưu ký thì đây là tác phẩm quan trọng nhất của ông ta. Thấy bạn “lên cơn”, tôi đấu dịu: “Nhưng đấy đâu phải là tiểu thuyết!” “Vậy ông bảo phải thế nào mới là tiểu thuyết?” Bạn tôi vặc lại. Mỗi nhà văn là người tạo ra phong cách! Mà cần gì phải là tiểu thuyết hay không tiểu thuyết? Miễn dám nói những điều người khác không dám nói là quý rồi. Ông xem, cuộc cải cách như vậy mà mới chỉ có Sắp cưới của Vũ Bão gãi gãi bên ngoài như gãi ghẻ. Đến bây giờ Tô Hoài dám nói lên tất cả! Đảng căm Tô Hoài lắm mà chưa tìm cách nào trị được! Ông cứ viết đi. Tô Hoài đang chờ được “đánh” đó! Bất kỳ kẻ nào đụng đến Tô Hoài cũng là nịnh Đảng, là chống lại tâm linh, nguyện vọng của nhân dân… Nghe giọng nói mang vẻ gây hấn dữ dằn chưa từng thấy nơi người bạn thân thường ngày vốn hiền lành, tôi lặng im ngơ ngác. Chợt tôi nhận ra…. Bạn tôi như lò lửa ngùn ngụt hận thù, là nỗi uất ức như chiếc lò so bật tung lên thỏa thuê sau bao năm tháng bị kìm nén! Tôi hiểu bạn, hiểu nỗi đau nỗi hận vẫn âm thầm chứa chất trong lòng người. Cuộc Cải cách ruộng đất là vết dao phản trắc đâm sâu vào lòng dân tộc. Do chưa được sửa sai thỏa đáng mà sau năm mươi năm vẫn còn nung mủ và rỉ máu! Công việc bây giờ là phải lý giải một cách thuyết phục nguyên nhân của biến cố bi thảm này để tránh lặp lại trong tương lai và hơn hết là hóa giải nỗi thù hận chưa nguôi. Nhà văn đảng viên phải thay mặt Đảng của mình nhỏ những giọt nước mắt sám hối trước dân tộc! Trong hoàn cảnh đảo điên của xã hội hiện tại, có lẽ hơn cả tài năng, chính nhân cách nhà văn làm nên phẩm giá của văn chương! Ba người khác của Tô Hoài không phải là như vậy! Có thể như bạn tôi nói: Ba người khác là tác phẩm quan trọng nhất của nhà văn Tô Hoài. Nếu vậy thì cái quan trọng chính là ở chỗ nó c




Nghe nhiều người khen cuốn Ba người khác của nhà văn Tô Hoài, tôi cố tìm đọc. Đọc xong thì hoang mang… 


Nói cho ngay, đấy là cuốn sách viết khéo với nhiều cảnh đời sống động và được “lên hương” bằng yếu tố gợi dục đậm đà. Quả là cái khéo của bà hàng xén chợ phiên biết bày bán bắt mắt những món hàng xanh xanh đỏ đỏ ... 



Từng đọc Don Quichotte, từng đọc Tội ác và trừng phạt, Chiến tranh và Hòa bình, Vụ án, Trăm năm cô đơn rồi Số đỏ, Nỗi buồn chiến tranh, Hồ Quý Ly… người đọc khó lòng chấp nhận Ba người khác là tiểu thuyết! Nếu không phải lập lờ đánh lận con đen thì điều này chứng tỏ nhà văn lớn của chúng ta thiếu kiến thức sơ đẳng về thể loại văn chương. Tiểu thuyết (novel) là truyện kể nhưng không phải mọi truyện kể đều là tiểu thuyết. Phẩm chất chân chính của tiểu thuyết là hư cấu (fiction), là tưởng tượng, là sự khát quát. Do thiếu hư cấu tưởng tượng mà cuốn truyện trở nên manh mún, vụn vặt thậm chí nhảm nhí trước hiện thực lớn lao của cuộc Cải cách ruộng đất long trời lở đất. Do thiếu tính khái quát nên hiện thực dù sống động trong cuốn sách cũng chỉ là một nửa sự thực, làm cho thực tế đất nước bị bóp méo, xuyên tạc đến thảm hại. Thực chất cuốn sách chỉ là một thứ tự truyện (non-fiction) trá hình… Không, Cải cách không đơn giản như vậy. Không phải bỗng dưng mà “ba thằng lăng nhăng” làm đảo lộn được xã hội. Nó có nguyên nhân sâu xa từ những cuộc chỉnh quân chỉnh cán, từ phát đạn bắn vào Người Mẹ Việt Nam yêu nước là bà Nguyễn Thị Năm. Nông thôn Việt Nam cũng không hèn hạ khiếp nhược như vậy. Nếu không phải là sự cố đẫm máu Ba làng An thì cũng có hàng nghìn “địa chủ” “phản động” viết thư tuyệt mệnh gửi cho Đảng, cho Bác “xin cứu con, cứu các đồng chí, cứu đất nước” và có hàng nghìn người trước khi chết thảm miệng còn hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm! Đảng Lao động Việt Nam muôn năm!” Hậu Cải cách cũng không như tác giả mô tả. Dù cho ông cam đoan là sự thực thì cái sự thực được mô tả một cách tự nhiên chủ nghĩa hóa ra lại quá chừng dối trá! Hàng nghìn “ông đội” trung kiên sau Cải cách được đề bạt. Hàng nghìn cốt cán bần cố nông do tố điêu được kết nạp Đảng, khi sửa sai bị nông dân săn đuổi, đã được điều lên huyện lên tỉnh, được chuyển vùng. Họ trở thành nòng cốt trong đội ngũ cán bộ, là những chủ thể của hợp tác hóa, rồi cải tạo công thương nghiệp tư bản sau này. Cái tàn hại của Cải cách ruộng đất không phải là cơn bão đổ nhà gẫy cây mà là di hại lâu dài trong suốt hành trình của đất nước từ những cốt cán đó! 



Nếu văn là người thì phải hiểu thế nào đây về tư cách công dân, tư cách nhà văn của Tô Hoài? Những người chính trực đi cùng cách mạng nửa thế kỷ nay thường nói: mình là nạn nhân mà cũng là tội phạm của hiện tình đất nước. Nguyễn Minh Châu sám hối bằng “Lời ai điếu…” Chế Lan Viên sám hối trong Di cảo thơ… Nhưng với Tô Hoài thì không thế. Ông không hề là nạn nhân vì trong những năm tháng hiểm nghèo nhất cho hàng triệu người thì ông là đội phó cải cách, trên cả trời, có toàn quyền luận tội, kết án, đêm ôm gái quê. Sau Cải cách, khi văn học cách mạng là thống soái, ông có Vợ chồng A Phủ, Truyện Tây Bắc để hóa thân thành một trong vài ba người vai vế nhất của Hội Nhà văn Việt Nam, cái hội sang trọng và hưởng nhiều ơn mưa móc. Miệng thế gian có cả câu vè về ông: “Đảng đoàn là đảng đoàn Hoài, chỉ đi nước ngoài thực tế thì không!”. Vì những cống hiến đó, ông “ẵm” Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, giải văn chương Giao Chỉ danh giá bậc nhất và nghe đâu ông còn được bằng khen về công trạng bảo vệ Đảng! Khi đất nước đổi mới, ông có Cát bụi chân ai, Chiều chiều rồi bây giờ là Ba người khác… Trước vấn nạn của dân tộc, ông xoa hai bàn tay như người vô can, “hò lơ hò lờ”, tưng tửng kể chuyện đời xưa, chuyện của người khác! Một tuần chay nữa ông có nước mắt: được suy tôn là người can đảm, dám nói sự thật! 



Dù có thực lòng nghĩ thế thì tôi cũng buộc phải nghi ngờ mình, bởi lẽ nhiều nhà văn uy tín và không ít người tử tế ngợi ca tác phẩm của ông. 



Vì sao, tôi tự hỏi? 



Một dịp may khiến tôi giác ngộ. Đấy là Tết Đinh Hợi, tôi đến thăm người bạn thân, là nhà văn “có môn bài”. Câu chuyện của chúng tôi tâm đắc êm xuôi xướng tùy trong mọi đề tài cho tới khi đụng vào Ba người khác. Tôi vừa hé lộ suy nghĩ của mình thì bị dằn mặt: 



“Tôi kính phục Tô Hoài.” Bạn ngắt lời tôi khá thô bạo. Sau Dế mèn phiêu lưu ký thì đây là tác phẩm quan trọng nhất của ông ta. 



Thấy bạn “lên cơn”, tôi đấu dịu: 



“Nhưng đấy đâu phải là tiểu thuyết!” 



“Vậy ông bảo phải thế nào mới là tiểu thuyết?” Bạn tôi vặc lại. Mỗi nhà văn là người tạo ra phong cách! Mà cần gì phải là tiểu thuyết hay không tiểu thuyết? Miễn dám nói những điều người khác không dám nói là quý rồi. Ông xem, cuộc cải cách như vậy mà mới chỉ có Sắp cưới của Vũ Bão gãi gãi bên ngoài như gãi ghẻ. Đến bây giờ Tô Hoài dám nói lên tất cả! Đảng căm Tô Hoài lắm mà chưa tìm cách nào trị được! Ông cứ viết đi. Tô Hoài đang chờ được “đánh” đó! Bất kỳ kẻ nào đụng đến Tô Hoài cũng là nịnh Đảng, là chống lại tâm linh, nguyện vọng của nhân dân… 



Nghe giọng nói mang vẻ gây hấn dữ dằn chưa từng thấy nơi người bạn thân thường ngày vốn hiền lành, tôi lặng im ngơ ngác. Chợt tôi nhận ra…. Bạn tôi như lò lửa ngùn ngụt hận thù, là nỗi uất ức như chiếc lò so bật tung lên thỏa thuê sau bao năm tháng bị kìm nén! 



Tôi hiểu bạn, hiểu nỗi đau nỗi hận vẫn âm thầm chứa chất trong lòng người. 



Cuộc Cải cách ruộng đất là vết dao phản trắc đâm sâu vào lòng dân tộc. Do chưa được sửa sai thỏa đáng mà sau năm mươi năm vẫn còn nung mủ và rỉ máu! Công việc bây giờ là phải lý giải một cách thuyết phục nguyên nhân của biến cố bi thảm này để tránh lặp lại trong tương lai và hơn hết là hóa giải nỗi thù hận chưa nguôi. Nhà văn đảng viên phải thay mặt Đảng của mình nhỏ những giọt nước mắt sám hối trước dân tộc! Trong hoàn cảnh đảo điên của xã hội hiện tại, có lẽ hơn cả tài năng, chính nhân cách nhà văn làm nên phẩm giá của văn chương! 



Ba người khác của Tô Hoài không phải là như vậy! 



Có thể như bạn tôi nói: Ba người khác là tác phẩm quan trọng nhất của nhà văn Tô Hoài. Nếu vậy thì cái quan trọng chính là ở chỗ nó chôn vùi nhà văn cả về văn chương cả về nhân cách? 



Khai bút Xuân Đinh Hợi


Viết lại lịch sử Trung Hoa







VIẾT LẠI


LỊCH SỬ TRUNG HOA


Copyright © 2013  Ha Van Thuy
All rights reserved.

ISBN-13: 978-1500462673






 Thưa quý vị độc giả,
Cuốn sách mới của tôi VIẾT LẠI LỊCH SỬ TRUNG HOA sắp xuất bản
Xin gửi tới quý vị
Lời nói đầu và Lời giới thiệu




                                                                          Kính dâng anh linh những người Việt

                                                                 từng đi khai phá đất Trung Hoa



                                                             




 LỜI NÓI ĐẦU




Bạn thân mến,

Bạn đang đọc những dòng dầu tiên của cuốn sách sẽ chấn động niềm tin và thức tỉnh lương tri bạn.

Cho đến nay, không chỉ bạn mà cả thế giới tin rằng, người phương Tây đem văn minh đến Trung Hoa. Tới lượt mình, người Trung Hoa mang văn minh xuống khai hòa dân An Nam mông muội. Ngôn ngữ Việt mượn 60% tiếng Hán. Văn hóa Việt là sự vay mượn văn hóa Trung Quốc chưa đến nơi đến chốn…
Đó là sự dối trá vĩ đại được áp đặt thành tín điều suốt thế kỷ qua!
Từ tri thức của thế kỷ mới, cuốn sách này sẽ nói với bạn một sự thật trái ngược.                                                                                                           Hàng vạn năm trước, khi phần lớn nhân loại còn sống vùi trong băng giá thì từ Việt Nam, người Việt đã mang rìu đá – công cụ ưu việt của loài chúng ta thời đó – đi lên khai phá đất Trung Hoa. Rồi cũng từ Việt Nam, những lớp di dân tiếp theo mang cây lúa, cây kê, giống gà, giống chó lên xây dựng nền văn minh nông nghiệp rực rỡ trên Hoa lục. Tiếng nói Trung Hoa được sinh ra từ tiếng Việt. Chữ tượng hình Giáp cốt văn Trung Hoa do người Việt sáng tạo. Kinh Thi, kinh Thư, kinh Nhạc, kinh Lễ là của người Việt. Âm Dương, Ngũ Hành, Thiên Can, Địa Chi, Bát Quái và Dịch lý… cũng là sáng tạo của người Việt. Nếu lịch sử một quốc gia là lịch sử của những cộng đồng dân cư chủ đạo làm nên quốc gia đó, thì lịch sử Trung Hoa chính là lịch sử của người Việt đã và đang sống trên đất Trung Hoa. Bạn ngỡ ngàng, bạn nghi ngờ? Không có gì lạ vì nhiều người cũng hoài nghi như bạn! Dễ gì trong chốc lát lật ngược sự thật bị khuất lấp hơn hai nghìn năm! Vâng, hai nghìn năm lầm lạc! Nguyên do là trong quá khứ, người Việt bị mất đất đai, mất chữ viết nên mất luôn lịch sử. Từ chủ nhân của nền văn minh phương Đông rực rỡ, người Việt bị tước đoạt tất cả để trở thành đám trôi sông lạc chợ, học nhờ đọc mướn!
Rất may là, sang thế kỷ này, trí tuệ nhân loại đã soi sáng quá khứ bị quên lãng, trả lại công bằng cho lịch sử. Vì lẽ đó, phải viết lại lịch sử Trung Hoa. Cuốn sách nhỏ nơi tay bạn sẽ là những dòng đầu, chương đầu của mọi cuốn sử Trung Hoa trong tương lai.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp đã vì tôi viết lời giới thiệu quý báu. Cảm ơn hai người bạn Hà Hưng Quốc và Đỗ Ngọc Thành cho phép sử dụng tài liệu rất có giá trị cho sách này.
                                                                                                   
                                                                                      Sài Gòn Xuân 2013
                                                                                          Hà Văn Thùy
                                                        LỜI GIỚI THIỆU
Anh Hà Văn Thùy là người bạn mà tôi quen biết từ hơn 10 năm nay qua những bài viết trước kia của anh và của riêng tôi về lịch sử và nguồn gốc con người ở Đông Nam Á và Đông Á, dựa trên những khám phá khoa học mới về di truyền học vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Chúng tôi đã liên lạc qua điện thư và tiếp xúc trao đổi vài lần khi tôi có dịp về Việt Nam qua đó tôi được biết anh không những là nhà văn, nhà báo mà trước đó anh đã là nhà sinh học, tốt nghiệp cử nhân sinh học từ trường đại học (Hanoi University, 1963-1967)... Điều này cho tôi câu trả lời một phần về sự đam mê hăng say của anh trong các công trình nghiên cứu về cội nguồn dân tộc Việt và các cư dân Đông Nam Á và Đông Á qua các chứng cứ về di truyền học.
Ở Australia trong các năm 2003-2006, tôi, anh Nguyễn Văn Tuấn và anh Cung Đình Thanh có cộng tác viết các bài về đề tài này để đăng trên tập san Tư Tưởng do anh Cung Đình Thanh sáng lập. Chúng tôi có liên lạc, trao đổi thông tin và chia sẻ các ý tưởng, đề tài nghiên cứu với anh Thùy. Sau này khi anh Thanh mất, và cũng do bản thân tôi chuyển qua các lãnh vực và đề tài nghiên cứu khác nên không còn liên lạc nhiều với anh Thùy.
Gởi email cho tôi, anh Thùy tâm sự: “Trong đêm trường dạ ngược thời gian tìm về nguồn cội, tôi vui mừng khôn xiết khi gặp nơi nhóm Tư tưởng đốm sáng dẫn đường. Tôi đã noi theo các anh với bao hy vọng. Nhưng rồi anh Thanh mất, anh và anh Tuấn “theo nghề bỏ cuộc chơi”, tôi trở nên bơ vơ…”
Có thể là bơ vơ một lúc nào đó nhưng do có hướng rồi nên anh Thùy không bỏ cuộc. Vốn là nhà sinh học tự phấn đấu thành nhà văn có hiểu biết nhất định về tiến trình lịch sử dân tộc, lại may mắn được tiếp cận tư tưởng Việt Nho của triết gia Kim Định nên khi bắt gặp những phát hiện của di truyền học, những hạt giống được gieo từ nhiều nguồn, đã bùng phát nảy nở. Chỉ trong vòng năm năm từ 2007 tới 1011, anh cho in ba cuốn sách: Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (NXB Văn học, 2007), Hành trình tìm lại cội nguồn (Văn học, 2008) và Tìm cội nguồn qua di truyền học (Văn học, 2011). Ba cuốn sách cùng một đề tài, nhưng với mỗi cuốn là một sự phát hiện, là sự chín dần của tri thức và tư tưởng. Ở lời tựa cuốn thứ ba, tác giả viết: “Trong khi hào hứng phục dựng lâu đài văn hóa nguy nga, kỳ vĩ của tộc Việt, người viết chưa kịp đắp những bậc cấp khiến người chiêm ngưỡng chưa có đường lên, ngờ rằng đó là “lâu đài cất bằng hơi nước!” Vì vậy, người viết thấy cần làm cuốn sách khác, một tuyển tập những công trình nghiên cứu tiên phong và đáng tin cậy về lĩnh vực đang quan tâm, những khảo cứu của người viết và những bài mà các tác giả có nhã ý trao đổi, để rộng đường ngôn luận.” Và anh đã làm được công việc mình đặt ra. Những công trình có giá trị đặt nền tảng cho khoa học mới, nghiên cứu nguồn gốc và sự di cư của loài người đến Việt Nam của nhóm J.Y. Chu, của Stephen Oppenheimer, của Wilhelm Solheim II … trước đó chỉ được dẫn qua thư mục tiếng Anh, nay được dịch sang tiếng Việt. Không chỉ bằng lòng với việc chuyển ngữ, tác giả, trong khả năng của mình, sau mỗi bản dịch đã đưa ra bình luận riêng về những tài liệu trên, góp phần hướng dẫn người đọc. Đúng như tác giả nói: “Với tính chất như vậy, cuốn sách này có thể là tài liệu nhập môn giúp độc giả tiếp cận phương pháp khoa học mới trong nghiên cứu thời tiền sử người Việt.”
Sau cuốn sách thứ ba, tác giả của tiểu thuyết Nguyễn Thị Lộ muốn giã từ thời tiền sử để trở lại hiện tại với cuốn tiểu thuyết đang viết... Nhưng rồi trong lúc nào đó, anh ngộ ra, tất cả những phát hiện về cội nguồn cùng văn hóa Việt chẳng đã mở ra bí mật của thế giới Trung Hoa sao? Vì vậy, vào mùa Xuân năm 2012 cuốn Viết lại lịch sử Trung Hoa được khởi thảo. Tác giả tâm sự, khi bắt tay vào viết, anh cho rằng những tư liệu mình có đã đủ cho cuốn sách. Nhưng khi những chương sách hiện ra, anh nhận thấy mình còn thiếu quá nhiều. Vì vậy, anh dừng lại và nhờ internet, mò tay tới tận cùng trí tuệ nhân loại để lôi ra những tri thức về Trung Hoa, từ Chu Khẩu Điếm, Ngưỡng Thiều, Long Sơn… tới những khám phá mới nhất nơi Động Người Tiên bên bờ sông Dương Tử đầu năm 2012, thực hành một cuộc đại kiểm kê trí tuệ nhân loại về nền văn minh lớn nhất hành tinh! Và bằng tâm trí mẫn tiệp đặc biệt, anh đã kết nối rồi giải mã, biến những tri thức đã biết của từng khoa học riêng lẻ, thăng hoa thành những nhận định mới mẻ tới ngỡ ngàng…
Một bản Viết lại lịch sử Trung Hoa của anh Thùy đang nằm trên bàn tôi với đề nghị viết lời giới thiệu. Đây là vinh dự và cũng là công việc khó khăn, nặng nề vì với cuốn sách này, không thể viết như bài điểm sách thông thường. Muốn có bài viết tương xứng, cần không it thời gian và tâm huyết.
                                                                       *
                                                                   *     *
Muốn tiếp cận cuốn sách này trước hết cần phải hiểu lịch sử hình thành của khoa học nhân văn Việt Nam. Theo một nghĩa nào đó, thì khoa học nhân văn Việt Nam mơ hồ đã xuất hiện những ý tưởng sơ khai từ xa xưa, khi con người ngưỡng vọng tổ tiên thời còn ăn lông ở lỗ, với câu chuyện quả bẩu của người Dao: “Trời sinh ra quả bầu. Sau nạn đại hồng thủy, quả bầu vỡ. Mỗi hạt bầu là một tộc người túa ra sinh sống trên mặt đất.” Tiếp đó, từ huyền thoại Trung Hoa, dân ta tìm được ông tổ Toại Nhân làm ra lửa, bà Nữ Oa đội đá vá trời, ông Phục Hy làm ra Dịch và ông Thần Nông “giáo dân nghệ ngũ cốc.” Gần hơn là Cha Rồng Lạc Long Quân cùng Mẹ Tiên Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng… Người Việt truyền ngôn: Việt Hoa đồng chủng đồng văn nên dòng đầu tiên của Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Thuở Hoàng Đế dựng muôn nước…”  Những ý tưởng mang tính khoa học nhân văn sơ khai vốn bàng bạc từ xa xưa nhưng khoa học nhân văn thực sự của Việt Nam chỉ ra đời khi nhà nước bảo hộ Pháp thành lập Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội vào năm 1898.
Ở thời điểm đó, tri thức về Viễn Đông của học giả Pháp còn nghèo nàn nên nhân vật chính yếu của Viện là những nhà Hán học như L. Aurousseau, H. Maspéro… Là học giả phương Tây, mặc nhiên các vị này mang quan niệm Âu trung – Châu Âu là trung tâm của văn minh nhân loại. Vũ khí trí tuệ siêu việt của những người đi “khai hóa” là hai định đề khoa học vững chắc: văn minh nhân loại từ Lưỡng Hà truyền qua Hy-La sang châu Âu rồi từ đó qua Trung Á vào Trung Quốc, sau cùng xuống Đông Nam Á. Còn con người, từ cao nguyên Tạng chuyển dịch về phía đông nam, qua Trung Hoa tới Việt Nam. Là nhà nho, họ đương nhiên cũng là đệ tử của quan niệm Hoa tâm – Trung Quốc là trung tâm của văn minh phương Đông. Dưới mắt họ, Việt Nam cùng Đông Nam Á chỉ là vũng nước đọng của lịch sử! Vì vậy, để hiểu về xứ Annam mông muội, học giả Pháp bắt đầu từ cổ thư Trung Hoa.   
Năm 1904, trong cuốn Le Cambodge xuất bản tại Paris, viện sĩ E. Aymonier đề xuất giả thuyết: “Tổ tiên những người ngôn ngữ Mon-khmer bắt nguồn từ những sườn núi phía nam Tây Tạng rồi di chuyển về phương nam theo hai hướng, hướng tây nam sinh ra người Munda ở Ấn Độ, hướng đông nam sinh ra các tộc Mon-khmer ở Đông Dương.”
Từ thuyết này, vào đầu những năm 20 thế kỷ trước, học giả L. Aurousseau khai thác thư tịch Trung Hoa, cho rằng: “Người Việt Nam trước ở Trung Hoa rồi mới di cư qua miền Bắc Việt Nam. Nước Sở thuộc dòng Bách Việt, lãnh thổ bao gồm hai tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam ngày nay, xuất hiện trước thế kỷ thứ XI trước CN. Ðến thế kỷ thứ IX trước CN, một ngành nước Sở di cư về phía Nam, dọc theo sông Dương Tử, định cư ở Chiết Giang, thành lập nước Việt (Việt Vương Câu Tiễn) vào thế kỷ thứ VI trước CN. Năm 333 trước CN, nước Sở đánh bại nước Việt, người Việt chạy về phương Nam theo bốn nhóm: Nhóm Ðông Âu hay là Việt Ðông ở miền Ôn Châu (Chiết Giang). Mân Việt ở Phúc Kiến. Nam Việt ở Quảng Ðông, Quảng Tây. Lạc Việt ở phía Nam Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam. Các nhóm kể trên bị Hán hóa, chỉ còn lại nhóm Lạc Việt là tồn tại…”
”Vậy thời ta có đủ chứng cớ mà nói quyết rằng người An Nam ngày nay là dòng dõi trực tiếp của người nước Việt bị diệt năm 333, và tiên tổ ngàn xưa, về thế kỷ thứ VI trước Gia tô, đã ở miền tỉnh Triết Giang nước Tàu ngày nay, vào khoảng lưu vực con sông cùng tên ấy”(1)
Áp dụng hai thuyết trên vào lĩnh vực ngôn ngữ học, nhà ngữ học hàng đầu của Viễn Đông Bác Cổ L. Maspéro cho rằng: “Tiếng Việt vay mượn khoảng 70% từ tiếng Hán.”
Một trong những học giả danh tiếng thời đó là Georges Coedès, Giám đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ từ thập niên 1920 đến 1950. Qua những văn bia chữ Phạn thấy ở các tháp Chăm tại Việt Nam, ông cho rằng Đông Nam Á chỉ là hậu thân của hai nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Quốc.
Từ thập niên 1920, Viện Viễn Đông Bác Cổ tiến hành nhiều khai quật khảo cổ học, phát hiện văn hóa đá mới Hòa Bình. Tới thập niên 1930 tìm thấy trống đồng Đông Sơn được đúc một cách tinh xảo. Nhìn nhận việc này, nhà nhân chủng học người Áo Robert Heine-Geldern cho rằng Đông Nam Á là vùng đã kinh qua nhiều "làn sóng văn hóa”, và những cuộc di cư liên tục đem đến cho Đông Nam Á những kỹ thuật hiện đại. Ông tin rằng, những cái rìu mang hình lưỡi vòm hay những người thợ làm ra chúng chắc chắn phải xuất phát từ miền Bắc Trung Quốc. Trống đồng Đông Sơn là thành quả của một làn sóng văn hóa khác, xuất phát từ người Đông Âu, những người di cư về phía Nam vào khoảng 1000 năm trước Công nguyên và đến Đông Nam Á vào khoảng 500 năm sau đó.
 Trong khi học giả hàng đầu của Đông phương học Pháp tự khuôn mình trong định kiến hẹp như vậy thì bức tranh toàn cảnh của khoa học nhân văn thế giới đa dạng hơn.
Thời đó đã tồn tại hai giả thuyết về nguồn gốc con người. Giả thuyết Phi châu (Out of Africa hypothesis.) phát biểu rằng con người hiện đại chỉ xuất hiện từ Phi châu khoảng 100.000 đến 200.000 năm trước. Trái ngược với nó là Giả thuyết Nhiều vùng (Multiregional hypothesis) lý giải rằng con người hiện đại tiến hóa trong nhiều địa bàn trên thế giới từ Homo erectus khoảng 1 đến 2 triệu năm trước.
 Tư tưởng của Thuyết Nhiều vùng kết hợp với cổ thư Trung Hoa đã chi phối các học giả Viễn Đông Bác Cổ, khiến họ có cái nhìn định kiến về Viễn Đông.
Tháng Giêng năm 1932, Hội nghị Khảo cổ học Quốc tế về Tiền sử Viễn Ðông họp tại Hà Nội xác nhận: "Văn hóa Hòa Bình là trung tâm phát minh nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp cùng chăn nuôi gia súc đầu tiên trên thế giới. Trung tâm nông nghiệp Hòa Bình có trước vùng Lưỡng Hà 3000 năm." (Encyclopédia d’Archeologie). Tuy nhiên phát hiện này không được trường phái Viễn Đông Bác Cổ ủng hộ.
Sự bảo thủ như vậy không chỉ về khảo cổ mà còn trong nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là ngôn ngữ học. Cho tới năm 1905,  Đại tá người Pháp Frey, H, (1847-1932) từng làm việc tại Tây Phi và Đông Dương đã công bố ba cuốn sách liên quan tới ngôn ngữ Việt Nam là: 1. L'Annamite, mère des langues; communauté d'origine des races celtiques, sémitiques, soudanaises et de l'Indo-Chine, Paris, 1892, 248p. (Tiếng Việt, mẹ của các ngữ; cộng đồng có nguồn gốc của các chủng tộc Celtic, Do Thái, Sudan và Đông Dương); 2. Annamites et extréme occidentaux, recherche sur l'origine des langues, Paris Hachette, 1894, 272 p. (An Nam và Viễn Tây, nghiên cứu về nguồn gốc của ngôn ngữ) và 3. Les Egyptiens préhistoriques identifiés avec les Annamites, d'aprés les inscriptions hiéroglyphiques Paris, Hachette, 1905, 106 p. (Người Ai Cập thời tiền sử liên hệ với An Nam qua chữ khắc tượng hình). Một vài tác giả khác cũng có cái nhìn gần gũi với Frey: tiếng Việt là mẹ các ngôn ngữ phương Đông. Tuy nhiên các học giả chủ chốt của Viễn Đông Bác Cổ phản bác đề xuất này. Đặc biệt, từ năm 1933 tới 1937, có cuộc tranh luận giữa nhà ngữ học Ba Lan Przilusky với viện sĩ Maspéro về nguồn gốc của ngôn ngữ Việt Nam. Trong khi Przilusky đồng ý với Frey là tiếng Việt sinh ra các ngôn ngữ phương Đông thì Maspéro cực lực phản đối, vẫn giữ quan điểm của mình: tiếng Việt vay mượn 70% từ tiếng Trung Hoa. Ở đây, kẻ chiến thắng không phải chân lý khoa học mà là vai vế của người tranh luận. Quan điểm của Przilusky bị bác bỏ. Các học giả tiên phong người Việt từ Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố tới Đào Duy Anh học theo rồi truyền bá thành kiến thức chính thống trong cộng đồng người Việt.
Trong khi các yếu nhân của Viễn Đông Bác Cổ cứ theo định kiến của minh thì trên thực địa khoa học ngày càng xuất hiện nhiều tiếng nói trái chiều.
Năm 1952, tiếp nối tư tưởng của Hội nghị về Tiền sử Viễn Đông 20 năm trước, học giả Hoa Kỳ C. Sauer viết trong cuốn Cội nguồn nông nghiệp và sự phát tán (Agricultural Origins and Dispersals): "Ðúng là nông nghiệp đã tiến triển qua hai giai đoạn mà giai đoạn đầu là Văn hóa Hòa Bình. Lúa nước đã được trồng cùng lúc với khoai sọ." “Tôi đã chứng minh Ðông Nam Á là cái nôi của nền nông nghiệp cổ nhất. Và tôi cũng chứng minh rằng văn hóa nông nghiệp có nguồn gốc gắn liền với đánh cá bằng lưới ở xứ này. Tôi cũng chứng minh rằng những động vật gia súc xưa nhất bắt nguồn từ Ðông Nam Á, và đây là trung tâm quan trọng của thế giới về kỹ thuật trồng trọt và thuần dưỡng cây trồng bằng cách tái sinh sản thực vật."
Năm 1965, để cứu một di chỉ sắp chìm trong hồ thủy điện, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Solheim II được phái đến Thái Lan. Qua hiện vật tìm được ở Động Linh hồn (Spirit Cave), Chester Gorman và các cộng sự ước đoán rằng Động Linh hồn đã được con người sử dụng khoảng 10.000 năm trước CN. Tại đây, ông phát hiện một cây rìu và dao có niên đại 7.000 năm trước CN (niên đại này còn cổ hơn các cây rìu tìm thấy ở Trung Quốc đến 2.000 năm. Trước đó, người ta vẫn cho rằng các công cụ như thế do Trung Quốc "xuất cảng" sang Đông Nam Á khoảng 3.000 năm trước Công nguyên).
Năm 1972 Chester Gorman trở lại Thái Lan. Ông tìm thấy hai động khác, và có thể kết luận rằng có một quá trình định cư của con người tại đây khoảng 10.000 năm trước Công nguyên đến 1.000 năm sau Công nguyên. Ông đặt tên nền kinh tế thịnh vượng này là nền kinh tế Hòa Bình (vì các công cụ dùng có cùng hình dạng với công cụ tìm thấy tại Hòa Bình trước đó). Năm 1966, một học trò khác của Solheim II là Donn Bayard tiến hành khai quật một nghĩa trang thời tiền sử có tên là Non Nok Tha (Thái Lan). Tại đây, dù chỉ đào xuống 1,5 mét, ông đã phát hiện 800 bình, lọ làm bằng gốm được chôn cất cùng với những chủ nhân của chúng. Qua phân tích, Bayard ước tính niên đại của các di chỉ này từ 3.500 đến 2.000 năm trước Công nguyên (thời gian này cũng là lúc các thành phố vùng Lưỡng Hà bắt đầu xuất hiện). Ngoài ra, Bayard còn khám phá một số công cụ như rìu, vòng đeo tay làm bằng đồng và thiếc. Những công cụ tìm thấy ở đây hoàn toàn không có dấu hiệu thô sơ chút nào; ngược lại, chúng cho thấy người sản xuất đã nấu chảy kim loại và đổ khuôn. Những phát hiện tại Động Linh Hồn và nghĩa trang Non Nok Tha là một thách thức nghiêm trọng đến những giả thuyết từng được lưu hành và chấp nhận trước đây.
Từ những khám phá trên, vào năm 1967, Giáo sư W.G. Solheim II đã viết:
   "Tôi cho rằng khi chúng ta nghiên cứu lại nhiều cứ liệu ở lục địa Ðông Nam Á, chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện ra rằng việc thuần dưỡng cây trồng đầu tiên trên thế giới đã được dân cư Hòa Bình (Việt Nam) thực hiện trong khoảng 10.000 năm TCN..."
  "Rằng Văn hóa Hòa Bình là văn hóa bản địa không hề chịu ảnh hưởng của bên ngoài, đưa tới Văn hóa Bắc Sơn."
  "Rằng miền Bắc và miền Trung lục địa Ðông Nam Á có những nền văn hóa tiến bộ mà trong đó đã có sự phát triển của dụng cụ đá mài nhẵn đầu tiên của châu Á, nếu không nói là đầu tiên của thế giới và gốm đã được phát minh..." "Rằng không chỉ là sự thuần hóa thực vật đầu tiên như ông Sauer đã gợi ý và chứng minh mà thôi, mà còn đi xa hơn, nơi đây đã cung cấp tư tưởng về nông nghiệp cho phương Tây. Và sau này một số cây đã được truyền đến Ấn Ðộ và châu Phi. Và Ðông Nam Á còn tiếp tục là một khu vực tiên tiến ở Viễn Ðông cho đến khi Trung Quốc thay thế xung lực này vào nửa đầu thiên niên kỷ thứ 2 TCN, tức khoảng 1500 năm TCN." (2)
Người phương Tây có ngạn ngữ “Khi đại bác gầm thì họa mi im tiếng.” Tiếng nói trong cô đơn của nhà khoa học bị át đi không chỉ bởi bom đạn. Điều lạ lùng là chúng không hề gây tiếng vang nào trong giới khoa học Việt Nam.
Cũng thời gian này, dưới đạn bom, giới khảo cổ miền Bắc Việt Nam hồ hởi phát hiện thêm về nền văn hóa Đông Sơn với mục tiêu chính trị, chứng minh cho thời Hùng vương trong sử Việt.
Phát huy tư tưởng Maspéro của Viễn Đông Bác Cổ, dưới ánh đèn dầu trong lán trại sơ tán tại Đại Từ Thái Nguyên, vị giáo sư hàng đầu của ngôn ngữ học Việt Nam Nguyễn Tài Cẩn khởi thảo công trình ngữ học lớn: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán - Việt! Một học giả khác, Cao Xuân Hạo, đơn thương độc mã tìm lại bản thể của ngữ pháp Việt mà theo ông đã bị các nhà Tây học xuyên tạc!
Trong bộ môn nhân chủng học, Giáo sư Nguyễn Đình Khoa hàng ngày rị mọ đo lại chỉ số của hơn 70 chiếc sọ trong sưu tập sọ cổ Việt Nam, thai nghén công trình Nhân chủng học Đông Nam Á.
Vào thập niên 1980, những công trình hoài thai trong khói lửa đã ra đời.
Áp dụng quan niệm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác, khoa học lịch sử Việt Nam dân chủ cộng hòa kết tội Triệu Đà xâm lược và trục xuất thời đại nhà Triệu khỏi chính sử. Từ phát hiện về văn hóa Đông Sơn, các sử gia Việt Nam chối bỏ truyền thuyết nhà nước Xích Quỷ năm 2879 TCN để khẳng định, lịch sử Việt bắt đầu cách nay 2700 năm.
Cuốn sách Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt ra đời. Vựợt qua người thầy Tây của mình, Giáo sư Nguyễn khám phá ra trong tiếng Việt có lớp từ Hán cổlớp từ Hán Việt Việt hóa, mặc nhiên thừa nhận, tiếng Việt còn vay mượn nhiều hơn 70% từ ngôn ngữ Mẹ Hán! Được giới học thuật trong nước và quốc tế đánh giá cao, tác giả nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I. Trong khi đó, bằng nhiều nghiên cứu, Cao Xuân Hạo từng bước tìm lại ngữ pháp nguyên thủy của tiếng Việt đã nhiều năm bị cải biến theo văn phạm Gôloa! Và cố nhiên, ông trở thành con người khó chịu, không được ưa chuộng!
Trong công trình Nhân chủng học Đông Nam Á, Giáo sư Nguyễn Đình Khoa kết luận:
“Thoạt kỳ thủy, trên lãnh thổ Việt Nam và Đông Nam Á xuất hiện hai đại chủng Mongoloid và Australoid, họ hỗn hòa với nhau cho ra bốn chủng Indonesien, Melanesien, Vedoid và Negritoid, thuộc nhóm loại hình Australoid. Vào thời Ðá Mới, cư dân Ðông Nam Á thuộc hai đại chủng Australoid và Mongoloid cùng với các loại hình hỗn chủng giữa chúng cộng cư với nhau, trong đó Indonesien và Melanésien là hai thành phần chủ yếu.  Sang thời Ðồng-Sắt, trên toàn Ðông Nam Á diễn ra việc chuyển hóa mạnh từ loại hình Indonesien sang loại hình Nam Á (Mongoloid phương Nam). Thành phần Australoid thu hẹp đến tối đa trong khu vực, không hiểu là do di dân hay đồng hóa.”
Từ hôm nay nhìn lại, qua lăng kính di truyền học, ta thấy rằng, đó là phát hiện cực kỳ chính xác, có thể nói, là thành tựu cao nhất mà nền nhân chủng học “đo sọ” có được. Tuy nhiên, do hạn chế của khoa học lúc đó, khám phá của vị giáo sư cũng như câu hỏi do ông đặt ra vẫn treo đó!
Và cho tới năm 2003, Giáo sư Trần Quốc Vượng, ở ngôi “tứ trụ” của sử học Việt Nam vẫn tuyên bố trên Đài BBC tiếng Việt: “Việt Nam ủng hộ thuyết Nhiều vùng của tổ tiên loài người.”
Có thể nói, cho tới cuối thế kỷ trước, khoa học nhân văn Việt Nam, dù có những phát hiện thêm di chỉ khảo cổ học nhưng về mặt tư tưởng, chưa vượt qua những gì được hình thành từ thời Viễn Đông Bác Cổ, thậm chí còn có những thụt lùi.
                                                            *
                                                         *     *
Dấu hiệu về sự khủng hoảng của một ngành khoa học xuất hiện khi nó bất lực không trả lời được những câu hỏi mà cuộc sống đặt ra. Sự khủng hoảng của khoa học nhân văn Việt Nam là có thật nhưng nói cho cùng, nó cũng nằm trong khủng hoảng chung của khoa học nhân loại do chưa có sự bứt phá mới, giải quyết dứt điểm vấn đề cơ bản nhất là nguồn gốc người hiện đại và quá trình hình thành các tộc người trên Trái đất.
Và việc phải tới đã tới.
Đó là ngày 29 tháng 9 năm 1998, khi nhóm nghiên cứu do Giáo sư J.Y Chu đứng đầu công bố công trình nghiên cứu Quan hệ di truyền của dân cư Trung Quốc với nội dung sau:
 1. Người hiện đại Homo sapiens được sinh ra từ Đông Phi khoảng 160.000 đến 200.000 năm trước.
 2. Người tiền sử từ châu Phi băng qua Hồng Hải, men theo bờ biển Ấn Độ dương tới Việt Nam 60.000 đến 70.000 năm trước.
 3. Tại Việt Nam, họ hòa huyết, tăng số lượng rồi 50.000 năm trước di cư ra các đảo ngoài khơi Đông Nam Á, tới Ấn Độ. 40.000 năm trước, khí hậu phía bắc được cải thiện, họ đi lên Trung Quốc và khoảng 30.000 năm trước vượt qua eo Bering sang chinh phục châu Mỹ.
Thông tìn trên gây chấn động giới khoa học Mỹ vì nó có ý nghĩa lật đổ với thuyết Nhiều vùng và mở ra viễn cảnh to lớn cho khoa học nhân văn thế giới.
Australia, chúng tôi đón nhận thông tin này như niềm vui lớn và do chuyên môn của mình, bắt tay vào cuộc nghiên cứu. Từ năm 2001 chúng tôi đã có những bài viết đầu tiên về khám phá này và trong các năm 2003 – 2006 đăng trên tạp chí Tư tưởng.
Anh Hà Văn Thùy tiếp cận công trình của nhóm J.Y. Chu vào cuối năm 2004 và từ đó có trao đổi học thuật cùng chúng tôi. Ba cuốn sách anh Thùy có được, phần quyết định là nhờ tư tưởng của những phát hiện mới mẻ này.
                                                 *
                                              *    *
Với khoảng hơn 400 trang in, Viết lại lịch sử Trung Hoa có thể giữ kỷ lục về số chữ ít mà hàm chứa lượng thông tin lớn:
1.     Cho đến nay, dù tự hào có 24 cuốn quốc sử (nhị thập tứ sử), người Trung Hoa vẫn chưa xác định được tổ tiên mình là ai. Những học giả hàng đầu của Trung Quốc đang tranh nhau hai quan điểm: phái cổ điển cho rằng, tổ tiên họ từ người Erectus Nguyên Mưu, Chu Khẩu Điếm. Phái cách tân lại nhận tổ tiên họ là người Arian từ phương Tây tới. Trong Viết lại lịch sử Trung Hoa, nhất quán với công bố từ trước, và với chứng cứ vững chắc hơn, tác giả khẳng định, người Trung Quốc là những người từ Việt Nam đi lên, trong quá trình lịch sử có hòa huyết với người Mongoloid phương Bắc, cũng từ Việt Nam tới.
2.     Một vấn đề nhạy cảm trong lịch sử Trung Hoa là nguồn gốc của nhóm Hoa Hạ. Tác giả khám phá rằng: người Hoa Hạ xuất hiện khoảng 2700 năm TCN, sau cuộc xâm lược của người Mongoloid phương Bắc vào địa bàn của người Việt chủng Mongoloid phương Nam ở  nam Hoàng Hà. Tại đây, lớp con lai Mông-Việt ra đời. Nhờ được kết hợp hai dòng máu và hai văn hóa, người Hoa Hạ trở thành lớp người ưu tú, nắm giữ vai trò lãnh đạo khối dân Việt đông đảo, làm nên thời kỳ rực rỡ của Trung Hoa từ Nghiêu, Thuấn tới thời Chu. Do vinh quang của tộc Hoa Hạ nên sau này, khi giành được quyền bính, những thủ lĩnh người Việt như Tần Thủy Hoàng, Lưu Bang cùng bộ phận lớn người Việt cũng nhận là Hoa Hạ.
3.     Trái ngược với niềm tin vững chãi trong giới ngữ học quốc tế theo giả thuyết của nhà ngữ học Thụy Điển Bernhard Karlgren cho rằng tiếng Trung Hoa thuộc ngữ hệ Hán Tạng, rằng tiếng Việt vay mượn 60% từ ngôn ngữ Trung Hoa; với nhiều bằng chứng khó phản bác, tác giả chứng minh, tiếng Trung Hoa là tiếng Việt cổ được nói theo cách nói Mông Cổ (Mongol parlance) và không hề có cái gọi là ngôn ngữ nguyên Hán Tạng (Proto Sino-Tibetan)  
4.     Cho đến nay, ngoài huyền thoại Hoàng Đế sai Thương Hiệt chế chữ thì người Trung Hoa chưa chứng minh được ai sáng tạo chữ vuông tượng hình. Trong tác phẩm của mình, với nhiều bằng chứng khó tranh cãi, tác giả cho thấy, người Việt cổ ở phía nam Dương Tử sáng chế ra chữ tượng hình, từ những nét sơ khai tại bãi đá Sapa tới chữ Giả Hồ, Cảm Tang và cao nhất là Giáp cốt văn tại An Dương Hà Nam. Khi xâm lăng Hà Nam, nhà Ân đã học chữ của người Việt rồi phát triển lên.
5.     Phát hiện thứ năm của tác giả là xác định hai nền văn hóa trên đất Trung Hoa. Trong thời gian dài sinh sống trên đất Trung Hoa, người Việt đã xây dựng ở đây nền văn hóa nông nghiệp phát triển. Với cuộc xâm lăng của Hiên Viên và sự xuất hiện nhóm Hoa Hạ, văn hóa trên đất Trung Hoa chuyển sang giai đoạn rực rỡ tới cuối đời Tây Chu. Sau đó, do nhiều biến động lịch sử, những tộc người du mục xâm nhập, đồng thời bản năng du mục trong khối Hoa Hạ trỗi dậy, đẩy Trung Hoa vào thời Chiến Quốc tàn bạo. Các đế chế Trung Hoa hình thành, ngày thêm khuếch trương bản năng du mục, tạo ra khuôn mặt của văn hóa Trung Hoa hiện đại.
6.     Trong một bài viết, tác giả yêu cầu “Trả lại công bằng cho lịch sử.” Với những trước tác của mình, tác giả không những đã trả lại công bằng cho lịch sử mà hơn nữa, tìm ra bài học quý giá từ lịch sử.
Chúng ta đều biết, khoảng 10.000 năm trước, khi Kỷ Băng hà cuối cùng chấm dứt, người phương Tây thuần hóa con cừu con dê đầu tiên, bước vào phương thức sống du mục. Nhưng từ 50-60000 năm trước đó, tại địa đàng phương Đông, người Việt đã có cuộc sống xã hội rồi sớm bước vào nông nghiệp. Chính nông nghiệp làm nên văn hóa rực rỡ của phương Đông. 400 năm trước, chủ nghĩa tư bản của văn minh du mục với thép, vi trùng và súng tiến vào hủy diệt văn hóa phương Đông và đến nay đang đe dọa hủy diệt nhân loại. Trí tuệ nhân loại đang bị khủng hoảng, chưa tìm ra lối thoát. Những bộ óc hàng đầu của phương Tây cho rằng vấn nạn của nhân loại ngày nay là do nữ quyền bị chén ép. Một sai lầm chết người! Không phải là nữ quyền mà vấn đề lớn hơn mang tầm vũ trụ: sự phá vỡ cân bằng Âm Dương của thế giới! Là con đẻ của văn minh du mục, chủ nghĩa tư bản đã đẩy thế giới vận hành theo chiều Dương cực thịnh, Âm cực suy, dẫn tới đổ vỡ. Làm sao đây cứu nguy nhân loại? Minh triết phương Đông chỉ ra: phải hướng thế giới trở lại vận hành hài hòa theo chiều tham thiên lưỡng địa của văn hóa nông nghiệp Việt tộc, tức dành cho Cha, cho Dương 3 phần, thì cũng dành 2 phần cho Âm, cho Mẹ!
                                               *
                                            *     *
Ở trên, tôi có nói tới cuộc khủng hoảng của khoa học nhân văn Việt Nam. Không có gì bất thường vì nó là một bộ phận của cuộc khủng hoảng chung của khoa học nhân văn thế giới, khi bằng tận lực của mọi công nghệ cùng phương pháp luận cũ, con người vẫn bất lực trong việc giải quyết vấn đề căn cơ nhất là nguồn gốc của nhân loại và sự hinh thành các dân tộc trên hành tinh. Mọi hành vi lịch sử, văn hóa đều là sản phẩm hoạt động xã hội của con người vì vậy chỉ có thể hiểu thấu đáo lịch sử văn hóa khi hiểu thấu đáo chính con người!
Trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, một công nghệ mới cùng với phương pháp luận mới đã mở ra cơ hội lớn của khoa học nhân văn. Con người tìm lại chính xác tổ tiên cội nguồn không còn qua hiện vật khảo cổ hay những mẩu xương hóa thạch mà là tìm ngay trong chính dòng máu linh thiêng của mình.
Là may mắn, nhưng có lẽ đúng hơn là do duyên nghiệp, nên tuy không phải bỏ ra đồng xèng nào cho những công trình di truyền học, người Việt Nam thụ đắc khối lượng lớn kết quả nghiên cứu của nhân loại. Kỳ diệu sao, tất cả những khám phá lẫy lừng thập niên đầu thế kỷ đều chứng minh rằng, con người tiền sử từ châu Phi tới Việt Nam rồi lan ra toàn châu Á; rằng, người Việt Nam có đa dạng di truyền cao nhất trong các sắc dân Đông Á… Một khi Việt Nam đã là cái nôi của các dân tộc châu Á, mặc nhiên cũng là nôi của văn minh châu Á!
Bằng công trình của mình, nhà nghiên cứu Hà Văn Thuy trên thực tế, đã đặt nền móng cho khoa học nhân văn Việt Nam hiện đại và đưa khoa học nhân văn Việt Nam đứng vào hàng tiên phong của thế giới.
Nhận thấy đây là công trình có giá trị, mặc dầu có vài lý giải có thể còn chưa được sự đồng thuận của nhiều nhà nghiên cứu hiện nay ở trong và ngoài nước, tôi trân trọng giới thiệu công trình nghiên cứu công phu này của anh Hà Văn Thùy đến bạn đọc.

                                                                                       Sydney, ngày 15/06/2013
                                                                                         Ph.D. Nguyễn Đức Hiệp
                                                                           Chuyên gia Khoa học khí quyển                                         Bộ Môi trường và Bảo tồn, New South Wales, Australia
Tài liệu tham khảo:
1. L. Aurousseau. Khảo về cỗi rễ dân An Nam. Bản dịch của Hồng Nhân Phạm Quỳnh. Nam Phong tạp chí số 84, tháng 6-1924, tr.480
2.  W.G. Solheime II. New light on Forgotten Past. National Geographic, Vol. 139, No. 3, tháng 3 năm 1971.)                                                             

3. J.Y. Chu et al. Genetic Relationship of Population in China. Proc. Natl. Acad. Sci.USA 1998 số 95 tr. 11763-11768)