VIET PEOPLE EXPLOITED YELLOW RIVER BASIN

                                                                         Ha Van Thuy


            As a miracle, in 2011 geneticists confirmed that the bone fragments found in 2003 in the Tianyuan Cave  Zhoukoudian near Beijing belonged to a 40,000-year-old man. DNA sequencing showed, “In his genome there are 1-2% of the Denisovan genes. He is the ancestor of the Chinese, Korean, and Japanese people and is the stem of the indigenous peoples of America. ”(1) One question needs to be answered: where are he from? We believe that he was from Vietnam. The number 1-2% of the Denisovan gene in his blood is of special significance. It shows that, on the way to the East, the influx of African migrants met and mixed blood with the Denisovans somewhere and brought to Vietnam 70,000 years ago. In Vietnam, immigrants was mixed blood, giving birth to ancient Viet with the Australoid genetic code with 1-2% Denisovan gene. 40,000 years ago, thanks to the warmer climate, people from Vietnam came to take over the mainland, becoming the ancestors of the Chinese, Koreans, and Japanese. Those who went on to Siberia and then crossed the Bering Strait into the Americas became ancestors of Native Americans. People who stayed in Vietnam became residents of Hoa Binh. Up to this point, the man Tianyuan Cave is the only evidence confirming the 1998 discovery of genetics: 40,000 years ago, people from Vietnam went up to dominate the mainland (2).

  

Tianyuan man


Archeology and genetics also show that the Tianyuan people are not the only line of people leaving Vietnam to the North. At the same time, groups of Mongoloid people, after 30,000 years of living in Northwest Vietnam, followed the western corridor of the mainland to Mongolia. Due to keeping a pure Mongoloid gene pool, they are called the North Mongoloid strain. Thus, the two lines of people from Vietnam lived in the North and South banks of Yellow River. Until the Ice Age ended about 10,000 years ago, the offspring of the Tianyuan man  lived for 30,000 years in the icy regions of the Yellow River basin. But during all this time archeology has only found three skulls of their at the New Cave of Zhoukoudian site 27,000 years ago. Next is the site of Shizitan in Shanxi province 28,000 - 24,000 years ago. Excavation of an area of 1,200 square meters, revealed a 15-meter-deep sediment range comprising eight cultural layers. 285 fireplaces and more than 80,000 artifacts discovered, providing a rich, unique data set. Here production of microblade continued throughout the Late Pleistocene, becoming an important part of many old Paleolithic sites widely distributed from North China to Siberia, Mongolia, and the Far East Russia, the Korean Peninsula and the Japanese Islands, as well as in North America, especially during the Younger Dryas. (3) Millet seeds and many wild plants are used as food, showing that the inhabitants live mainly on hunter-gatherer in the large territory, so it is too deserted.


 

                                         Microblades in Shizitan


             

                       Jiahu Character              Flute Bird Bones

But up to 9,000 years ago, a miracle happened: the Jiahu culture in Henan province appeared. It is a large settlement, 55,000 m2 with a cemetery with 300 tombs. New stone tools in a sophisticated level. Pottery is crafted with high technique. People grow rice. The rice was used to make wine by fermenting the rice wine and then pickling with honey and hawthorn. Music has evolved with four-hole, six-hole and eight-hole flutes, made of crane bones. Here, for the first time, there are 11 hieroglyphic characters engraved on animal bones and turtle covers. There are words used to this day such as number Eight, Eye, Sun, Fire  ... One question: who is the owner of the Jiahu culture?

Seen from all the characteristics of this culture, it is clear that it is not the product of the person in place. Yet not of the residents of the North Yellow River brought down. Because, the level of people from the North Yellow River is not that level. And this is decisive: they belong to the strain Mongoloid. Only the one possibility: it is the persons from the South Yangtze because their skeleton with the genetic code Y-DNA O3-M122 belonging to the Indonesian strain of the Australoid genotype (4). The population of Jiahu is the Lac Viet, the majority group accounts for 60% of the East Asian population.

30,000 years ago, when the flow of old man Tianyuan went to the north, the people stayed to dominate Guangdong Guangxi and spread throughout the Yangtze River basin. 22,000 years ago, the Viet in Hoa Binh created new stone tools, which were pebble axes, which were carved across the entire surface of the pebble, forming the gentle and sharp tools. The ax is put the handle, becoming a tool of labor and the preeminent weapon. The Viet, the owner of the ax, is called the ax bearer, then becomes a proud race name "Viet". The ax and the "Viet" race name was brought to the South Yangtze to help open the land. 20,000 years ago, at Xianren Cave, Jiangxi province, about 100 km from the Southern Yangtze coast, the Viet made the first pottery. Continuing a life of hunting combined with cultivation, together with vegetables and fruits, the Viet cultivate rice and millet, two kinds of seed crops that have long been collected to supplement their food sources. Through each crop, the best rice and millet grains are selected for the following crop. Rice and millet are grown dry by burning up the fields and poking holes to put the seeds in. When going elsewhere, the seed is carried.

Archeology shows that humans came to reside in Xianren Cave area from 25,000 years ago. As a habit, initially both millet and rice are cultivating dry. But here, in the swamp lowland, wet rice plants grow better. People break the land into paddy fields. Due to special care, the rice plant produces a lot of arista, and the arista produces many seeds. The seeds are more big and less broken when harvested, so the rice is harvested when it's fully ripe and the seeds germinate better. Due to the creation of large fields, the cultivated rice is no longer mixed with wild rice, so the quality of the crop and the grain is better. Probably the Xianren Cave people at that time did not know the concept of "taming" but only cultivated. But under such farming conditions, the rice plants have been "domesticated." In 2012, when surveying the leftover rice grain at the Xianren Cave site, scholars believe that 12,400 years ago, the people here successfully domesticated the Oryza sativa wet rice from the Oryza nivara species. Meanwhile, millet, due to its low productivity, is considered a sub-crop, still planted in a slash-and-burn manner, poking holes to put seeds, creating small fields, surrounded by wild millet populations. The continuous cross-pollination took place, making the millet genome selected for planting always infected with the wild gene. Therefore, millet is not domesticated.

The rice seed from Xianren Cave was spread throughout the Yangtze basin.

It can be sure that, during the Ice Age period, although it was very cold, the Yangtze River was not a wall preventing people from sharing the same race and voices. Although the North is cold, it is not completely strange to the people of the South bank. Product exchanges and adventures may have taken place. 10,000 years ago, the Ice Age ended, the climate warmed. Melting ice, green ground, water overflowing rivers ... opening the Spring of mankind. The Viet in the South were bustling for their march to the North. Compared to two exodus that occurred 50,000 and 40,000 years ago, the Southerners are too rich today. In the travel luggage, there were rice seeds , millet seeds , chicken breeds, dog breeds, pigs and buffaloes. The old, rudimentary stone ax has been transformed into a Bac Son polished ax, and all kinds of pottery. Immediately after the ice melted, the pioneers crossed the river. It is these brave people who left their earliest traces on the soil of Shandong 10,000 years ago. At Xihe and Yantai, artifacts with radioactive carbon ranged from 10,000 to 7400 calories. BP (4)

Most likely, a group of adventurers from Xianren Cave,  Yuchannian of Jiangxi, Guangxi went to Jiahu. They met their countrymen who were living by hunting and gathering. The two communities joined hands to set up the village of Jiahu, the first village in the Yellow River basin 9000 years ago as a milestone marking the opening footsteps of the Viet people. Low land is leveled, banks are covered for rice fields. In high places, cut trees, slash-and-burn to culture millet. Vegetables and fruits are grown for human consumption and animal husbandry. Good land birds perched, people find more fun. News spread through the flow of people like a festival. People told each other about the warm coastal area of Shandong, with heavy rainfall, highlands with many rivers and streams, easy to fish, and grows rice, millet ... 8000 years ago, Houli culture with locations Yuezhang, Zhangmatun, Xihe was born.

There are streams of people going to the Northwest, to the Loess  Plateau, in Shanxi, Shaanxi today. Here, the climate is too dry and there is no place for rice, so millet becomes the main crop, creating a site for Laoguantai  millet cultivation 8000 years ago. 7000 years ago, the Yangshao culture appeared on an area of 3,000,000 m2, throughout the provinces of Shaanxi, Shanxi, Gansu, Henan, Hebei, Inner Mongolia, Hubei, Qinghai, Ningxia ... existing up to 3,000 years BC. New stone culture Yangshao leaves the following artifacts:

- Large number of grinding pebble tools including axes, hoes, spades, shovels, and seeding tools.

- Many red, brown, and black enamel wares are finely crafted

- Many houses are half-submerged, and in the house there are jars containing large numbers of millet shells.

- Many bones of pigs, chickens, dogs.

- In the graveyards found remains of the Southern Mongoloid, close to the present Han people.

 


Pottery painting Yangshao

The Yangshao culture is of great importance because, with the emergence of a high-level indigenous culture in making new stone tools, ceramics and grain agriculture, it affirms the role of East civilization, rejecting the old concept that Western civilization spread to the East. For the Chinese, it is especially significant because it is the first place to find "remains of Chinese ancestors," as the master of civilization. From here appeared the concept of Chinese civilization was born from Yangshao and spread to the Southeast. (6) One question needs to be answered: Where did the Southern Mongoloid come from? According to tradition, people from the Northwest immigrated to the Central Yellow River, giving birth to the Huaxia culture and people, the Han ancestor. But when surveying the Northwestern population 7000 years ago, there were no Southern Mongoloid, Chinese scholar Zhou Jixu (7) said that the Yangshao people were from the South. However, archeology does not support this because during the Stone Age there were no Mongolians in the South!

We believe that, due to living together by Yellow River, 7,000 years ago the Northern Mongoloid came into contact with the Australoid Viet born the  Southern Mongoloid in Yangshao. Later called the modern Viet. Over time, the modern Viet multiplied, becoming the subject of the Yellow River basin. About 6000 to 5500 years ago, due to the changing climate, stronger summer winds, bringing rain to the Loess plateau, bringing water to the rivers in the region, creating conditions for rice to grow, making agriculture rice. Up to now, archeology has recorded a multitude of cultural relics in the Yellow River basin during the period between c. 6500 and c. 500 BC: Shandong 7134 locations, Henan 2159, Shanxi 4611 and Shaanxi 6267 (8). In 1982, the Xinglonggou archaeological culture was discovered in the Liaohe River basin in Inner Mongolia with the age of 8,000 to 7500 years ago, the precursor to the Xinglongwa culture (5500 - 5000 BP), the Hongshan culture (4000 - 3500 BP) and Xiajiadian culture. These are highly developed cultures in the Inner Mongolia region. A comparison of time and cultural features shows that this area is heavily influenced by the Yangshao culture.

 


                                    Statue of goddess Hong Son restored


        The above presentation shows that, about 6500 years ago, in the Yellow River basin, the Viet people lived in a crowded setting, creating more than 2000 large and small villages with developed agriculture: depending on the climate, the place of rice cultivation, the place of cultivation millet with many types of vegetables and fruits. Raising chickens, pigs, dogs, buffaloes ... combining with hunting and fishing.  In the last two decades, due to its cooperation with the West and its well-organized research program, Chinese archeology has gained great success, helping to bring to light many of the achievements of Neolithic and Bronze Age. Not only material culture but also the spiritual and ideological progress. From the discovery of the capable tomb of Fuxi in Buyang Henan 6500 years ago, shows the concept of a square earth, circle heaven astronomy, geography, and Y-ching maturity ...  revealing the first phase of the formation of the Viet states in the basin of the Yangtze and Yellow rivers: the state of shannong 5300 BC with the capital of Liangzhou and then the state of Xichquy by Kinh Duong Vuong 2879 BC. From here, entering the period of brassiness with the famous Lungshan culture, leading to the reign of the Emperor, Xia, Shang, and Zhou.             

                                                                           

                                                                    Saigon, 18.10. 2020


References: 

1. A relative from the Tianyuan Cave. https://www.mpg.de/6842535/dna-Tianyuan-cave)

2. Chu et al. Genetic relationship of populations in China https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC21714/

3. Yanhua Song. Re-thinking the evolution of microblade technology in East Asia: Techno-functional understanding of the lithic assemblage from Shizitan 29 (Shanxi, China)

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6388932/

4. O3系创造了灿烂的贾湖文化,多项领先中国 

https://www.360kuai.com/pc/970d318e8b693f401?cota=4&sign=360_7bc3b157

5. Gary W Crawford et al. People and plant interaction at the Houli Culture Yuezhuang site in Shandong Province, China https://www.researchgate.net/publication/303769400_People_and_plant_interaction_at_the_Houli_Culture_Yuezhuang_site_in_Shandong_Province_China

6. 仰韶文化 http://baike.baidu.com/view/9771.htm  

7.  Zhou Jixu. The Rise of Agricultural Civilization in China: The Disparity between Archeological Discovery and the Documentary Record and Its Explanation.  SINO-PLATONIC PAPERS Number 175  December, 2006

8. GuiYun Jin et al. Archaeobotanical records of Middle and Late Neolithic agriculture from Shandong Province, East China, and a major change in regional subsistence during the Dawenkou Culture

file:///C:/Users/Admin/Downloads/Archaeobotanical_records_of_Middle_and_L%20(2).pdf                                                                                           


                                            NGƯỜI VIỆT KHAI PHÁ LƯU VỰC HOÀNG HÀ



           Như một phép màu, năm 2011 các nhà di truyền, bằng thao tác công nghệ tinh tế, xác nhận những mảnh xương tìm được vào năm 2003 ở Điền Nguyên Động Chu Khẩu Điếm gần thành Bắc Kinh là của người đàn ông 40.000 năm tuổi. Giải trình tự DNA cho thấy, “Trong bộ gen của ông có từ 1-2% gen của người Denisovan. Ông là tổ tiên của người Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và là thủy tổ của dân bản địa châu Mỹ.”(1)

 

                                               Người Điền Nguyên

Một câu hỏi cần được trả lời: ông từ đâu tới? Chúng tôi cho rằng, ông từ Việt Nam lên. Con số 1-2% gen Denisovan trong máu ông có ý nghĩa đặc biệt. Nó cho thấy, trên đường sang phương Đông, dòng người di cư châu Phi đã gặp và hòa huyết với người Denisovan ở nơi nào đó rồi mang tới Việt Nam cách nay 70.000 năm. Tại Việt Nam những nhóm người nhập cư đã hòa trộn máu, sinh ra người Việt cổ mang mã di truyền Australoid với 1-2% gen Denisovan. 40.000 năm trước, nhờ khí hậu ấm hơn, người từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục, trở thành tổ tiên người Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Những người đi tiếp lên Siberia rồi vượt eo Bering sang châu Mỹ thành thủy tổ người Mỹ bản địa. Người ở lại Việt Nam thành dân cư Hòa Bình. Đến thời điểm này, người đàn ông Điền Nguyên là bằng chứng duy nhất xác nhận khám phá từ năm 1998 của di truyền học: 40.000 năm trước, người từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục (2).  

Khảo cổ và di truyền học cũng cho thấy, người Điền Nguyên không phải dòng người duy nhất rời Việt Nam lên phương Bắc. Cùng thời điểm đó, những nhóm người Mongoloid, sau 30.000 năm sống ở Tây Bắc Việt Nam đã theo hành lang phía Tây Hoa lục tới đất Mông Cổ. Do giữ được nguồn gen Mongoloid thuần, họ được gọi là chủng North Mongoloid. Như vậy, hai dòng người từ Việt Nam lên chia nhau hai bờ Nam-Bắc Hoàng Hà.

Cho tới khi Kỷ Băng Hà kết thúc vào khoảng 10.000 năm trước, con cháu ông tổ Điền Nguyên đã sống 30.000 năm trên vùng băng giá lưu vực Hoàng Hà. Nhưng trong suốt thời gian đằng đẵng ấy khảo cổ học chỉ tìm được ba cốt sọ của họ tại Hang Mới Chu Khẩu Điếm 27.000 năm trước. Tiếp đó là di chỉ Shizitan  (Thạch Tử Đàm) tỉnh Sơn Tây 28.000 – 24.000 năm trước. Khai quật diện tích 1.200 m2, làm lộ ra một dãy trầm tích sâu 15 m bao gồm tám tầng văn hóa. 285 lò sưởi và hơn 80.000 hiện vật được phát hiện, cung cấp một tập dữ liệu phong phú, độc đáo. Tại đây sản xuất microblade (dao đá nhỏ) tiếp tục diễn ra trong suốt Pleistocen cuối, trở thành một bộ phận quan trọng của nhiều địa điểm thời kỳ đồ đá cũ phân bố rộng rãi từ Bắc Trung Quốc đến Siberia, Mông Cổ, Viễn Đông Nga, Bán đảo Triều Tiên và Quần đảo Nhật Bản, cũng như ở Bắc Mỹ, đặc biệt là trong thời kỳ Khô hạn trẻ (Younger Dryas).(3) Hạt kê và nhiều thực vật hoang dã được sử dụng làm thức ăn cho thấy dân cư sống chủ yếu bằng săn bắn hái lượm trên vùng lãnh thổ rộng lớn nên quá thưa vắng.

 

                                         Microblades di chỉ Thạch Từ Đàm

Nhưng tới 9000 năm trước, điều kỳ diệu đã xảy ra: văn hóa Giả Hồ tỉnh Hà Nam xuất hiện. Đó là khu định cư lớn, 55.000 m2 cùng nghĩa trang có 300 ngôi mộ. Công cụ đá mới ở mức tinh xảo. Đồ gốm được chế tác với kỹ thuật cao. Dân cư trồng lúa. Lượng lúa dư thừa tới mức dùng để chế rượu vang 

             

                       Ký tự Giả Hồ              Sáo xương chim hạc

bằng cách lên men cơm rượu rồi dầm mật ong và táo gai. Âm nhạc đã phát triển với những chiếc sáo bốn lỗ, sáu lỗ và tám lỗ, được chế bằng xương chim hạc. Tại đây lần đầu tiên có mặt 11 ký tự tượng hình khắc trên xương thú và yếm rùa. Có những chữ được dùng cho tới hôm nay như chữ Bát (số Tám), Chữ Mục, chữ Nhật, chữ Hỏa…

Một câu hỏi: chủ nhân văn hóa Giả Hồ là ai?

Nhìn từ toàn bộ đặc điểm của nền văn hóa này, rõ ràng không phải sản phẩm của người tại chỗ. Càng không phải của dân cư phía Bắc Hoàng Hà đưa xuống. Bởi lẽ, trình độ của người bờ Bắc chưa tới mức đó. Và điều này mới là quyết định: họ thuộc chủng Mongoloid. Chỉ khả năng đuy nhất: đó là người từ Nam Dương Tử lên vì ở đây là xương cốt người với mã di truyền Y-DNA O3-M122 thuộc chủng Indonesian của nhóm loại hình Australoid (4). Dân cư Giả Hồ chính là người Lạc Việt, nhóm đa số chiếm tới 60% nhân số Đông Á. 

30.000 năm trước, khi dòng người của cụ Điền Nguyên lên phía Bắc thì người ở lại chiếm lĩnh vùng Quảng Đông Quảng Tây rồi lan tỏa khắp lưu vực sông Dương Tử. 22.000 năm trước, người Hòa Bình Việt Nam sáng tạo công cụ đá mới là những chiếc rìu đá cuội được đẽo trên toàn bề mặt hòn cuội, tạo thành công cụ nhẹ nhàng và sắc bén. Rìu được tra cán, trở thành công cụ lao động và vũ khí ưu việt. Người Việt chủ nhân của chiếc rìu được gọi là người mang rìu, người mang việt rồi thành tộc danh đầy tự hào Người Việt. Rìu cùng tộc danh Người Việt được đưa lên Nam Dương Tử, giúp cho việc mở đất. 20.000 năm trước tại Động Người Tiên tỉnh Giang Tây cách bờ Nam Dương Tử khoảng 100 km, người Việt làm ra đồ gốm đầu tiên. Tiếp tục cuộc sống săn hái kết hợp trồng trọt, cùng với rau củ quả, người Việt trồng lúa và kê, hai loại cây có hạt mà từ lâu được thu lượm để bổ sung nguồn thức ăn. Qua mỗi vụ, những bông lúa, bông kê tốt nhất được chọn ra làm giống cho vụ sau. Lúa và kê được trồng khô bằng cách đốt nương rồi chọc lỗ bỏ hạt. Khi đi nơi khác, hạt giống được mang theo.

Khảo cổ học cho thấy, con người đến cư trú tại khu vực Tiên Nhân Động từ 25.000 năm trước. Theo thói quen, cả kê và lúa lúc đầu được trồng khô. Nhưng ở đây, nơi đất thấp đầm lầy, cây lúa nước mọc tốt hơn. Dân vỡ đất thành ruộng cấy lúa nước. Do được chăm sóc đặc biệt, cây lúa ra nhiều bông, bông cho nhiều hạt. Hạt mẩy hơn và ít bị vỡ khi thu hoạch, nên lúa được thu hoạch khi thật chín và hạt giống nảy mầm tốt hơn. Do tạo được những cánh đồng rộng khiến cây lúa trồng không còn bị tạp giao với lúa hoang nên chất lượng cây trồng và hạt lúa tốt hơn. Chắc là người Tiên Nhân Động khi đó không biết đến khái niệm “thuần hóa” mà chỉ biết cấy trồng. Nhưng trong điều kiện canh tác như vậy, cây lúa đã được “thuần hóa.” Năm 2012 khi khảo sát hạt lúa còn sót lại tại di chỉ Tiên Nhân Động, các học giả cho rằng 12.400 năm trước, người ở đây đã thuần hóa thành công lúa nước Oryza sativa từ loài Oryza nivara. Trong khi đó, kê do năng suất thấp nên được cho là cây trồng phụ, vẫn trồng theo cách đốt nương, chọc lỗ bỏ hạt, tạo ra những nương rẫy nhỏ, vây chung quanh vẫn là quần thể kê hoang dã. Việc giao phấn chéo liên tục diễn ra khiến cho trong bộ gen giống cây kê được chọn lọc để trồng luôn nhiễm gen hoang dã. Do vậy, cây kê không được thuần hóa. 

Hạt giống lúa từ Động Người Tiên được lan tỏa khắp lưu vực Dương Tử.

Có thể chắc rằng, trong thời Băng Hà, tuy rất lạnh nhưng sông Dương Tử không phải là bức tường ngăn con người cùng chủng tốc, cùng tiếng nói giao tiếp với nhau. Phía Bắc tuy giá lạnh nhưng cũng không hoàn toàn xa lạ với người bờ Nam. Trao đổi sản vật và những cuộc phiêu lưu có thể đã diễn ra.

10.000 năm cách nay, Kỷ Băng Hà kết thúc, khí hậu ấm lên. Băng tan, mặt đất xanh tươi, nước chảy tràn những dòng sông… mở ra Mùa Xuân của loài người. Người Việt ở phương Nam rộn ràng cho cuộc hành quân lên phương Bắc. So với hai cuộc di cư xảy ra 50.000 và 40.000 năm trước, hôm nay người phương Nam quá giầu có. Trong hành trang lên đường có giống lúa, giống kê, giống gà, giống chó, lợn và trâu bò. Chiếc rìu đá cũ thô sơ trước đây nay đã được cải tiến thành rìu mài bóng Bắc Sơn cùng đồ gốm đủ loại. Ngay sau khi băng tan, những con người tiên phong đã vượt sông. Chính những con người quả cảm này đã để lại dấu vết sớm nhất trên đất Sơn Đông 10.000 năm trước. Tại Tây Hà (Xihe) và Yên Đài (Yantai), tìm ra hiện vật có Cácbon phóng xạ nằm trong khoảng từ 10.000 đến 7400 cal. BP (4)

Rất có thể, một nhóm người phiêu lưu từ Tiên Nhân Động, Ngọc Thiềm Nham của Giang Tây, Quảng Tây đã lên Giả Hồ. Họ gặp đồng bào của mình đang sống bằng săn bắn hái lượm. Hai cộng đồng chung tay lập làng Giả Hồ, ngôi làng đầu tiên ở lưu vực Hoàng Hà 9000 năm trước như một mốc son đánh dấu bước chân mở đất của người Việt. Nơi đất thấp được san bằng, đắp bờ làm ruộng lúa. Những nơi cao thì chặt cây, đốt rẫy trồng kê. Rau củ quả được trồng cho người ăn và chăn nuôi. Đất lành chim đậu, người tìm đến đông vui hơn. Tin tức truyền lan theo dòng người đi như trảy hội. Người ta mách nhau tìm về vùng Sơn Đông ven biển ấm áp, mưa nhiều, có cao nguyên lại có nhiều sông suối dễ đánh bắt cá và trồng lúa, trồng kê… 8000 năm trước, văn hóa Hậu Lý với những địa điểm Việt Trang, Trương Mã Đồn, Tây Hà ra đời. 

Có những dòng người đi về phía Tây Bắc, tới cao nguyên Hoàng Thổ, thuộc địa phận Sơn Tây, Thiểm Tây ngày này. Tại đây khí hậu quá khô, không có chỗ cho cây lúa nên cây kê thành cây trồng chủ lực, tạo nên di chỉ trồng kê Lão Quan Đài 8000 năm trước. 7000 năm cách nay văn hóa Ngưỡng Thiều xuất hiện trên trên diện tích 3.000.000 m2, khắp các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Cam Túc, Hà Nam, Hà Bắc, Nội Mông, Hồ Bắc, Thanh Hải, Ninh Hạ…Tồn tại tới 3.000 năm TCN. Văn hóa đá mới Ngưỡng Thiều để lại những hiện vật sau:

 - Số lượng lớn công cụ đá cuội mài gồm rìu, cuốc, thuổng, xẻng, dụng cụ gieo hạt.

-  Nhiều đồ gốm men màu nâu, đỏ, đen được chế tác tinh xảo

-  Nhiều ngôi nhà nửa nổi nửa chìm, trong nhà có chum vại đựng số lớn vỏ hạt kê.

-  Nhiều xương lợn, gà, chó nhà. 

-  Trong những nghĩa địa tìm thấy di cốt của người Mongoloid phương Nam, gần gũi với người Hán hiện nay.

 


Đồ gốm sơn Ngưỡng Thiều


Văn hóa Ngưỡng Thiều có tầm quan trọng lớn, bởi lẽ, với sự xuất hiện nền văn hóa bản địa trình độ cao trong chế tác công cụ đá mới, đồ gốm và nông nghiệp ngũ cốc, nó khẳng định vai trò của văn minh phương Đông, bác bỏ quan niệm cũ cho rằng, văn minh phương Tây lan tỏa sang phương Đông. Với người Trung Hoa, nó càng có ý nghĩa đặc biệt vì là nơi đầu tiên tìm thấy “di cốt của tổ tiên người Trung Quốc,” trong vai trò chủ nhân của nền văn minh. Từ đây xuất hiện quan niệm văn minh Trung Quốc được khai sinh từ Ngưỡng Thiều rồi lan tỏa về phía Đông Nam.(6)

Một câu hỏi cần được trả lời: Người Mongoloid phương Nam (South Mongoloid) Ngưỡng Thiều từ đâu ra? Theo truyền thống cho rằng, người từ phía Tây Bắc du nhập miền Trung Hoàng Hà sinh ra con người và văn hóa Hoa Hạ, tổ tiên người Hán. Nhưng khi khảo hết dân cư phía Tây Bắc vào thời điểm 7000 năm trước không hề có người Mongoloid phương Nam, học giả Trung quốc Zhou Jixu (7) cho rằng, người Ngưỡng Thiều từ phương Nam lên. Tuy nhiên, khảo cổ học không ủng hộ điều này vì suốt thời đồ đá, phương Nam không có người Mông Cổ!


Chúng tôi cho rằng, do cùng sống bên sông Hoàng Hà, 7000 năm trước người Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid) tiếp xúc với người Việt chủng Australoid sinh ra người Mongoloid phương Nam Ngưỡng Thiều. Sau này được gọi là người Việt hiện đại. Với thời gian, người Việt hiện đại tăng nhân số, trở thành chủ thể của lưu vực Hoàng Hà.

Khoảng 6000 đến 5500 năm trước, do khí hậu thay đổi, gió mùa hè mạnh hơn, mang mưa tới vùng cao nguyên Hoàng Thổ, đem nước tới cho các  dòng sông trong vùng, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển, làm nên nông nghiệp lúa gạo. Đến nay, khảo cổ đã ghi nhận vô số di tích văn hóa tại lưu vực Hoàng Hà trong khoảng thời gian giữa c. 6500 và c. 500 TCN: Sơn Đông 7134 địa điểm, Hà Nam 2159, Sơn Tây 4611 và Thiểm Tây 6267 (8). 

Năm 1982 phát hiện văn hóa khảo cổ Xinglonggou tại lưu vực sông Liaohe vùng Nội Mông có tuổi 8000 đến 7500 cách nay, là tiền thân của văn hóa Xinglongwa (5500 - 5000 BP), văn hóa Hồng Sơn (4000 - 3500 BP) và văn hóa Xiajiadian. Đây là những nền văn hóa phát triển cao ở khu vực Nội Mông. So sánh về thời gian và những đặc điểm văn hóa cho thấy khu vực này chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Ngưỡng Thiều.


 


                                    Tượng nữ thần Hồng Sơn phục dựng


Trình bày trên cho thấy, khoảng 6500 năm trước, trên lưu vực Hoàng Hà, người Việt đã sinh sống đông đúc, tạo lập hơn 2000 ngôi làng lớn nhỏ với nông nghiệp phát triển: tùy theo khí hậu, nơi trồng lúa, nơi trồng kê cùng nhiều loại rau củ quả. Chăn nuôi gà, lợn, chó, trâu… kết hợp săn bắn và đánh cá. 

Hai thập kỷ gần đây, do hợp tác với phương Tây và có chương trình nghiên cứu bài bản, khảo cổ học Trung Quốc thu nhiều thành công lớn, giúp đưa ra ánh sáng nhiều thành tựu của thời Đồ đá mới và Đồ đồng. Không chỉ về văn hóa vật chất mà còn sự tiến bộ về tinh thần tư tưởng. Từ khám phá ngôi mộ có khả năng của Phục Hy ở Bộc Dương Hà Nam 6500 năm trước, cho thấy quan niệm trời tròn đất vuông, thiên văn, địa lý phong thủy, Dịch lý trưởng thành… hé mở giai đoạn đầu hình thành nhà nước của người Việt trên lưu vực hai con sông Dương Tử và Hoàng Hà: nhà nước của Thần Nông 5300 năm TCN với kinh đô Lương Chử rồi sau đó là nhà nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương năm 2879 TCN . Từ đây bước vào thời kỳ đồng thau với văn hóa Long Sơn nổi tiếng, dẫn tới thời nhà nước Hoàng Đế, Hạ, Thương, Chu.

                                                                          

                                                                                Sài Gòn, 18.10. 2020



Tài liệu tham khảo.

1. A relative from the Tianyuan Cave. https://www.mpg.de/6842535/dna-Tianyuan-cave)

2. Chu et al. Genetic relationship of populations in China https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC21714/

3. Yanhua Song. Re-thinking the evolution of microblade technology in East Asia: Techno-functional understanding of the lithic assemblage from Shizitan 29 (Shanxi, China)

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6388932/

4. O3系创造了灿烂的贾湖文化,多项领先中国 

https://www.360kuai.com/pc/970d318e8b693f401?cota=4&sign=360_7bc3b157

5. Gary W Crawford et al. People and plant interaction at the Houli Culture Yuezhuang site in Shandong Province, China https://www.researchgate.net/publication/303769400_People_and_plant_interaction_at_the_Houli_Culture_Yuezhuang_site_in_Shandong_Province_China

6. 仰韶文化 http://baike.baidu.com/view/9771.htm  

7.  Zhou Jixu. The Rise of Agricultural Civilization in China: The Disparity between Archeological Discovery and the Documentary Record and Its Explanation.  SINO-PLATONIC PAPERS Number 175  December, 2006

8. GuiYun Jin et al. Archaeobotanical records of Middle and Late Neolithic agriculture from Shandong Province, East China, and a major change in regional subsistence during the Dawenkou Culture

file:///C:/Users/Admin/Downloads/Archaeobotanical_records_of_Middle_and_L%20(2).pdf                                                                                           



                                    LỜI SAU CÙNG THƯA VỚI GS PHẠM VIỆT HƯNG

                          

Diễn đàn khoa học Việt vốn hiền lành yên ả dưới hai chủ xị Mác-Ăng cùng á thánh Darwin, bỗng nổi can qua. Không chỉ tung hoành trên báo chí chính thống mà búa rìu quyết liệt của trận đòn thù còn khuynh đảo các trường đại học. Tất cả nhằm chôn vùi Thuyết Tiến hóa vốn là tiền đề sinh ra chủ nghĩa duy vật, cái bệ hai vị thánh đang ngồi! Ai chủ trương? Ai bật đèn xanh? Phải chăng là “sự diễn biến” được phép? Thấy tuồng lạ, chúng tôi buộc phải coi tuồng!

Khuấy nước chọc trời ở đây là ông Phạm Việt Hưng, Giáo sư Toán-Cơ học về từ xứ Chuột túi. Thông thường, với những thức giả thì ngoài chuyên môn chính mang lại học hàm học vị, đã tự học thêm những tri thức khác để trở thành nhà bách khoa, luôn nói có sách, mách có chứng, nhằm bảo kê cái thương hiệu của mình. Nhưng vị này không vậy. Không hiểu chuyên môn Cơ-Toán ra sao nhưng chúng tôi dám cá rằng, ông hiểu rất nông cạn về Thuyết Tiến hóa, lại càng lơ mơ về kiến thức Sinh học. Vậy mà ông dám ngang nhiên nhảy vào hai lĩnh vực này để mục hạ vô nhân múa gậy giữa vườn hoang.

Chịu đời không thấu, chúng tôi buộc lòng phải lên tiếng. 

Hơn trăm năm nay, những người thù Darwin luôn nhè đánh hai chỗ yếu của Thuyết Tiến hóa. Một là không đủ bằng chứng về sự tiến hóa từ vượn thành người. Hai là không thể đưa ra chứng cứ về mầm sống đầu tiên. Quả là hai tử huyệt khiến bao học giả tiền bối nhiều phen phải trần ai khoai củ!

Do vậy, chúng tôi xin thưa lại với Giáo sư Hưng bằng bài Đi tìm hóa thân của Chúa. (1) Biết Chúa lòng lành, lấy máu thịt mình làm ra Con người. Vậy lẽ nào Ngài chỉ sinh ra Homo sapiens? Còn những loài người sống trước chúng ta cũng xương ấy, cũng thịt ấy, thậm chí mã di truyền gần như nhau, lẽ nào không phải con cái Chúa? Hiểu lòng bác ái của Người, chúng tôi khẳng định, các loài người tiền nhiệm của chúng ta cũng chính là máu thịt Chúa. Vì vậy, trong khi Giáo sư Phạm Việt Hưng tuyên bố: “Sau hơn 150 năm kể từ khi Darwin công bố cuốn “Về Nguồn gốc các loài” (On the Origin of Species, 1859), hóa thạch vẫn luôn luôn nói KHÔNG đối với Thuyết tiến hóa,” thì chúng tôi dẫn ra hàng loạt xương cốt hóa thạch hominin đầy rẫy trên sách giáo khoa cũng như Bách khoa toàn thư cùng những trang tạp chí mới nhất: Bộ xương Ardy 4 triệu năm, bộ xương Australopithecus 3-4 triệu năm trước, Người Java 1,9 triệu năm trước, Người Nguyên  Mưu 1,7 triệu năm trước, Người Núi Đọ 500.000 năm trước, bộ xương Moroco 300.000 năm trước, sọ người Đại Lý 200.000 năm trước, sọ người Lào 63.000 năm trước… Riêng về loài chúng ta, từ tra cứu tài liệu mới nhất, chúng tôi thưa với Giáo sư đáng kính rằng, lần đầu tiên, vào năm 1998, chúng ta biết Homo sapiens xuất hiện ở Đông Phi 180.000 năm trước. Nhưng, năm 2017 khảo cổ tìm ra xương người Moroco 300.000 năm tuổi và năm 2018 tại Hồ Magadi xứ Kenya tìm thấy di cốt người xưa nhất khoảng 320.000 năm! Vậy mà giáo sư của chúng ta vẫn bất chấp sự thật, lặp lại luận điệu bị vứt bỏ từ khuya: “hóa thạch vẫn luôn luôn nói KHÔNG đối với Thuyết tiến hóa” (!) Biết nói sao đây? Quả là không ai điếc bằng người không chịu nghe!

Lần thứ hai chúng tôi phải thưa chuyện với Giáo sư Hưng bằng bài Những hồi chuông gióng vội (2) là sau khi đọc bài Khoa học đã gióng lên 3 hồi chuông báo tử dành cho Thuyết Tiến Hóa. Ba hồi chuông ai oán ấy là:  

1. Đột biến gene chống lại sự tiến hóa!  

2. DNA ty thể cho thấy không có tiến hóa! Và

3. Một Hội nghị khoa học quốc tế coi thuyết tiến hóa là một “trò lừa bịp.”

Sau khi gạt cái gọi là “Hội nghị khoa học quốc tế” lừa bịp sang một bên, thì bằng những lập luận bất khả phản bác, chúng tôi đã dập tắt hai hồi chuông đầu. 

Nói “Đột biến gen chống lại sự tiến hóa” là chẳng hiểu gì về gen cả! Đột biến gen có tốt và xấu. Đột biến xấu hủy diệt sinh vật. Đột biến tốt giúp sinh vật thích nghi với hoàn cảnh sống mới nên tồn tại. Một khi sinh vật tồn tại cùng những gen đột biến có nghĩa là một dạng mới được hình thành! Sự kiện về thời kỳ khô hạn kéo dài nửa triệu năm của vùng Hồ Magadi xứ Kenya khiến cho loài Homo nào đó bị tuyệt diệt và Homo sapiens thích nghi với khô hạn xuất hiện là bằng chứng rõ ràng nhất về sự tiến hóa phát sinh loài mới.

Nói “DNA ty thể cho thấy không có tiến hóa” cũng không chuẩn! Bởi lẽ, anh lấy mẫu từ đâu? Anh có thể trở lại 320.000 năm trước để lấy mẫu của loài Homo nào đó đang chuyển hóa thành tổ tiên Homo sapiens không? Cố nhiên là không thể mà chỉ lấy mẫu DNA trong hoàn cảnh bình thường của hôm nay. Vậy tìm đâu ra đột biến?!

Khi di truyền phát hiện, không chỉ loài người mà tất cả động vật có vú đều được sinh ra từ cặp đôi duy nhất khoảng 200.000 năm trước, lập tức người ta reo hò: “Chúa đã tạo sinh tất cả!” Họ “quên” phần sau câu chuyện: khám phá di truyền học cũng cho thấy, vào thời điểm khắc nghiệt đó không chỉ có cặp đôi duy nhất sống mà nhiều cặp đôi cùng tồn tại, sinh sản. Nhưng qua thời gian, chỉ con cháu của cặp đôi duy nhất sống sót tới hôm nay! Họ cũng “quên” rằng, bộ gen của loài mới ra đời kế thừa gần như hoàn toàn bộ gen của loài bị diệt chủng. Điều đó nói lên rằng, nếu có mặt, nhiều lắm Chúa cũng chỉ đóng vai vị kỹ sư di truyền chỉnh sửa gen mà không phải người làm ra một loài hoàn toàn mới!

Khi di truyền học phát hiện “Bộ gen người và bộ gen vượn chỉ giống nhau 96% mà không phải 98% như những công bố trước đây,” có người Eureca: “Khác nhau lớn thế nên vượn không thể tiến hóa thành người! Thuyết Tiến hóa sụp đổ!” Thật tức cười! Di truyền học dựa trên thống kê dấu vết (marks) di truyền. Mà đã thống kê thì bao giờ cũng có sai số. Giữa con vượn và con người khác nhau một vực một trời mà chỉ có 2% gen khác biệt là điều không bình thường, là sự bất công giữa các gen, chứng tỏ cái sai của khoa học thống kê. Khoa học đã sửa sai. Con số chênh lệch 4% mới thực sự công bằng nên chính xác!

Tuy vậy, câu chuyện cũng chưa dừng. Chộp được việc Kỹ sư Chu Văn Tiệp tìm ra “con số vàng” trong việc đẻ nhánh và ra lá của cây lúa, chẳng hề biết giáp ất ra sao, GS Hưng vội hý hửng công bố bài Bí mật của Tạo Hóa – Tỷ lệ vàng trong quy luật đẻ nhánh của cây lúa. Trong bài báo của mình, một lần nữa, ông Hưng lại quy thành tựu này cho “Thiết kế vĩ đại”. 

Chúng tôi buộc phải viết bài Sự cầm nhầm vĩ đại (3) nói ra sự thật. Trong bài viết, chúng tôi đưa ra chứng cứ, từ 12.400 năm trước, người Lạc Việt ở Tiên Nhân Động tỉnh Giang Tây đã thuần hóa thành công cây lúa Oryza sativa japonica. Cây lúa này có hai gen tạo ra phẩm chất mà lúa hoang dã không có. Đó là gen tác động đến phytolith, điều khiển cho hạt bớt rụng khi bắt đầu chín và gen làm cho tinh bột của hạt gạo kết dính lại, không vỡ vụn ra khi lúa chín. Đó là sản phẩm do con người qua hàng ngàn năm chọn lọc mà có. Còn chuyện đẻ nhánh, ra lá theo tỷ lệ vàng cũng không hề có ở lúa hoang. Cũng hàng vạn năm con người vừa làm vừa rút kinh nghiệm điều chỉnh mật độ khóm lúa/m2 để cuối cùng, duy trì mật độ thích hợp nên “bồi dục” (thuật ngữ của ngành trồng trọt) giúp hình thành gen quý đó cho cây lúa. Lấy công sức mồ hôi nước mắt của hàng triệu người trong hàng nghìn năm đem trao cho Chúa là có công với bề trên nhưng của người phúc ta, lập lờ đánh lận con đen tạo nên danh tiếng ảo, quả là sự cầm nhầm vĩ đại!

Trình bày trên cho thấy, do không có chuyên môn về Thuyết Tiến hóa cũng như Sinh học nên công việc chủ yếu của GS Hưng chống Thuyết Tiến hóa chỉ là ăn theo nói leo những phát biểu đao to búa lớn của học giả quốc tế ghép thành bài viết của mình. Sao chép mà không hiểu nên có khi rơi vào thảm trạng bi hài gậy ông đập lưng ông!

Không biết những bài viết của chúng tôi có tác động gì tới vị giáo sư không nhưng sau đó không thấy ông múa may trên lĩnh vực Sinh học cùng Thuyết Tiến hóa nữa mà lui về cố thủ trong lô cốt Toán học với Định lý Godel. Nhưng chính ở đây cũng có vấn đề. 

Trang trọng trên đầu bài viết Gödel bác bỏ Thuyết Darwin, đăng trên trang nhà, ngài giáo sư treo cái biển “There is not any logic system that can prove its own origin then the theory of life origin cannot explain the origin of life” [không có bất kỳ hệ thống logic nào có thể chứng minh nguồn gốc của chính nó thì lý thuyết về nguồn gốc sự sống không thể giải thích được nguồn gốc của sự sống]

  Chúng tôi giật mình vì không phải một mà ba lầm lẫn nghiêm trọng trên cái bảng hiệu này. Thứ nhất, Thuyết Tiến hóa không phải là một hệ thống logic. Thứ hai, Thuyết Tiến hóa cũng không phải lý thuyết về nguồn gốc sự sống. Hệ thống logic hình thành trong tư duy toán học hay triết học. Còn Thuyết Tiến hóa là việc tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của sự sống, một đối tượng sống động và rộng mở. Nguồn gốc sự sống chỉ là một bộ phận của Thuyết Tiến hóa. Vì vậy tuy chưa tìm được nguồn gốc sự sống thì Thuyết Tiến hóa vẫn phát triển và đạt những thành quả lớn lao. Từ đó dẫn tới lầm lẫn thứ ba là xác lập một tam đoạn luận khập khễnh! Trời ạ, một giáo sư toán mà khi đưa ra luận thuyết lại sai ngay ở tiên đề! 

Tiếp theo, tác giả lại mắc sai lầm khác khi bóp méo Godel để cho rằng mọi lý thuyết về nguồn gốc đều bất khả thi. Nếu là vậy thì Định lý Godel đã vô nghĩa ngay từ đầu. Nhưng Godel khôn hơn Phạm Việt Hưng nên hạn chế định lý của mình trong hệ toán học và logic. Bởi lẽ khi ra ngoài giới hạn đó, mọi chuyện đã khác, nhất là với nguồn gốc vũ trụ và sự sống vì nó ủng hộ thần học, dẫn tới không lối thoát. Khẳng định mọi lý thuyết về nguồn gốc đều bất khả thi là sự quy nạp chống lại thực tế. Bởi lẽ trong thực tế, biết bao nhiêu việc đi tìm nguồn gốc đã thành công! Thí dụ, nhờ lý thuyết đi tìm nguồn gốc vật chất, ta biết vật chất vừa là hạt vừa là sóng. Nhưng săn đuổi tới cùng thì chẳng còn sóng, chẳng còn hạt mà là năng lượng. Và đến lúc này, vật lý lượng tử mới khám phá điều mà người Việt nghiệm ra từ nhiều ngàn năm trước: vạn vật đồng nhất thể - vật chất và tinh thần là MỘT. Đến hôm nay mà vẫn loanh quanh với luận lý quả trứng-con gà thì quá là… xưa! Cũng chẳng hề bất khả thi khi con người theo dấu vết DNA và khảo cổ tìm được vị thủy tổ của mình xuất hiện 320.000 năm trước. Cũng chẳng hề bất khả tri, khi con người hôm nay giải đáp được câu hỏi đặt ra hơn trăm năm trước: Giữa cây lúa Đông Á và cây lúa Ấn Độ, cây nào có trước? Chỉ gần đây khoa học mới xác định: đầu tiên, người Lạc Việt ở Nam Dương Tử thuần hóa được cây lúa Oryza sativa japonica. Sau đó cây lúa này từ Đông Nam Á lan sang thung lũng sông Indus và gặp cây lúa trồng Ấn Độ còn chưa thuần hóa, lai tạo thành chủng lúa Ấn Oryza sativa indica!

Do hiểu sai Thuyết Tiến hóa nên ông Phạm Việt Hưng đã áp dụng nhầm Định lý Godel vào lĩnh vực không phải của nó khiến cho người đọc cảm thấy ông làm một việc thiếu lương thiện khi kéo Godel vào cuộc đánh hội đồng Dawin. Trong khi đó hai người vô tư, độc lập nhau, nước sông không đụng nước giếng! Nói cho cùng, Định lý Godel chỉ là mệnh đề toán học. Đòi biến một mệnh đề toán học thành công cụ giải thích mọi vấn đề của nhận thức là quá chừng hoang tưởng!

Tuy nhiên, mọi bàn luận chỉ là lý thuyết. Thực tế có sức thuyết phục hơn nhiều. Ở trên, chúng tôi hóa giải những hoài nghi về tử huyệt thứ nhất của Thuyết Tiến hóa, bằng cách đưa ra nhiều chứng cứ cho sự tiến hóa của con người mà gần đây khoa học tìm được. Bây giờ xin bàn tới tử huyệt thứ hai: mầm sự sống. Nay có thể dõng dạc nói rằng, khoa học gần như đang với tay tới những mầm sống đầu tiên. Đó là năm 2019, tại địa điểm Pilbara Tây Úc, khi khoan sâu vào trầm tích Stromatolite 3,5 tỷ năm tuổi, các nhà khoa học Úc lần đầu tiên khám phá hóa thạch của những tế bào vi khuẩn đơn giản nhận năng lượng từ quang hợp hay phân giải khí methan. Đây được công nhận là những sinh vật xuất hiện sớm nhất được biết đến. Điều này khiến các học giả dự đoán rằng, có thể, mầm sống đầu tiên ra đời khoảng 4 tỷ năm trước! Các nhà khoa học từ NASA, ESA và RosCosmos đã đến thăm vùng Pilbara để tìm hiểu các kỹ thuật nghiên cứu mà họ sẽ sử dụng trong các sứ mệnh sắp tới lên sao Hỏa tìm nguồn gốc sự sống ngoài Trái đất! (4)


 

Ví dụ về một trong những vi khuẩn được phát hiện trong một mẫu đá thu hồi từ Apex Chert. Một nghiên cứu mới đã sử dụng phân tích hóa học phức tạp để xác nhận các cấu trúc cực nhỏ được tìm thấy trong đá là sinh học.

Thay lời kết.

Trong quá trình tìm về cội nguồn tộc Việt, Thuyết Tiến hóa là người dẫn đường thông tuệ và đáng tin của chúng tôi. Nhờ Thuyết Tiến hóa chúng tôi mới biết được loài tiền nhiệm của chúng ta là ai, từ đâu ra, tồn tại, diệt vong ra sao? Từ đâu và khi nào, theo con đường nào người Homo sapiens có mặt trên đất Việt Nam? Trong khi các bậc thầy Tứ trụ dạy rằng: “Tổ tiên ta do người “Đi” thẳng chuyển hóa thành nên tiền sử người Việt kéo dài tới 800.000 năm” thì Thuyết Tiến hóa chứng minh: “Người Đứng thẳng Homo erectus chỉ là họ hàng xa của loài chúng ta và đã tuyệt diệt trên đất liền châu Á hai trăm năm trước cho nên không thể là tổ tiên của người Việt.” Trong khi các học giả hàng đầu thế giới nói rằng: “Có hai con đường di cư làm nên dân cư Đông Á” thì dựa trên chỉ số đa dạng sinh học của người Việt Nam (diversity, một dạng entropy trong sinh học) cao nhất trong dân cư châu Á giúp chúng tôi khẳng định: “Chỉ có duy nhất con đường phương Nam đưa người châu Phi tới Việt Nam, sinh ra toàn bộ dân cư châu Á.” Cũng từ công việc của mình, chúng tôi có thêm chứng lý ủng hộ cho Thuyết Tiến hóa. Có thể nói là sang thế kỷ XXI, những khám phá mới của khảo cổ và di truyền học đã khẳng định sự đúng đắn kỳ diệu của Thuyết Tiến hóa và chưa bao giờ học thuyết vĩ đại này giầu sức sống như hôm nay! 

Vì vậy, chúng tôi thật ngạc nhiên khi thấy ở phương Tây xuất hiện cao trào phản bác Thuyết Tiến hóa dữ dội chưa từng có, tập hợp cả những tên tuổi nổi tiếng đoạt giải Nobel. Phải chăng do nguồn gốc sự sống là câu chuyện dài như nguồn gốc vũ trụ, chưa hồi kết nên ai nói sao cũng được? Nhưng quan trọng hơn, có lẽ là người thâm thù Thuyết Tiến hóa quá đông, sẵn sàng nhả đạn khi nghe báo động (mà phần nhiều là báo động giả), như trường hợp vị giáo sư đề cập ở bài này. Chủ nhân Giải Nobel không phải ngoại lệ. Một khi dồn tâm trí để bừng sáng cho đề tài được giải thì ở nhiều lĩnh vực khác không phải bao giờ họ cũng sáng suốt. Chúng tôi từng bật cười khi nghe Stephen Hawking tuyên bố: “Linh hồn là không có!” Bản thân cũng buộc phải phản bác Giáo sư Nobel Dương Chấn Ninh về kinh Dịch hay triết gia thời danh Francoise Jullien về minh triết… Khoảng tối dưới chân ngọn đèn chính là cơ sở để tổ tiên người Việt rút ra triết lý: “Đèn sáng chẳng rọi được chân.” Phải chăng người ta mê tín khi cho những vị có giải Nobel là thánh, cái gì cũng đúng?! 

Có sự thực là, phần đông người phản bác Thuyết Tiến hóa xuất hiện ở khu vực không được học Thuyết Tiến hóa. Không học nên không hiểu khiến cho họ phản đối theo tình cảm bầy đàn. Trong khi đó, Thuyết Tiến hóa quy định rất rõ hai điều kiện cần và đủ để biến dị di truyền phát sinh loài mới: 1. Phải có tai biến khí hậu đủ mạnh để tiêu diệt hầu hết cá thể của một loài, chỉ có rất ít do xuất hiện biến dị có lợi nên thích nghi và tồn tại. Và 2. Thời gian của tai biến khí hậu phải đủ lâu để những tính trạng mới xuất hiện được chọn lọc tự nhiên củng cố, duy trì cho tới khi loài mới hình thành. Đó là những điều chúng tôi học ở trường phổ thông 60 năm trước và đã quên từ lâu. Nhưng gần đây, khi đọc tài liệu khảo cổ Hồ Maladi bỗng nhiên nhớ lại. Những gì diễn ra nửa triệu năm trước tại xứ Kenya cho thấy Thuyết Tiến hóa đã dự báo hoàn toàn chính xác. Có công bằng không khi nhắm mắt hè nhau ném đá?!

 Việc Giáo sư Phạm Việt Hưng cho in tập hợp ý kiến của những nhà khoa bảng phản đối Thuyết Tiến hóa trong khi bỏ qua những ý kiến ủng hộ cũng rất có sức nặng là cách tuyên truyền áp đặt kiểu “chìa ra một nửa sự thật.” Nửa sự thật là sự dối trá. Một việc làm thiếu công tâm nên thiếu khoa học, dẫn dư luận lạc đường. Cái nguy của việc “cáo mượn oai hùm” là lung lạc những đầu óc nông nổi trong giới khoa bảng, gây ra hội chứng ngu dân bậc cao. 

Để phản biện tác giả, chúng tôi đã công bố ba bài: Đi tìm hóa thân của Chúa, Những hồi chuông gióng vội (đăng trên Nghiên cứu Lịch sử) và Sự cầm nhầm vĩ đại (đăng trên Thôn Minh triết) đáng tiếc là hoàn toàn không được tác giả trả lời. Theo luật bất quá tam, có lẽ nên dừng. Nhưng duyên nợ chưa xong, buộc viết tiếp bài này. Trong sách Luận ngữ, Đức Khổng Tử dạy: “Tri vi tri, bất tri vi bất tri, thị tri dã.” Đó là lời sau cùng chúng tôi xin thưa với GS Phạm Việt Hưng.


                                                                                           Sài Gòn, 10. 2020


1. Hà Văn Thùy. Đi tìm hóa thân của Chúa. https://nghiencuulichsu.com/2019/01/18/di-tim-hoa-than-cua-chua/

2. Hà Văn Thùy. Những hồi chuông gióng vội (Trao đổi tiếp với GS. Phạm Việt Hưng.) https://nghiencuulichsu.com/2019/02/19/nhung-hoi-chuong-giong-voi-trao-doi-tiep-voi-gs-pham-viet-hung-ve-thuyet-tien-hoa/

3. Hà Văn Thùy. Sự cầm nhầm vĩ đại.

https://www.thonminhtriet.com/2019/12/su-cam-nham-vi-ai-ha-van-thuy.html

4. Evan Gough. Confirmed. Fossils That Formed 3.5 billion Years Ago, Really are Fossils. The Oldest Evidence of Life Found So Far.

https://www.universetoday.com/143561/confirmed-fossils-that-formed-3-5-billion-years-ago-really-are-fossils-the-oldest-evidence-of-life-found-so-far/

Universe Today ra ngày 30.9.2019.



 

VIỆT NAM CÓ TRIẾT HỌC KHÔNG?


 

Trước khi tiếp xúc với phương Tây, phương Đông không có thuật ngữ triết học mà chỉ có chữ Triết . Cấu tạo tượng hình gồm(bộ Thủ-tay) (bộ Phủ - búa) và bộ khẩu (miệng). Có thể hiểu theo nguyên nghĩa: tay cầm búa (dao) chẻ vật gì ra để xem xét rồi miệng nói lời nhận xét về vật đó. Triết vốn là Chiết  (bẻ, cắt) trong tiếng Việt cổ. Sách Thuyết văn giải tự viết : Triết = 知也-tri dã ! triết là Biết vậy! Cũng còn những ch Triết khác:

bộ Khẩu được thay bằng bộ Nhật, với nghĩa là đem sự hiểu biết, khám phá ra trước thanh thiên bạch nhật.

Chữ bộ Tâm với nghĩa khôn ngoan, trí tuệ, triết học.

Chữ gồm cặp đôi hai chữ Sỹ-Khẩu là miệng (tiếng nói) của nhiều kẻ sỹ có nghĩa sáng suốt, khôn ngoan, trí tuệ.

Cổ nhân tổng kết: 明知則哲-Minh tri tất Triết : đạt tới sự hiểu biết sáng rõ đó là triết!

Như vậy, theo nguyên nghĩa của cổ nhân, ta có thể hiểu phương Đông cho rằng Triết học là việc mổ xẻ, soi xét, phân tích sự vật để đạt tới hiểu biết sáng rõ minh nhiên tận cùng về nó.

 Câu hỏi được đặt ra: Việt Nam có triết học không? Wikipedia tiếng Việt nói về Triết học Hy Lạp, Triết học phương Tây, Triết học Ấn Độ, Triết học Trung Quốc nhưng không nói tới Triết học Việt Nam! Cố nhiên, tác giả những dòng trên của Wikipedia nhận định theo quan niệm phổ biến hiện nay, của học giới phương Tây. Theo đó thì không hề có cái gọi là triết Việt. Điều này không lạ, vì ở thế kỷ XX, theo học giả Viễn Đông Bác cổ: “Năm 333 TCN, nước Sở diệt nước Việt, con cháu của Việt vương Câu Tiễn chạy xuống Bắc Việt Nam, trở thành người Việt hôm nay.” “Tiếng Việt vay mượn 70% từ tiếng Hán, chữ Hán là quốc ngữ của người Việt. Văn hóa Việt là sự vay mượn văn hóa Hán chưa trọn vẹn.” Còn hiện nay, theo sử gia thời danh người Mỹ Keith Taylor, thì “Cái được gọi là dân tộc Việt Nam chỉ là đám người nói tiếng Việt tụ tập nhau tại châu thổ sông Hồng một vài thế kỷ trước Công nguyên.” “Lịch sử Việt Nam chỉ là sản phẩm của lớp trí thức Hán hóa thời Trung đại viết ra dựa theo lịch sử Trung Quốc. Trung Quốc có gì thì Việt Nam có nấy. Lịch sử Trung Quốc dài bao nhiêu thì lịch sử Việt Nam dài bấy nhiêu.” (A history of the Vietnamese-2003). Một dân tộc bán khai, không có lịch sử nên không thể có triết học!

Nhưng nay khoa học đã khám phá ra sự thực hoàn toàn khác: 70.000 năm trước, người khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ tới Việt Nam. Tại đây, những dòng người di cư hòa huyết sinh ra người Việt cổ mã di truyền Australoid. 40.000 năm trước, người Việt đi lên chiếm lĩnh Hoa lục. 7.000 năm trước, tại Nam Hoàng Hà, người Việt cổ gặp gỡ hòa huyết với người Mông Cổ (cũng từ Việt Nam đi lên 40.000 năm trước), sinh ra người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam. Người Mongoloid phương Nam tăng nhân số, trở thành chủ thể của lưu vực Hoàng Hà. Trên đất Đông Á, người Việt xây dựng nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ phương Bắc xâm chiếm miền Trung Hoàng Hà, lập nhà nước Hoàng Đế. Tỵ nạn chiến tranh, người Việt từ vùng Núi Thái-Trong Nguồn di cư xuống Nam Dương Tử rồi đi tiếp tới Việt Nam, đem nguồn gen Mongoloid chuyển hóa di truyền dân cư Việt Nam sang chủng Mongoloid phương Nam, là người Việt hiện nay. Người Việt ở lại Núi Thái-Trong Nguồn trở thành dân cư nhà nước Hoàng Đế, sau được gọi là người Hán. Tổ tiên người Hán là lớp con cháu do người Việt cổ sinh ra 7000 năm trước.

Như vậy người Việt Nam được hình thành qua hai thời kỳ: thời kỳ đầu mang mã di truyền Australoid đi lên khai phá Hoa lục. Tại Núi Thái-Sông Nguồn, người Việt cổ sinh ra người Việt hiện đại Mongoloid phương Nam. Từ giữa thiên niên kỷ III TCN, một bộ phận người Việt hiện đại trở về Việt Nam, chuyển hóa di truyền người Việt sang chủng Mongoloid phương Nam. Sau này, còn nhiều đợt di cư của người Việt từ phương Bắc trở về quê cũ, góp phần làm nên con người, lịch sử và văn hóa Việt Nam. Do lịch sử như vậy nên tiếng Việt là chủ thể làm nên tiếng nói Trung Hoa, chữ Việt là chủ thể làm nên chữ viết Trung Hoa. Văn hóa Việt là chủ thể làm nên văn hóa Trung Hoa. Thực tế đó nói rằng, người Việt Nam có đóng góp quan trọng làm nên văn hóa Trung Hoa.

Nhưng tới đây, một vấn đề được đặt ra: trong văn hóa Trung Hoa kỳ vĩ, phần sáng tạo của người Việt thực sự là gì? Đó là câu hỏi hóc búa, giống câu đố tách nước sông khỏi nước biển của triết gia Aesop xưa.

Nhưng may mắn là nửa thế kỷ trước, triết gia Kim Định đã tìm ra đáp án. Dựa vào mấy dòng sử vắn tắt “Trước khi người Hán vào thì người Việt đã chiếm lĩnh 18 tỉnh của Trung Quốc và xây dựng nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ,”  Kim Định cho rằng, là dân cư nông nghiệp nên người Việt đã sáng tạo Nguyên Nho hay Việt Nho là văn hóa Nho học nguyên thủy với nội dung nhân bản. Sau này chiếm đất của người Việt, người Hán học văn hóa Việt, một mặt nâng thành kinh điển, mặt khác lại làm suy đồi Việt Nho thành Hán Nho, Tống nho xu phụ triều đình, áp chế phụ nữ, dân thiểu số, xâm lăng các nước láng giềng.

Rõ ràng, đây là cuộc đại mổ xẻ, đại phân tích (chiết) để bóc tách cái văn hóa Việt Nho nguyên sơ của người Việt khỏi khối hỗn độn được gọi là văn hóa Hán. Đấy chính là ĐẠI TRIẾT. Nếu không có cuộc chia tách vĩ đại này, ta sẽ mãi mãi mơ hồ không biết cái gì của mình, cái gì của người, dẫn đến tệ trạng “ruột bỏ ra, da ôm lấy,” giữ mãi mặc cảm đau đớn: chữ của Tổ tiên thì cho là “từ Hán Việt” để rồi luôn trong tâm trạng kẻ học nhờ đọc mướn. Không thể không dùng nhưng mỗi khi dùng lại nhen lên mối căm uất với “cái công cụ mà kẻ ngoại xâm áp đặt để đô hộ dân tộc mình!” Tiếng vốn của tổ tiên thì bị cho là vay mượn ngoại bang. Hàng nghìn năm cúi đầu bái phục kinh Dịch “của Tàu” mà không biết rằng đó là gia sản của cha ông mình. Rõ ràng, theo nghĩa phương Đông thì đây là cuộc ĐẠI TRIẾT, ĐẠI CÁCH MẠNG, ĐẠI GIẢI PHÓNG VỀ VĂN HÓA TƯ TƯỞNG. Trong mọi cuộc giải phóng thì giải phóng về văn hóa tư tưởng là cuộc giải phóng vĩ đại nhất!

Không chỉ tách Việt Nho khỏi Hán Nho mà Kim Định, từ cảm nhận thiên tài cũng chỉ ra nội dung của Việt Nho với bốn nhân tố:

1. Quan niệm về vũ trụ tham thiên lưỡng địa.

“Nhất âm, nhất dương chi vị đạo”:  Âm và Dương đó là đạo! Đạo ấy là bản thể và cũng là sự vận hành của vũ trụ. Đúng là Âm và Dương tạo ra đạo. Nhưng cái “đạo” đang lưu hành trong vũ trụ là bao nhiêu Âm cùng với bao nhiêu Dương? Nếu là cân bằng tĩnh một Âm (-1) + một Dương (+1) thì vũ trụ triệt tiêu, không tồn tại! Trên thực tế, vũ trụ vận hành theo chiều hướng đi lên, tích cực, có nghĩa là Dương chiếm ưu thế. Nhưng ưu thế tới mức nào? Người phương Đông khôn ngoan đã nhận ra Âm và Dương vận động hòa hợp trong phạm vi con số 5: Dương + Âm = 5 = con số vũ trụ! Nhưng vấn đề đặt ra là, trong con số vũ trụ đó, Dương bao nhiêu và Âm bao nhiêu? Chỉ có 2 đáp án: hoặc Dương 4, Âm 1 hoặc Dương 3, Âm 2! Đó là hai cách lựa chọn của con người cho sự phát triển. Minh triết phương Đông nhận ra 3 Dương + 2 Âm là con số vàng của vận hành vũ trụ. Cuộc sống là đi lên, là tăng trưởng, là Dương nhưng trong đó phần của Dương, của Cha, của Trời là 3 còn dành cho Đất, cho Mẹ 2 phần sẽ đạt tới sự hài hòa cao nhất. Nhận thức ra bí mật lớn này của vũ trụ nhưng phương Đông không cứng nhắc nói “tam thiên nhị địa” mà ghi nhận theo minh triết “tham thiên lưỡng địa”: đúng là 3/2 đấy nhưng không phải là tương quan toán học cứng nhắc mà là tương quan biện chứng: lúc 3 nhưng có khi du di lớn hoặc nhỏ hơn 3 chút ít, đảm bảo sự năng động của phát triển.

2. Quan niệm nhân sinh: Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh.

Từ văn hóa nông nghiệp lúa nước quán chiếu nhân sinh cùng vũ trụ, người phương Đông thấy rằng, vũ trụ hợp thành từ 3 yếu tố: Thiên, Địa và Nhân, trong đó con người là trung tâm của mối quan hệ này! Là chủ thể của vũ trụ, con người giữ quan hệ thái hòa với thiên nhiên vũ trụ cũng như với đồng loại. Và một khi con người đã Nhân chủ, Thái hòa như vậy thì đó là con người Tâm linh, cảm thông, linh ứng với những thế giới siêu nhiên khác.

3. Đạo Việt an vi.

Để sống được trong mối quan hệ như vậy với vũ trụ và đồng loại, con người cần thi hành đạo An vi. Trái với hữu vi là mọi hoạt động đều vì mối lợi nên tranh dành, chiếm đoạt. Trái với vô vi bị động, tiêu cực không ước mơ, không ham muốn, bàng quan, lánh đời… An vi là đạo sống tích cực hết lòng nhưng không phải do thôi thúc từ tư lợi mà do sự cần thiết của lợi ích chung. Trong khi phương Tây làm việc và sáng tạo vì lợi ích cá nhân thì phương Đông cũng làm việc, sáng tạo hết mình vì lợi ích chung trong sự đam mê của niềm vui và danh dự.

4. Bình sản

Ba hạt nhân trên sở dĩ tồn tại được là do đứng trên cơ chế bình sản. Đó là cơ chế đảm bảo sự công bằng nhất định trong phân chia thu nhập của cộng đồng. Không hề là chủ nghĩa bình quân vì không có ai toàn quyền phân phối của cải mà là bình sản nhằm đạt tới sự công bằng tương đối về tài sản. Trong ký ức phương Đông còn ghi lại cách phân chia tài sản thời cổ, đó là cơ chế tỉnh điền: Cộng đồng chung tay vỡ khu ruộng, người ta cố làm cho khu ruộng vuông vức, sau đó chia làm 9 phần đều nhau. Tám gia đình cày cấy 8 phần xung quanh đồng thời chung tay chăm sóc phần ruộng giữa, gọi là tỉnh điền. Phần thu hoạch từ “tỉnh điền” được nộp vua. Sau này, cơ chế bình sản được chuyển sang hình thức công điền. Đến trước năm 1945 ở Việt Nam vẫn còn 20% công điền, là ruộng của làng, không thuộc quyền nhà nước, ba năm một lần làng chia cho người nghèo cày cấy.

Trong cuốn Nhiệt đới buồn, nhà nhân văn lớn Levi’s Strauss có khám phá quan trọng: “Tới cuối thời Đá mới, nhân loại đã sáng tạo văn hóa tinh thần cao nhất. Các thời đại sau đó không thêm được gì mà tất cả chỉ là sự lặp lại.” Người ta đọc ông trong tâm trạng hồ nghi vì không hiểu cái “đỉnh cao tinh thần” đó là gì. Nhưng từ khám phá của Kim Định, ta nhận ra, Việt Nho chính là đỉnh cao tinh thần mà Việt tộc đạt được từ hơn 4000 năm trước nhưng bị khuất lấp trong bụi thời gian và bị văn minh vật chất phương Tây hủy hoại.

Có hai nguyên nhân để cho rằng Việt Nam không có triết học. Một là quan niệm độc tôn độc đoán của triết học phương Tây không chấp nhận nền triết học khác nó. Thứ hai là do chưa hiểu sử Việt. Nay, khi khám phá lịch sử và văn hóa vĩ đại của tộc Việt, ta thấy người Việt có nền triết học vô cùng lớn và phong phú. Đó là nền triết học nhân sinh, giúp con người tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Nay trong thời nhân loại khủng hoảng về trí tuệ. Triết học duy lý đã chết còn khoa học không được Minh triết dẫn dắt, ngày càng phi nhân tính, trở thành tai họa đe dọa hủy diệt loài người.

Chính trong lúc này, Minh triết Việt với bốn thành phần do kim Định khám phá trở thành cứu cánh đối với sự tồn vong của nhân loại. Sẽ có ích nếu các viện các khoa Triết mạnh dạn loại bỏ món “kê cân” triết học duy lý vô bổ để nghiên cứu và học tập Triết Việt. Họ sẽ thoát thân phận mãi mãi là đám học trò ngu ngơ mà chắc chắn những viện những khoa của họ sẽ trở thành thánh đường của Minh triết. Trước khi dừng tay, người viết có đề nghị nhỏ: Đừng gọi là Triệt học Việt Nam bởi lẽ nền triết này không chỉ của người Việt Nam mà là tài sản chung của tộc Việt. Vì vậy xin gọi là TRIẾT VIỆT.

 

                                                                 Sài Gòn, 16.10. 020

 

 

 

 

 

TRIẾT HỌC ĐÃ CHẾT


 

Ai, ai dám nói những lời báng bổ như vậy? Cố nhiên không phải Hà Văn Thùy mà là Stephen Hawking, bộ óc thông tuệ bậc nhất của thời chúng ta. Trong cuốn Đại thiết kế (The Grand Design - 2010), ông khẳng định: Triết học đã chết- Philosophy is dead! Điều này không bất ngờ, vì đó chỉ là sự khái quát ở mức cao hơn một nhận định từ trước, có hơi hướng mỉa mai, cũng của chính ông trong cuốn sách rất nổi tiếng khác – Lược sử thời gian (A Brief History of Time-1988) – rằng: “Nhiệm vụ còn lại của Triết học chỉ là trò phân tích ngôn từ!” Tuy nhiên, Hawking không phải người đầu tiên có ý tưởng như vậy. Voltaire từng nói: “ (Triết học) chỉ là xuyên tạc đời sống, nó chỉ là thức ăn nuôi trí tò mò của con người.” Nietzsche (1844 – 1900) cho rằng: “Hồn sâu xa của Hy Lạp chịu ảnh hưởng của Đông Phương huyền bí nên cũng có một dòng huyền niệm đi liền với một dòng tư duy sáng sủa… Cái hồn ấy bị Socrates bóp chết bằng tuyên dương lý trí: lấy ý thức sáng sủa minh nhiên mà xua đuổi năng lực ẩn tàng nên Socrates chỉ biết phê bình mà không hề kiến thiết và ông thiếu hẳn óc huyền niệm bởi năng khiếu biện l‎ý đã được vun tưới đến mức cực đoan nên đã cắt đứt với dòng truyền thống”(1)  Karl Jaspers (1883 – 1969) nhận xét: “Thời Trục là thời giàu về tinh thần đến tột bực, còn thời ta tuy có những phát minh về máy móc lớn hơn những phát minh Thời Trục, nhưng về mặt tinh thần không gì có thể so sánh được với những suy tư của một Khổng, một Lão, một Thích Ca.” “Ông hô hào phải trở lại những giá trị Thời Trục là thời đã tạo dựng những giá trị truyền thống. Đó là phương thuốc duy nhất để đoàn tụ nhân loại.” (1) Martin Heidegger (1889 – 1976) cho rằng “nền móng siêu hình cổ điển đã sai lạc vì hiểu chữ tính thể thành hiện tượng của sự vật thường nghiệm. Do đó thay vì nói về tính thể u linh, thì Triết học Cổ điển chuyển thành hữu thể, là vật thể tầm thường. Do vậy, Triết Cổ điển là thiếu căn cơ, tức thiếu nền tảng.” (1)

“Tóm lại, ba triết gia Nietzsche, Jaspers, Heidegger nhận ra rằng, vì những sai lầm của các bậc tiền bối Socrates, Plato, Aristotle mà Triết cổ điển phương Tây bị cắt đứt với truyền thống tâm linh, tức cội nguồn Minh triết, trở thành duy lý, dưới hình thức một tri thức luận, một lĩnh vực chuyên môn nên không có ảnh hưởng gì nhiều đến đời sống. Bởi lẽ, đời sống có tính cách toàn diện chứ không chỉ giới hạn ở lý trí. Sống đòi hỏi không chỉ có suy tư mà còn biết cảm xúc cũng như cả hành động tiến tới hiện thực. Sau khi tách rời khỏi Minh triết, Triết học không còn đóng nổi vai trò hướng đạo cuộc sống. Trong khi đó, con người vẫn cần phải sống, cần được dẫn dắt. Nhưng vì thiếu Minh triết nên người ta phải tạm “xài đỡ” đạo lý đời thường (common sense). Đó chính là nguyên nhân của tình trạng ngộ nhận giữa Minh triết, Triết học, đạo lý đời thường cùng nhiều thứ khác... dẫn đến cái chết của triết học.” (1)

Đấy là phát biểu của những đại triết gia về số phận của triết học. Tuy nhiên, người viết không muốn áp đặt bằng tư tưởng của người khác nên xin trình bày về cai chết của triết học từ cội nguồn của nó.

I. Cội nguồn của triết học.

Triết học là sản phẩm của văn minh phương Tây nên chỉ có thể tìm cội nguồn triết học khi khám phá tới tận cùng văn minh phương Tây. Văn minh do con người tạo ra nên muốn hiểu văn minh phương Tây cần phải biết con người phương Tây được hình thành như thế nào. Từ khám phá mới nhất ở thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, ta biết rằng, 40.000 năm trước, chủng người Europid từ Trung Đông qua eo Bosphorus vào châu Âu. Họ gặp người Indonesian từ Đông Á sang. Hai dòng người hòa huyết sinh ra người European nước da sậm màu. Với thời gian, người European lan tỏa ra làm nên dân cư đầu tiên của châu Âu, sống bằng săn bắn và hái lượm. Khoảng 25.000 năm trước, một dòng người săn hái từ châu Âu di cư trở lại Trung Á rồi từ đây lan tỏa sang phương Đông. Một bộ phận tiến chiếm vùng đồng băng Yamnaya của Nam Nga và Ucraina ngày nay.

Khoảng 8000 năm trước, người nông dân Tây Á đem lúa mì, nho, oli, cừu, dê vào, xây dựng kinh tế nông nghiệp khiến châu Âu thành vùng đất trù phú. Châu Âu trở thành quê hương của người săn bắt hái lượm và của người nông dân, hai cộng đồng sống trong không khí hòa bình và cùng có tập quán thân thiện với thiên nhiên. Người săn hái bảo vệ rừng, không giết thú trong mùa sinh sản và chỉ bắt đủ lượng thức ăn cần thiết. Người nông dân khai thác lượng đất hạn chế để trồng trọt. Và do trồng trọt, chăn nuôi phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên cũng như ở phương Đông, người nông dân châu Âu hình thành tập tính đề cao phụ nữ và coi trọng đồng đều các yếu tố khác nhau của môi trường. Từ đó hình thành nếp tư duy tổng hợp. Lối sống đó tạo nên trong dân cư bản địa châu Âu những phẩm tính của văn hóa nông nghiệp với nền minh triết sơ khai.

Khoảng 5000 năm trước, dân cư sống ở phần đất Nam Nga và Ucraina trở thành những bộ lạc du mục hùng mạnh. Nhờ được nuôi dưỡng chủ yếu bằng thịt và sữa, họ trở thành những người to cao lực lưỡng. Do sớm làm chủ công nghệ luyện đồng, họ chế tạo những chiếc búa sắc bén trong chiến trận. Nhờ thuần hóa ngựa và chế ra xe ngựa, họ lập ra những đội quân hùng mạnh bách chiến bách thắng với những cuộc tấn công thần tốc. Từ vùng đất Yamnaya,  những đội quân du mục tử thần tiến về phía Đông, xuống phương Nam và chiếm lĩnh Tây Âu. Một cuộc diệt chủng vĩ đại diễn ra và kết quả là những người du mục gần như thay thế người nông dân bản địa, chiếm tới 80% nhân số, trở thành chủ thể của dân cư châu Âu. Người nông dân bản địa chỉ còn 1/5 dân cư, trở thành cộng đồng thiểu số. Văn minh du mục được thiết lập khắp châu Âu. Đó là nền văn minh tàn bạo với những đặc trưng: triệt để khai thác thiên nhiên bằng cách phá rừng làm bãi chăn thả, diệt chủng thú hoang. Tăng cường đánh phá các bộ lạc yếu thế để chiếm đoạt tài sản và bắt người làm nô lệ. Do cuộc sống du mục, con người phải thường xuyên di động và đối đầu với nhiều nguy hiểm nên hình thành tập quán phát hiện nhanh những dấu hiệu thay đổi của môi trường để phản ứng theo phương châm “tiên hạ thủ vi cường.” Do vậy ở người du mục hình thành nếp tư duy phân tích.

Trong vòng 600 năm, từ thế kỷ VIII tới TK II TCN, lịch sử nhân loại xuất hiện một giai đoạn đặc biệt, được gọi là thời kỳ Trục (Pháp: période axiale; Anh: axial – với nghĩa là trục xoay hay bản lề). Đặc điểm trung tâm của giai đoạn này là tại những khu vực khác nhau trên thế giới có sự bùng phát của tinh thần nhân văn, đưa ra những cách suy nghĩ hoàn toàn mới, báo hiệu sự xuất hiện của mối quan hệ chưa từng có với tri thức, chân lý và niềm tin, với sự xuất hiện của những nhân vật khổng lồ. Ở Trung Quốc là Khổng Tử, Lão Tử, Mặc Tử, Trang Tử. Ấn Độ là Phật và Upanishades. Ở Iran, Zarathustra dạy cuộc chiến vĩnh cửu giữa thiện và ác trong vũ trụ. Trong khi đó trên đất Palestine xuất hiện Elias, Jesaias, Jereminas và Deuterogesaias. Tại Hy Lạp là triết lý của Parmenides và Plato, Heraklit, rồi Homer, Archimedes, Thucydides và những bi kịch vĩ đại đầu tiên ra đời. Giai đoạn này sẽ dẫn dắt nhân loại tạo ra một bước tiến quan trọng về chất lượng trong mối quan hệ của nó với tri thức, chân lý và tôn giáo. Có thể gọi là thời kỳ trăm hoa đua nở, những nét đặc sắc nhất của tâm hồn và tư tưởng châu Âu được tự do, cởi mở thể hiện qua những người phát ngôn vĩ đại của mình. Ta nhận ra bên cạnh tính duy lý của thần ngữ logos cũng như sự minh nhiên sáng rõ của thần Apollo là sự huyền nhiệm của thần Dyonisus cùng yếu tố tâm linh trong tôn giáo đa thần mang sắc thái phương Đông tạo nên trạng thái cân bằng giữa tâm hồn và lý trí.

Nhưng rồi, Socrates xuất hiện, đề cao sự sáng suốt của lý trí, đè nén những biểu hiện mù mờ ảo diệu của tâm hồn, đuổi thơ ca, âm nhạc và hội họa ra khỏi quảng trường, Plato rồi Aristotle tiếp tục tuyệt đối hóa lý trí, dẫn tư tưởng châu Âu đi theo hai xu hướng là khoa học thực nghiệm và triết học duy lý.

Do tập quán tư duy phân tích nên châu Âu hình thành quan niệm nhị nguyên, chia thế giới thành hai mặt đối lập: sáng-tối; tốt-xấu; thiện-ác…Từ đó nảy sinh những trường phái triết học tuyệt đối hóa mặt này của sự vật. Trường phái khác tuyệt đối hóa mặt kia và trường phái thứ ba dung hòa hai mặt… Cứ như thế, triết học ngày càng duy lý, duy niệm, ngày càng xa rời cuộc sống, trở nên kinh viện khô cứng mất sức sống, dẫn đến cái chết không tránh khỏi. Đó là sự thật mà phải sau 2500 năm con người mới nhận ra.

Như vậy, triết học phương Tây là một sự bất cập, tiên thiên bất túc ngay từ đầu, ngay từ khi khai sinh. Ngày nay thành thói quen, như phản ứng từ vô thức, ai cũng nói như vẹt rằng “triết học là yêu mến minh triết (philosophia).” Nhưng đó là sự dối trá. Thông thường, cần định nghĩa điều chưa biết, người ta dùng những quan niệm và thuật ngữ đã biết nhưng gần gũi với nó để biểu thị. Nhưng trường hợp này không vậy! Đi tìm định nghĩa của điều chưa biết là triết học, người ta lại gắn kết nó với một điều chưa biết khác, mù mờ hơn, là minh triết. Triết học là yêu mến minh triết trong khi hoàn toàn chưa biết minh triết là gì thì đó là một việc làm vô nghĩa! Không chỉ vào thời của Soctates mà cho đến nay phương Tây cũng chưa hiểu minh triết là gì nên phải bỏ hàng triệu Đolla để mở cuộc thi tìm định nghĩa minh triết. Yêu mến một cái mà chưa biết nó là gì, quả là trò chơi vô tăm tích. Không chỉ vô nghĩa mà còn là sai lầm tàn hại. Do đinh ninh triết học là yêu mến minh triết nên người ta tin rằng, đi tới tận cùng của triết học sẽ gặp minh triết. Nhưng đó là con đường của kẻ leo cây tìm cá. Do không hiểu rằng Minh triết không chỉ có lý trí mà còn có hồn người, Socrates đuổi âm nhạc, thi ca, hội họa khỏi diễn đàn để độc tôn lý trí lại mong rằng ở cuối con đường chết chóc ấy gặp được minh triết thì hoàn toàn chỉ là hoang tưởng. Trên thực tế, triết học là chống lại, là tiêu diệt minh triết: Triết học = anti-sophia! Cái thất bại, cái chết của triết học bắt đầu từ đấy.

Sau 2500 năm leo cái cây Triết học để tìm cá Minh triết mà không thấy, những thức giả hàng đầu của phương Tây giật mình, nhận ra “phải quay lại Thời Trục để tìm minh triết.” Bởi lẽ cho rằng ở cái thời nhân chi sơ ấy, trong những ý tưởng của Parmenides, Plato, Heraklit, rồi Homer, Pythagoras… thấp thoáng  ánh sáng ảo huyền của minh triết. Nhưng đôn đáo tìm suốt nửa sau thế kỷ XX mà không hề thấy le lói ánh sáng nào của minh triết mà chỉ gặp những điều khôn ngoan vụn vặt thuộc về đạo lý đời thường hay lương tri công cảm (common sense). “Không có đèn lấy trăng làm đèn,” học giả phương Tây buộc phải tạm dùng, phải xài đỡ những thứ khôn ngoan vụn vặt rồi cưỡng xưng là Minh triết. Cũng do việc “giật gấu vá vai” ấy mà phương Tây hiểu về Minh triết khác nhau. Người Pháp gọi Minh triết là Sagesse là những gì nguội lạnh, là lẩn thẩn còn người Mỹ gọi là Wisdom với nghĩa khôn ngoan. Sở dĩ có tình trạng trống đánh xuôi kên thổi ngược như vậy là bởi cho đến nay phương Tây chưa biết lịch sử của mình, chưa hiểu quá trình tạo thành dân cư và văn minh của mình.

Thực tế lịch sử cho thấy, phương thức sống du mục tạo ra văn minh. Chỉ có kinh tế nông nghiệp, chỉ có người nông dân mới làm nên văn hóa. Trong khi đó, ở châu Âu, nông nghiệp hình thành muộn, chỉ 8000 năm trước. Không những thế, do cuộc xâm lăng của người du mục, phần lớn dân cư nông nghiệp bản địa bị tiêu diệt, khiến cho lớp trầm tích văn hóa ở châu Âu quá mỏng không đủ làm nên Minh triết.

Trong khi đó ở phương Đông, do nếp tư duy tổng hợpquan niệm nhất nguyên nên trí tuệ không đi theo hướng hình thành khoa học thực nghiệm và triết học duy lý. Phát hiện ra năm dạng vật chất làm nên vũ trụ là Kim. Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nhưng tư duy phương Đông không đi vào tìm hiểu bản chất của những thành tố đó để tạo ra khoa học thực nghiệm, mà cố công tìm hiểu quan hệ giữa chúng. Từ đó khám phá khái niệm hành với nghĩa vận động - ngũ hành tương sinh tương khắc để làm ra Dịch lý. Không đưa tới triết học duy lý mà phương Đông tạo lập Minh triết. Bắt đầu từ bậc thấp nhất là tu thân, tức lo cho mình tiến tới tề gia là lo cho một gia đình. Tôi gọi đó là Minh triết bình dân. Không dừng ở đây, Minh triết phương Đông không chỉ lo cho bản thân và gia đình mà còn lo cho đất nước và nhân loại nên tạo ra bậc Minh triết hàn lâmtrị quốcbình thiên  hạ. Hai cấp độ Minh triết không tách rời mà bổ sung cho nhau, nâng đỡ nhau làm nên Minh triết phương Đông. Điều mà ta không thể tìm thấy trong văn minh phương Tây.

II. Phương Đông có triết học không?

Ở phương Đông, theo quan niệm nhất nguyên vạn vật đồng nhất thể . Mỗi vật là khối thống nhất của hai mặt đối lập, bất khả phân tách. Mặt khác, tư duy tổng hợp không cho phép đẩy tới cực đoan hai mặt đối lập trong một sự vật nên không thể sinh ra những trường phái triết học đối lập cạnh tranh nhau. Vì vậy phương Đông không có triết học theo kiểu phương Tây. Nói chính xác thì phương Đông cũng có ít nhất một trường hợp, đó là Vương Dương Minh thời nhà Minh với thuyết Tri hành hợp nhất. Thấy sự bất cập của thuyết chủ Hành lấy Hành làm cơ sở cho Tri, của Mặc gia và của Vương Thuyền Sơn cũng như thuyết chủ Tri lấy Tri làm cơ sở cho Hành, của Trình Tử và Chu Tử, Vương Dương Minh lập thuyết “Tri Hành Hợp Nhất” quan niệm không có sự phân biệt giữa Tri và Hành hay Tri và Hành chỉ là một. Đó là thành tựu hiếm hoi của triết học phương Đông, một cách vô thức theo thao tác của triết học phương Tây.

 Không theo khuôn mẫu của triết học phương Tây bởi Phương Đông có quan niệm riêng về triết học. Phương Đông cho rằng Triết () là sáng mà triết cũng là triệt. Khi làm cho một sự vật, một hiện tượng trở nên sáng rõ đến tận cùng thì đó là Triết. Chẳng hạn, Đạo vốn là khái niệm bình thường, phổ biến trong cuộc sống, với nghĩa con đường, tôn giáo, đạo đức... Nhưng khi Lão Tử khái quát thành mệnh đề “Đạo khả đạo phi thường đạo” thì Đạo trở thành phạm trù triết học chói sáng bao hàm trong đó bản thể và cả quá trình vận hành của vũ trụ. Tương tự, Danh là khái niệm bình thường, phổ biến trong cuộc sống như danh tính, danh hiệu, danh dự… Nhưng khi Khổng Tử đưa ra Thuyết Chính danh thì Danh đã trở thành phạm trù triết học có vai trò quan trọng trong cuộc sồng. Ở thời chúng ta, trong nền văn minh phương Đông phồn tạp, mà hầu hết nhân loại cho rằng đó là sản phẩm của Trung Hoa, Kim Định bóc tách ra Việt Nho là nền văn hóa do người Việt sáng tạo với tư cách dân cư đầu tiên chiếm lĩnh Hoa lục. Về sau người Hoa đã học theo, nâng Việt Nho lên hàng kinh điển và cũng đồng thời làm suy đồi trở thành Hán nho, Tống nho. Khám phá triệt để và sáng suốt như thế mang tính cách mạng, thay đổi nhận thức hàng nghìn năm của cả nhân loại, đương nhiên mang ý nghĩa triết học lớn. Tiếp đó là việc tìm ra vũ trụ quan Tham thiên lưỡng địa; nhân sinh qua Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh; Đạo Việt An Vi và cơ chế bình sản trong xã hội Việt cổ là khám phá vĩ đại về văn hóa Việt. Đó chính là triết học. Hoàn toàn khác triết học tư biện, duy lý, là “trò chơi ngôn từ” của phương Tây. Triết học phương Đông là triết học nhân sinh giúp khám phá chiều sâu của văn hóa, phục vụ con người.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, suy cho cùng thì triết học cũng như nhiều thứ khác chỉ là công cụ mà thực dân dùng để nô dịch dân tộc Việt. Khi chiếm Đông Dương, thực dân Pháp nghĩ rằng sẽ vĩnh viễn thống trị vùng đất này nên quyết định tạo dựng một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông. Cùng với việc dạy cho trẻ em: “Tổ tiên chúng ta là người Gaulois,” người Pháp áp đặt cho nền giáo dục thuộc địa nhiều kiến thức khác. Không phải để khai dân trí mà cốt làm cho dân “bán khai” bản địa choáng ngợp trước sự tân kỳ của văn minh phương Tây rồi thần phục mẫu quốc! Triết học phương Tây một mặt là bằng chứng về sự văn minh của phương Tây. Mặt khác là công cụ hữu hiệu để chôn vùi nền triết học mênh mông và sâu thẳm của phương Đông. Do xâm lược văn hóa có tác động sâu xa nên dân Việt không dễ phân biệt đâu là văn hóa thực sự, đâu là công cụ nô dịch. Vì vậy, sau khi thực dân bị đánh đuổi thì nhiều công cụ thực dân vẫn tồn tại mà một cách vô thức, người Việt vẫn tôn thờ. Ngay cả khi chính học giả phương Tây khẳng định “triết học đã chết,” “Chỉ là trò chơi ngôn từ” thì người Việt bảo hoàng hơn vua, vẫn đua nhau học triết Tây, nghiên cứu triết Tây! Thử hỏi, trăm năm qua, triết Tây mang lại ơn ích gì cho dân Việt, ngoài một nhóm người quần tụ thành khoa triết, viện triết, chuyên nhai lại những chuyện trời ơi đất hỡi cùn mòn của phương Tây rồi phong cho nhau học vị học hàm? Tự hào về triết gia Trần Đức Thảo ư? Là một người có thiên năng, sang trời Tây, theo phong trào, Trần Đức Thảo bị cuốn vào dòng triết học Marxit và dành cả cuộc đời để vá víu cái chủ thuyết phi nhân xa lạ! Cả chủ thuyết ông theo đuổi cũng như danh giá ông nhận được đều là sự áp đặt từ bên ngoài. Thử hỏi, triết học của ông mang lại ơn ích gì cho người Việt? Người Việt biết đến ông trong số phận oan nghiệt của một “tội đồ” Nhân Văn Giai Phẩm gợi nỗi xót thương nhưng mấy ai biết đến cái triết học của ông?

Nay lại có người ước mong Việt Nam có triết gia lớn! Thật nực cười! Nói lấy được mà chả hiểu mình nói gì! Hãy tự hỏi xem liệu Việt Nam thể có triết gia không đã? Cổ nhân nói “mài sắt nên kim.” Đúng là trì chí làm việc, người bình thường có thể trở nên thợ lành nghề. Nhưng để thành nhân tài hay thiên tài thì như thế chưa đủ, cần phải có năng khiếu. Nhưng năng khiếu của một cá nhân cũng không đủ mà cần cộng lực của cả truyền thống dân tộc. Lĩnh vực triết Tây, là sở trường của dân cư tư duy phân tích. Trong khi đó ta là dân nông nghiệp với tập quán tư duy tổng hợp, chủ toàn, tư duy phân tích là sở đoản. Nhảy vào trường đấu mà mình đem cái sở đoản của mình đấu với sở trường của thiên hạ thì thua ngay từ khi chưa vào xới! Không chỉ vậy, thiên thời cũng không ủng hộ vì lúc này là buổi cuối mùa, triết học đã chết, những bậc thầy triết Tây đang bỏ của chạy lấy người, đôn đáo đi tìm Minh triết ở phương Đông mà người phương Đông thứ thiệt còn hè nhau lao vào mảnh đất chết ấy thì quả thật điên rồ! Cổ nhân nói: “Hộ đoản chung đoản, canh trường bất trường,” có nghĩa là đi theo cái ngắn, cuối cùng trở thành ngắn, còn trồng cấy cái dài cũng chẳng được dài. Học theo cái dở của thiên hạ thì mình thành dở còn học theo cái hay của thiên hạ, mình sẽ chẳng được hay! Một thời những vị vào làng Tây, nói tiếng Tây hơn cả Tây mà chả bao giờ thoát được thân phận giả cầy!

Xin kể hai câu chuyện nhỏ. PGS.TS Hoàng Ngọc Hiến, đọc sách thấy người Tây nghiên cứu Minh triết, cũng thỉnh thầy François Jullien về học đạo. Thầy xui (dại): “Hôm nay minh triết phải làm ra khái niệm, phải có lịch sử,” chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao, ông cũng hùa theo rồi chế tác ra “Minh triết Trần Nhân Tông, Minh triết Nguyễn Trãi, Minh triết Hồ Chí Minh, Minh triết Marxit”… khiến cho đồng bào Việt phía trời Tây bàng hoàng vì sự vô minh! (2) Gặp nhau tại một hội thảo ở Hà Nội, PGS.TS Triết học Phạm Khiêm Ích tặng tôi tập tài liệu “Tư duy tổng hợp” mà ông dịch từ tiếng Anh theo một Dự án học thuật. Ông chân tình bảo: “Anh cố đọc rồi góp ý cho tôi.” Đọc xong, từ Sài Gòn, tôi gửi ông điện thư: “Người Việt là tổ sư của lối tư duy tổng hợp. Nếu bác chịu khó nghiên cứu tư duy của tổ tiên trong câu Trông trời trông đất trông mây… rồi viết ra thì bác sẽ là thày những giáo sư trong sách, thay vì dịch của họ ra để học.” Nhưng thói đời là thế, dịch của thiên hạ ra để học vừa dễ dàng, vừa có tiền tiêu lại an toàn vì không “nghiên cứu trái nghị quyết!” Và như thế, trí thức Việt mãi mãi chỉ là lũ học trò nhớn xác.

Trở lại câu hỏi ở trên: phương Đông, Việt Nam có triết học không? Có, không chỉ có mà là thứ triết học tuyệt vời. Khi thoát khỏi sự cầm tù của quan niệm triết học phương Tây, sẽ thấy Kinh Dịch là sản phẩm triết học vĩ đại. Thích, Lão, Khổng, Mạnh… là những triết gia lớn. Không chỉ vậy, ngay thời chúng ta, Kim Định là triết gia thiên tài mà do cách nhìn thiển cận trong vòng vây của triết học phi nhân phương Tây, người ta không nhận ra. Hơn nửa thế kỷ bị coi như cỏ dại bên đường nhưng rồi sẽ có ngày, thế giới tôn ông là triết gia bậc thầy. Trong Hội thảo khoa học tưởng niệm 15 năm ngày mất của Kim Định được tổ chức tại Nhà Thái học Văn Miếu Quốc Tử Giám tháng 7 năm 2012, tôi có nói với các bạn trẻ: “Chúng tôi già rồi, không làm được nữa. Nhưng các bạn, những ai nắm được tư tưởng của Kim Định, sẽ có ngày đàng hoàng bước lên những giảng đường danh giá nhất của thế giới.” Ngày ấy đang đến gần. Khi thoát khỏi sự cầm tù của quan niệm triết học phương Tây, dồn tâm lực để nghiên cứu minh triết phương Đông từ Kinh Dịch, Nikaya của Đức Phật tới Lão, Khổng, Trang, Mạnh… chúng ta sẽ xây dựng nền triết học vĩ đại của phương Đông, giúp cho  công cuộc phục hưng dân tộc và dẫn dắt nhân loại.

                                                                                  

                                                                        Sài Gòn, Thu 2020.

 

Tài kiệu tham khảo.

1.      Kim Định. “Triết Lý Giáo Dục III. Truyền Thống” http://vietnamvanhien.net/trietlygiaoduc.pdf

2.      Trên trang Minh triết Việt, học giả Lê Việt Thường xuất bản hơn 70 bài phản bác cuốn Luận bàn Minh triết và Minh triết Việt của Hoàng Ngọc Hiến.