Công bố “Người Kinh và người Thái có hệ gien tương đồng
cao và quan hệ tiến hóa gần gũi, nhưng lại độc lập với người Hán” của
Viện Nghiên cứu tế bào gốc - công nghệ gien Vinmec (VRISG) đã gây xôn xao công
luận, khiến không ít người hoang mang. Để sáng tỏ vụ việc, ngày 17/8 tạp chí
Tia sáng-diễn đàn của trí thức Việt Nam- tổ chức Tọa đàm Khoa học “Nguồn gốc người Việt: Từ khảo cổ học đến
khảo cổ học tri thức” với hai diễn giả là Tiến sỹ Khảo cổ học Nguyễn Việt
và Tiến sỹ Hán Nôm, nhà nghiên cứu cổ sử Trần Trọng Dương. Hai khuôn mặt sáng của
học giới Việt Nam.
Theo báo Thanh Niên, TS Trần Trọng Dương không nói ai đúng
ai sai, mà để ngỏ câu trả lời. Ông nói: “Chúng ta đang trượt giữa những khung
khổ tư duy khác nhau. Những tri thức lịch sử đã “găm” vào đầu chúng ta là những
sản phẩm đã được kiến tạo qua các thời kỳ khác nhau.” Và “Ông Dương ví dụ,
trong cuốn Dư địa chí viết năm 1435, Nguyễn Trãi đã để Triệu Đà là người mở ra
triều đại đầu tiên ở VN. Nhưng chỉ khoảng hơn 40 năm sau, năm 1479, Ngô Sĩ Liên
vâng mệnh vua Lê Thánh Tông nhằm kéo dài và củng cố tính chính thống trong lịch
sử của nhà Lê dưới hệ tư tưởng Nho giáo đã mở rộng chiều dài lịch sử vượt qua của
triều đại Triệu Đà, Hùng Vương, Kinh Dương Vương tới Thần Nông. Điều này cho thấy
việc nhìn nhận “sự thật lịch sử” còn cần đặt trong bối cảnh thời kỳ lịch sử với
những hệ tư tưởng, quyền lực... khác nhau. TS Trần Trọng Dương cũng lấy ví dụ về
việc nhìn nhân vật lịch sử Triệu Đà: “Qua các thời kỳ khác nhau, dưới các ý thức
hệ khác nhau, dưới các quyền lực khác nhau, diễn ngôn khác nhau, dưới các hoàn
cảnh, Triệu Đà luôn được kiến tạo, nhận thức, tái nhận thức nhằm cho các khuôn
khổ ý thức hệ từng thời kỳ”.
Còn theo tạp chí Tia sáng, dưới góc độ nhà khảo cổ, Tiến sỹ
Nguyễn Việt phát biếu: “Không lạm dụng
khái niệm người Việt và để tránh “tự làm khó mình” – vướng vào cái nhìn thiển cận,
trước tiên cần làm rõ một số khái niệm. Chẳng hạn khái niệm “Việt”, hiện nay được
dùng rất “dễ dãi” để chỉ chung cho rất nhiều nền văn hóa khảo cổ là chưa chính
xác: đào được di vật của Homo erectus (người đứng thẳng ) hoặc văn hóa Hòa Bình
(khoảng 15000 năm trước) đều khẳng định là “người Việt” trong khi họ chưa hình
thành các cộng đồng tộc người mà chỉ mới hình thành nhóm cư trú.”
TS Nguyễn Việt khẳng định rằng, “Bình tuyến Phùng Nguyên (bắt đầu khoảng 4000 năm trước) với những cư
dân trồng lúa đã phát triển theo một “tuyến đường thẳng và rất đẹp” đến văn hóa
Đông Sơn và đến Đại Việt sau này (từ Phùng Nguyên cho đến nay, đặc điểm xương cốt
khai quật được không thay đổi) - điều này giúp khẳng định tính bản địa của cộng
đồng cư dân trồng lúa ở nước ta từ sớm. Nhưng không thể gán người Việt – là chủ
nhân duy nhất cho ngay cả văn hóa Đông Sơn, bởi trong nhận thức của các nhà khảo
cổ học thế giới, “trong thời kỳ Đông Sơn và tiền Đông Sơn, thì Thái và Việt là
một, tất cả khối Lạc Việt, Tây Âu, hay Tày Thái cổ… đều là ‘Yue’”. Các khái niệm
tộc người cụ thể, gắn với một quốc gia cụ thể đều xuất hiện muộn sau này. Nên
hơn cả là gọi tên chủ nhân của các nền văn hóa khảo cổ theo tên của nền văn hóa
khảo cổ đó. Ví dụ trong phạm vi văn hóa Đông Sơn thì gọi người Đông Sơn, trong
phạm vi Âu Lạc thì gọi là người Âu Lạc, bởi vì khái niệm đó có tính bao trùm.”
“Vấn đề nhà nước đầu
tiên của người Việt cổ cũng thường bị hiểu nhầm, khi nhiều người băn khoăn rằng
- liệu dưới thời Hùng Vương đã có một nhà nước – với đầy đủ các ban bệ của một
triều đình hay chưa. “Đừng nhầm 4000 năm lịch sử với 4000 năm văn hiến, thời điểm
có bộ máy, thể chế, thu thuế… phải đến Âu Lạc”, TS Nguyễn Việt lưu ý. “Thời kỳ
chúng ta gọi là Hùng vương là một thời kỳ có thật, nhưng không phải là một triều
đình có vua như cách ta nghĩ, mà chỉ là có ông thủ lĩnh đáng kính thu hút được
cư dân trong một nhóm mà thôi”.
Như vậy là qua ý kiến của hai vị tiến sỹ, câu hỏi của ban tổ
chức chưa được giải đáp!
Vì sao vậy? Phải chăng như lời PGS.TS Nông Văn Hải, Nguyên
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hệ gene: “đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp”, và
ngành gene hay các ngành khác cũng “chỉ như thầy bói xem voi”?
Theo chúng tôi, đây là vấn đề phức tạp nhưng không phải
không giải quyết được! Nguyên nhân là do những nhà chuyên môn nhìn theo góc độ hẹp
mà thiếu cách nhìn toàn diện, tổng thể để thấy được vấn đề.
Trước hết là Tiến sỹ Trần Trọng Dương. Ngay từ đầu ta thấy
ông đã hỏng về phương pháp luận khi “khảo cổ học tri thức.” Ông nói: “Chỉ khi nào ta hệ thống hóa được các nguồn
sử liệu nguyên ngữ với những niên đại tuyệt đối, thì khi ấy ta mới có thể tiến
hành nghiên cứu một cách cẩn thận về một lịch sử tư tưởng về những cộng đồng
người mà nay gọi là “người Việt.”” Vâng, dù cuộc “khảo cổ” của ông thành
công mỹ mãn, lôi được toàn bộ văn bản cổ đặt trên bàn thì những tư liệu đó cũng
không cho ông hiểu về “người Việt.”Bởi lẽ chữ là do con người viết ra. Sử gia
Hoa Hạ của 1000 hay 2000 năm trước gọi những người sống ngoài cương vực của
mình là Man, Miêu, Cửu Lê, là Yue… Nhưng họ làm sao biết “Yue”là ai, có nguồn gốc
thế nào? Mặc dù có tới “nhị thập tứ sử”thì những đại công trình ấy cũng chẳng
cho người Trung Quốc biết tổ tiên họ là ai, từ đâu ra? Với sử gia người Việt vốn
sinh sau đẻ muộn càng không thể! Do vậy, việc “khảo cổ tri thức” để tìm ra nguồn
gốc người Việt là điều hoang tưởng! Không, để có thể hiểu về người Việt phải cần toàn bộ tri thức
nhân loại, không chỉ văn tự mà còn khảo cổ học, nhân chủng học, văn hóa học và
tri thức hiện đại nhất là di truyền học. Không chỉ vậy, do thông tin thay đổi
hàng ngày, hôm nay đã khác hôm qua nên tài liệu phải liên tục được cập nhật! Trong
thế giới thông tin lưu chuyển đến chóng mặt mà ngồi đấy “khảo cổ học tri thức”từ
hàng nghìn năm trước để tìm cội nguồn người Việt, khác nào leo cây tìm cá?
Tiến sỹ Nguyễn Việt là nhà khảo cổ có tiếng. Ý kiến trên
không phải chỉ là mối bận tâm của riêng ông mà cũng là băn khoăn của nhiều trí
thức quan tâm tới lịch sử. Tuy nhiên do khu cứ trong chuyên môn hẹp của mình,
ông chưa bao quát được thành tựu của nhân học và văn hóa học. Sự thật là vấn đề
ông quan tâm từ lâu đã được giải quyết. Sau một thời cho rằng người Đứng thẳng
tiến hóa thành người Khôn ngoan, khoa học đã sửa sai khi xác định, người Đứng
thẳng chỉ là họ hàng xa của loài chúng ta. Họ đã hoàn toàn biến mất khỏi châu Á
250.000 năm trước. Vì vậy, việc nhét họ vào chung cái bị “người Việt” là phản
khoa hoc, đi ngược với trí tuệ nhân loại. Từ năm 1983, trong cuốn Nhân chủng học
Đông Nam Á, Giáo sư Nguyễn Đình Khoa đã viết: “Thoạt kỳ thủy trên đất Việt Nam xuất hiện hai đại chủng Australoid và
Mongoloid. Họ lai giống với nhau và con cháu họ lai giống tiếp sinh ra bốn chủng
người Việt cổ Indonesian,
Melanesian, Vedoid và Negritoid. Sang thời Kim khí, người Mongoloid phương Nam
xuất hiện, là người Việt hiện đại, trở
thành chủ thể dân cư, người Australoid biến mất khỏi đất này không hiểu do di
cư hay đồng hóa?”(1)Với những dòng trên, nhà nhân học hàng đầu Việt Nam chỉ
ra: người Hòa Bình, Bắc Sơn, Đa Bút cùng một chủng người Việt cổ Australoid. Người từ văn hóa Phùng
Nguyên đến chúng ta cùng chủng người Việt hiện đại Mongoloid phương Nam.
Điều này có nghĩa, dân cư trên đất Việt Nam từ xưa đến nay là một dòng liên tục, từ người
Việt cổ sang người Việt hiện đại. Do vậy, gọi dân cư sống từ xa
xưa tới nay trên đất Việt Nam là người Việt hoàn toàn chính xác.
Tộc danh Việt cũng từ lâu được xác định. Nửa thế kỷ trước, học
giả Kim Định khám phá, sau khi sáng tạo ra những cái búa, cái rìu, cái việt đá mới
đầu tiên trên trái đất, người Việt gọi mình là người có búa, người mang búa,
mang việt rồi định danh thành người Việt (戈). Khoảng 10.000 năm
trước, khi làm chủ cây lúa nước, người Việt bên bờ Dương Tử gọi mình là người
Việt chủ nhân cây lúa (粵). Và khi làm ra những cây búa đồng, người Việt viết tên
mình bằng Việt bộ Tẩu (越). Khi hiểu nguồn gốc người Việt cùng tộc danh
Việt như vậy, mọi chuyện sẽ trở nên rõ ràng.
Trong Tọa đàm, hai diễn giả chưa tìm ra nguồn gốc người Việt,
chưa chỉ ra công bố của Vinmec đúng hay sai. Không thể trách hai vị tiến sỹ vì
chuyên môn của họ chỉ cho họ thấy cây mà không thấy rừng. Trong khi đó, chuyện
này từ lâu đã được thế giới giải quyết.
Năm 1992, S.W. Ballinger và cộng sự thuộc Hiệp hội Di truyền
học Hoa Kỳ, sau khi giải mã DNA 143 bộ gen của bảy cộng đồng dân cư châu Á, đã
công bố: “Tất cả các quần thể châu Á đã được tìm thấy để chia sẻ hai đa hình
AluI / DdeI cổ đại ở nps 10394 và 10397 và giống nhau về mặt di truyền chỉ ra rằng
chúng có chung một tổ tiên. Sự đa dạng mtDNA lớn nhất và tần số mtDNA cao nhất
với HpaI / HincII morph 1 đã được quan sát thấy ở người Việt Nam cho thấy nguồn
gốc Mongoloid của người châu Á.”(
All Asian populations were found to share two ancient AluI/DdeI polymorphisms
at nps 10394 and 10397 and to be genetically similar indicating that they share
a common ancestry. The greatest mtDNA diversity and the highest frequency of
mtDNAs with HpaI/HincII morph 1 were observed in the Vietnamese suggesting a
Southern Mongoloid origin of Asians.) (2). Một khi người châu Á cùng có nguồn gốc
Mongoloid thì không thể di truyền người Việt khác người Hán
Năm 2009, công trình Genetic 'map' of Asia's diversity (Bản
đồ gen về sự đa dạng sinh học dân cư châu Á), của Liên minh SNP Pan-Asian thuộc
Tổ chức bộ gen người (HUGO), tập hợp 90 nhà di truyền hàng đầu châu Á, giải
trình tự 2000 bộ gen châu Á (hơn sáu lần quy mô khảo cứu của Vinmec) đã khẳng định:
"Có vẻ như từ dữ liệu của chúng tôi nói rằng họ đã vào Đông Nam Á
trước tiên - làm cho các quần thể nơi này già hơn [và do đó đa dạng hơn],"
ông nói tiếp "Sau đó có lẽ họ đi chậm hơn về phía bắc, với sự đa dạng bị mất
trên đường đi trong những dân cư 'trẻ hơn' này. "Vì vậy, mặc dù dân Trung
Quốc rất đông, nhưng nó có ít sự đa dạng hơn so với số người sống ở Đông Nam Á
nhỏ hơn, bởi vì sự mở rộng của Trung Quốc xảy ra rất gần đây, theo sự phát triển
của nông nghiệp lúa gạo - chỉ trong vòng 10.000 năm qua."
(It seems likely from our data that they
entered South East Asia first - making these populations older [and therefore
more diverse]," he said. "[It continued] later and probably more
slowly to the north, with diversity being lost along the way in these 'younger'
populations. So although the Chinese population is very large, it has less
variation than the smaller number of individuals living in South East Asia,
because the Chinese expansion occurred very recently, following the development
of rice agriculture - within only the last 10,000 years.)
Và:
“Dân cư khắp châu Á giống nhau về mặt di truyền. Kiến thức này sẽ hỗ trợ
các nghiên cứu di truyền trong tương lai ở lục địa và giúp thiết kế các loại
thuốc để điều trị các bệnh mà dân cư châu Á có thể có nguy cơ cao hơn. Và việc
phát hiện ra di sản di truyền chung này, ông nói thêm, là một "thông điệp
trấn an xã hội ", rằng "đã xóa bỏ sự phân biệt
chủng tộc từ những hỗ trợ sinh học"”.
(Dr. Liu said that it was "good
news" that populations throughout Asia are genetically similar. This
knowledge will aid future genetic studies in the continent and help in the
design of medicines to treat diseases that Asian populations might be at a
higher risk of. And the discovery of this common genetic
heritage, he added, was a "reassuring social message", that
"robbed racism of much biological support".) 3
Công bố của HUGO có ý nghĩa lớn, nó "đã xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc
từ những hỗ trợ sinh học." Không những chỉ ra dân cư châu Á cùng một chủng
tộc, được phát tích từ đất Việt Nam, nó cũng bác bỏ quan niệm mà các vương triều
Trung Hoa áp đặt từ 2000 năm trước: người Trung Hoa là thiên tử, con giời, còn
người Việt và các dân tộc châu Á khác là man, mọi. Trong khi đó, công
bố của Vinmec “gen người Việt độc lập với người Hán” không chỉ trái ngược với
khoa học thế giới mà có thể tạo điều kiện cho những cái đầu bá quyền Đại Hán lợi
dụng để tiếp tục coi người Việt là giống hạ đẳng man, mọi?
Dựa vào một số công bố khoa học cho rằng, người châu Phi theo con đường
phương Bắc tới làm nên dân cư phương Đông, một số học giả Trung Quốc đưa ra chủ
trương: “Người từ châu Phi tới Trung Quốc làm nên cộng đồng Bách Việt mà người
Hán là trung tâm còn Việt Nam là đám ly khai,”Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
ngay giữa Hà Nội dạy người Việt “lãng tử hồi đầu!”Người Việt nín khe không biết
cách đáp trả!
Một đất nước có hàng chục viện hàn lâm với hàng nghìn giáo sư, tiến sỹ.
Nhưng khi có việc thì tất cả bối rối “chỉ như thầy bói xem voi”? Vậy trí tuệ Việt ở đâu?
Sài Gòn, Thu 2019
Tài liệu tham khảo:
1.Nguyễn Đình Khoa. Di truyền học Đông Nam Á. (NXB
DH&THCN. H. 1983)
2.S.W. Ballinger et al. Southeast Asian Mitochondrial DNA
Analysis Reveals Genetic Continuity of Ancient Mongoloid Migrations.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1204787/pdf/ge1301139.pdf
3. Genetic 'map' of Asia's diversity.
http://news.bbc.co.uk/2/hi/8406506.stm