GIẢI MÃ DI NGÔN CỦA TRẠNG TRÌNH TRÊN HAI TẤM BIA TIÊN LÃNG



 “Nhóm nghiên cứu khoa học xã hội độc lập” được tổ chức trên cơ sở tự nguyện gồm những người hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trên nguyên tắc không vụ lợi, nhằm nghiên cứu, trao đổi, hợp tác và chia sẻ thông tin trong các lĩnh vực khoa học xã hội nói chung, đặc biệt quan tâm những vấn đề thuộc Lịch sử, Dịch học, Phong thủy… Nhóm gồm các nhà nghiên cứu trong nước kết hợp với “Ngũ độn tẩu” (Năm người già ở ẩn, toàn những Cụ ngoài tám mươi và gần chín mươi tuối), người Việt tại Pháp, những học giả có nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy tại Viễn Đông Bác cổ Paris và các đại học tại Pháp về Hán ngữ cổ và Phương Đông học. Từ năm năm nay nhóm tập trung vào giải mã các dự ngôn của Á Đông. Qua đó tìm ra các phương pháp cổ nhân trước tác các dự ngôn, sấm thư, vĩ thư.
Bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ khảo cứu các bản chính văn (Cự ngao đới sơn, Ngụ hứng (cận thủy...), Ngụ hứng (thập nhị phong), Quy lão ký Lại bộ Thượng thư Kế khê bá, Trừ tịch tức sự, Xuân đán cảm tác, Lô hương ký… ), sấm ký và những câu đồng dao, thơ ca lưu truyền trong dân gian; kết hợp với rất nhiều lần đi nghiên cứu thực địa tại hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng, tới các nơi như: Ba Đa, Ba Đồng, Chùa Đót, Thanh Trì, thôn Hà Dương, chùa Hoa Am…
  Ngày 6/5/2018, nhóm nghiên cứu trong nước do Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh dẫn đầu khảo sát tại khu vực Cống Cá thôn Thanh Trì, xã Kiến thiết (Giờ bắt đầu khảo sát là giờ Bính Thìn, Ngày Mậu Tuất của Tháng Bính Thìn Năm Mậu Tuất). Sau hơn hai giờ  đã tìm được hai bia đá. Một cụ ông trong thôn được mời ra đọc. Cụ cho biết đây là bia liên quan tới mộ phần Trạng Trình và các vua nhà Mạc. Để làm việc này, Tiến sỹ Vịnh đã thông qua lãnh đạo cấp cao nhất của thành phố và báo cáo công an huyện Tiên Lãng, lãnh đạo xã Kiến Thiết. Sau khi chụp ảnh các chi tiết cần thiết phục vụ cho nghiên cứu, bia được niêm phong và giao cho Ủy ban xã Kiến Thiết bảo quản.
       Qua đánh giá ban đầu cho thấy: đây không phải loại bia thường đặt trước mộ hay đình chùa, mà là hai tấm bia được làm để chôn xuống đất nhằm bí mật chuyển tải di ngôn của người làm bia cho hậu thế.nh hai tấm bia được Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh công bố trên mạng và chia sẻ với bạn bè. Chữ trên bia là chữ cổ, có lẽ do làm bí mật, phải dùng thợ khắc yếu tay nghề nên chữ xấu, rất khó đọc. Một Tiến sỹ Hán Nôm đọc không nổi, phải nhờ vị túc nho đọc giúp. Khi thấy câu  Mậu Tuất Tân quân Việt kiến vinh  trong bài Di ngôn chí, nghĩa là năm Mậu Tuất (2018) vua mới xuất hiện, Tiến sỹ Hán Nôm giật mình, liền báo ngay với thày mình để nhận món thưởng lớn. Biết mối nguy có tân quân, mình sẽ thành cựu, không chết thì cũng bị thương, vị này lệnh cho thuộc cấp dấu nhẹm hai tấm bia. Tiến sỹ Hán Nôm tỏ ra hung hăng hơn thầy, vu cho bia giả nên yêu cầu niêm phong vĩnh viễn hay tiêu hủy! Vị túc nho nói với người viết bài này: “Bia giả nhưng tiền thì thật, bác ạ!” Sự ứng nghiệm của câu sấm trên bia đá được chứng minh sau gần năm tháng tiếp theo. Cụ Nguyễn Trinh kể, vào sáng Rằm tháng Tám Âm lịch năm 20118, cụ gieo một quẻ, thấy bên nhà có biến. Khoảng 9 giờ, đứa cháu đưa cho cụ tờ báo, đăng tin Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời. Cụ nghĩ thầm, người tính không bằng trời tính!
       Có được tư liệu bằng hiện vật, cụ Nguyễn Trinh cùng bạn bè tập trung trí lực để đọc và giải nghĩa. Với phương pháp “Chuyển chú, giả tá”, các nội dung văn khắc trong hai bia đã được tường minh. Có thể nói đây là sự kiện rất kỳ lạ trong khoa học, pha chút “ bí ẩn” tâm linh, phải chăng thời điểm để bia đá phát lộ và những người trong nhóm nghiên cứu đã được sự xắp xếp “linh diệu” của Cụ Trạng Trình từ hơn 400 năm trước (?)
Là người cẩn trọng, Cụ Trạng giấu ý tưởng của mình bằng hai bài dự ngôn. Một khắc trên bia, một ghi trên 02 lư hương gốm Cụ cúng cho bàn thờ tiên tổ hai họ nội ngoại. Văn khắc trên lư hương được TP Hải Phòng phục hồi vào năm 2005. Sau đây, chúng tôi công bố nội dung đã đươc giải nghĩa của hai bài dự ngôn:
Bài thứ nhất:                         爐香記 Lô hương ký
Xem xét ghi chép trên lư hương thấy dấu hiệu (để tìm) phần mộ mà triều đình gửi gắm, ký thác ở quê nhà
孝思以奉先 
Hiếu tư dĩ phụng tiên
Phải hoàn thành việc chiêu tập mồ mả của 4 vị Tiên đế để cúng tế mới là hiếu nghĩa với tổ tiên họ Mạc.
未圓願復園 
Vị viên nguyện phục viên
Lăng mộ của các Vua nhà Mạc chưa trọn vẹn, ý nguyện phải tìm và khôi phục lại như ban đầu.
生三三世後 
Sinh tam tam thế hậu
Sau khi thay thế triều đại cộng sản của vua họ Hồ, triều đại thứ 9 ra đời mới được tốt lành, có hậu.
歷數數百年 
Lịch số sổ bách niên
Khí vận của nước Việt tính ra sẽ trải qua hơn 400 năm nữa (tính từ thời của Trạng Trình, thế kỷ 16)
世缽逢闕裂 
Thế bát phùng khuyết liệt
Đến triều đại thứ 8 (triều họ Hồ) thì tìm gặp được mộ các Vua, chia ra thành 2 khu mộ.
周五復園全 
Chu ngũ phục viên toàn
Đến hết năm Mậu Tuất mới xong việc thăm dò/ tìm kiếm tất cả mộ của các Vua để hoàn nguyên trở lại.
有昌乎人十 
Hữu xương hồ nhân thập
Có người đề xướng, thu xếp việc tìm kiếm mộ Vua ở tuổi Đinh Dậu.
有幟乎雙天 
Hữu xí hồ song thiên
Có dấu hiệu để tìm kiếm ở cả 2 khu mộ Vua được chuyển đến nơi đồng ruộng, vùng thôn dã.
內外交邸拱 
Nội ngoại giao để củng
Quê vợ và quê mẹ của ta cùng nhau được giao việc chầu về khu mộ của Vua
終始如一藩
Chung thủy như nhất phiên
Chung thủy như nhất, một lòng một dạ che chở bảo vệ (cho mộ của Vua)
龍蛇安所悟 
Long xà an sở ngộ
"Từ năm Quý Tị (2013) thì sẽ thức ngộ được vị trí nơi ta đặt mộ phần của ta và các Vua Mạc
挺出子孫賢 
Đĩnh xuất tử tôn hiền
Đến năm Mậu Tuất (2018), người thày giáo làm phát lộ, đưa lên tấm bia đá ở quê ngoại là con cháu hiền tài (của ta)
時露玄微址 
Thời lộ huyền vi chỉ
"Thời điểm phát lộ dấu tích ở chỗ mộ của vua Mạc tại đồng ruộng là chuyện huyền vi của trời (còn gọi là Thiên cơ)
不得即言安 
Bất đắc tức ngôn yên
(Thiên cơ) không thể được nói ra với cách nói thông thường (mà phải dùng dự ngôn/ mật ngữ...)
爐香供于祖 
Lô hương cung vu tổ
Sau này, khi con cháu xem xét cái lư hương tự ta cung tiến với tổ tiên ở quê nhà.
見龍飛在天 
Kiến long phi tại thiên.
Thấy hiện ra hai vị trí mộ các vua Mạc ở trên đồng ruộng.


                       VĂN BIA PHẦN “DI NGÔN CHÍ”

(Luận giải mặt trước của một bia tìm được tại Tiên Lãng)
貽言志
DI NGÔN CHÍ
白雲還始四百年
Bạch vân hoàn thủy tứ bách niên
雪江墳 化左田 
Tuyết giang phần dữ hóa tả điền
適時來生尋的穴 
Thích thời lai sinh tầm đích huyệt
清持皇族墓復原 
Thanh trì hoàng tộc mộ phục nguyên
傘神選 諦為心梵  
Tản thần tuyển đế vi tâm phạn
沱靈南替伯聖明 
Đà linh Nam thế bá thánh minh
北狂西怒東海變 
Bắc cuồng Tây nộ Đông hải biến
戊戌新君越建榮 
Mậu tuất tân quân Việt kiến vinh.     
Nhận xét: Đây là thể thơ thất ngôn bát cú, làm theo lối "cổ phong", không quá câu nệ, gò bó vào niêm luật, chỉ cốt chuyển tải ý tứ, với ngôn từ hàm súc, đa nghĩa, có tính dự ngôn; buộc phải giải nghĩa bằng các phép "đồng âm thông giả" và " đồng nghĩa/ chuyển chú".
Trước tiên, với nghĩa thực (nghĩa "đen"), tiêu đề "DI NGÔN CHÍ" nghĩa là "Để lại chí hướng bằng di ngôn"; nhưng hàm nghĩa của nó đầy đủ hơn nhiều.
Vậy, tiêu đề hàm nghĩa là: "Ta báo cho biết dấu hiệu vị trí mộ của ta và mộ vua Mạc chuyển đến."
Giải nghĩa là:
Bạch Vân (cư sỹ), sau 400 năm lại trở về như ban đầu.
Bãi bồi, nơi có phần mộ của Tuyết Giang (phu tử) trở thành thửa ruộng bên tả sông Hàn. 
Đến đúng lúc thì có người học giả, họ hàng xa (của ta) tìm được đích xác bia đá chỉ mộ nhà Mạc ở gò đất bên bờ sông.
Xong việc cai quản (nước Việt), tuy muộn thì mộ của vua Mạc và hoàng tộc lại phục hồi như ban đầu (ở thôn) Thanh Trì. 
Thần Tản Viên nhiệm màu nhập vào, sai bậc hào kiệt ở phương Đông là Mạc Đăng Dung làm hoàng đế vì có đạo nghĩa và tấm lòng hướng Phật.
Linh khí thần sông Đà che chở nước Nam, cứ triều đại nào suy bại (thần) lại trừ bỏ kẻ vương bá, thay bằng bậc thánh minh.
Trung Quốc ngông cuồng (làm cho) Mỹ và Tây Âu giận dữ, (vì thế) biển Đông có biến loạn
Năm Mậu Tuất (2018), tháng Tân Dậu vua cũ họ Trần chết, vua mới làm thay đổi, kiến lập sự vẻ vang cho nước Việt.

Vẫn biết, thiên cơ bất khả lậu. Tuy nhiên, thiên cơ đã rõ ra từ hai năm trước, nhiều điều dự ngôn đã ứng hiện. Nhưng nỗi mong muốn của Cụ Trạng vẫn chưa thành, mộ Vua Mạc và mộ Cụ vẫn chưa được hoàn táng như ý Cụ. Lo rằng việc làm không phải của con cháu khiến các cụ buồn lòng và ảnh hưởng tới vận nước. Hôm nay tôi viết bài này công bố với dân nước. Mong những ngưới có trách nhiêm ráng làm tròn việc tâm đức này. Đây cũng là nén tâm nhang tưởng nhớ cụ Nguyễn Trinh, người bằng trái tim và trí tuệ đã để lại cống hiến vô giá trước khi về thế giới Cực Lạc.

                                                         Sài Gòn, 31 tháng Năm 2020