GÓP MỘT CÁCH NHÌN VỀ LỊCH SỬ NHẬT BẢN


Lịch sử Nhật Bản là cuộc tranh chấp dai dẳng giữa những quan niệm trái ngược nhau về nguồn gốc người Nhật. Trùm lên những tranh chấp ấy là tranh chấp khác, khốc liệt hơn giữa người Triều Tiên và người Nhật Bản. Dựa vào sự giống nhau nhất định về di truyền và ngôn ngữ, người Triều Tiên cho rằng, tổ tiên họ đã từng thống trị Nhật Bản còn người Nhật lại nói, tổ tiên họ từng chiếm đóng Triều Tiên rồi bắt nô lệ Triều Tiên về nước. Dựa vào truyền thuyết hoang tưởng là con cháu của Nữ thần Mặt trời, người Nhật, với lòng tự tôn dân tộc đã gây bao đau đớn không chỉ cho người Triều Tiên mà còn cho nhiều dân tộc Đông Á khác. Ngày nay, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai động lực kinh tế ở khu vực nên mối quan hệ giữa hai cường quốc này có tác động lớn tới sự ổn định của châu Á. Vì vậy, việc minh định nguồn gốc của người Nhật Bản có ý nghĩa thời sự đặc biệt. 1. Toàn cảnh lịch sử, ngôn ngữ, di truyền người Nhật Bản Từ cổ sử Trung Hoa, từ biên niên sử Nhật Bản, Triều Tiên, từ khảo cổ học, ngôn ngữ học và những nghiên cứu di truyền học mới nhất, bức tranh toàn cảnh lịch sử Nhật Bản được mô tả như sau: Vào thời Băng hà, mực nước biển thấp hơn hôm nay khoảng hơn 100 met. Có những cầu bằng đất nối các đảo của Nhật Bản với nhau và với đất liền, cách 110 dặm với Nam Hàn, 190 dặm với Nga và 480 dặm với Trung Quốc. Động vật và con người đã theo những cầu đó tới Nhật Bản. Khoảng 30.000 năm trước, Nhật Bản đã có người sinh sống. Khoảng 13.000 năm trước, băng tan, nước biển dâng bằng mức ngày nay. Các hòn đảo Nhật Bản cô lập với nhau và tách khỏi đất liền châu Á. Nhưng cũng do biến động này mà điều kiện sống ở Nhật trở nên thuận lợi: khí hậu ấm áp hơn, lượng mưa hàng năm lớn, tập trung vào mùa hè khiến những cánh rừng mọc lên tươi tốt, cho nhiều trái cây như hồ đào, hạt dẻ và sồi là nguồn thức ăn phong phú, được dự trữ qua mùa đông. Vây quanh những hòn đảo là biển nông, nhiều tôm cá, sò hến. Các nhà khảo cổ phát hiện tại di chỉ Jomon có tuổi 12.700 năm, trên bờ phía bắc đảo Kyushu ở cực nam Nhật Bản gốm văn thừng, được gọi là gốm Jomon. Và Jomon cũng được dùng đặt cho người Nhật cổ. Khảo sát hàng trăm di chỉ của người Jomon, các nhà khảo cổ học cho rằng họ là những người săn-hái và sống định cư, đánh cá bằng lưới, bắn thú bằng cung tên và đi săn bằng chó. Người ta cũng xác định được 64 loại thực vật ăn được trong rác của người Jomon. Trong số thức ăn này không có sự phân biệt rõ ràng giữa cây trồng và cây hoang dại. Điều này cho thấy ở người Jomon chưa biểu hiện rõ nét khả năng thuần dưỡng cây trồng. Khoảng 1000 TCN tới giai đoạn kết thúc của thời kỳ Jomon, vài hạt gạo, lúa mạch và cây kê là những ngũ cốc chủ yếu của Đông Á, bắt đầu xuất hiện. Những manh mối lờ mờ này có vẻ nói rằng người Jomon đang bắt đầu lối canh tác nông nghiệp trồng rẫy, nhưng rõ ràng còn làm một cách ngẫu hứng nên chỉ đóng góp phụ trợ vào khẩu phần của họ. Người ta đoán rằng, vào giai đoạn cao nhất, nhân số Jomon Nhật Bản có khoảng 250.000 người. Đó là một vũ trụ bảo thủ thu nhỏ mà sự thay đổi qua hơn 10, 000 năm ít đến ngạc nhiên. Khoảng thế kỷ IV TCN, một sự kiện quan trọng xảy ra trên đất Nhật, đó là việc người từ Triều Tiên tới, mang theo kiểu sống mới xuất hiện trên bờ biển phía bắc đảo Kyushu ngang qua eo biển Nam Hàn. Lần đầu tiên thấy ở Nhật Bản những công cụ kim loại, đồ sắt, và nông nghiệp qui mô lớn. Đó là nông nghiệp với những ruộng lúa được tưới nước, những kênh đào, đập nước, bờ đê, thóc lúa và những phần còn lại của lúa gạo được phát lộ ra khi đào khảo cổ học. Những nhà khảo cổ học gọi cách sống mới là Yayoi, sau khi một khu của Tokyo vào năm 1884 phát hiện được đồ gốm đặc trưng đầu tiên. Không giống đồ gốm Jomon, đồ gốm Yayoi rất giống gốm Hàn Quốc cùng thời về hình dạng. Nhiều yếu tố khác của văn hóa Yayoi mới không thể lầm lẫn là từ Triều Tiên và trước đó từ nước ngoài đến với Nhật Bản, bao gồm những hiện vật đồng đỏ, đồ dệt, những hạt thủy tinh, và những kiểu công cụ và nhà cửa. Trong khi lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất, nông dân Yayoi giới thiệu 27 vật mới tới Nhật Bản và lợn được nhập tịch. Họ có thể đã canh tác hai vụ, với những thửa ruộng được tưới để trồng lúa trong mùa hè, rồi rút kiệt nước để trồng cây kê, lúa mạch, và lúa mì mùa đông. Tất yếu, hệ thống nông nghiệp thâm canh hiệu quả cao này thúc đẩy sự bùng nổ dân cư tức thời ở Kyushu. Vài thế kỷ sau thấy xuất hiện lần đầu tiên dấu hiệu của sự phân tầng xã hội, thể hiện đặc biệt rõ trong những nghĩa địa. Sau khoảng 100 TCN, những phần đặc biệt của nhiều nghĩa địa được giành riêng cho những mộ của lớp quý tộc, với hàng xa xỉ được nhập khẩu từ Trung Quốc, như ngọc bích và những gương đồng đỏ đẹp. Sự bùng nổ dân cư Yayoi xảy ra, và những những miền đồng bằng thích hợp cho trồng lúa được mở rộng. Bằng chứng khảo cổ học gợi ý rằng chiến tranh trở nên ngày càng thường xuyên: sự sản xuất hàng loạt những đầu mũi tên, những hào phòng thủ bao vây những làng xóm, và những bộ xương chôn dưới đất bị tên xuyên thủng. Những dấu vết như vậy của chiến tranh trong xã hội Yayoi Nhật được chứng thực sớm nhất trong những cuốn sử biên niên Trung Hoa, ở đó mô tả đất của Wa (người Nhật) và trăm đơn vị chính trị nhỏ của nó đấu tranh lẫn nhau. Trong thời kỳ từ 300 tới 700 năm sau CN, cả khảo cổ học lẫn những ghi chép mơ hồ trong sử biên niên sau đó bộc lộ hình ảnh lờ mờ của một Nhật Bản hợp nhất về chính trị. Trước thế kỷ III, những mộ quý tộc còn nhỏ và thể hiện nhiều kiểu thức mang tính đa dạng khu vực. Bắt đầu thế kỷ III, ngày càng nhiều những mộ đất khổng lồ gọi là kofun, trong hình dạng của những ổ khóa (keyholes), được xây dựng khắp vùng cựu Yayoi từ Kyushu đến Bắc Honshu. Kofun có tới 1. 500 feet dài (450m) và hơn 100 feet (10m)cao, làm cho chúng trở thành những mộ đất có lẽ lớn nhất trên thế giới. Số lượng vĩ đại lao động đã được huy động để xây dựng chúng và sự giống nhau về kiểu dáng của chúng trên khắp Nhật Bản ngụ ý rằng có những người cai trị hùng mạnh đã huy động được một lực lượng lao động to lớn, cũng có nghĩa có chính trị hợp nhất. Những kofun đã được khai quật chứa đựng hàng hóa được chôn cất lãng phí, nhưng những cái lớn nhất còn chưa được đào bởi vì chúng được cho là chứa đựng những tổ tiên của nhà vua Nhật. Bằng chứng rõ ràng của sự tập trung chính trị mà kofun cung cấp, củng cố những tài liệu về những hoàng đế Nhật thời kofun được viết nhiều năm sau đó bằng tiếng Nhật và những sử biên niên Triều Tiên. Cuối cùng, với sự hoàn thành sử biên niên đầu tiên vào năm 712 đã đưa Nhật Bản vào trong ánh sáng đầy đủ của lịch sử. Kể từ 712, những người đang sống trên đất Nhật Bản hiển nhiên là người Nhật, và ngôn ngữ của họ (được gọi là tiếng Nhật cổ) cố nhiên là cội nguồn của tiếng Nhật hiện đại. Hoàng đế Akihito, người đang trị vì hôm nay, là con cháu trực hệ đời thứ 82 của vị Hoàng đế được chép trong cuốn sử đầu tiên viết năm 712 đó. Theo truyền thuyết, ông được coi là con cháu trực hệ đời thứ 125 của hoàng đế đầu tiên hoang đường Jimmu, người vĩ đại, chắt trai bốn đời của Nữ thần Mặt trời Amaterasu. Trong thời Yayoi, dân cư Nhật Bản gia tăng tới tới 70 lần, một tỷ lệ đáng kinh ngạc.(1) Khảo sát di cốt người Nhật, cổ nhân chủng học mô tả như sau: Xương cốt Jomon và Yayoi, có thể dễ phân biệt trên những chỉ số trung bình. Người Jomon có vẻ thấp hơn, với cánh tay tương đối dài, chân ngắn, hố mắt rộng hơn, mặt ngắn hơn và rộng hơn, và dấu vết hình thể ở mặt thể hiện rõ ràng hơn, với vòm mày, sống mũi và cầu mũi nổi lên. Người Yayoi trung bình cao hơn một tới hai inchs, hố mắt hẹp, mặt cao và hẹp, mũi và chân mày phẳng. Đặc biệt đáng chú ý: một số bộ xương thời kỳ Yayoi có vẻ ngoài còn tựa như Jomon, khơi gợi hy vọng một giả thuyết nào đó về sự chuyển tiếp Jomon -Yayoi. Bởi thời kỳ kofun, mọi bộ xương Nhật ngoại trừ của Ainu, tạo thành một nhóm tương đồng, giống với người Nhật và người Triều Tiên hiện đại. (1) Một điểm quan trọng của toàn cảnh Nhật Bản là những đặc điểm về ngôn ngữ: Mọi người đồng ý rằng tiếng Nhật không có quan hệ chặt chẽ với mọi ngôn ngữ khác trên thế giới. Đa số trường phái cho rằng nó là một thành viên cô lập của gia đình ngôn ngữ Altaic châu Á, có ngôn ngữ Turkic, Mông cổ, và Tungusic. Tiếng Triều Tiên thường cũng được xem xét như là một thành viên cô lập của gia đình này, và trong gia đình, tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên có thể gần gũi nhau hơn so với những ngôn ngữ Altaic khác. Tuy nhiên, những sự giống nhau giữa tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên được thể hiện bởi những đặc tính văn phạm chung và khoảng 15% những từ vựng cơ bản. Những nghiên cứu ngôn ngữ gợi ý rằng tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên phân ly ít nhất 4, 000 năm trước. Trong khi đó, ngôn ngữ Ainu, những nguồn gốc của nó gây ra sự nghi ngờ là có thể không có bất kỳ mối quan hệ đặc biệt nào tới tiếng Nhật. (1) Nguồn gốc người Nhật càng phức tạp thêm bởi sự có mặt ở Nhật Bản những người văn hóa săn hái gọi là Ainu. Giờ Ainu chỉ sống sót trên hòn đảo phía bắc của Hokkaido nhưng vài thế kỷ trước đây họ là một thành phần quan trọng của dân cư hòn đảo chính Honshu. Ainu khác với người Nhật ở chỗ nước da sáng và thân thể nhiều lông hơn. Họ thường được gọi với danh xưng “Ainu rậm lông”. Để giải quyết câu hỏi di truyền học, những nhà nghiên cứu khảo sát sự có mặt của một gen đặc biệt trên Y-chromosome, được gọi là Y Alu - phần tử đa hình thái (YAP). Nó phát triển trong một lịch sử tương đối gần đây và không phải mọi con đực đều có gen này. Michael Hammer tại Đại học Arizona ở Tucson và Satoshi Horai của Viện Di truyền học Quốc gia Nhật Bản nghiên cứu biến cố của gen YAP trong những dân cư châu Á. Họ thấy gen YAP không xuất hiện ở đàn ông Hàn Quốc hay Đài Loan. Nó chỉ có ở đàn ông Nhật và cũng chỉ phân bố tại khu vực đặc biệt. Gen YAP chỉ xuất hiện trong những người Ainu sống phía bắc và phía nam Nhật Bản. Ở trung tâm Nhật Bản, gen YAP không thấy. Điều này gợi ý rằng gen YAP đã phát triển trong số Jomon và được tiếp tục đi qua tới Yayoi do sự hòa trộn chủng tộc. Hammer và Horai nghiên cứu sự phân phối của gen khác trên Y-chromosome. Trong trường hợp thứ 2, những đàn ông ở Hàn Quốc sở hữu gen này và nó cũng thường được tìm thấy ở miền Trung Nhật Bản. Kết luận từ sự nghiên cứu là có một sự trộn của Yayoi và Jomon tại cực nam (Okinawa) và cực bắc nhưng không hề có tại trung tâm của Nhật Bản. Nei Masatoshi của Đại học bang Pennsylvania điều tra biến cố của gen này ở đàn ông châu Á. Ông tìm thấy một biến cố nhỏ trong số những người Mông Cổ nhưng có tới 50% ở đàn ông Tây Tạng. Điều này gợi ý rằng gen đã phát triển ở Bắc châu Á và được mang bởi những tổ tiên của người Nhật và Triều Tiên tới bán đảo Triều Tiên và bởi những tổ tiên của những người Tây Tạng từ Bắc châu Á đến cao nguyên Tây Tạng. Đây có lẽ là bằng chứng đầu tiên về những người Tây Tạng là những con cháu của những người di trú từ bắc châu Á. Bằng chứng xuất hiện chỉ báo rằng người Nhật phần lớn là những con cháu của Yayoi với sự pha trộn nào đó với Jomon ở cực bắc và cực nam. (2). II. Những quan niệm hiện hành Hiện có nhiều giả thuyết về nguồn gốc người Nhật. Dưới đây xin tóm lược những quan niệm đó. Giả thuyết thứ nhất: tự những người săn-hái Jomon dần dần tiến triển thành người Nhật hiện đại. Việc họ sống ổn định trong những ngôi làng suốt hàng nghìn năm, họ có thể đã thích ứng để chấp nhận nông nghiệp. Tại sự chuyển tiếp Yayoi, xã hội Jomon có lẽ không nhận được gì hơn những hạt giống lúa chịu lạnh và kinh nghiệm về sự tưới nước của Hàn Quốc, cho phép sản xuất nhiều thức ăn hơn và tăng nhân số. Lý thuyết này quyến rũ nhiều người Nhật hiện đại bởi vì nó giảm thiểu tối đa sự đóng góp không được chào đón gen Triều Tiên vào vốn gen Nhật trong khi vẽ ra chân dung người Nhật như tộc Nhật Bản thuần chủng ít ra từ 12, 000 năm qua. Giả thuyết thứ hai: cho rằng sự chuyển tiếp Yayoi thể hiện sự di cư hàng loạt của những người nhập cư từ Hàn Quốc, mang tiếng Triều Tiên, kinh nghiệm canh tác, văn hóa, cùng nguồn gen. Theo một ước lượng, Nhật Bản Yayoi nhận vài triệu người nhập cư từ Hàn Quốc, hoàn toàn chôn vùi đóng góp di truyền học của người Jomon (phỏng đoán có khoảng 75.000 người trước khi sự chuyển tiếp Yayoi). Như vậy, người Nhật hiện đại là con cháu của những người nhập cư Triều Tiên, những người phát triển nền văn hóa của mình trong 2.000 năm trở lại đây. Nhiều tác giả phương Tây và Hàn Quốc ủng hộ giả thuyết này. Giả thuyết thứ ba: chấp nhận bằng chứng sự nhập cư từ Hàn Quốc nhưng không phải là nhập cư hàng loạt. Thay vào đó, nông nghiệp hiệu quả cao có thể đã cho phép một lượng nông dân trồng lúa nhập cư khiêm nhường, sản xuất nhiều hơn, nhanh hơn người săn hái Jomon và dần dần đông hơn họ. Cũng như giả thuyết thứ hai, thuyết này xem xét những người Nhật hiện đại chịu tác động yếu ớt từ người Triều Tiên nhưng miễn trừ sự nhập cư quy mô lớn. Ngoài ra còn 2 giả thuyết khác: Tự tôn về nòi giống của mình, người Nhật chịu một sức ép cho rằng, họ có văn hóa và bộ gen khác, nhận được từ người Ainu sống trên những hòn đảo cực bắc Hokkaido. Một thuyết khác cũng được sự ủng hộ rộng rãi là, người Nhật được thừa kế từ những người du cư, cuỡi ngựa từ châu Á, đi xuyên qua Hàn Quốc, nhưng không phải người Hàn Quốc, đã chiến thắng Nhật Bản ở thế kỷ IV TCN. III Quan niệm của chúng tôi 1. Về người Jomon Là bộ phận của địa văn hóa Á Đông nên sự xuất hiện tổ tiên người Nhật không thể tách khỏi quá trình hình thành dân cư Đông Á. Chúng tôi xin tóm lược quá trình này như sau: Người Khôn ngoan Homo sapiens gồm hai đại chủng Mongoloid và Australoid từ châu Phi theo bờ biển Nam Á tới Việt Nam 70.000 năm trước. Họ hòa huyết cho ra 4 chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid. Nhờ điều kiện sống thuận lợi, nhân số tăng nhanh, lan ra khắp lục địa Đông Nam Á. Khoảng 40.000 năm trước, do khí hậu phía bắc ấm hơn, người từ Đông Dương đi lên khai phá đất Trung Quốc sau đó lên Siberia, rồi vượt eo Bering sang châu Mỹ.(3) Ở Trung Hoa, do sống phân tán trong những địa hình và khí hậu khác nhau, người Việt cổ phân ly thành hơn 20 nhóm địa phương, được lịch sử gọi là Bách Việt. Do Nhật Bản xa và lạnh nên khoảng 30.000 năm trước người Việt cổ mới đặt chân tới. Đó chính là người Jomon. Có thể từ đồng bằng Hainan land và Sunda land, theo những chiếc cầu bằng đất họ tới Nhật. Cũng có thể họ từ Trung Quốc tới qua đường Triều Tiên. Nhân đây cũng xin nói ít lời về gốm Jomon. Tác giả Jared Diamond cho rằng, do điều kiện sống thuận lợi nên người săn hái Jomon sống định cư tập trung và sáng tạo gốm văn thừng. Điều này nghe ra có vẻ có lý nhưng không thể không tính tới một sự thật: vì sao suốt 10.000 năm tồn tại mà gốm Jomon hầu như không thay đổi? Nếu thực sự là người phát minh ra gốm văn thừng thì chắc chắn rằng với cảm hứng sáng tạo sẵn có, người Jomon sẽ sáng tạo nhiều kiểu gốm khác, như người ở đất liền đã làm được. Điều này không xảy ra chứng tỏ người Jomon thụ động tiếp nhận gốm văn thừng từ người khác. Vì vậy, chúng tôi nghiêng về phía những tác giả khác, đặc biệt là Stephen Oppenheimer khi ông cho rằng, gốm Jomon là do người Hòa Bình đưa tới trước khi nước dâng (4) 2. Về người Yayoi. Trong 10.000 năm tồn tại, do điều kiện cô lập nên về sinh học, người Jomon hầu như không có biến đổi. Trong khi đó, tại đất liền, có những biến đổi lớn, không chỉ về phương thức sống mà còn về di truyền. Khoảng 5000 năm TCN, tại trung lưu Hoàng Hà, người Mogoloid phương Bắc tiếp xúc và hòa huyết với người Bách Việt Australoid sinh ra chủng mới là Mongoloid phương Nam. Người Mongoloid phương Nam tăng số lượng, trở thành chủ nhân văn hóa Yangshao (Ngưỡng Thiều) (5). Khoảng 2600 TCN, cuộc xâm lăng lớn của người Mongoloid phương Bắc diễn ra, một bộ phận người Bách Việt dùng thuyền di tản khỏi lưu vực Hoàng Hà, theo gió Bấc xuống Việt Nam và các hải đảo Đông Nam Á. Người Mongolod phương Nam trong dòng di tản hòa huyết với người bản địa, sinh ra những người Mongoloid phương Nam mới. Đây là quá trình Mongoloid hóa dân cư Đông Nam Á. Cho tới 2000 năm TCN, đại đa số dân cư Đông Nam Á chuyển thành Mongoloid phương Nam (6). Sự kiện này cũng diễn ra trên đất Trung Hoa, cho tới 2000 năm TCN, đại bộ phận dân cư trên đất Trung Hoa là Mongoloid phương Nam. Trên đất Triều Tiên, tình hình cũng diễn ra tương tự. Thế kỷ IV TCN, nhà Chu tan rã, Trung Quốc lâm vào thời Chiến Quốc, xảy ra những cuộc chiến tranh liên miên giữa những thuộc quốc của nhà Chu và những quốc gia Bách Việt còn độc lập. Chiến tranh khốc liệt đẩy một bộ phận Bách Việt mà sử Trung Hoa gọi là Đông Di lánh nạn sang bán đảo Triều Tiên rồi từ đó họ tràn tới Nhật Bản. Cuộc di tản như dòng nước lũ cuốn theo những nông dân nghèo Triều Tiên đi tìm vận hội mới. Khó có khả năng cuộc di cư này do người Triều Tiên chủ động, bởi thời điểm đó, người Triều Tiên chưa thực đông và cũng chưa hội đủ sức mạnh để làm cuộc di dân lớn đến vậy – có dự đoán tới vài triệu người. Có lẽ hợp lý hơn là sự “dồn toa” dây chuyền do khủng hoảng dân số ở Trung Quốc tác động tới. Trên đất Nhật, những người nhập cư này được gọi là người Yayoi. Chắc chắn rằng, vào thời điểm này, trong thành phần Đông Di cũng như người Triều Tiên, còn một lượng người Việt cổ thuộc nhóm loại hình Australoid, đồng chủng với Jomon. Vì vậy, theo nghĩa nào đó, người Yayoi đồng chủng với Jomon, có thể có những nhóm còn chung ngôn ngữ nữa. Vì vậy, có cơ sở để cho rằng, cuộc di dân của Yayoi là nhập cư hòa bình. Một cách tự nhiên, người Jomon tiếp thu phương thức sản xuất cũng như nguồn gen từ người mới tới. 3. Người Nhật hiện đại Chúng tôi cho rằng, phần lớn người Yayoi nhập cư thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Khi hòa huyết với người Jomon bản địa thuộc nhóm loại hình Australoid, đã sinh ra lớp người Mongoloid phương Nam mới, chính là tổ tiên người Nhật hiện đại. Khi lai với người Mongoloid phương Nam, nguồn gen Mongoloid trở nên áp đảo, che khuất yếu tố Australoid của Jomon. Điều này dẫn tới những ý kiến sai lầm cho rằng người Jomon không tham gia vào việc hình thành người Nhật hiện đại. Việc tìm thấy những di cốt đang chuyển hóa từ Jomon sang Yayoi là bằng chứng thuyết phục. Hiện tượng như vậy cũng thấy ở Việt Nam, rõ nhất tại di chỉ Mán Bạc, Ninh Bình (6). Phương án của chúng tôi hóa giải được mâu thuẫn: người Nhật Bản trẻ về di truyền nhưng ngôn ngữ lại cổ? Người Nhật Bản chỉ ra đời từ thế kỷ IV TCN, muộn hơn các dân tộc Đông Á khác khoảng 2000 năm. Chính vì vậy, về di truyền, họ trẻ nhất khu vực. Về ngôn ngữ, người Nhật hiện đại kế thừa ngôn ngữ của người Việt cổ Jomon cùng với ngôn ngữ của nhóm Việt nào đó trong cộng đồng Đông Di thiên cư. Sau thời Chiến Quốc tới thời Tần, Hán, người Đông Di bị Hán hóa nên mất ngôn ngữ gốc. Trong khi đó những người di tản 2400 năm trước vẫn duy trì ngôn ngữ tổ tiên trên đất Nhật. Đó có thể là lý do vì sao ngày nay không thấy ngôn ngữ nào trên đất liền châu Á giống với ngôn ngữ Nhật và người Nhật có ngôn ngữ riêng độc đáo, cổ xưa của mình. Như vậy, cũng loại bỏ khả năng “người châu Á du cư, cưỡi ngựa đi qua Triều Tiên tới Nhật.” Là người du mục, họ không thể có những kỹ năng nông nghiệp như vậy. Yayoi chính là người Đông Di nông nghiệp vùng Sơn Đông. Dựa trên đặc điểm ngôn ngữ và di truyền của người Triều Tiên và Nhật Bản, chúng tôi cho rằng: thoạt kỳ thủy, tức là vào khoảng 30.000 năm trước, người Nhật và người Triều Tiên cùng một mã di truyền. Có nghĩa là thành phân dân cư hai nước giống nhau. Người được gọi là Jomon không chỉ sống ở Nhật Bản mà cũng sinh sống trên đất Triều Tiên. Có hai khả năng dẫn tới điều này: người Việt cổ tới Nhật rồi từ đó tràn sang Triều Tiên theo những cầu bằng đất nối hai lãnh thổ. Cũng có thể người Việt cổ từ Trung Hoa tới Triều Tiên rồi sang Nhật. Suốt thời gian dài, giữa hai lãnh thổ duy trì tình trạng như vậy. Chỉ từ sau 2600 năm TCN, với cuộc xâm lăng của người Mông Cổ, người Bách Việt thuộc chủng Mongoloid phương Nam tràn tới Triều Tiên, làm cho người ở đây biến đổi cả về di truyền lẫn ngôn ngữ. Chính ở thời điểm này, ngôn ngữ Triều Tiên và Nhật Bản phân ly. 4. Người Ainu Dựa vào ngoại hình cũng như quan hệ di truyền của người Ainu được trình bày ở phần trên, chúng tôi cho rằng nguồn gốc của họ như sau: Khoảng 40.000 năm trước, người từ Đông Á đi tới cao nguyên Tây Tạng, rồi từ đây sang Trung Á sau đó đi vào châu Âu. Tại đây họ hòa huyết với những người từ bán đảo A rập cũng vừa lên, tạo ra chủng Caucasoid, là tổ tiên người châu Âu hiện đại. Khoảng 15.000 năm trước, có những nhóm người từ Trung Á trở lại Tây Tạng. Do tiếp xúc với người châu Âu nên trong máu họ có gen Caucasoid. Từ Tây Tạng họ di cư lên Đông Bắc Á để vượt eo Bering sang châu Mỹ.(7) Trên đường hành trình, có những nhóm dừng lại định cư trên một số hòn đảo cực bắc và cực nam Nhật Bản. Đó chính là người Ainu. Do sống biệt lập nên người Ainu chỉ hòa huyết với một bộ phận nhỏ người ở bắc và nam Nhật mà không góp phần vào nguồn gen của người Nhật hiện đại. Đấy là nguyên nhân không thấy gen Ainu ở trung Nhật, nơi tập trung phần lớn dân cư Nhật Bản. Kết luận Thiết tưởng, với trình bày trên, chúng tôi đã giải quyết thỏa đáng vấn đề nguồn gốc người Nhật hiện đại. Nói thỏa đáng vì phương án của chúng tôi không mâu thuẫn với những dữ liệu lịch sử, ngôn ngữ, di truyền người Nhật hiện có. Không những thế, nó nhất quán với sự hình thành dân cư Đông Á. Thỏa đáng còn vì nó hóa giải được những nghi án tồn tại từ lâu như vì sao người Nhật trẻ về sinh học nhưng lại có ngôn ngữ cổ. Nó giải thích được sự tham gia của yều tố Triều Tiên trong di truyền và ngôn ngữ Nhật. Nó cũng truy tìm được gốc gác thực sự của người Ainu, xếp họ vào nhóm riêng, loại trừ ý tưởng sai lầm coi Ainu là hậu duệ của người Jomon rồi từ đó cho rằng người Jomon không có vai trò gì trong việc hình thành người Nhật hiện đại. Như vậy là, cùng với người Triều Tiên, Trung Hoa và các dân tộc Đông Á khác, người Nhật Bản cũng là hậu duệ của những tổ tiên từ châu Phi tới Việt Nam 70.000 năm trước. Tân Phú, 19. 7. 2008 Tham khảo: 1. Jared Diamond: Japanese Roots. Just who are the Japanese? Where did they come from, and when? http://www2.gol.com/users/hsmr/Content/East%20Asia/Japan/History/roots.html 2. The Genetic Origins of the Japanese. applet-magic.com Thayer Watkins Silicon Valley & Tornado Ally USA http://www.sjsu.edu/faculty/watkins/japanorigin.htm 3. J.Y. Chu & đồng nghiệp: Genetic relationship of population in China. Proc. Natl. Acad. Sci.USA 1998 số 95 tr. 11763-11768. 4. Stephen Oppenheimer: Địa đàng ở phương Đông. NXB Lao Động, Hà Nội, 2004. 5. Zhou Jixu: The Rise of Agricultural Civilization in China. SINO-PLATONIC PAPERS Number 175 December, 2006 6. Hà Văn Thùy. Tìm lại cội nguồn và văn hóa của người Việt. NXB Văn học. H. 2007. 7. Stephen Oppenheimer. Out of Eden Peopling of the World *http://www.bradshawfoundation.com/journey/introduction.html

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU SỰ NGHIỆP TRIẾT GIA KIM ĐỊNH


Tôi xin trình bày ba vấn đề: Thứ nhất, đôi dòng về cuộc đời triết gia Kim Định. Thứ hai, bước đầu tìm hiểu sự nghiệp triết gia kim Định. Và thứ ba, thử đánh giá công hiến của triết gia Kim Định. (Tọa đàm tưởng niệm 15 năm ngày mất triết gia Kim Định, Nhà Thái học, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội 14. 7. 2012) I. Đôi dòng về cuộc đời triết gia Kim Định Triết gia Kim Định sinh ngày 15.6.1914 tại Nam Định. Sau khi tốt nghiệp triết học tại Chủng Viện Giáo Hoàng Sait Albert Le Grand, ông dạy triết tại Đại Chủng Viện Bùi Chu (1943-1946). Từ năm 1947, ông sang Pháp 10 năm nghiên cứu về triết học tại Học viện Cao học Trung Hoa (Institut des Hautes Etudes Chinoise) để thu thập tài liệu xây đắp nền triết lý Việt Nam. Trở về nước năm 1957, triết gia Kim Định dạy triết Đông tại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Đại Học Vạn Hạnh và Đại Học Đà Lạt. Từ năm 1960, ông bắt đầu xuất bản những cuốn sách về triết Việt: Dị biệt giữa hai nền triết lý Đông Tây, Cửa Khổng, Triết Lý Giáo Dục, Nhân Bản, Căn Bản Triết Lý Trong Văn Hóa Việt Nam... Trong suốt 16 năm trời tại giảng đường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, giáo sư đã ảnh hưởng sâu rộng cho cả một thế hệ thanh niên và sinh viên. Mặc dầu bao chống đối, ông đã im lặng xây dựng hệ thống triết lý Việt Nho. Từ Đại Học Văn Khoa Sài gòn, ông mở rộng mặt trận tới Đại học Đà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Đức, Thành Nhân và An Giang. Chính trong giai đoạn này ông đã sáng lập chủ thuyết Việt Nho và An Vi. Triết gia Lương Kim Định (1914-1997) Sau Tháng Tư năm 1975, ông di tản sang Hoa Kỳ. Tại đây, ông tiếp tục nghiên cứu, trước tác và xiển dương triết Việt cùng văn hóa Việt. Năm 1987, tại hội nghị Quốc Tế về “Khổng Học Với Thế Giới Ngày Nay” (International Symposium on Confucianism and the Modern World) tổ chức tại Đài Bắc, Đài Loan, qui tụ 400 học giả khắp thế giới, Triết gia Kim Định cùng với Lm Vũ Đình Trác đã thuyết trình đề tài “Đạo Trường Chung Cho Đông Nam Á” (A Tao-Field for South East Asia). Bài tham luận đã gây tiếng vang rất lớn trong giới Nho học Á Châu. Sau đó ông còn tham dự Hội Nghị Triết Học tại Brighton Anh Quốc năm 1988 (The World Congress of Philosophy) – Hội Nghị Triết Học Á Châu và Bắc Phi lần thứ 33 tại Toronto Canada năm 1990 (The XXXIII International Conference on Asian and North African Studies). Do công khai thác và biên khảo, sáng tác của giáo sư, những bậc thức giả khắp nơi đã suy tôn ông là Triết Gia Việt Nam. Ảnh hưởng Việt Triết và Việt Nho của ông đã gây ý thức cho người Việt khắp nơi nhìn lại thực tại văn hóa của mình. Các đồ đệ của ông đã đáp ứng nguyện vọng của Thầy để khai thác và phổ biến Việt Lý qua tổ chức An Việt. An Vi đã như một luồng gió mang tinh thần dân tộc bùng lên khắp nơi có người Việt định cư. Ảnh hưởng của Triết Gia còn lan rộng tới các học giả, triết gia Âu Mỹ và Viễn Đông. Triết gia Kim Định từ trần ngày 25 tháng 3 năm 1997 tại dòng Đồng Công hải ngoại, Carthage, Missouri, Hoa Kỳ, hưởng thọ 83 tuổi. Ông để lại bộ triết Việt Nho và An Vi, gồm 42 cuốn, với ngót 8000 trang in, mở ra kỷ nguyên mới cho văn hóa dân tộc. II. Bước đầu tìm hiểu sự nghiệp triết gia kim Định Những năm học ở Chủng Việt Giáo hoàng tại La Mã và Học viện cao học Trung Hoa tại Paris đã giúp ông có điều kiện thu nhận khối tri thức khổng lồ về văn minh nhân loại. Có thể nói là, ngay bước khởi đầu, Kim Định được trang bị năng lượng tri thức ở tầm mức hàng đầu của nhân loại. Trong khi phần lớn học giả trong nước phải lần mò chủ yếu trên những trang cổ thư Trung Hoa cùng một vài tài liệu phương Tây hiếm hoi thì Kim Định được bơi trong biển kiến thức mênh mông về phương Đông mà phần quan trọng đã được giải mã theo nhãn quan khoa học của các học giả phương Tây. Tiếp đó, trong suốt cuộc đời, Kim Định đã không ngừng tự học, trang bị cho mình những tri thức mới nhất của nhân loại từ khảo cổ học, nhân chủng học, văn hóa học, ngôn ngữ học, phân tâm học, huyền học, hiện tượng học, cấu trúc luận và những kiến thức của khoa học vật lý hiện đại… Chính nhờ vậy, cái nhìn của ông không bị giới hạn trong phạm vị khu vực hạn hẹp mà là cái nhìn toàn thế giới với nhãn quan khoa học liên ngành. Trong khi phần lớn học giả người Việt chỉ biết văn minh Trung Hoa từ sau thời Tần Hán thì Kim Định có điều kiện để nhận ra rằng, cái khoảng trống trước Tần Hán mới là quan trọng, mới là quyết định cho văn hóa phương Đông. Khi kiên tâm cày xới mảnh đất còn hoang hóa đó, ông đã nhận được những tín hiệu mang ý nghĩa định hướng sáng suốt về những yếu tố làm nên nước Trung Hoa cổ: “Không nên nói nước Tàu mà phải nói những nước Tàu: có nuớc tàu mạn Bắc gọi là Cathay, có nước Tàu mạn Nam gọi là Manzi. Có nước Tàu mạn Bắc mặc áo len lông thú, uống sữa. Có Tàu xanh phương Nam mặc áo bông ăn gạo. Có Tàu đường sá, có Tàu sông ngòi, có Tàu ngựa xe, có Tàu thuyền bè.” (Paul David: Arts et Styles de la Chine, Larouse 1951). Không chỉ vậy, ông còn được những gợi ý về phương pháp luận tìm sự thực qua huyền thoại, truyền thuyết của Marcel Granet, Paul Mus… Triết gia Kim Định cũng là người rất sớm sử dụng cấu trúc luận trong nghiên cứu. Quan niệm triết là triệt - triệt để, nên ông luôn đặt nhiệm vụ khám phá tới chiều sâu tận cùng của mọi đối tượng nghiên cứu bằng cách truy tìm bốn tầng cấu trúc cùa chúng, bắt đầu từ thể tức thể chế - là tên gọi, hình thức tồn tại của đối tượng, đến từ - ngôn ngữ phản ánh đối tượng, rồi ý – tư tưởng của đối tượng và cuối cùng là cơ – cơ cấu của đối tượng. Chính nhờ vậy, sau nửa thế kỷ tốn tại, sách của ông không những không cũ mà vẫn nói với ta những gì sâu nhất không chỉ về tri thức mà cả trong chiều sâu thẳm của tâm linh Việt. Có thể nói, chính Kim Định là người mở đường đưa ta vào tận đáy sâu của minh triết phương Đông. Hôm nay, tôi xin trình bày hai cống hiến lớn nhất của triết gia Kim Định. Từ nửa thế kỷ trước, ông tuyến bố: Người Việt chiếm Trung Hoa trước người Tàu và người Việt đã xây dựng nền văn hóa nông nghiệp Việt nho nhân bản và minh triết. Người Hoa đã học rồi thể chế thành kinh điển đồng thời cũng làm sa đọa Việt nho theo tư tưởng của văn minh du mục Mông Cổ. Từ chứng lý rất mong manh, Kim Định cho rằng, chính người Việt là chủ nhân của kinh Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc... Không những thế, tiếng Trung hoa và cả chữ vuông Hán ngữ cũng là của người Việt! Đề xuất của Kim Định quả đã gây chấn động, như sấm giữa trời quang khiến những đầu óc yếu đuối hoảng hốt và chống trả ông quyết liệt. Nhưng nay, khoa học đã làm phát lộ một thực tế còn hơn cả dự cảm của Kim Định: Người Việt chiếm lĩnh đất Trung Hoa trước nhưng không phải từ tây bắc xuống mà lại từ chính Việt Nam lên. Và do là cái nôi của dân cư Đông Á nên Việt Nam là cội nguồn văn minh phương Đông. Bằng những chứng cứ không thể tranh cãi, chúng ta đã chứng minh được rằng, không chỉ Dịch, Thư, Thi… là sáng tạo của người Việt mà tiếng Việt là chủ thể tạo nên tiếng Trung Hoa. Không những thế, chữ Việt cũng là chủ thể tạo nên chữ Trung Hoa... Tuy nhiên thiên tài của Kim Định là trong văn minh phương Đông vô cùng đa tạp, ông lọc ra Việt nho là nền văn hóa cội nguồn do tộc Việt sáng tạo, gồm bốn thành phần: Sách của Kim Định xuất bản tại Sài Gòn trước 1975 1. Quan niệm về vũ trụ tham thiên lưỡng địa “Nhất âm, nhất dương chi vị đạo”: Âm và Dương đó là đạo! Đạo ấy là sự vận hành của vũ trụ. Đúng là Âm và Dương tạo ra đạo. Nhưng cái “đạo” đang lưu hành trong vũ trụ là bao nhiêu Âm cùng với bao nhiêu Dương? Nếu là cân bằng tĩnh một Âm (-1) + một Dương (+1) thì vũ trụ triệt tiêu, không tồn tại! Trên thực tế, vũ trụ vận hành theo chiều hướng đi lên, tích cực, có nghĩa là Dương chiếm ưu thế. Nhưng ưu thế tới mức nào? Người phương Đông khôn ngoan đã nhận ra Âm và Dương vận động hòa hợp trong phạm vi con số 5 vũ trụ! Dương + Âm = 5= con số vũ trụ! Nhưng vấn để đặt ra là, trong con số vũ trụ đó, Dương bao nhiêu và Âm bao nhiêu? Chỉ có 2 đáp án: hoặc Dương 4, Âm 1 hoặc Dương 3, Âm 2! Đó là hai cách lựa chọn của con người cho sự phát triển. Minh triết phương Đông nhận ra 3 Dương + 2 Âm là con số vàng của vận hành vũ trụ. Cuộc sống là đi lên, là tăng trưởng, là Dương nhưng trong đó phần của Dương của Trời là 3 còn giành cho Đất, cho Mẹ 2 phần sẽ đạt tới sự hài hòa cao nhất. Nhận thức ra bí mật lớn này của vũ trụ nhưng phương Đông không cứng nhắc nói “tam thiên nhị địa” mà ghi nhận theo minh triết “tham thiên lưỡng địa”: đúng là 3 /2 đấy nhưng không phải là tương quan toán học bất định mà là tương quan biện chứng: lúc 3 nhưng có khi du di lớn hoặc nhỏ hơn 3 chút ít, đảm bảo sự năng động của phát triển. Quan niệm như vậy của phương Đông khác hẳn quan niệm phương Tây. Vốn từ những người săn bắt hái lượm trọng động, chuyển sang du mục cũng trọng động, phương Tây quan niệm về một phương thức sống năng động, triệt để khai thác thiên nhiên cùng cạnh tranh với những bộ lạc khác. Trong con mắt của người phương Tây, vũ trụ cũng như cuộc sống vận hành theo tỷ lệ Dương 4 Âm 1. Đó là sự phát triển nóng, dẫn tới Dương cực thịnh, Âm cực suy, cuối cùng là phá vỡ cân bằng của thiên nhiên, của xã hội, gây ra thảm họa cho con người. 2. Quan niệm nhân sinh: Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh Từ văn hóa nông nghiệp lúa nước quán chiếu nhân sinh cùng vũ trụ, người phương Đông thấy rằng, vũ trụ hợp thành từ 3 yếu tố: Thiên, Địa và Nhân, trong đó con người là trung tâm. Là chủ thể của vũ trụ, con người giữ quan hệ thái hòa với thiên nhiên vũ trụ cũng như với đồng loại. Và một khi con người đã Nhân chủ, Thái hòa như vậy thì đó là con người Tâm linh, cảm thông, linh ứng với những thế giới siêu nhiên khác. 3. Quan niệm kinh tế: Bình sản Hai hạt nhân trên sở dĩ tồn tại được là do đứng trên cơ chế bình sản. Đó là cơ chế đảm bảo sự công bằng nhất định trong phân chia thu nhập của cộng đồng. Không hề là chủ nghĩa bình quân vì không có ai toàn quyền phân phối của cải mà là bình sản nhằm đạt tới sự công bằng tương đối về tài sản. Trong ký ức phương Đông còn ghi lại cách phân chia tài sản thời cổ, đó là phép tỉnh điền: Cộng đồng chung tay vỡ khu ruộng, người ta cố làm cho khu ruộng vuông vức, sau đó chia làm 9 phần đều nhau. Tám gia đình cày cấy 8 phần xung quanh đồng thời chung tay chăm sóc phần ruộng giữa, gọi là ruộng giếng (tỉnh điền). Phần thu hoạch từ “tỉnh điền” được nộp vua. Sau này, cơ chế bình sản được chuyển sang hình thức công điền. Đến trước năm 1945 ở Việt Nam vẫn còn 20% công điền, ba năm một lần làng chia cho người nghèo cày cấy. 4. Quan niệm sống: Đạo Việt an vi Để sống được trong mối quan hệ như vậy với vũ trụ và đồng loại, con người cần thi hành đạo An vi. Trái với hữu vi là mọi hoạt động đều vì mối lợi nên tranh giành, chiếm đoạt. Trái với vô vi bị động, tiêu cực không ước mơ, không ham muốn, bàng quan, lánh đời… An vi là đạo sống tích cực hết lòng và làm việc hết lòng nhưng không phải do thôi thúc từ tư lợi mà do sự cần thiết của lợi ích chung. Trong khi phương Tây làm việc và sáng tạo vì lợi ích cá nhân thì phương Đông cũng làm việc, sáng tạo hết mình vì lợi ích chung trong sự đam mê của niềm vui và danh dự. Bốn yếu tố kể trên là những thuộc tính của văn hóa Việt cổ, làm nên minh triết phương Đông, được hình thành từ xa xưa. Sau khi diệt nhà Ân của người Lạc Việt, nhà Chu, một bộ lạc Hoa Hạ, đã thấm nhuần văn hóa Việt, thực hành vương đạo, tập hợp được phần lớn tâm lực của người dân và trí thức Việt, xây dựng nền văn hóa Việt nho rực rỡ: Hoàn chỉnh chữ vuông tượng hình từ chữ khắc trên giáp cốt và đồng thành chữ viết trên thẻ tre và lụa; san định Ngũ kinh: Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc. Chuẩn hóa tiếng nói theo ngôn ngữ phương Nam gọi là Nhã ngữ… Khoảng 500 năm TCN, khi nhà Chu tan rã, nền văn hóa này sụp đổ theo. Từ thời Tần Hán, văn minh du mục bộc phát đã làm đọa lạc văn hóa Việt nho thành Hán, Tống, Minh, Thanh nho... Suốt 2.000 năm nhân loại lầm tưởng toàn bộ gia tài văn hóa trên đất Trung Hoa là khối thống nhất mà chủ nhân duy nhất là người Trung. Sự phân định của triết gia Kim Định giúp ta nhận ra nền văn hóa cội nguồn do tổ tiên Lạc Việt sáng tạo để học hỏi và áp dụng trong công cuộc xây dựng đất nước Việt trong tương lai. III. Thử đánh giá công hiến của triết gia Kim Định. Hàng nghìn năm nay, do không biết cội nguồn cùng văn hóa, lại bị cớm nắng dưới cái bóng khổng lồ Trung Hoa, nhiều người Việt đau buồn cảm thấy dân tộc như bầy trôi sông lạc chợ… Từ nửa thế kỷ trước, Kim Định như nhà tiên tri thấu thị tuyên bố: người Việt chiếm đất Trung Quốc trước người Hoa và xây dựng nền văn hóa Việt nho nhân bản, minh triết! Cùng chung số phận những nhà tiên tri, suốt năm mươi năm Kim Định bị ghẻ lạnh và ném đá! Nhưng ngày nay, thời gian và khoa học minh chứng cho Kim Định. Thuyết Việt nho và An vi của ông trở thành báu vật không chỉ giúp dân tộc Việt tìm lại bản thể của mình để xây dựng một dân tộc Việt Nam mới mà còn thắp lên ngọn lửa minh triết soi đường cho nhân loại. Thế giới đang trong cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế chưa từng có. Truy nguyên sự cố này, triết gia phương Tây cho rằng do nam quyền lấn át nữ quyền. Và phương thuốc cứu chữa là trả lại quyền cho phụ nữ (!) Kim Định có cách nhìn khác. Biết rằng cuộc khủng hoảng như vậy tất phải nổ ra nhưng ông cho rằng, do 300 năm qua, chủ nghĩa tư bản phương Tây mang văn minh du mục duy lợi, đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan, triệt để khai thác thiên nhiên, bóc lột đồng loại, nâng khoảng cách giầu nghèo lên quá xa, khuếch trương lòng tham và sự tiêu thụ quá mức… dẫn thế giới tới sụp đổ. Nữ quyền bị chén ép chỉ là biểu hiện cụ thể của sự vận hành lớn lao bao quát hơn mà do thiếu minh triết, phương Tây không nhìn ra: đó là sự mất cân bằng Âm Dương. Trong khi vũ trụ vận hành hài hòa là ba Dương hai Âm thì chủ nghĩa tư bản đẩy thế giới đi theo chiều bốn Dương một Âm khiến Dương cực thịnh Âm cực suy, dẫn tới đổ vỡ. Muốn cứu thế giới, chỉ có con đường là toàn thể loài người đồng tâm hiệp lực nắn lại chiều vận hành của thế giới theo minh triết phương Đông tham thiên lưỡng địa. Trong cuộc khủng hoảng này, Việt Nam bị ảnh hưởng dữ dội. Là cái nôi của minh triết phương Đông, con người và xã hội Việt Nam giữ trong mình những kháng thể bền bỉ của văn hóa nông nghiệp Việt nho. Nhưng do tác động mãnh liệt và kéo dài của văn minh du mục ngoại lai, kháng thể của xã hội Việt bị hủy hoại, dẫn tới cuộc suy thoái không chỉ kinh tế mà còn văn hóa, xã hội, đạo đức… Tuy nhiên, do là cội nguồn của minh triết phương Đông, nếu biết phát hiện lại mình, thực thi bốn đặc điểm của Việt nho, Việt Nam không chỉ cứu được mình mà còn là ngọn cờ dẫn đắt nhân loại trên con đường phục hưng. Do lẽ đó, di sản của triết gia Kim Định là báu vật vô cùng quý giá mà chúng ta phải trân giữ, học hỏi và truyền dạy cho hậu thế. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng Sáu 2012

BÀN GÓP VỚI GIÁO SƯ CAO HUY THUẦN VỀ VIỆC NGƯỜI NHẬT THOÁT RA KHỎI QUỸ ĐẠO TRUNG QUỐC


“Từ bao giờ và bằng cách nào người Nhật thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc?” Dưới nhan đề trên, bài viết của Giáo sư Cao Huy Thuần gợi được sự chú ý của nhiều người đang bức xúc về hiện tình Việt Nam. Bằng cách điểm cuốn sách Luận về lịch sử tư tưởng chính trị tại Nhật của tác giả Masao Maruyama, Giáo sư đưa ra một đáp án, đó là sự hình thành tầng lớp thương nhân dẫn tới nhu cầu đổi mới của xã hội Nhật Bản trước khi tiếp xúc với phương Tây. Vì vậy, bài viết là thông tin mới mẻ và bổ ích với đa số người đọc Việt Nam, giúp cho có được tia nhìn mới về xã hội Nhật Bản. Từ cách đặt vấn đề: “Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc không thua gì Việt Nam. Cũng như ở ta, Khổng giáo đã từng là khuôn vàng thước ngọc chính thống trong tư tưởng của nước ấy. Nhưng người Nhật đã sớm ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc. Họ bắt đầu giải phóng tư tưởng của họ từ bao giờ? Bằng cách nào? Do trường phái nào? Bằng lý luận gì,” người đọc thấy rõ sự bức xúc của Giáo sư muốn tìm ra bài học cho Việt Nam. Thể theo nhã ý của Giáo sư đáng kính, tôi xin mạo muội đưa ra một vài ý tưởng góp phần bàn về những câu hỏi của ông. Theo thiển ý, Giáo sư Masao đã đưa ra một đáp án đúng nhưng đó mới là ngọn mà chưa phải gốc. Nói cách khác, trong tương quan nhân quả thì những gì ông trình bày mới là quả chứ chưa phải nhân. Do vậy, nó cũng chưa thể lý giải tới căn để vấn đề của Nhật Bản nên người Việt cũng khó có thể rút ra bài học. Muốn trả lời những câu hỏi trên, điều tiên quyết là phải hiểu thấu đáo lịch sử Nhật Bản. Tiếc rằng cho đến nay người Nhật cũng chưa thực sự hiều lịch sự của họ! Ngoài việc tự nhận là con cháu Nữ thần Mặt trời huyền thoại, người Nhật chưa biết tổ tiên mình là ai. Ngay việc dân cư Nhật được hình thành như thế nào cũng đang là bận tâm của họ! Khi mà những vấn đề tiên quyết trên chưa sáng tỏ thì chưa thể nói tới căn để tưởng Nhật Bản. Tham khảo công trình nghiên cứu rất giá trị Nguồn gốc người Nhật: Thực sự người Nhật là ai? Họ tới đây từ đâu và bao giờ? (Japanese Roots. Just who are the Japanese? Where did they come from, and when? http://www2.gol.com/users/hsmr/Content/East%20Asia/Japan/History/roots.html.) của Giáo sư Jared Diamond Đại học California kết hợp với khảo cừu riêng, tôi xin trình bày như sau. I. Người Nhật và văn hóa Nhật. Từ cổ sử Trung Hoa, từ biên niên sử Nhật Bản, Triều Tiên, từ khảo cổ học, ngôn ngữ học và những nghiên cứu di truyền học mới nhất, bức tranh toàn cảnh lịch sử Nhật Bản được Jared Diamond mô tả như sau: Vào thời Băng Hà, mực nước biển thấp hơn hôm nay hơn 100 mét. Có những cầu bằng đất nối các đảo của Nhật Bản với nhau và với đất liền. Khoảng 30.000 năm trước, Nhật Bản đã có người sinh sống. Các nhà khảo cổ phát hiện tại di chỉ Jomon có tuổi 12.700 năm, trên bờ phía Bắc đảo Kyushu ở cực Nam Nhật Bản, gốm văn thừng, được gọi là gốm Jomon. Và Jomon cũng được dùng đặt cho người Nhật cổ. Khảo sát hàng trăm di chỉ của người Jomon, các nhà khảo cổ học cho rằng họ là những người săn-hái và sống định cư, đánh cá bằng lưới, bắn thú bằng cung tên và đi săn bằng chó. Người ta cũng xác định được 64 loại thực vật ăn được trong rác của người Jomon. Trong thức ăn không có sự phân biệt rõ ràng giữa cây trồng và cây hoang dại. Điều này cho thấy ở người Jomon chưa biểu hiện rõ nét khả năng thuần dưỡng cây trồng. Từ khoảng 1000 năm TCN tới giai đoạn kết thúc của thời kỳ Jomon, vài hạt gạo, lúa mạch và cây kê là những ngũ cốc chủ yếu của Đông Á, bắt đầu xuất hiện. Những manh mối lờ mờ này có vẻ nói rằng người Jomon đang bắt đầu lối canh tác nông nghiệp trồng rẫy, nhưng rõ ràng còn làm một cách ngẫu hứng nên chỉ đóng góp phụ trợ vào khẩu phần của họ. Người ta đoán rằng, vào giai đoạn cao nhất, nhân số Jomon Nhật Bản có khoảng 250.000 người. Đó là một vũ trụ bảo thủ thu nhỏ mà sự thay đổi qua hơn 10.000 năm ít đến kinh ngạc. Khoảng thế kỷ IV TCN, một sự kiện quan trọng xảy ra trên đất Nhật, đó là việc người từ Triều Tiên tới, mang theo kiểu sống mới xuất hiện trên bờ biển phía Bắc đảo Kyushu ngang qua eo biển Nam Hàn. Lần đầu tiên thấy ở Nhật Bản những công cụ kim loại, đồ sắt, và nông nghiệp qui mô lớn. Đó là nông nghiệp với những ruộng lúa được tưới nước, những kênh đào, đập nước, bờ đê, thóc lúa và những phần còn lại của lúa gạo được phát lộ ra khi khai quật. Những nhà khảo cổ học gọi cách sống mới là Yayoi, sau khi một khu của Tokyo vào năm 1884 phát hiện được đồ gốm đặc trưng đầu tiên. Không giống đồ gốm Jomon, đồ gốm Yayoi rất giống gốm Triều Tiên cùng thời về hình dạng. Nhiều yếu tố khác của văn hóa Yayoi mới không thể lầm lẫn là từ Triều Tiên và trước đó từ nước ngoài đến với Nhật Bản, bao gồm những hiện vật đồng đỏ, đồ dệt, những hạt thủy tinh, những kiểu công cụ và nhà cửa. Trong khi lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất, nông dân Yayoi giới thiệu 27 vật mới tới Nhật Bản và lợn được nhập tịch. Họ có thể đã canh tác hai vụ, với những thửa ruộng được tưới để trồng lúa trong mùa hè, rồi rút kiệt nước để trồng cây kê, lúa mạch, và lúa mì mùa đông. Tất yếu, hệ thống nông nghiệp thâm canh hiệu quả cao này thúc đẩy sự bùng nổ dân cư tức thời ở Kyushu. Người Yayoi trung bình cao hơn người Jomon một tới hai inchs, hố mắt hẹp, mặt cao và hẹp, mũi và chân mày phẳng. Đặc biệt đáng chú ý: một số bộ xương thời kỳ Yayoi có vẻ ngoài còn tựa như Jomon, khơi gợi hy vọng một giả thuyết nào đó về sự chuyển tiếp Jomon -Yayoi. Bởi thời kỳ kofun, mọi bộ xương Nhật ngoại trừ của Ainu (người thiểu số ở đảo Hokkaido phía bắc), tạo thành một nhóm tương đồng, giống với người Nhật và người Triều Tiên hiện đại. Một điểm quan trọng của toàn cảnh Nhật Bản là những đặc điểm về ngôn ngữ: Mọi người đồng ý rằng tiếng Nhật không có quan hệ chặt chẽ với mọi ngôn ngữ khác trên thế giới. Đa số trường phái cho rằng nó là một thành viên cô lập của gia đình ngôn ngữ Altaic châu Á, có ngôn ngữ Turkic, Mông Cổ, và Tungusic. Tiếng Triều Tiên thường cũng được xem xét như là một thành viên cô lập của gia đình này (1). Như công bố của vị giáo sư danh tiếng thì cho đến nay, nguồn gốc người Nhật vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, từ những tư liệu trên, kết hợp nghiên cứu riêng của mình, tôi thấy tình hình như sau: 1. Về người Jomon. Theo khảo cứu của tôi, người Jomon là hậu duệ của hai đại chủng Mongoloid và Australoid từ châu Phi di cư đến thềm biển Đông của Việt Nam 70.000 năm trước. Vì vậy, trong mã di truyền của họ có cả gen Mongoloid và Australoid. Từ thềm Biển Đông (đồng bằng Hainanland), họ tới Nhật khoảng 30.000 năm trước. Đợt di cư sau cùng diễn ra vào thời kỳ biển tiến khoảng 18000 năm trước. Lúc này họ mang theo gốm văn thừng, loại gốm phổ biến trong các di chỉ khảo cổ Việt Nam. Khoảng 15000 năm trước, nước biển dâng cao bằng mức ngày nay nên đảo Nhật Bản hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài. Có lẽ do chỉ là người thừa hưởng mà không phải tác giả sáng tạo đồ gốm nên người Jomon không có sáng tạo thêm gì về gốm.(2) 2. Người Yayoi Từ mã di truyền người Triều Tiên, Nhật bản hiện đại kết hợp với khám phá khảo cổ và ngôn ngữ học cho thấy, trong cộng đồng Yayoi có người Altaic châu Á, Turkic, Mông Cổ, và Tungusic. Đó là những tộc người du mục mà tổ tiên họ từng sống ở phía đông bắc châu Á. Điều này cũng phù hợp với truyền thuyết nói rằng “những người cưỡi ngựa, bắn cung đã qua Triều Tiên vào đất Nhật.” Tuy nhiên, nếu chỉ có người du mục thì không thể tạo nên diện mạo một đảo quốc nông nghiệp phát triển như được mô tả. Vì vậy, tôi cho rằng, thế kỷ IV TCN, vào thời Chiến Quốc, do loạn lạc, một số đông người Ư Việt cư trú ở duyên hải phía đông Trung Quốc đã chạy loạn qua Triều Tiên vào Nhật. Chính những nông dân gốc Việt này đã mang theo công cụ đồng, sắt và tiến bộ nông nghiệp. Người Ư Việt là bộ phận phân rã từ quốc gia của Kinh Dương vương huyền thoại. Thời Chu họ vẫn độc lập nên bị gọi là Đông Di. Khi sang Nhật, cùng với những công cụ kim khí và nông nghiệp phát triển cao, họ mang theo văn hóa nguyên thủy của tộc Việt. Đấy là văn hóa Việt nguyên thủy vì lúc này Hán nho chưa ra đời. Sau đó, do vị trí quốc đảo cách ly với lục địa nên người Hán ít di cư tới khiến người Nhật ít chịu ảnh hưởng văn hóa Hán. 3. Người Nhật hiện đại Dựa vào bộ gen Mongoloid phương Nam của người Nhật hiện nay, có thể chắc chắn rằng, trên đất Nhật đã xảy ra hòa huyết giữa người Jomon mang gen Australoid với người Đông Di mang gen Mongoloid phương Nam và người du mục mang gen Mongoloid phương Bắc tạo ra người Mongoloid phương Nam, là tổ tiên trực tiếp của người Nhật hiện đại. 4. Văn hóa Nhật. Do số đông và văn hóa cao, người nông dân Ư Việt làm nên chủ thể của văn hóa Nhật Bản. Đó là văn hóa nguyên thủy của Việt tộc hay nói như triết gia Kim Định, thì đó là Việt nho, kết tinh tốt đẹp nhất của văn hóa nông nghiệp tộc Việt sau 70000 năm sống trên đất Đông Á. Sau thời Tần Hán, khi Hoa lục bị Hán hóa, văn hóa Việt sa đọa thành Hán nho thì do biển ngăn cách, người Nhật ít chỉ chịu ảnh hưởng Hán nho qua sách vở. Việc nhập cảng Tống nho là yêu cầu của vương triều vì đó là tư tưởng thích hợp để củng cố vương vị. Tuy nhiên, Tống nho không tác động sâu vào dân chúng. Dân cư Nhật vừa có nông dân vừa có dân du mục nên trong văn hóa Nhật vừa có văn hóa nông nghiệp của người Đông Di, vừa có văn minh du mục của người phương Bắc. Như Khổng Tử nói: “Khoan nhu dĩ giáo bất báo vô đạo, nam phương như cường dư…” thì Nhật Bản vừa cò cái mạnh của văn hóa phương Nam lại vừa có cái mạnh “Nhẫm kim cách, tử nhi bất yếm” của phương Bắc. II. Tình hình xã hội Nhật hiện đại. Xã hội Nhật là dân nhập cư do hai thành phần di dân nên mặc nhiên có hai thành phần văn hóa. Người du mục, không chỉ mang theo bản năng du mục “cưỡi ngựa, bắn cung, xung trận” mà còn mang theo nếp tư duy phân tích của cộng đồng du mục. Đó là nếp tư duy hình thành sau nhiều nghìn năm sống du mục, buộc con người phát triển khả năng phân biệt nhanh những nhân tố khác biệt của môi trường để tồn tại. Trong khi đó, người nông nghiệp, do sống định cư, phụ thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên nên hình thành lối tư duy tổng hợp nhận biết nhanh những quan hệ giữa các yếu tố khác nhau của môi trường. Dù sống chung trong môi trường thiên về nông nghiệp thì những đặc trưng tư duy phân tích vẫn tồn tại trong máu huyết những người gốc du mục. Do bản năng văn hóa thúc đẩy, tới khi gặp điều kiện thích hợp, người gốc du mục chia hai: một bộ phận thành võ sĩ. Một bộ phận thành thương nhân. Lúc đầu, trong không gian tập quyền ảnh hưởng Tống nho, tầng lớp võ sĩ “lên hương”. Tới khi chế độ phong kiến tập quyền lỗi thời vì cản trở sản xuất thì tầng lớp thương nhân chiếm thế thượng phong. Cũng như xã hội phương Tây, người du mục sinh ra thương nhân rồi sinh ra tư bản thì tại Nhật, tầng lớp thương nhân phát triển đã tự nhiên đưa nước Nhật theo con đường tư bản. Đó là hệ quả tất yếu của xã hội Nhật Bản, dù có hay không tác động của bên ngoài. Việc gặp gỡ phương Tây giữa thế kỷ XIX chỉ là cú hích đẩy Nhật đi nhanh vào con đường tất yếu mà nó đã bắt đầu. Điều này cũng góp phần lý giải việc Nhật Bản trở thành quân phiệt phát xít hóa giữa thế kỷ XX: chính là do cái “máu” du mục tồn tại trong huyết quản Nhật bản “Nhẫm kim cách, tử nhi bất yếm” do lịch sử tạo nên. III. So sánh với xã hội Việt Nam 1. Đặc điểm của xã hội Việt Cho tới cuối thế kỷ trước, giới khoa học phương Tây đã buộc chúng ta tin rằng, năm 333 TCN, khi nước Sở diệt nước Việt của Câu Tiễn thì người Việt chạy xuống Việt Nam, trở thành tổ tiên chúng ta. Không những thế, tiếng Việt mượn 60% từ tiếng Hán! Nhưng sang thế kỷ này, bằng những chứng cứ vững chắc nhất, khoa học cho thấy sự thực ngược lại: người tiền sử đã từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa. Khoảng 4000 năm trước người Việt đã xây dựng trên đất Đông Á nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. (3) Sau trận Trác Lộc 2700 năm TCN, người du mục Mông Cổ vào chiếm cao nguyên Hoàng Thổ phía nam Hoàng Hà, lập vương triều Hoàng Đế. Từ cuộc xâm lăng này, do hòa huyết với người Việt, tộc Hoa Hạ ra đời, tiếp tục thể thống cha ông du mục, xây dựng những vương triều Hạ, Thương, Chu. Cho đến thời Tây Chu, về cơ bản, người Hoa Hạ vẫn thực thi văn hóa truyền thống nhận được từ tộc Việt “bên ngoại”. Nhưng từ cuối thời Tây Chu, do sự chuyển hóa của lịch sử, dòng máu du mục tham bạo “Nhẫm kim cách, tử nhi bất yếm: Bắc Phương chi cường dã, nhi cường giả cư chi” trong các thủ lĩnh Hoa Hạ khởi phát, đẩy Trung Hoa vào thời Chiến Quốc tàn khốc. Tiếp đó là thời Tần, Hán, những điều tốt đẹp nhất của văn hóa Việt nguyên thủy hay Việt Nho bị mai một, bị xuyên tạc thành Hán nho, Tống nho… Là cội nguồn, là gốc của dân cư Đông Á nên di truyền học khám phá rằng, người Việt Nam có đa dạng di truyền cao nhất trong các sắc dân Đông Á, nghĩa là người Việt Nam cổ nhất, gần tổ tiên châu Phi nhất trong dân cư Đông Á. Vì lẽ đó, trong đất Việt cũng như trong văn hóa Việt lưu giữ bản gốc của Việt nho. Chính đấy là cái mà Khổng Tử, từ 2500 năm trước, bằng linh giác kỳ diệu đã nhận ra “Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo: Nam phương chi cường dã, quân tử cư chi. ”. Do là gốc của Việt nho nên khi dung nạp nhiều người dân cùng trí thức Trung Quốc sang lập nghiệp, người Việt đủ bản lĩnh thâu hóa những điều tốt đẹp đồng thời hạn chế những “cường dư” nơi họ. Vì vậy, cho tới trước 1945 vẫn duy trì được những yếu tố nền tảng của Việt nho. Cũng như người Nhật, ở Việt Nam, việc du nhập Tống nho từ Trung Quốc là việc của triều đình, muốn củng cố vương quyền. Nhưng nói chung, nó cũng không ảnh hưởng nhiều tới văn hóa truyền thống nơi làng xã. Do xã hội Việt thuần nông, không có yếu tố du mục như Nhật Bản nên kể sĩ ở Việt Nam là văn sĩ. Cũng do vậy mà khó nảy sinh tầng lớp thương nhân. Khi đã không có người đi buôn thì làm sao có nhà tư bản? Chỉ đến cuối thời kỳ pháp thuộc, những yếu tố tư bản trong dân bản xứ Việt Nam mới xuất hiện nhưng rồi bị tiêu trầm trong chiến tranh và biến đổi xã hội. Điều này giải thích vì sao đến nay xã hội Việt chưa tự chuyển hóa để “đổi mới.” 2. Vấn đề trí thức Việt Do hình thành từ cộng đồng nông nghiệp gốc nên xã hội Việt Nam là xã hội thuần nông. Vì vậy, kẻ sĩ của Việt Nam là văn sĩ chứ không phải võ sĩ như bên Nhật. Và cũng như truyền thống Trung Hoa, kẻ sĩ Việt Nam phụ thuộc chính quyền: đều đi học, đi thi, để tiến vi quan. Dù có đạt vi sư thì cũng lại tiếp tục đào đạo những sĩ tử mới và những quan lại mới. Có thể nói không sai là tất cả trí thức Việt thành danh đều từng làm quan. Hầu như không có ai không qua khoa cử mà thành trí thức. Điều này không lạ vì trí thức phương Đông chưa bao giờ là một giai tầng độc lập về kinh tế và chính trị. Đó là phương Đông nói chung. Ở Việt nam, tình hình lại đặc biệt hơn. Lịch sử Việt Nam là lịch sử bị băm nát bởi những cuộc xâm lăng, những năm tháng bị ngoại bang đô hộ. Vì vậy, thân phận người trí thức càng thê thảm hơn vì không có một truyền thống tự do và độc lập. Trước đây đã vậy, hơn nửa thế kỷ nay càng bi đát hơn: do nền chuyên chế thống trị nên chỉ duy nhất tồn tại trí thức với hộ khẩu, sổ gạo, tem thực phẩm và bảng lương. Không được tự do cư trú, tự do lo nồi cơm và tự do mở miệng thì làm sao có trí thức tự do? Không thể đặt nhiều hy vọng vào lớp trí thức tiên thiên bất túc như vậy! III Kết luận 1. Trước khi tiếp xúc phương Tây, xã hội Nhật đã chuyển mình sang trạng huống tiền tư bản là một nét mới mà Giáo sư Cao Huy Thuần giới thiệu với người đọc Việt. Đó là đặc trưng riêng của Nhật Bản do lịch sử đem lại. Chính yếu tố du mục trong dân cư và văn hóa tạo cho người Nhật tính năng động, quyết liệt trong cuộc sống. Điều này giúp họ làm nên cuộc bứt phá canh tân giữa thế kỷ XIX nhưng đồng thời cũng dẫn tới nạn quân phiệt phát xít 100 năm sau. Khi văn hóa Việt nho giữ vai trò chủ đạo, tạo một xã hội hài hòa thì Nhật Bản phát triển tốt đẹp. Khi vì nguyên nhân nào đó, minh triết Việt nho mất quyền kiểm soát, yếu tố du mục tăng cường, sẽ dẫn tới tai họa. 2. Là cái nôi của con người và văn hóa phương Đông cho nên Việt Nam mang trong bản thân mình tất cả những yếu tố của nền văn hóa nông nghiệp nguyên sơ của tộc Việt. Do ngộ nhận về văn hóa Trung Hoa nên ta cho rằng nhiều yếu tố văn hóa của chúng ta là do nhận từ Trung Quốc. Vì vậy nhiều khi thật bi hài vì ruột bỏ ra, da ôm lấy hay mồ cha chả khóc lại khóc đống mối! Trong nền văn hóa hiện tồn của chúng ta, thật khó phân tách rạch ròi đâu là Việt, đâu là Hán! Nhưng có điều chắc, cái riêng lớn nhất của văn hóa du mục Hoa Hạ là tham lam tàn ngược thì chúng ta đã nhận biết nên không học theo. Còn Tống nho thì nó cũng ra khỏi bộ nhớ dân tộc ta cùng với sự sụp đổ của các vương triều. Cái cơ bản văn hóa mà nhân dân chúng ta đang bảo tồn thì đó là của chúng ta, là bản chất, bản thể, bản ngã, bản lĩnh chúng ta, bền vững như một yếu tố di truyền. Con người làm sao thoát được máu xương cha mẹ sinh thành? Đáng tiếc là chúng ta chưa hiểu giá trị của văn hóa, minh triết Việt, một kho báu vô gía mà tổ tiên gầy dựng. Chúng ta cũng chưa nhận thức được rằng, chủ nghĩa tư bản đã mắc sai lầm nguy hiểm vì đưa nhân loại tới bờ hủy diệt. Chúng ta cũng chưa ý thức vì sao những trí giả phương Tây đang hành trình về phương Đông? Vì lẽ đó, tôi cho rằng, ngoài cái gông ý thức hệ Mác Lê người ta cố quàng lên dân tộc thì chả có gì gọi là quỹ đạo Trung Hoa ràng buộc chúng ta cả! Sài Gòn, tháng Giêng 2013 *boxitvn.blogspot.com/.../tu-bao-gio-va-bang-cach-nao-nguoi-nhat.ht... Tham khảo: 1. Jared Diamond. Japanese Roots. Just who are the Japanese? Where did they come from, and when? (http://www2.gol.com/users/hsmr/Content/East%20Asia/Japan/History/roots.html 2. Hà Văn Thùy. Tìm cội nguồn qua di truyền học. NXB Văn học, 2011 3. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008

CẦN KHẲNG ĐỊNH KINH DƯƠNG VƯƠNG LÀ THỦY TỔ NGƯỜI VIỆT NAM


Lời người viết: Dăm năm trước, để phản bác ý tưởng “Từ những dấu vết ngữ pháp Việt trong cổ thư Trung Hoa có thể nhận ra tiếng Việt là cội nguồn của ngôn ngữ Hán” của GS. Lê Mạnh Thát, ông Trần Trọng Dương có bài “Lâu đài cất bằng hơi nước.” Là người có sử dụng tư liệu của học giả họ Lê cho tiểu luận “Tiếng Việt chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hán,” tôi có bài “Lâu đài trên mây hay dự cảm sáng suốt” nói lại. Ông Trần Trọng Dương đáp lại bằng bài “Một lần và lần cuối thưa chuyện với ông Hà Văn Thùy,” Khi biết tác giả là Thạc sĩ Hán Nôm rất trẻ, tôi nhận ra mình dại. Mấy năm nay, với nguồn tư liệu dồi dào, tôi không chỉ khẳng định “Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa” mà còn phát hiện “Giáp cốt văn là sản phẩm của người Việt.” Đọc một số bài của Tiến sĩ Trần Trọng Dương mới đây, tôi mừng nhận ra một khuôn mặt mới, có những nét sắc sảo. Tuy nhiên, với bài viết đang chấn động dân cư mạng và gây hoang mang cho bạn đọc này, tôi buộc phải lên tiếng, dù có dại thêm một lần! * Trong bài viết “Kinh Dương Vương – ngài lài ai?”* đăng trên tạp chí Tia sáng, Tiến sĩ Trần Trọng Dương cho rằng: “(Kinh Dương Vương) chỉ là ảo ảnh diễn hóa từ nhân vật Kinh Xuyên trong tiểu thuyết truyền kỳ của Trung Quốc.” Bài viết dẫn nhiều tài liệu tham khảo với chứng lý chặt chẽ, khiến cho những học giả Hán Nôm dù chữ nghĩa cùng mình cũng khó phản bác. Chắc chắn không ít người sẽ tin theo tác giả! Tuy nhiên, chỉ trong câu ngắn dẫn trên, sự nông cạn hàm hồ của vị tiến sĩ đã bộc lộ. Thứ nhất, tuy xuất hiện lần đầu trong Đường kỷ nhưng câu chuyện về Liễu Nghị không phải là sáng tác của đời Đường mà là một truyền thuyết dân gian. Truyền thuyết, như ta biết, là “ánh xạ của những sự kiện có ý nghĩa lớn của quá khứ, được ghi lại trong ký ức cộng đồng rồi lưu truyền trong dân gian.” Cố nhiên, trong khi được kể lại qua truyền miệng, truyền thuyết sẽ có những dị bản với sai khác ít nhiều về tên nhân vật, về địa danh hoặc một số tình tiết… Tới lúc nào đó, người ta sử dụng nó vào những mục đích khác nhau: nhà văn chế tác thành tiểu thuyết, người viết sử phục dựng sự kiện xảy ra trong quá khứ… Tại sao Tiến sĩ không nói “Ngô Sĩ Liên lấy từ truyền thuyết dân gian” mà lại nói lấy từ tiểu thuyết truyền kỳ của Trung Quốc? Giữa truyền thuyết dân gian và tiểu thuyết truyền kỳ khác nhau một trời một vực! Một thủ thuật “đánh tráo khái niệm” trong khảo cứu. Sự dẫn sai nguồn, lập lờ này làm mất tính chính danh của sử gia, làm giảm lòng tin vào sử sách! Càng hàm hồ hơn khi tác giả cho truyện Kinh Dương Vương vào cùng một bị “tiểu thuyết truyền kỳ Trung Quốc!” Phải chăng truyền thuyết đó của Trung Quốc? Sai lầm chết người! Có lẽ nào tác giả không biết rằng, vùng Lĩnh Nam vốn là Xích Quỷ, Văn Lang của người Việt? Cho tới đời Tam Quốc, nơi này vẫn chưa là đất Hán. Có chuyện rằng, để đánh Lưu Bị, Tào Tháo nhờ Hứa Tịnh do thám tình hình Giang Nam. Trong thư trả lời Tào Tháo, Hứa Tịnh viết rằng: Ông “đã đi từ Hội Kế (Cối Kê - Hàn Châu ngày nay), qua Giao Châu, Đông Âu, Mân Việt, cả vạn dặm mà không thấy đất Hán.” (从会稽“南至交州,经历东瓯、 闽越之国,行经万里,不见汉地 – Từ Hội Kế nam chí Giao Châu, kinh lịch Đông Âu, Mân Việt chi quốc, hành kinh vạn lý, bất kiến Hán địa.) Như vậy, tuy thuộc Hán nhưng suốt vùng Giang Nam vẫn là đất Việt! Thập niên 1950, sau khi làm chủ Trung Hoa, nhà cầm quyền Trung Quốc phải bỏ nhiều công sức đồng hóa khối dân Việt ở đây vì họ vẫn theo phong tục Việt và nói tiếng Việt. Chỉ tới sau năm 1958, tiếng phổ thông mới được dùng rộng rãi. Vậy thì dân cư khu vực này, nói đúng ra, phải gọi là người Trung Quốc gốc Việt! Người hiểu thực trạng này sẽ không nói những truyền thuyết đó là tiểu thuyết truyền kỳ Trung Hoa! Việc sử gia rút từ truyền thuyết của người Việt nơi phát sinh cội nguồn của mình để viết sử là sự lựa chọn khoa học! Cũng có sự thực là, truyền thuyết trên không tồn tại đơn độc mà có liên hệ với những sự kiện khác. Đó là châu Kinh, châu Dương trên lưu vực Dương Tử, hai địa danh Việt từ xa xưa. Ai dám chắc không có mối quan hệ nào giữa vùng đất Kinh, Dương với danh xưng Kinh Dương Vương? Các bậc vua chúa, công hầu thường lấy đất mình trị vì làm tên hiệu. Đó còn là truyền thuyết về Thần Nông hơn 3000 năm TCN. Còn là câu ca Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nuớc trong Nguồn chảy ra… Điều này có nghĩa, câu chuyện về con gái Động Đình Quân không phải xuất hiện thời Đường hay Tần Hán mà xa hơn nữa. Nhà tiểu thuyết có thể không cần nhưng người làm sử phải biết kết nối những điều tưởng như rời rạc, riêng rẽ ấy ngõ hầu phục nguyên gương mặt đã khuất của lịch sử. Từ những dị bản truyền thuyết khác nhau, nhà tiểu thuyết dùng tên Kinh Xuyên. Trong khi, nhà sử học chọn tên Kinh Dương Vương là hợp lý. Bài viết cũng lộ ra chỗ yếu chết người, lộ ra “gót chân Achile” trong luận thuyết của Tiến sĩ Trần Trọng Dương. Là người biết đọc chữ Hán, ông Trần Trọng Dương đưa tất cả những tài liệu chữ Hán liên quan lên bàn nghị sự rồi cả quyết: những gì không có trong cổ thư đều không giá trị! Xin thưa, không phải cổ thư Trung Hoa là tất cả lịch sử! Cổ thư chỉ ghi chép sự kiện từ thời Tần Hán về sau. Vì vậy, dù đọc tới nát 24 bộ quốc sử (二十四史) thì người Trung Quốc cũng không biết tổ tiên họ là ai, tiếng nói của họ từ đâu ra, chữ viết của họ do đâu mà có! Tuy “Hoa Viết đồng chủng đồng văn, ” do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, cố thư Trung Hoa có thể soi sáng nhiều sự kiện của sử Việt, thì cũng chỉ từ sau thời Tần Hán thôi! Bắt cổ thư trả lời mọi câu hỏi của sử Việt khác nào bắt dê đực đẻ?! Tham vọng dùng thư tịch Trung Hoa giải quyết triệt để vấn đề họ Hồng Bàng chỉ là chuyện leo cây tìm cá! Chỉ có thể khám phá sự thật bằng hệ quy chiếu khác: tìm tới tận cùng cội nguồn tộc Việt! Bằng ba cuốn sách: Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (NXB Văn Học, 2007), Hành trình tìm lại cội nguồn (Văn Học, 2008), Tìm cội nguồn qua di truyền học (Văn Học, 2011) cùng nhiều bài viết khác, chúng tôi đã chứng minh rằng, để đi tới con người hôm nay, tổ tiên ta đã kinh qua hai thời kỳ. Kết hợp những phát hiện di truyền học tìm ADN từ chính máu huyết chúng ta với tư liệu khảo cổ học, cổ nhân chủng học, văn hóa học của người Việt, chúng tôi chứng minh được rằng, 40.000 năm trước, người Việt cổ (mã di truyền Australoid) từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa. Khoảng 7000 năm trước, tại Hà Mẫu Độ vùng cửa sông Chiết Giang, diễn ra sự gặp gỡ hòa huyết giữa người Việt Australoid và người Mongoloid đánh cá, hái lượm có mặt ở đây từ trước, sinh ra chủng người mới Mongoloid phương Nam. Đó chính là người Việt hiện đại, tổ tiên xa hơn của chúng ta. Lớp người Việt mới này tăng nhanh số lượng và tới khoảng 5000 năm TCN trở thành chủ nhân của vùng Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc. Sơn Đông có núi Thái Sơn, là nơi ra đời của những vị tổ huyền thoại của người Việt: Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông. Còn Hà Nam nơi có con sông ngày nay mang tên Hán Thùy, nhưng trước đó, người Dương Việt chủ nhân gọi là sông Nguồn. Đồng bằng phì nhiêu do sông Nguồn sinh ra có tên là Trong Nguồn. Tại đây diễn ra sự kiện Kinh Dương Vương được phong làm vua nước Xích Quỷ năm 2879 TCN rồi chuyện Đế Lai làm vua phương Bắc, Lạc Long Quân làm vua phương Nam. Do đất đai trù phú, nên Trong Nguồn thường xuyên bị những bộ lạc du mục Mông Cổ ở phía bắc Hoàng Hà nhóm ngó, cướp phá. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ mở trận công kích lớn vào Trác Lộc bên bờ nam Hoàng Hà, đánh tan liên quân Việt của Đế Lai và Lạc Long Quân. Đế lai tử trận, Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân Việt vùng Núi Thái, Sông Nguồn dùng thuyền theo Hoàng Hà ra biển rồi đổ bộ vào Rào Rum - Ngàn Hống đất Việt. Cùng ngôn ngữ và gần gũi về chủng tộc, người Việt bản địa mở lòng đón tiếp những người mới rồi chung tay xây dựng nước Văn Lang. Văn Lang với kinh đô Hạc Trắng là gì nếu không phải chính là Xích Quỷ được dời đô và đổi quốc hiệu? Cũng lúc này, người Việt (Mongoloid phương Nam) trong đoàn di tản hòa huyết với người bản địa Australoid, sinh ra lớp người Mongoloid phương Nam mới, tổ tiên trực tiếp của chúng ta hôm nay mà thủ lĩnh là Hùng Vương, cùng câu ca: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra Người Mông Cổ vào chiếm Trong Nguồn, hòa huyết với người Việt bản địa, sinh ra người Hoa Hạ. Do người Việt quá đông nên sau vài ba thế hệ, người Hoa Hạ cũng chuyển hóa thành người Việt mang gen Mongoloid phương Nam. Ý thức được nguồn gốc Việt, các đế vương Trung Hoa sau này coi Trong Nguồn là đất phát tích của họ và hướng về Thái Sơn thờ tự rất tôn kính. Đến thời Đường, sông Nguồn (tiếng Việt còn đọc là Hòn, Hớn, Hán) chuyển thành Hán Thùy, còn đồng bằng Trong Nguồn được gọi là Trung Nguyên (Trong -> Trung; Nguồn -> Nguyên). Do việc biến âm này, hơn 2000 năm chúng ta không tìm ra quê gốc! Cũng phải kể tới sự kiện khác: trận Trác Lộc! Truyền thuyết cùng cổ thư Trung Hoa cho rằng, Hoàng Đế và Viêm Đế (Thần Nông) là anh em trong cùng một bộ lạc do Viêm Đế lãnh đạo. Hoàng Đế mạnh lên, đánh bại Viêm Đế ở Phản Tuyền, giữ vị trí thống lĩnh. Viêm Đế chấp nhận vai trò phụ thuộc. Nhưng rồi Si Vưu người của Viêm Đế nổi loạn chống Hoàng Đế. Hoàng Đế buộc phải tiêu diệt Si Vưu ở Trác Lộc. Đấy thực ra chỉ là uyển ngữ lịch sử vì mục đích chính trị, giống như sau này người ta chế tác ra chuyện Hùng Duệ Vương nhường ngôi cho Thục Phán rồi Thục Phán thề tôn thờ các vua Hùng mà quên đi những dấu tích của cuộc chiến khốc liệt chống quân Thục khắp vùng Việt Trì, Phú Thọ! Trong con mắt nhà quân sự, hai đội quân của cùng một bộ lạc chỉ có thể tranh chấp vị trí chiến lược đông dân, kinh tế trù phú chứ không khi nào kéo ra bờ con sông lớn đánh nhau. Mặc khác, nếu trong cùng bộ lạc, trận chiến sẽ không thể huy động quân số đông và diễn ra ác liệt đến thế! Trên bờ nam Hoàng Hà, Trác Lộc thực sự là trận chiến sống còn giữa kẻ xâm lăng từ phương bắc xuống và người quyết tâm giữ đất phương nam! Cổ thư Trung Hoa xác nhận sự thật này. Trong cuốn Kỳ môn độn giáp đại toàn thư có câu: Tích nhật Hoàng Đế chiến Si Vưu/ Trác Lộc kinh kim vị nhược hưu (Ngày xưa Hoàng Đế đánh Si Vưu, trận Trác Lộc đến nay còn chưa dứt). Cũng phải phân định điều này: Thần Nông sống trước 3000 năm TCN nên không thể cùng tranh chấp với Hoàng Đế là kẻ sau mình hàng trăm năm! Với quy mô như thế của trận Trác Lộc, cho thấy, cuộc chiến năm 2698 TCN bên bờ Hoàng Hà chỉ có thể là cuộc thư hùng giữa hai nhà nước hay liên minh bộ lạc hùng mạnh. Cổ thư Trung Hoa cho biết, bên Mông Cổ là liên minh các bộ lạc, do Hiên Viên lãnh đạo mà không cho biết lực lượng của Si Vưu (thực ra là Đế Lai, sau tên bị xuyên tạc theo nghĩa xấu) ra sao. Nhưng từ lực lượng của Hiên Viên, ta có thể suy ra lực lượng của Đế Lai không nhỏ. Lực lượng đó chỉ có thể có nơi những nhà nước hay liên minh bộ lạc mạnh. Từ cuộc di tản theo sông Hoàng Hà của Lạc Long Quân (vết tích còn lại trong Ngọc phả Hùng Vương) vào thời điểm này, có thể thấy trận Trác Lộc có sự liên minh giữa hai nhà nước của Đế Lai và Lạc Long Quân. Điều này còn chứng tỏ, thời điểm ra đời của nước Xích Quỷ năm 2879 TCN là có cơ sở! Cũng phải nói tới sự kiện này: cậu bé làng Dóng! Lịch sử chưa bao giờ ghi nhận vào đời Hùng vương có chuyện giặc Ân xâm lăng nước ta. Vua Bàn Canh không thể vượt chặng đường quá xa xôi, băng qua sông lớn Trường Giang, mạo hiểm đương đầu với sự chống trả của những quốc gia Bách Việt để tới nước ta. Nhưng vì sao có chuyện cậu bé làng Dóng? Đó chính là ánh xạ của sự kiện, sau khi xâm lăng vùng đất Ân ở Hà Nam, nhà Ân Thương tiếp tục đánh người Việt, mở rộng địa bàn. Người Việt chống trả quyết liệt nhưng rồi dần dần thua cuộc. Một bộ phận người Việt từ đây chạy về Việt Nam, quê gốc của mình, mang theo hình tượng đẹp nhất của cuộc kháng chiến rồi phục dựng truyện cậu bé làng Dóng với những địa danh Bắc Ninh! Từ phân tích trên, ta thấy rằng, sử gia Ngô Sĩ Liên đã kết nối tài tình câu chuyện ghi trong Đường Kỷ với những chi tiết rời rạc của lịch sử để phục dựng giai đoạn quan trọng thiết yếu trong lịch sử tộc Việt. Nhờ khám phá chính xác của ông, năm sáu trăm năm nay, chúng ta có được định hướng con đường tìm lại cội nguồn để không biến thành đám trôi sông lạc chợ. Tuy nhiên, do thời gian xa xôi, chứng lý lại mong manh, nên không khỏi có những ngờ vực. Những người thiển nghĩ cho đó là chuyện “ma trâu thần rắn” hay “chỉ là ảo ảnh diễn hóa từ nhân vật Kinh Xuyên”… cũng không lạ! Nay, nhờ phát hiện mới của khoa học nhân loại, chúng ta đã phục dựng lại diện mạo thực của lịch sử. Thật đáng mừng là những phát hiện khoa học hôm nay đã chứng minh dự cảm thiên tài của người xưa: Kinh Dương Vương là vị thủy tổ đích thực của tộc Việt! Vừa mới xuất hiện, bài viết của Tiến sĩ Trần Trọng Dương đã lan nhanh như nước lũ trên mạng toàn cầu. Trên một vài trang mạng cho thấy bài viết đã gây sốc. Bài “Kinh Dương Vương – ông nội của vua Hùng là sản phẩm văn hóa Tàu” cho rằng “con cháu còn mãi về sau thờ một ông vua giả có nguồn gốc Tàu!” Nhiều người hoang mang mất lòng tin vào điều thiêng liêng nhất của dân tộc, vào cái hấp lực cuối cùng gắn kết người Việt với nhau. Chắc chắn không phải là mong muốn của nhà nghiên cứu nhưng vô hình trung, đây là đòn “giải thiêng” nặng nề nhất đánh vào lòng tự hào, vào khối đoàn kết dân tộc! Tuy nhiên, rất may là, tới nay, nhờ tri thức của khoa học nhân loại, chúng ta đã đi tìm tới tận cùng quá khứ dân tộc Việt, khám phá chính xác hành trình mà tổ tiên chúng ta đi suốt 70.000 năm qua cho tới hôm nay. Nghiên cứu đó cho thấy phát biểu của Tiến sĩ Trần Trọng Dương là hoàn toàn sai lầm. Tuy không chấp nhận chủ trương phô trương vô lối xây khu tưởng niệm tốn hàng trăm tỷ tiền dân, tạo mồi ngon cho bọn tham nhũng đục khoét nhưng bằng sự vững tin ở những chứng lý khoa học không thể phản bác, chúng tôi xin một lần nữa khẳng định: KINH DƯƠNG VƯƠNG LÀ THỦY TỔ CỦA NGƯỜI VIỆT! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 9 năm 2013 HVT *http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&News=6723&CategoryID=41

KHÔNG CÓ NÔ LỆ, CÓ THỂ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC?


Người bạn gửi cho tôi đường link -http://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/02/lua-no-le-va-nuoc-van-lang/, yêu cầu đọc và cho ý kiến. Mở file thì gặp người bạn cũ, Phó giáo sư Đại học Manoa Liam Kelley. Nhận thấy sự băn khoăn chân thành của tác giả, tôi xin có đôi lời thưa lại. Nguyên văn bài của Liam Kelley : Lúa, nô lệ và Văn Lang Tối hôm qua, tôi đến tham dự một buổi thuyết trình của một học giả rất nổi tiếng nói về Cách mạng Đồ đá mới. Anh này đưa ra luận điểm là tất cả các nhà nước sơ khai trên thế giới mà anh ta biết (Mesopotamia, Trung Quốc, Hy Lạ, La Mã,…) đều cần đến 2 thứ hợp lệ để hình thành – một dạng ngũ cốc (lúa mì, lúa gạo,…) và nô lệ. Theo học giả này, ở bất kỳ nơi nào bạn thấy có những quốc gia sớm nhất đang hình thành, bạn sẽ thấy một lượng ngũ cốc dư thừa được sản xuất ra, và một lượng nô dân phải làm việc rất nhiều. Điều này khiến tôi nghĩ tới miêu tả sớm nhất mà chúng ta có về Đồng bằng sông Hồng – một ít dòng trong một văn bản có tên Giao châu ngoại vực kí [交州外域記, Jiaozhou waiyu ji]được trích trong cuốn Thủy kinh chú [水經注, Shuijing zhu] của Lịch Đạo Nguyên [Li Daoyuan] ở thế kỉ VI: “Giao Châu ngoại vực kí chép rằng ‘trong quá khứ, trước khi Giao Chỉ có quận và huyện, vùng đất này đã có ruộng Lạc. Ruộng này theo sự lên xuống của nước lũ, và vì vậy người dân đã khai khẩn ruộng này để trồng cấy, họ được gọi là dân Lạc. Lạc vương và Lạc hầu được bổ nhiệm để cai trị các quận huyện khác nhau. Nhiều huyện có các lạc tướng. Lạc tướng đeo ấn đồng treo trên dây thao xanh” [交州外域記曰,交趾昔未有郡縣之時,土地有雒田,其田從潮水上下,民墾食其田,名為雒民。設雒王雒侯主諸郡縣。縣多為雒將。雒將銅印青綬。] Người ta nói nhiều về nghĩa của chữ “thủy triều”. Nghĩa đen của nó là “nước triều”, nhưng tôi đã thấy những định nghĩa của chữ “triều” trong đó nó đơn thuần chỉ có nghĩa là “nước dâng”, và vì vậy “thuỷ triều” có thể có nghĩa là “nước lũ”. Bất kể chúng ta muốn dịch nó như thế nào, có vẻ như nó cho thấy một kiểu làm nông dựa trên dòng chảy tự nhiên của con nước. Diễn giả tôi nghe tối qua gọi nó là “nền nông nghiệp dựa vào nước lũ”. Về cơ bản cách thức hoạt động của nền nông nghiệp này là khi một con sông dâng nước lũ, người ta vãi hạt thóc xuống nước và rồi khi nước lũ rút đi, cây lúa mọc lên. Đây là một trong những cách thức trồng lúa đơn giản nhất. Vì vậy nó khiến tôi băn khoăn về nước Văn Lang – một vương quốc mà các học giả Việt Nam cho là đã tồn tại ở thiên niên kỉ đầu trước Công lịch. Nếu để một nhà nước xuất hiện mà cần phải có ngũ cốc/lúa gạo và nô lệ, thì chúng ta có chứng cứ gì cho thấy 2 nhân tố đó đã tồn tại ở đồng bằng sông Hồng vào thiên niên kỉ thứ nhất trước Công lịch? Nền nông nghiệp dựa vào nước lũ có thể sản xuất ra một lượng lúa gạo dư thừa, nhưng không phải là một lượng lớn, vì vậy nếu có một nhà nước dựa trên dạng làm nông như thế, thì có lẽ nó bị giới hạn về quy mô và của cải. Và rồi về nô lệ, tại sao có hiện tượng là tôi chưa hề nghe ai nói về nô lệ ở nước Văn Lang? Nếu đây là tiêu chuẩn ở các nhà nước sơ khai, thì tại sao không có ai nói về nó trong trường hợp của Văn Lang? Không có nô lệ ở nước Văn Lang chăng? Nếu không có, thì làm thế nào chúng ta có thể giải thích được vì sao Văn Lang lại khác với tất cả ác nhà nước sơ khai khác trên hành tinh này? * * * Vấn đề ở đây là cần giải tỏa hai điều mà PGS Liam Kelley băn khoăn: 1. Không có nô lệ, vậy Văn Lang có thể là nhà nước được không? Và 2. Thủy triều hay nước lũ? Xin được trình bày như sau. 1. Nhà nước sơ khai không chỉ hình thành trên chế độ nô lệ. Trước hết, phải xem xét, nhận định “tất cả các nhà nước sơ khai trên thế giới mà anh ta biết (Mesopotamia, Trung Quốc, Hy Lạ, La Mã,…) đều cần đến 2 thứ hợp lệ để hình thành – một dạng ngũ cốc (lúa mì, lúa gạo,…) và nô lệ,” có chính xác? Muốn phân định điều này phải đi tới tận cùng lịch sử nhân loại. Các tài liệu khảo cổ học, văn hóa và di truyền học cho thấy, có hai phương thức sống khác nhau giữa phương Tây và phương Đông. Ở phương Tây, 10.000 năm trước, khi thời kỳ Băng Hà cuối cùng chấm dứt, con người ra khỏi những hang băng và tiếp tục săn bắn, hái lượm trên những đồng cỏ hoang và rừng thưa. Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng không thuận lợi cho việc trồng trọt. Tận dụng ưu thế của thiên nhiên là nguồn cỏ vô tận, bằng sự dịu dàng và kiên nhẫn, Người Mẹ phương Tây thuần hóa những con vật ăn cỏ như dê, cừu, bò… và sáng tạo nghề chăn nuôi gia đình. Do thú hoang ngày càng hiếm, kiếm sống bằng săn bắn thêm khó khăn, người đàn ông càng bị yếu thế. Trong khi đó đàn gia súc mang lại thu nhập chính cho bộ lạc, vai trò người mẹ được nâng cao. Chế độ mẫu hệ vốn có từ thời săn hái được đẩy lên tột đỉnh. Nhờ dinh dưỡng tốt hơn, nhân số tăng nhanh. Nhưng tới một lúc, đàn gia súc quá đông, bãi chăn thả trở nên chật hẹp, cằn cỗi, đe dọa cuộc sống cộng đồng. Lúc này bộ lạc cần được tổ chức lại theo hướng vũ trang hóa để đủ sức bảo vệ con người, gia súc, bãi chăn, nguồn nước... Đồng thời đánh phá, cướp bóc các bộ lạc khác để trở nên giầu có và hùng mạnh. Người phụ nữ mất vị trí chủ thể. Vai trò của thủ lĩnh và chiến binh được đề cao. Phụ hệ thay mẫu hệ và chế độ phụ quyền ra đời. Lúc đầu người ta giết tù binh vì không biết dùng để làm gì, lại còn phải nuôi ăn tốn kém. Nhưng sau đó tù binh được dùng làm công cụ lao động. Chế độ nô lệ hình thành. Tuy nhiên nhà nước chưa xuất hiện. 7000 năm cách nay, người nông dân Trung Đông đem lúa mì và nho vào châu Âu, gầy dựng kinh tế nông nghiêp trồng khô*. Được cung cấp lương thực, những bộ lạc liên kết nhau, định cư trên những vùng đất thích hợp để xây dựng thành bang. Nhà nước nô lệ ra đời. Đúng như nhận định của Karl Marx: xã hội đi từ công xã nguyên thủy tới chế độ nô lệ. Tuy nhiên, ở phương Đông là bức tranh trái ngược. Từ 70.000 năm trước, do định cư ở đồng bằng Sundaland và Hainanland, hưởng khí hậu ôn hòa, nguồn thức ăn phong phú, người phương Đông sớm định cư. Cùng với hái lượm, săn bắn mà đánh cá là nghề kiếm sống quan trọng, dân cư phương Đông sớm thuần dưỡng cây lương thực là khoai sọ, bẩu bí. 18000 năm cách nay, tức là trước phương Tây 8000 năm, người Hòa Bình đã bước vào Thời đại Đá Mới. Nhưng cũng từ lúc này, nước biển bắt đầu dâng, dân cư của Hainanland và Sundaland dần dần di cư lên các vùng đất cao xung quanh: các đảo Đông Nam Á, Đông Dương, Nam Dương Tử… Hai con vật được người Hòa Bình thuần dưỡng sớm nhất là gà và chó. Nhưng đó là những loài ăn lương thực chứ không ăn cỏ. Mặt khác do địa bàn đồi núi chia cắt, người phương Đông không thể du mục. Khoảng 15000 năm trước, cây lúa nước ra đời, tạo cuộc cách mạng trong sản xuất lương thực. Xã hội phương Đông chuyển từ công xã nguyên thủy sang công xã nông thôn trên cơ sở sản xuất tiểu nông. Cách thức sở hữu đất của người Việt cổ được hình thành như sau: một số gia đình chung tay vỡ khoảng đất rồi chia làm chín phần đều nhau, theo hình chữ Tỉnh (井) . Tám nhà sở hữu tám phần xung quanh và cùng nhau chăm sóc phần ruộng thứ chín ở giữa, lấy hoa lợi nộp vua, coi như một thứ thuế. Sử gọi đó là chế độ Tỉnh điền. Nông nghiệp lúa nước phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên đòi hỏi kỹ thuật cao cùng sự chăm sóc tỷ mỷ cần mẫn. Vì vậy nông nghiệp lúa nước không thể sản xuất lớn mà chỉ dựa trên kinh tế hộ gia đình, được gọi là tiểu nông. Trong cộng đồng làng xóm, người nông dân dùng phương thức vần công, đổi công hoặc thợ cấy thợ gặt di chuyển theo thời vụ để cung cấp nhân công cho sản xuất. Không có nhu cầu nhân công lớn nên không có nhu cầu nô lệ. Mặt khác, do xã hội phương Đông là xã hội hòa bình, chiến tranh ít xẩy ra. Tù binh bắt được trong chiến trận thuộc quyền sử dụng của nhà nước, làm những việc nặng nhọc như xây thành trì, vỡ đất. Đất vỡ xong được chia cho dân. Do vậy, xã hội Á Đông từ công xã nguyên thủy chuyển sang công xã nông thôn. Ở thời của mình, do chưa biết điều này nên Marx rất lúng túng khi nói về phương Đông. Ông đã đưa ra thuật ngữ bí hiểm phương thức sản xuất châu Á. Không những thế, ông còn khái quát một cách sai lầm: toàn thể nhân loại đều từ công xã nguyên thủy đi tới chế độ nô lệ. Ở đây, cha đẻ của thuyết Cộng sản đã áp đặt cho phương Đông những điều mà nó hoàn toàn không có! Có thể thấy rõ điều này khi nhìn vào nhà nước của Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, Vũ… Đó là nhà nước xây dựng trên cơ sở công xã nông thôn. Từ thặng dư lương thực: kê, lúa mì, lúa nước và sự huy động sức dân, nhà nước trị thủy Hoàng Hà và nhiều việc lớn khác... Nói các nhà nước sơ khai Trung Quốc hình thành trên cơ sở nô lệ là hoàn toàn không có cơ sở và là sự xuyên tạc trắng trợn lịch sử phương Đông Tuy chưa được làm rõ nhưng nhà nước Xích Quỷ hình thành gần 200 năm trước vương triều Hoàng Đế cũng dựa trên cơ sở cộng đồng dân cư tiểu nông. Như vậy, khác với phương Tây, ở phương Đông, dù không có chế độ nô lệ, các nhà nước của Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương, Ba Thục cổ và Hoàng Đế đã hình thành từ rất sớm trên cơ sở công xã nông thôn. Có thể khẳng định: nhà nước nông nghiệp phương Đông không hình thành trên chế độ nô lệ. 2. Về “nền nông nghiệp dựa vào nước lũ”. Liam Kelley viết: Người ta nói nhiều về nghĩa của chữ “thủy triều”. Nghĩa đen của nó là “nước triều”, nhưng tôi đã thấy những định nghĩa của chữ “triều” trong đó nó đơn thuần chỉ có nghĩa là “nước dâng”, và vì vậy “thuỷ triều” có thể có nghĩa là “nước lũ”. Tuy trích Thủy kinh chú: 其田從潮水上下 (kỳ điền tòng trào thủy thượng hạ) nhưng do chưa hiểu thực tế nông nghiệp Việt Nam nên vị “học giả rất nổi tiếng” hiểu nhầm “trào thủy” là nước lũ và tưởng tượng ra phương cách làm ruộng không hề có. “Diễn giả tôi nghe tối qua gọi nó là “nền nông nghiệp dựa vào nước lũ”. Về cơ bản cách thức hoạt động của nền nông nghiệp này là khi một con sông dâng nước lũ, người ta vãi hạt thóc xuống nước và rồi khi nước lũ rút đi, cây lúa mọc lên. Đây là một trong những cách thức trồng lúa đơn giản nhất.” Xin thưa, chẳng bao giờ có “nền nông nghiệp dựa vào nước lũ”, dù là “phương cách trồng lúa đơn giản nhất.” Không ai dại gì mà gieo hạt khi con sông dâng nước lũ: hạt giống bị nước cuốn trôi. Nếu không thì cũng làm mồi cho cá hoặc đội ngũ chim cò hùng hậu. Những hạt sót lại bị thối vì ngâm lâu trong nước! Xa xưa, khi thủy lợi chưa tốt, đồng bằng sông Hồng chủ yếu làm một vụ, gọi là lúa mùa. Lúa trồng là giống cao cây để thích ứng với mức nước cao vào tháng Bảy, tháng Tám. Trước khi cấy lúa phải gieo mạ. Cây mạ cũng cao, nhiều khi cấy xuống nước gần lút mạ. Một vụ lúa rất dài, tới 4 tháng. Chữ “trào thủy” là nói về thủy triều. Thời Văn Lang chưa có đê sông nên chắc chắn người dân phải đắp bờ bao để khoanh từng vùng đất rộng. Trong phạm vi của bờ bao, có bờ thửa thấp và nhỏ hơn, bao phần ruộng của từng gia đình. Nông nghiệp dựa vào thủy triều là dựa vào con nước lên xuống. Do vận hành của Mặt trăng nên đồng bằng sông Hồng có chế độ nhật triều: mỗi ngày nước lên một lần. Ngày con nước là ngày nước dâng cao nhất. Con nước lớn nhất thường mang theo phù sa. Lúc này người dân đi “lấy nước”. Chờ khi nước dâng cao (vào ban đêm) thì tháo cho nước tràn vào ruộng. Khi thủy triều rút thì đắp bờ lại. Nước này được gọi là “nước béo”, tức nước đục, nhiều phù sa. Họ giữ nước trong ruộng, gọi là “sống nước” ít ngày. Khi phù sa lắng xuống, nước trên ruộng trong lại, được gọi là “nước gầy” thì tháo cho nước chảy đi để lấy lượt nước khác và cũng là vệ sinh đồng ruộng. Những công việc có vẻ đơn giản, nhẹ nhàng đó là kết quả của kinh nghiệm truyền đời mà cũng là tâm huyết của người chủ ruộng, không thể thực hiện bằng lao động nô lệ. Thất bại của hợp tác xã hông nghiệp ở Việt Nam thế kỷ trước, về bản chất là sự phá sản của chế độ bán nô lệ được áp dụng trong nông nghiệp lúa nước. 

 * Bryan Sykes. Bảy nàng con gái của Eva. NXB Trẻ, 2008

“NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT-NGƯỜI MƯỜNG”* VÀ THỰC TRẠNG HỌC THUẬT VIỆT NAM


Sau khi nắm quyền, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chủ trương xây dựng nền khoa học xã hội và nhân văn của quốc gia độc lập với phương châm Dân tộc - Khoa học - Đại chúng. Là những người macxit, từ các lãnh tụ như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng tới các học giả của nhà nước đều theo quan niệm duy vật lịch sử. Trụ cột của quan niệm này là vai trò quyết định của yếu tố nội tại đến sự phát triển của dân tộc: văn hóa Việt Nam tuy có tiếp thu nhân tố bên ngoài nhưng về bản chất vẫn là văn hóa bản địa, do chính người dân từng sống trên đất Việt Nam trong quá khứ làm nên. Mặt khác, cũng do trải nghiệm những tiêu cực của thuyết thiên di-du nhập, những người đề xướng nền học thuật mới dị ứng gay gắt chủ trương này, coi đó là sản phẩm của thực dân, tư sản phản động. Vào thập niên 1970, với ý chí chính trị của cả hệ thống, nhà nước Việt Nam đã tập trung khám phá văn hóa Đông Sơn để từ đó khẳng định thời Hùng vương trong lịch sử dân tộc. Từ sau toàn thắng năm 1975, khi tổng kết thành tựu xây dựng đất nước, các báo cáo chính thức đều khẳng định hai thành tựu trên của học thuật xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, từ thập niên 90 thế kỷ trước, xuất hiện nhiều ý kiến của học giả trong và ngoài nước phản biện những đánh giá trên, phủ nhận thời Hùng Vương trong lịch sử Việt và cho rằng, học thuật Việt Nam tuân theo mục tiêu chính trị, mang tinh thần chủ nghĩa dân tộc cực đoan, duy ý chí. Vấn đề cần làm hôm nay là nghiêm túc đánh giá một cách khách quan, khoa học xem quan niệm phát triển nội tại của lịch sử văn hóa Việt Nam có phù hợp với thực tế? Muốn làm việc này, điều tiên quyết là phải xác định xem dân cư trên đất Việt Nam thời tiền sử là người bản địa hay nhập cư? Chứng cứ trực tiếp và vững chắc nhất để xác định chuyện này là khảo di cốt người cổ từng sống trên đất Việt Nam. Năm 1983, từ giám định một cách hệ thống và chính xác sưu tập 38 cốt sọ thời Đá Mới và 32 cốt sọ thời Đồng-Sắt được tìm thấy ở Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Đình Khoa trong sách Nhân Chủng Học Đông Nam Á (1) nhận định: - Vào thời đại Đá Mới, cư dân trên lãnh thổ Việt Nam thuộc hai đại chủng Australoid và Mongoloid cùng với các loại hình hỗn chủng giữa chúng cộng cư với nhau, trong đó Indonesien và Melanesien là hai thành phần chủ yếu. - Sang thời Đồng- Sắt, người Mongoloid đã là thành phần chủ thể trong khối cư dân ở Việt Nam, người Australoid mất dần đi trên đất nước này, hoặc do thiên cư, hoặc do đồng hóa (trang 106) Như vậy, dân cư trên đất Việt Nam suốt thời Đồ Đá, từ Con Moong, Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn tới Phùng Nguyên là người bản địa, loại hình Australoid, thống nhất và liên tục. Cũng do dân cư bản địa, thống nhất và liên tục cho nên các văn hóa trên đất Việt Nam cũng là văn hóa bản địa. Từ đó, đưa tới kết luận: cả dân cư và văn hóa trên đất Việt từ xa xưa tới cuối thời Phùng Nguyên là dân cư và văn hóa bản địa! Giờ ta bàn tới nhận định thứ hai: sang thời Đồng-Sắt, người Mongoloid là thành phần chủ thể. Điều này là rõ ràng qua các cốt sọ. Nhưng vấn đề là, họ từ đâu tới và do nhập cư hay do đồng hóa? Đó là câu hỏi mà khoa học thế kỷ XX không có câu trả lời! May mắn là sang thế kỷ này, với hàng loạt nghiên cứu di truyền học được công bố, cho thấy: người Khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi di cư tới Việt Nam 70000 năm trước. Sau khi gặp gỡ, hòa huyết tăng nhân số, họ đã tỏa ra khắp châu Á và từ 40.000 năm trước đã chiếm lĩnh đất Trung Hoa. Bằng khảo cứu của mình, được công bố trong ba cuốn sách: Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (NXB Văn Học, 2007), Hành trình tìm lại cội nguồn (NXB Văn học, 2008) và Tìm cội nguồn qua di truyền học (NXB Văn Học, 2011) và hàng trăm bài viết, chúng tôi đã chứng minh rằng, 5000 năm TCN, tại trung lưu Hoàng Hà, người Việt (Australoid) lai giống với người Mông Cổ (North Mongoloid) sinh ra người Việt chủng Mongoloid phương Nam, là chủ nhân văn hóa Ngưỡng Thiều. Khoảng giữa thiên niên kỷ II TCN, người Việt vùng Núi Thái-Sông Nguồn di cư về Việt Nam, đem nguồn gen Mongoloid hòa huyết với người Phùng Nguyên mã di truyền Australoid, sinh ra người Mongoloid phương Nam, chủ nhân văn hóa Đông Sơn và là tổ tiên người Việt Nam hiện đại. (2) Để trả lời câu hỏi: dân cư Đông Sơn hình thành do nhập cư hay do đồng hóa, ta xét những sự kiện sau: Chứng cứ khảo cổ học cho thấy, quá trình hình thành chủng Mongoloid phương Nam trên đất Việt kéo dài khoảng nửa thiên niên kỷ, hoàn tất vào khoảng 2000 năm TCN. Dấu vết của việc chung sống, hòa huyết còn để lại rất rõ trong văn hóa Hạ Long, đặc biệt ở di chỉ Mán Bạc tỉnh Ninh Bình với ngôi mộ có 30 thi hài người Australoid và Mongoloid được chôn chung. Điều này chứng tỏ, không có sự xâm nhập lớn với mục đích tiêu diệt hay trục xuất người bản địa để độc chiếm địa bàn mà là sự chung sống hòa bình. Từ đó, cuộc hòa huyết trong thời gian dài dẫn tới chuyển hóa dân cư về di truyền học. Một chứng cứ khác cũng xác nhận điều này. Đó là nghiên cứu của S. W. Ballinger và đồng nghiệp (3) cho thấy, Người Việt Nam hiện đại có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất trong các dân cư châu Á. Chỉ số đa dạng di truyền là một phẩm tính của sinh vật. Càng gần tổ tiên, chỉ số đa dạng di truyền càng cao. Việc người Việt Nam có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư châu Á nói lên rằng, người Việt Nam gần tổ tiên hơn bất cứ dân tộc châu Á nào. Điều này có nghĩa, Việt Nam là nơi phát tích của các dân tộc châu Á. Một hệ quả khác là nó chứng tỏ không hề có cuộc nhập cư lớn, ồ ạt người từ phương Bắc để thay thế cư dân Phùng Nguyên. Bởi lẽ, nếu sự nhập cư mang tính thay thế xảy ra thì người Việt Nam hiện nay, là con cháu những người nhập cư, buộc phải có chỉ số đa dạng di truyền thấp hơn người Trung Quốc hiện đại! Phát hiện của Ballinger là chứng cứ cho thấy: người từ Trung Quốc xuống với số lượng đủ để chuyển hóa dân cư Phùng Nguyên sang Mongoloid phương Nam nhưng không lớn tới mức làm giảm chỉ số đa dạng di truyền dân cư Đông Sơn xuống thấp hơn hay bằng dân cư Trung Quốc. Điều này có nghĩa là, người Phùng Nguyên không bị thay thế bằng người nhập cư phương Bắc! Từ phân tích trên, ta có quyền khẳng định: dân cư Đông Sơn vẫn là người bản địa! Bây giờ xét về mặt văn hóa: văn hóa Đông Sơn là văn hóa bản địa hay du nhập? Đây là điều phức tạp vì việc giám định niên đại các nền văn hóa còn bị tranh cãi. Nhưng ta biết rằng, người Hòa Bình đã đưa công cụ đá mới lên văn hóa Ngưỡng Thiều. Khảo cổ học cho biết, việc nấu đồng xuất hiện ở Phùng Nguyên trước lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử. Phần lớn hiện vật Đông Sơn như rìu, búa, thạp đồng, đồ gốm… là sự tiếp tục các motip văn hóa Phùng Nguyên. Như vậy, văn hóa Đông sơn cũng là văn hóa bản địa. Khi con người chủ thể là người bản địa thì đương nhiên văn hóa do họ tạo dựng cũng là văn hóa bản địa. Người nhập cư phương Bắc chắc chắn đã góp sự khôn ngoan của mình vào sự khôn ngoan chung của người Việt Nam. Có thể thấy điều này qua Ngọc phả Hùng Vương: “Những người từ biển vào, họ rất hiền lành, giúp dân nhiều việc tốt. Dân đã chọn người giỏi nhất trong số họ làm vua!” Đó là sự thật. Nhưng cho rằng người phương Bắc nhập cảng văn hóa tạo nên thời Đông Sơn là không có cơ sở! Như vậy có thể kết luận: suốt thời tiền sử, từ thời Đồ Đá tới thời Kim khí, con người và văn hóa trên đất Việt Nam đều là bản địa. Kết luận trên cho thấy, dù bị gọi là “phục vụ chính trị”, mang tinh thần “chủ nghĩa dân tộc” hay “duy ý chí” thì việc xác định cái nền bản địa của con người và văn hóa Việt Nam là hoàn toàn chính xác. Và đó chính là thành tựu cơ bản của khoa học nhân văn Việt Nam thế kỷ XX. Tới đây, một câu hỏi cần được trả lời một cách công bằng và khoa học: vì sao những người chủ trương phát triển nội tại đã đúng? Nếu cho rằng do họ mù quáng theo thuyết macxít nên may mắn đúng thì quá đơn giản! Theo chúng tôi, chính bởi lẽ họ là người Việt Nam yêu nước, có tư duy độc lập. Từ trong tâm cảm họ đã nhận ra người Việt có một nguồn cội sâu xa và văn hóa Việt từ nguồn cội ấy phát triển lên. Từ nhận thức như thế, chúng tôi thật ngạc nhiên khi đọc Nguồn Gốc Người Việt-Người Mường của ông Tạ Đức. Trong đó, theo quan niệm thiên di-du nhập, tiếp tục những sai lầm của Đào Duy Anh, Bình Nguyên Lộc, tác giả cho rằng, cả con người cùng văn hóa Phùng Nguyên và Đông Sơn đều là sản phẩm nhập cảng từ Trung Quốc. Về chuyện này chúng tôi đã phản bác bằng bài viết Một Kiến Giải Sai Về Nguồn Gốc Dân Tộc. Thiết tưởng không còn gì để nói nếu trong sách không in kèm hai bài viết, một là Lời Giới Thiệu của Giáo sư Sử học Lê Văn Lan và Nhận Xét 2 của Tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám dốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á. Sau khi đánh giá cao khối tư liệu đồ sộ của cuốn sách “hứa hẹn sẽ khuấy lên những cuộc tranh cãi, nhằm góp phần đánh thức tình trạng như có vẻ ly bì, mệt mỏi, bế tắc của nền học thuật nhân văn nước nhà,” phải chăng vì không thể phân biệt chân ngụy, vị tiến sĩ, như người khách qua đường, vô tư bỏ đi mà không hề bộc lộ chính kiến?! Đáng chú ý là bài viết của sử gia họ Lê: “Khi trao tay bản thảo cuốn sách này, Tạ Đức đã hẹn và tôi đã nhận: đọc xong trong một tuần! Nhưng một tuần, rồi gấp đôi thế, tôi vẫn chưa thể đọc xong. Bởi quá nhiều vấn đề. Lại toàn là những “chuyện tày đình” cả! Tuy nhiên thật mừng là khá lâu rồi, bây giờ mới thấy có người đủ sức, đặc biệt là đủ gan để làm những chuyện này. Cái gan đầu tiên, chính là việc không những chê, mà còn gỡ bỏ, điều mà tác giả gọi là “vòng kim cô” của những học thuyết một thời chính thống về sự phát triển bản địa tuyệt đối (liên quan đến các vấn đề tự lực tự cường, độc lập tự chủ…) của dân tộc, về sự coi nhẹ, thậm chí phủ nhận, các tác động và ảnh hưởng quyết định ngoại lai, đặc biệt là các cuộc và kiểu thiên di (liên quan đến sự nghiệp chống ngoại xâm, chống can thiệp từ bên ngoài…) của lịch sử. Tôi – từ cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ trước, khi đi khai quật lần thứ nhất Phùng Nguyên, tham gia phát hiện Núi Đọ, sớm tìm kiếm thêm được nhiều trống đồng v.v… cũng ở trong số những người đầu tiên đội và truyền những “vòng kim cô” như thế, đồng thời, cũng nhiều lần giật mình nhận ra là sự thể là kẻ “sống sót” được từ ấy cho tới tận bây giờ. Vì thế, mấy tuần liền đọc bản thảo cuốn sách này, thấy tác giả nói khơi khơi về nguồn gốc phương Bắc của Phùng Nguyên, Đông Sơn; về các cuộc di dư từ đủ các miền phương Bắc để không những thành ra người Việt, người Mường mà còn thành ra cả các đấng bậc từ Hùng Vương đến nhà Lý, nhà Trần, nhà Nguyễn v.v… thì đầu tiên không khỏi thấy lạ và ái ngại nữa! Nhưng rồi qua từng trang, từng mục, đọc rất hấp dẫn, thấy tác giả, khi nói ra những điều này, là nói với cái gan dạ từ một tinh thần khoa học thực sự cầu thị, từ một ý chí và tấm lòng kiên định, nhiệt thành vì sự phát triển-đổi mới của khoa học lịch sử; và nhất là cái hệ thống mà Tạ Đức xây dựng nên ở đây, là sản phẩm của một qúa trình tìm tòi, khám phá, đặc biệt là tổng hợp, công phu, rộng lớn và có phương pháp; đồng thời thăng (cân) bằng rành rẽ trên nền của bước phát triển khoa học và công nghệ thông tin hiện đại. Tôi thấy - như tác giả đã tâm sự - vấn đề chỉ còn là xem xét, coi những luận cứ và bằng chứng được trình bày ở sách này có đủ độ xác tín, đã đủ sức thuyết phục hay chưa. Vì thế cuốn sách này cần được đọc kỹ. Nó rất dày, với nhiều thông tin và vấn đề, nhưng dễ đọc, thậm chí còn lôi cuốn người ta chăm chú đọc. Và rồi: nghĩ. Hà Nội, đầu Hạ, 2014. Nhà sử học Lê Văn Lan.” Đọc bài viết, trong đầu tôi vẩn vơ suy nghĩ: Phải chăng cuốn sách của ông Tạ Đức có sức mạnh ma mị khiến cho nhà sử học lão thành bỗng chốc tỉnh ngộ, ly khai với lý tưởng từng đeo đuổi gần suốt cuộc đời?! Không phải vậy. Có lẽ, vị sử gia già lão, nói như Tiến sĩ Nguyễn Việt, đang trong “tình trạng như có vẻ ly bì, mệt mỏi, bế tắc trước nền học thuật nhân văn nước nhà”; nghĩa là đang trong trạng huống hoang mang, mất lòng tin thì cuốn sách là giọt nước tràn ly, khiến ông, một cách vô thức, bước qua lời nguyền, dứt bỏ “vòng kim cô”, đã từng một thời là vòng nguyệt quế mà ông góp sức làm nên! Nhưng thật đáng tiếc, hành động này đã biến sử gia thành kẻ đào ngũ trong ngày chiến thắng! Không chỉ hôm nay mà mười năm rồi, khoa học nhân loại đưa ra hàng tấn chứng cứ khẳng định sự đúng đắn của thuyết phát triển nội tại: Việt Nam là nơi phát tích của các dân tộc châu Á và cũng là cái nôi của văn hóa châu Á! Một câu hỏi được đặt ra: tại sao những chuyện động trời như vậy trong chính lĩnh vực chuyên môn của mình mà Giáo sư không biết?! Người xưa thường nói: giấy rách giữ lấy lề! Thảm thương thay, cuốn sách Khoa Học Nhân Văn Việt Nam đã rách tả tơi mà bây giờ những vị trụ cột của nó lại xé bỏ luôn cả cái lề! Điều đáng mừng là, không lạc điệu như sử gia, hàng vạn trí thức bình dân Việt đã biết về cội nguồn đích thực của con người cùng văn hóa Việt, dù rằng tri thức mà họ thâu lượm được hầu như chỉ từ “lề trái!” Họ kỳ vọng có một ngày, những người như Giáo sư đứng lên dõng dạc tuyên bố: “Dù cho ai nói ngả nói nghiêng thì chúng tôi vẫn kiên trì quan điểm về sự phát triển nội tại của lịch sử, văn hóa Việt Nam! Thực tế đã chứng tỏ rằng đó là điều đúng đắn. Mặc dù có những sai lầm không tránh khỏi nhưng việc đề xuất và kiên trì chủ trương phát triển nội tại là thành tựu cơ bản của khoa học nhân văn Việt Nam. Nó là hòn đá tảng để chúng ta xây dựng nền khoa học nhân văn Việt Nam thời đại mới!” Điều mơ ước đó không xảy ra. Tiếc cho sử gia! Cũng tiếc cho tác giả Tạ Đức. Là người có lẽ có tài và có gan muốn tạo lập lâu đài tri thức hoành tráng in dấu ấn của riêng mình nhưng do sai ngay từ khâu thiết kế nên công trình thế kỷ chỉ còn là đống vụn tư liệu! Một cuốn sách lạc đường, đẩy học thuật Việt thụt lùi hơn nửa thế kỷ cùng những Giáo sư, Tiến sĩ mất phương hướng, bộc lộ thảm trạng của khoa học nhân văn Việt Nam. Bên trong, không đủ tâm và trí để nói với nhân dân về cội nguồn cùng văn hóa đích thực của dân tộc; thậm chí vẫn ca những bài ca mốc meo về “ngã tư đường giao lưu quốc tế,” về “tiếp biến văn hóa,” về “tiếng Việt mượn 70% từ ngôn ngữ trung Hoa”… Bên ngoài, nó câm nín trước những đòn tấn công hiểm ác không chỉ xuyên tạc chính nghĩa dân tộc trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm mà cả những mưu toan nhân danh khoa học phủ định tới cỗi rễ dân tộc Việt! (K. Taylor: Tôi đã bắt đầu giảng dạy về chiến tranh Việt Nam như thế nào? L. Kelley: “Hồng Bàng thị truyện” như một truyền thống được kiến tạo của người Việt Nam thời trung đại.) Một nền khoa học nhân văn như thế thực sự là thảm họa của dân tộc!

 * Tạ Đức. Nguồn gốc người Việt - người Mường. NXB Trí thức, 2013. Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCH, 1983 2. Hà Văn Thùy. Tìm cội nguồn qua di truyền học. NXB Văn học, 2007 3. S.W. Ballinger et al. Southeast Asian mitochondrial DNA Analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration. Genetic 1992, N.130 ps.139-45).

TRAO ĐỔI VỚI PGS.TS BÙI XUÂN ĐÍNH


Từ thông tin trên mạng, được biết PGS.TS Bùi Xuân Đính là người quyết liệt ngăn cản buổi ra mắt sách Nguồn Gốc Người Việt-Người Mường của tác giả Tạ Đức; sau đó đọc bài viết Bàn Về “Nguồn Gốc Người Việt- Người Mường” của ông đăng trên tạp chí Dân Tộc Học số 1.2014, tôi xin trao đổi với ông đôi điều. 1. Ngăn cản việc ra mắt cuốn sách nào đó là quyền của ông Bùi Xuân Đính. Tuy nhiên, cái quyền này lại vi phạm quyền của nhiều người: ông Tạ Đức, Nhà xuất bản Trí thức và Nhà văn hóa Pháp. Về nguyên tắc, là thiểu số, quyền của ông bị phủ nhận. Nhưng do điều kiện cụ thể của đất nước, dựa vào cơ chế, ông là người thắng cuộc. Buổi ra mắt sách bị hủy bỏ. Chiến thắng của ông là thất bại của dân chủ, nhân bản và văn minh. Là người đọc và nhận ra cái hỏng trong cuốn sách của ông Tạ Đức, tôi đã có thư trao đổi với tác giả, sau đó viết bài đăng trên mạng (Một Kiến Giải Sai Về Nguồn Gốc Dân Tộc, trannhuong.com.) Tuy nhiên, tôi vẫn muốn cuốn sách được ra mắt như một chuyện bình thường. Tin vào lương tri người đọc, tôi cho rằng, nếu được thực hiện, cùng với sự trình bày của tác giả, chắc chắn có những ý kiến phản biện. Hy vọng qua hội thảo dân chủ, thân tình, chân lý sẽ dần dần phát lộ. Thực tế đã diễn ra như vậy: bên cạnh người ủng hộ cuốn sách như sử gia Lê Văn Lan, Tiến sĩ Nguyễn Việt, PGS.TS Đỗ Lai Thúy… là ý kiến phản biện của TS Trần Trọng Dương, của Ông và nhiều người khác. Như mọi cuốn sách khác, khi ra đời, Nguồn Gốc Người Việt-Người Mường đã là tài sản xã hội. Phán xét nó không chỉ là quyền của hôm nay mà còn là của thời gian. Việc làm của ông dường như là sự nối dài cái dớp đen tối thời Nhân văn-Giai phẩm. 2. Việc ông Bùi Xuân Đính chỉ ra những bất cập trong phương pháp luận của cuốn sách, như thao tác tìm kiếm tài liệu tham khảo, việc dùng những chứng cứ thiếu chuẩn… là đúng. Tuy nhiên, toàn bộ những lý giải của ông vẫn loanh quanh trong tri thức thế kỷ XX mà chưa có sự đột phá cần thiết. Vì thế, độ tin cậy của nó cũng tầm tầm, chưa thuyết phục. Tìm nguồn gốc tộc người là công việc của sinh học, trong đó hai yếu quyết định là di cốt tổ tiên và AND của con cháu. Thế kỷ trước, do chưa đủ chứng cứ sinh học nên học giả phương Tây buộc phải đi đường vòng, mong tìm nguồn gốc con người qua văn hóa, ngôn ngữ. Tuy nhiên, những chứng từ gián tiếp đó nhiều khi không chính xác, dẫn tới sai lầm nguy hiểm. May là ở Việt Nam, từ năm 1983, Giáo sư Nguyễn Đình Khoa, trong Nhân Chủng Học Đông Nam Á, bằng khảo sát 70 sọ cổ Việt Nam đã giải quyết phần cơ bản của công việc: suốt thời Đồ Đá, dân cư trên đất Việt Nam là người da đen thuộc loại hình Australoid. Nhưng sang thời Kim Khí, người da vàng Mongoloid xuất hiện và thay thế người da đen. Tuy biết rằng người Mongoloid từ Trung Quốc xuống nhưng Nguyễn Đình Khoa thận trọng nêu nghi vấn: không hiểu do nhập cư hay do đồng hóa? Một câu hỏi vượt quá tầm tri thức thế kỷ XX. Nhưng sang thế kỷ này, nhiều khám phá di truyền học cho thấy, khoảng 5000 năm TCN, người Việt Australoid tại văn hóa Ngưỡng Thiều và Hà Mẫu Độ hòa huyết với người Mông Cổ (North Mongoloid) sinh ra người Việt chủng Mongoloid phương Nam (south Mongoloid). Chính từ hai nền văn hóa này, người Việt vùng Núi Thái-Sông Nguồn di cư về Việt Nam, mang nguồn gen Mongoloid hòa huyết với người Việt bản địa da đen Australoid để sinh ra người Đông Sơn, tổ tiên trực tiếp của chúng ta. Điều này suốt 10 năm qua tôi đã trình bày trong ba cuốn sách và hàng trăm bài viết, ở đây không nhắc lại. Như vậy, trên thực tế, có hai giai đoạn hình thành người Việt Nam: 40.000 năm trước, người Việt cổ (Australoid) từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa. Khoảng 4700 năm TCN, cùng với cuộc xâm lăng của Hiên Viên (lúc này người Hoa Hạ chưa ra đời), người Việt Mongolid phương Nam từ Trung Quốc trở về, góp phần sinh ra người Việt hiện đại. Bằng con đường sinh học, chỉ cần 1% lượng giấy ông Tạ Đức đã dùng, vấn đề nguồn gốc người Việt-người Mường được trình bày một cách chính xác, khoa học. Nhân đây xin nói một chút về thuyết thiên di-du nhập. Không có cơ sở để cho rằng học giả phương Tây từ bỏ thuyết này. Thực tế, chuyện thiên di là có thật. Homo sapiens từ đất tổ châu Phi đi ra toàn thế giới. Đó là cuộc thiên di vĩ đại. Chính người tiền sử từ châu Phi đã tới Việt Nam rồi từ đây thiên di không chỉ ra châu Á mà còn sang châu Âu, châu Mỹ. Cái sai của Đào Duy Anh, Bình Nguyên Lộc, Tạ Đức là sự vận dụng máy móc thuyết thiên di-du nhập, ngụy tạo một lịch sử lộn ngược. 3. Do không hiểu quá trình hình thành dân cư Việt Nam, tưởng lầm Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân là người Hán nên PGS.TS Bùi Xuân Đính lại mắc thêm sai lầm đáng tiếc khi phủ định những vị thủy tổ của tộc Việt. Thực tế, truyền thuyết Kinh Dương Vương-Lạc Long Quân là âm ba của câu chuyện từng xảy ra ngót 5000 năm trước, trong cộng đồng Việt rộng lớn, từ Núi Thái-Sông Nguồn tới Ngũ Lĩnh, đất Thục và Việt Nam. Ở địa vực nước Sở cũ, nó hóa thân thành Liễu Nghị truyện. Ở Việt Nam nó được người Việt từ Núi Thái-Sông Nguồn mang về rồi truyền lưu trong dân gian, sau đó được ghi trong Lĩnh Nam chích quái. Tại các tộc thiểu số của người Việt như Mường, Thái… nó thành Đẻ Đất Đẻ Nước, Chim Ây-Cái Ứa… Vua Dịt Dàng chính là tiếng Việt cổ của danh xưng Việt Yang = Việt vương… Căn cước của Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân là vấn đề quan trọng bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Tôi đã hơn một lần viết về chủ đề này. Mới đây là hai bài: “Tôi khẳng định Kinh Dương Vương là thủy tổ người Việt” và “Học giả Mỹ viết gì về sử Việt?” Đáng tiếc là PGS.TS Bùi Xuân Đính không hề đọc! Tôi không nghĩ là mình đúng hoàn toàn nhưng xin PGS.TS hãy đọc và phản biện. Không gì hân hạnh cho tôi là nhận được lời chỉ giáo của PGS.TS. Sài Gòn 27. 5. 2014