Cuối năm 2011, tại di chỉ Cảm Tang thị
trấn Mã Đầu huyện Bình Quả thành phố Bách Sắc, các nhà nghiên cứu văn hóa Lạc
Việt tỉnh Quảng Tây phát hiện hàng trăm mảnh xẻng đá của người Lạc Việt có niên
đại từ 4000 đến 6000 năm trước. Trên các
mảnh đá có khắc chữ tương tự Giáp cốt văn, dùng cho cúng tế, bói toán. Phát
hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là chứng cứ rõ
ràng nhất cho thấy người Lạc Việt sớm sáng tạo chữ viết trên đất Trung Hoa. Mặt
khác, chữ cổ Cảm Tang chứng minh sự liên tục của chữ tượng hình Lạc Việt từ Sapa
Việt Nam tới nhiều vùng khác nhau trên lục địa Trung Hoa như Giả Hồ, Bán Pha,
Lương Chử…
ve sầu Lạc Việt xẻng đá khắc chữ mảnh đá có chữ Âm dương sơn Tĩnh Tây
Gần đây, chuyên gia Hội Nghiên cứu văn vật văn
hóa Lạc Việt tại huyện Long An, thành phố Nam Ninh thuộc Khu tự trị dân tộc
Choang tỉnh Quảng Tây lại phát hiện hơn 30 mảnh dao bằng đá, ngọc mã não hình
dáng mỏng, thuộc Thời kỳ Đá Mới của người Lạc Việt có khắc chữ cổ. Long An gần
với Bình Quả nên khám phá này bổ sung cho chuỗi các bằng chứng về văn bản cổ của
người Lạc Việt xuất hiện từ 4.000 năm trước. Vào thời kỳ văn hóa xẻng đá, người
Lạc Việt đã tạo ra các văn bản cổ xưa nhất trên đất Trung Quốc.
Báo Tin Nam Ninh buổi tối
cho hay:
“Trong những năm gần đây,
nhiều chuyên gia và học giả đã tiến hành nghiên cứu toàn diện về các di tích lịch
sử và văn hóa thành phố Quý Cảng. Ngày 3 Tháng 2 năm 2015 tại thành phố Quý Cảng,
Hội thảo về lịch sử văn hóa Quý Cảng được tổ chức. Một số chuyên gia đồng ý rằng
các di chỉ khảo cổ ở Quế Lâm, Quý Cảng là trung tâm văn hóa quan trọng của người
Lạc Việt cổ đại, cũng là một nguồn gốc quan trọng cùa Con đường tơ lụa trên biển
phương Nam.”
Tài liệu tham khảo:
古骆越人就创造了中国最古老的文字。
http://www.luoyue.org/show.aspx?tid=c2eb5f95-0bbd-45c2-becd-cdafeec41bf3