PHẢI CHĂNG TIẾNG VIỆT CHỈ CÓ 1200 NĂM LỊCH SỬ?



Trong Hội thảo Việt học quốc tế lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội năm 1998, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn có tham luận nhan đề: “Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt.”
  Bằng những dẫn chứng âm vị học, bằng sử dụng thống kê từ vựng giữa các ngữ liên quan rồi bằng phương pháp tính của Swadesh, tác giả nhận định:
 “Tiếng Việt có một lịch sử chỉ khoảng 12 thế kỷ. Sự hình thành tiếng Việt là kết quả của 2 bước lưỡng phân, một trước, một sau. Bước lưỡng phân đầu là bước chia ngôn ngữ mẹ Proto Việt-Chứt thành 2 nhánh: nhánh Việt-Mường ở phía Bắc và nhánh Pọng-Chứt ở phía Nam. Hai nhánh khác nhau như sau:
- Phụ âm tắc, xát, mũi của Pọng-Chứt có thể dùng làm C2 trong các tổ hợp C1C2, ở Việt Mường chúng không có khả năng đó.
- Việt-Mường có hệ thống thanh điệu gồm 3 đường nét; các ngôn ngữ phía Pọng-Chứt không có thanh điệu hoặc chỉ có thanh điệu 2 đường nét…”
    Nhưng ở cuối tham luận, dường như không thực sự tin vào đề xuất của mình, tác giả thận trọng viết:
“Cho đến đây chúng ta vẫn chỉ chuyên nói về 12 thế kỷ lịch sử của tiếng Việt. Vì tự đóng khung như vậy tất nhiên tư liệu sẽ hạn chế, không đủ để soi sáng một số vấn đề. Tiếng Việt được coi là một ngôn ngữ Môn-Khmer, họ Nam Á. Từ vựng cơ bản của nó, sự phong phú của nó về từ tượng hình, tượng thanh, tính chất ngậm của phụ âm cuối, sự nhấn mạnh âm tiết sau ở tổ hợp song tiết đều chứng minh điều đó. Nhưng bằng quá trình cụ thể như thế nào mà tiếng Việt lại trở nên ngôn ngữ đi xa nhất khỏi nguồn gốc Mon-Khmer của mình? Tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ được coi là thuộc khu vực văn hóa Hán, có vị trí ở bên cạnh những ngôn ngữ như tiếng Nhật, tiếng Triều. Nhưng tiếng Việt khác xa những ngôn ngữ này vì tính đơn lập của nó ở ngữ pháp và tính đơn tiết của nó ở từ vựng. Hai đặc điểm này đưa đến rất nhiều hậu quả. Chẳng hạn chính do chúng mà các nhà thơ Việt Nam đã có thể,  và hiện nay vẫn còn có thể, sáng tác thơ Nôm theo thi pháp Hán, hay ngược lại, sáng tác thơ chữ Hán theo thi pháp Việt ( như ở Thiền tông bổn hạnh, ở Phụng sứ Yên đài tổng ca của Nguyễn Huy Oánh, Thu dạ lữ hoài ngâm của Đinh Nhật Thận hoặc ở Bùi viên cựu trạch ca của Nguyễn Khuyến). Những đặc trưng quan trọng như vậy, bằng quá trình cụ thể như thế nào mà một ngôn ngữ Môn-Khmer như tiếng Việt lại đi đến chỗ hình thành nên được? Muốn giải đáp những vấn đề như vậy hoặc những vấn đề tương tự (như vấn đề từ nguyên chẳng hạn) tất nhiên chúng ta phải đi tìm tư liệu mới ở ngoài khuôn khổ của 12 thế kỷ (HVT nhấn mạnh) đã đề cập. Lịch sử bao giờ cũng là kế tục của tiền sử. Muốn hiểu lịch sử lắm khi lại phải ngược lên đến tiền sử. Đối với tiếng Việt, muốn hiểu thấu đáo lịch sử của nó lắm khi lại phải viện dẫn đến thời kỳ Proto Việt-Chứt, thời kỳ tiếp xúc ban đầu với họ Thái-Kadai hay tiếp xúc ở các giai đoạn khác nhau với tiếng Hán thượng cổ. Chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải những khó khăn mới, nhưng chúng ta không có con đường nào khác…”
   Thực tế đã diễn ra đúng như tác giả dự liệu: thế kỷ XXI khám phá thời tiền sử Việt Nam với bức tranh về nhân chủng và ngôn ngữ hoàn toàn khác với những gì vị học giả hang đầu của ngữ học Việt Nam công bố.
  Bài viết sau đây trình bày những phát hiện đó.
I. Nguồn gốc và quá trình hình thành đại tộc Việt.
1. Tiến trình lịch sử chung
Tiếng nói cũng như văn hóa, lịch sử là sản phẩm hoạt động xã hội của cộng đồng người trong thời gian và không gian. Vì vậy, muốn biết tiếng Việt hình thành ra sao, điều tiên quyết phải biết người Việt có gốc gác từ đâu và qua quá trình như thế nào để có diện mạo như hôm nay?
Thử xem, cho đến nay, chúng ta hiểu thế nào về người Việt?   Trong Việt Nam văn hóa sử cương, học giả Đào Duy Anh viết:
 “Theo nhiều nhà nhân chủng học hiện thời thì ở đời thượng cổ, giống người Anhđônêdiêng bị giống Ariăng đuổi ở Ấn Độ mà tràn sang Ấn Độ-China, làm tiêu diệt người thổ trước đầu tiên ở đấy là giống Mêlanêdiêng rồi một phần trong đám di dân ấy đi thẳng mãi sang Nam Dương quần đảo, còn một phần ở lại Ấn Độ-China, ở phía nam thành người Chiêm Thành và Cao Man sau đồng hóa theo văn hóa Ấn Độ, ở phía bắc thì hỗn hợp với giống Mông Cổ ở Trung Quốc xuống mà thành người Việt Nam. Giống người Việt Nam buổi đầu tiên ở địa vực xứ Bắc Việt ngày nay, sau vì địa thế và hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau chia ra hai nhánh: nhánh ở miền trung châu trù phú, dễ hấp thụ ảnh hưởng của người ngoài, thì dần dần hóa theo văn hóa Trung Hoa mà tiến thẳng vào phương Nam, tức là người Việt Nam ngày nay; còn nhánh ở miền đồi núi thì còn duy trì được tính chất văn hóa xưa và vẫn còn tổ chức theo chế độ phong kiến, tuy có chịu ít nhiều ảnh hưởng của người Thái là giống lân bang, đó là người Mường ở miền thượng du Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình.”(1)
Do đúc kết từ khảo cứu của những học giả hàng đầu thế giới thời đó như H. Maspero, L. Aurousseau… ý kiến của Đào Duy Anh được công nhận rộng rãi và trở thành quan điểm chính thống của học giả Việt Nam trong thế kỷ XX.
    Không thể phủ nhận,  quan niệm trên cùng những công trình ngôn ngữ của H. Maspero đã ảnh hưởng quan trọng tới con đường học thuật của Nguyễn Tài Cẩn, tiêu biểu là cuốn Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt cũng như bài viết trên.
Tuy nhiên, thế kỷ XXI vẽ ra bức tranh toàn cảnh lịch sử Việt Nam và phương Đông hoàn toàn khác,  với những nét chính sau:
70000 năm trước, người Khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ đặt chân tới Việt Nam. Tại đây, hai đại chủng Australoid và Mongoloid hòa huyết sinh ra hai chủng Indonesian và Melanesian. Trong đó, người Indonesian (Lạc Việt) chiếm đa số, giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Từ Việt Nam, người Việt cổ lan tỏa ra khắp châu Á, sang chiếm lĩnh châu Mỹ. Khoảng 4000 năm TCN, trên địa bàn Đông Á, người Việt xây dựng nền văn minh nông nghiệp rực rỡ. Khoảng 3000 năm TCN, quốc gia đầu tiên của người Việt ra đời. Địa giới bao gồm lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử với kinh đô Lương Chử vùng Thái Hồ. Khoảng năm 2879 TCN diễn ra việc phong vương, chia đất để Kinh Dương Vương lập nước Xích Quỷ phía Nam Dương Tử. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ du mục do thị tộc Hiên Viên lãnh đạo, mở cuộc tấn công lớn vào Trác Lộc trên bờ nam Hoàng Hà. Thua trận, một bộ phận người Việt vùng Núi Thái – Trong Nguồn do Lạc Long Quân dẫn đầu dùng thuyền theo Hoàng Hà ra biển, đổ bộ vào Nghệ An. Tại đây Hùng Vương được tôn làm vua và lập nước Văn Lang.
Chiếm đồng bằng Trong Nguồn (nay là Trung Nguyên) của người Việt, người Mông Cổ lập vương triều Hoàng Đế. Tuy chiến thắng nhưng do nhân số ít, văn hóa chưa phát triển, người Mông Cổ học nghề nông cùng tiếng nói của người Việt. Trong quá trình chung sống, diễn ra cuộc hòa huyết Mông-Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ làm chủ các vương triều từ Hoàng Đế tới Hạ, Thương, Chu. Cuối đời Chu hình thành các quốc gia tranh hùng. Nhà Tần thuộc tộc Việt diệt lục quốc, xây dựng quốc gia thống nhất trên đất Trung Hoa. Người Hoa Hạ mất vài trò lãnh đạo và hòa tan trong cộng đồng người Việt. Diệt nhà Tần, Lưu Bang là người Việt nước Sở lập nhà Hán.
 Do loạn lạc triền miên ở phía Bắc, người Việt vùng Trong Nguồn tiếp tục chạy về nam, qua Việt Nam xuống các đảo Đông Nam Á, về phía tây tới Miến Điện, Ấn Độ. Cuộc di cư còn diễn ra suốt thời Chiến Quốc cho tới mãi sau này.
 Hoàn cảnh lịch sử như vậy đã dẫn tới hai giai đoạn hình thành tộc Việt. Giai đoạn đầu,  hai chủng người Việt cổ Indonesian và Melanesian thuộc loại hình Australoid chiếm lĩnh toàn bộ địa bàn Đông Á. Giai đoạn sau, người Việt chủng Mongoloid phương Nam xuất hiện và thay thế dần người Australoid, trở thành chủ thể của dân cư khu vực. Tại Việt Nam, từ 50000 năm trước, trong khi có những lớp người di cư tỏa ra khắp châu Á thì vẫn có những người bám trụ ở lại. Trong quá trình sinh sống, người Indonesian tập trung ở phía Bắc còn người Melanesian tập trung ở nam Trung Bộ và Tây Nguyên.  Khi di cư trở về Việt Nam, người Mongoloid phương Nam từ Núi Thái-Trong Nguồn sống chung và hòa huyết với người Việt bản địa. Do người Indonesian mang tỷ lệ máu Mongoloid cao hơn nên khi lai giống, sinh ra người Việt chủng Mongoloid phương Nam điển hình, nay được gọi là chủng Nam Á. Đó là người Kinh, Mường, Tày, Thái… tập trung ở phía Bắc. Trong khi đó, người Melanesian có tỷ lệ máu Mongoloid thấp hơn nên khi lai giống, cho ra người Việt dạng Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid phương Nam. Đó là người Chăm và các sắc dân Tây Nguyên
Do mối quan hệ huyết thống và lịch sử như vậy, mọi tộc người trên đất Việt Nam, bao gồm người bản địa và những người di cư từ Trung Quốc về như người Tày, Thái, Hẹ… đều là hậu duệ của người Việt cổ. Trên đất nước Việt Nam chỉ có duy nhất một dân tộc: dân tộc Việt.
2. Sự hình thành sắc tộc Kinh
Cho đến nay,  chủ yếu dựa trên ngôn ngữ học, hầu hết học giả cho rằng, từ Tiền Việt Mường chia ra hai nhánh: Nhánh thứ nhất Chứt-Poọng. Nhánh thứ hai Việt Mường chung, rồi từ đây chia ra Mường và Việt. Đó là tri thức của thế kỷ XX.
Từ những phát hiện mới của thế kỷ XXI, tôi cho rằng, sự phân chia như trên không thỏa đáng. Trước hết, thuật ngữ Việt dùng ở đây không chuẩn. Bởi lẽ, về mặt di truyền, tất cả người Việt Nam đều thuộc chủng Mongoloid phương Nam, có nghĩa đều là người Việt. Vì vậy, dùng danh xưng Việt để chỉ cộng đồng dân cư tách khỏi sắc tộc Mường là không phù hợp. Chỉ có thể gọi là người Kinh như thuật ngữ thông dụng, để chỉ cộng đồng người Việt sống tại khu vực kinh đô.
Tôi cũng đề nghị một kịch bản hình thành người Kinh như sau:
Trong quá trình di cư, một bộ phận người Việt đi lên phía Bắc. Người Tày, Thái chiếm lĩnh phía Tây Hoa lục và miền nam Hoàng Hà, sau thành người Dương Việt, Di Việt. Người Mèo theo thói quen, chiếm lĩnh vùng núi cao, sau thành Miêu Việt. Người Mường tới Quảng Đông, người Mán tới Phúc Kiến sau thành Đông Việt, Mân Việt… Khoảng 7000 năm trước, tại Nam Hoàng Hà, người Dương Việt (Tày, Thái) hòa huyết với người Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid) sinh ra người Mongoloid phương Nam, là chủ nhân văn hóa Ngưỡng Thiều gồm Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Sơn Đông... Sau cuộc xâm lăng của họ Hiên Viên vào Nam Hoàng Hà năm 2698 TCN, người từ đồng bằng Trong Nguồn (nay là Trung Nguyên) chạy về Việt Nam. Người Tày, Thái … trở về nơi đất cũ của tổ tiên ở Bắc Bộ,  Thái Lan… đem nguồn gen Mongoloid chuyển hóa di truyền đồng bào mình từ Australoid sang Mongoloid phương Nam. Khoảng 2000 năm TCN, đại bộ phận dân cư Việt Nam và Đông Nam Á chuyển thành Mongoloid phương Nam.
Khoảng 500 năm TCN đồng bằng sông Hồng được bồi tụ xong. Người Mường từ miền Trung kéo ra, người Tày, Thái, Dao, Mán, Mường từ trung du, miền núi Bắc Bộ kéo xuống, cùng với người từ phương Bắc trở về. Cùng nòi giống và tiếng nói, những dòng người hòa hợp với nhau trên châu thổ trẻ đang khai phá, sinh ra người Kinh – ban đầu là người đồng bằng, sau với nghĩa người kẻ chợ. Do ưu thế của môi trường sống và văn hóa, người Kinh trở thành sắc dân đa số và tiến bộ của cộng đồng dân tộc Việt. Có thể sớm hơn ít nhiều, tại đồng bằng miền Trung cũng diễn ra hiện tượng tương tự: người Kẻ Chợ miền Trung xuất hiện.
Như vậy, không chỉ người Mường mà các sắc dân Tày, Thái, Mán, Thổ, Dao… từ các vùng khác nhau tại miền Trung và Bắc Việt Nam cùng những lớp người Việt từ Hoa lục di cư trở về,  tụ hội tại đồng bằng sông Hồng và đồng bắng Thanh Nghệ Tĩnh tạo ra người Kinh. Do người Mường giữ vai trò chủ đạo nên để lại dấu vết đậm hơn trong ngôn ngữ khiến cho các nhà nghiên cứu lầm tưởng người Kinh được tách ra chỉ từ tộc Mường.
II. Những vấn đề về tiếng Việt.
1. Nguồn gốc:
Khi di cư, người tiền sử mang theo tiếng nói của mình từ quê mẹ châu Phi tới Việt Nam. Tại đây, cùng với hòa hợp máu huyết cũng diễn ra hòa hợp tiếng nói. Tiếng Lạc Việt Indonesian thành chủ thể của tiếng nói cộng đồng. Cố nhiên, tiếng nói không đồng nhất bởi lẽ, ngoài tiếng Lạc Việt được dùng như tiếng “phổ thông” thì mỗi nhóm có tiếng nói riêng. Khi di cư khỏi Việt Nam, người di cư mang theo tiếng nói của mình. Do sống tại những nơi có môi trường địa lý cùng sự tiếp xúc dân cư khác nhau, tiếng nói bị phân ly, ngày càng xa nhau.
   Trên đất Việt Nam cho đến 4000 năm trước chưa có đồng bằng sông Hồng, đồng bằng miền Trung cũng như đồng bằng sông Cửu Long. Dẫy Trường Sơn và những dải đồi của nó trở thành nơi sinh sống đầu tiên của người Việt. Do vị trí địa lý, khu vực miền Trung là nơi mà tổ tiên chúng ta lên định cư sớm nhất (bằng chứng là các di chỉ Núi Đọ, hang Con Moong). Vì vậy, ngôn ngữ vùng này là ngôn ngữ gốc của người Việt. Điều này không chỉ là suy luận từ những di chỉ khảo cổ phản ánh quá trình định cư của người tiền sử mà còn được chứng minh qua nghiên cứu ngôn ngữ của H. Frey:  L'annamite, mère des langues; communauté d'origine des races celtiques, sémitiques, soudanaises et de l'Indo-Chine Paris, Hachette et cie, 1892.  (Tiếng An Nam là mẹ của các ngữ; nguồn gốc chung của các dân tộc Celtic, Semitic, Sudan và Indo-China)
2. Sự hình thành tiếng Việt hiện đại
Khoảng 4000 năm trước, trên đất Việt Nam cũng như Đông Nam Á, hầu hết dân cư chuyển hóa sang chủng Mongoloid phương Nam. Khoảng 2500 năm trước, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng miền Trung được bồi đắp Người Lạc Việt từ miền Trung và trung du Bắc Bộ kéo xuống. Cùng lúc này, người từ Trung Nguyên di cư về nhiều hơn, mang theo những yếu tố văn minh của phương Bắc. Do môi trường sống thuận lợi, nhân tài vật lực tập trung nên văn hóa phát triển mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn. Thế kỷ III TCN, với cuộc xâm lăng của nhà Tần và thành lập nước Nam Việt của Triệu Đà, chữ Nho được đưa vào Việt Nam dùng trong hành chính và giáo dục. Tiếp đó, do sự thống trị của người Trung Hoa, chữ Nho được coi là quốc ngữ cùng với việc hình thành lớp trí thức Nho học. Từ sách Thuyết văn giải tự, ta biết là, chữ Nho vốn được chế ra để ký âm tiếng Việt nên suốt thời gian dài, được đọc theo âm Việt vì vậy gần gũi với người Việt. Đến thời Đường, vào thế kỷ VIII, chữ Nho được đọc theo âm của kinh đô Tràng An và mang sang Việt Nam. Ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng miền Trung, do dân cư đông đúc và là trung tâm hành chính nên tiếng nói biến đổi theo hướng đơn âm hóa cùng với sự phát triển của chữ Nho. Nhờ được bổ sung Đường âm nên tiếng Việt trở nên phong phú hơn cùng với khả năng biểu cảm được tăng cường.
III. Kết luận
Trên đất Việt Nam chỉ duy nhất có một dân tộc Việt nên tiếng Việt được hình thành cùng với người Việt, không chỉ có 12 thế kỷ mà có lịch sử 70.000 năm, từ khi hai đại chủng người tiền sử Australoid và Mongoloid đặt chân tới Việt Nam và hòa huyết sinh ra hai chủng người Việt cổ Indonesian và Melanesian, trong đó chủng Lạc Việt Indonesian giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Từ Việt Nam, người Việt di cư ra khắp châu Á, nên tiếng Việt trở thành ngôn ngữ của các dân tộc châu Á. Nhờ sáng tạo chữ tượng hình nên ngôn ngữ trở thành đơn âm. Trong quá trình lịch sử đã hình thành dạng ngôn ngữ đặc biệt là tiếng Việt ở kinh độ Tràng  An thời nhà Đường, được gọi là Đường âm. Đường âm được mang sang dạy và sử dụng ở Việt Nam, được gọi là chữ Nho. Đó là lớp ngôn ngữ quý báu, làm phong phú và nâng cao sức biểu cảm của tiếng Việt. Nhờ có chữ Quốc ngữ ký âm được tất cả tiếng nói nên tiếng Việt được phổ biến nhanh và rộng khắp đất nước, khiến đại bộ phận dân cư cùng nói một thứ tiếng. Như vậy, tiếng Việt hiện nay có lịch sử cùng với dân tộc Việt và là sản phẩn sáng tạo tuyệt vời của người Việt cả ở Việt Nam và trên đất Trung Hoa.
                                                                              
                                                                                                   Trung Thu 2015i