Cũng như ông Đỗ Kiên Cường, khi đọc Nguồn Gốc Người Việt
Người Mường, tôi nhận ra ông Tạ Đức thiếu cập nhật tài liệu, đã bỏ sót phát
hiện mới nhất về thời điểm trồng lúa, khiến cho cuốn sách in năm 2013 mà tư
liệu có phần hơi “nguội”. Thực ra, ông Tạ Đức đã tiếp cận vấn đề này khá sát,
vì vài năm trước, Hang Dốc Đứng hạt Vạn Niên vẫn được cả nhân loại coi là nơi
trồng lúa sớm nhất. Chỉ tới năm 2012, do may mắn, người ta phát hiện tại Động
Người Tiên mảnh gốm sớm nhất thế giới 20.000 tuổi và cùng với nó là hạt lúa trồng
O. sativa 12.400 năm. Từ đó Tiên Nhân Động vươn lên giữ chức vô địch.
Nhìn tổng thể, các di chỉ trồng lúa nước sớm, được phát hiện
khá nhiều:
- Động Người Tiên (Xianrendong) nằm ở chân núi Tiểu Hà (小河 Xiaohe), huyện Vạn Niên, phía đông bắc tỉnh Giang Tây, cách bờ nam sông
Dương Tử 100 km. Cách Động Người Tiên khoảng 800 m là hang Diaotonghuan
-
Hang Dốc Đứng (Yuchanyan) tại huyện Dao (道县) tỉnh Hồ Nam
là một vùng hang động đá vôi ở phía nam lưu vực sông Dương Tử.
- Miaoyan và Bailiandong ở tỉnh Quảng
Tây.
Các di chỉ này có tuổi xấp xỉ nhau, trong đó Hang Dốc Đứng
từng được cho là nơi xuất hiện lúa trồng sớm nhất. Nhưng tới năm 2012, Động
Người Tiên giành mất danh hiệu này.
Khi nhìn trên bản đồ, ta thấy những di chỉ trên kéo dài từ
Quảng Tây tới Giang Tây, Hồ Nam, cùng ở phía nam Dương Tử. Tất cả đều thuộc địa
phận Đông Nam Á, theo quan niệm của Solheim II, “Đông Nam Á tiền sử phía bắc
tới nam Dương Tử.”
Vì vậy, việc tranh biện giữa hai ông rằng “lúa trồng đầu
tiên ở Quảng Tây hay Nam Dương Tử” là không có ý nghĩa. Trong khi vấn đề quan
trọng cần bàn là xác định chủ nhân những nền văn hóa này. Bởi lẽ, khi chưa biết
chủ nhân một nền văn hóa thì việc nói nó từ đâu tới, di chuyển tới đâu và có
quan hệ thế nào với những văn hóa gần gũi là không có cơ sở!
Khảo sát toàn bộ di chỉ thời Đá Mới ở Trung Quốc cho thấy,
chỉ 7.000 năm trước, người Mongoloid mới xuất hiện tại Hà Mẫu Độ và Ngưỡng
Thiều, còn trước đó, trên toàn bộ Đông Á là người Australoid. Điều này có nghĩa,
người Australoid là chủ nhân của những di chỉ trên. Những nhà ngữ học cho rằng,
tiếng nói vùng Lưỡng Quảng là do ngôn ngữ Thanh Nghệ đưa lên. Điều này là thêm
bằng chứng ủng hộ phát hiện di truyền học cho rằng 40.000 năm trước, người từ
Việt Nam
đi lên Trung Hoa. Sau 20.000 năm đã sáng tạo những nền văn hóa của tộc Việt khắp miền nam Dương Tử.
Ngườii
Việt từ Động Người Tiên, Hang Dốc Đứng, Điếu Thông Hoàn, Bạch Liên Động…di cư
tiếp, làm nên văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước, Hà Mẫu Độ 7000 năm trước, văn hóa
Ba Thục cùng các nền văn hóa Bùi Lý Cương, Ngưỡng Thiều ở lưu vực sông Hoàng Hà…
Trên đất Việt Nam , người Mongoloid chỉ xuất hiện
tại văn hóa Phùng Nguyên, cách nay khoảng 4500 năm. Họ xuất xứ từ đâu và lý do
nào gây ra cuộc di cư?
Khảo sát những biến động dân cư và lịch sử trên đất Trung
Hoa, tôi cho rằng, đó là người văn hóa Ngưỡng Thiều, gồm Hà Nam , Sơn Đông
ngày nay. Một trung tâm kinh tế-văn hóa lớn của người Việt với địa danh Núi
Thái - Trong Nguồn. Nguyên nhân của cuộc di cư, nhiều khả năng là do cuộc xâm
lăng của dân Mông Cổ du mục vào đất Việt, năm 2698 TCN, lập vương quốc Hoàng Đế.
Thất bại trong trận Trác Lộc, người vùng Trong Nguồn-Thái Sơn dùng thuyền theo
Hoàng Hà ra biển rồi đổ bộ vào Rào Rum-Ngàn Hống xứ Nghệ. Sự kiện này để lại dư
vang trong câu ca “Công cha như núi Thái
Sơn / Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra.” Cũng thấy dấu vết trong Ngọc
phả Hùng Vương: “Đoàn người từ biển vào. Họ rất hiền lành và tốt bụng, đã giúp
dân nhiều việc tốt. Dân bầu người giỏi nhất trong số họ làm vua, gọi là Hùng
Vương.” Cùng với việc quân xâm lăng mở rộng đất chiếm đóng, người từ đây di tản
nhiều hơn, mang nguồn gen Mongoloid về, góp phần chuyển hóa dân cư Việt Nam
sang chủng Mongoloid phương Nam, làm nên dân cư Phùng Nguyên. Cho tới 2000 năm
TCN, toàn bộ dân cư trên đất Việt Nam
là một chủng duy nhất Mongoloid phương Nam . Người Phùng Nguyên là tổ tiên
chung của cả dân tộc Việt Nam ,
trong đó có người Mường và người Kinh.
Còn về văn hóa, nhiều
khả năng là, trong quá trình khai phá đất Trung Hoa, người Việt theo thời gian
đã xây dựng những nền văn hóa có sự tiến bộ khác nhau. Dân cư vùng Trong Nguồn là
lớp con cháu đi xa nhất nên tiếp thu được đầy đủ nhất những tiến bộ văn hóa của
cha ông. Đồng thời, trong hàng nghìn năm phải chống chọi với người du mục
phương Bắc dũng mãnh, đã trở nên khôn ngoan, cứng cáp hơn. Khi trở về “mái nhà
xưa” họ đã mang theo những yếu tố tiến bộ, bổ sung vào cái nền văn hóa Việt tộc
vốn đã được tổ tiên xây đắp vững vàng từ xa xưa.