Theo
các báo, ngày 18 tháng 4 năm 2007, tại
thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam Trung Quốc khánh thành
tượng Viêm Đế và Hoàng Đế cao 106 m,
được xây dựng trên một ngọn núi nhìn ra sông Hoàng Hà.
Truyền thuyết cho rằng Hoàng
Đế và Viêm Đế cùng trong một bộ lạc do Viêm Đế làm chủ. Sau đó, Hoàng Đế mạnh
lên, đánh thắng Viêm Đế ở trận Phản Tuyền. Viêm Đế quy phục. Nhưng bộ tướng của
ông là Si Vưu nổi lên đánh lại, buộc Hoàng Đế phải tận lực tiêu diệt trong trận
Trác Lộc. Người Hán được gọi là Viêm Hoàng tử tôn, tức là con cháu của Viêm Đế
và Hoàng Đế.
Đấy là truyền thuyết. Mà truyền thuyết thì
không phải là lịch sử. Trong chính sử, ngườiTrung Quốc cho rằng, họ là hậu duệ
của người Bắc Kinh, xuất hiện 600.000 năm trước tại di chỉ Chu Khẩu Điếm. Xa
hơn nữa, tổ tiên của họ là người Nguyên Mưu, sống cách nay 1,7 triệu năm. Tuy
nhiên, sang thế kỷ này, khoa học khám phá rằng, người Bắc Kinh và người Nguyên
Mưu thuộc loài người Đứng thẳng Homo erectus, một loài tiền nhiệm của loài
người hiện nay và đã bị tuyệt diệt khoảng 250.000 năm trước tại châu Á.
Một
thuyết khác ra đời năm 2005, căn cứ vào một số tiếng nói và tôn giáo cho rằng,
tổ tiên người Trung Quốc là người Arian từ phía Tây tới. Tuy nhiên thuyết này
mâu thuẫn với thực tế vì nếu vậy, người Trung Quốc hiện nay phải có mã di
truyền Ấn-Âu giống với người Ấn Độ. Trong khi đó, 93% người Trung Quốc hiện nay
có mã di truyền của người Mongoloid phương Nam.
Từ khám phá của di truyền học đầu thế kỷ cho
thấy, con người hiện đại xuất hiện đầu tiên ở châu Phi rồi từ đó theo ven biển
Nam Á tới Việt Nam .
Khoảng 40.000 năm trước, người từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa.
Khoảng 4000 năm TCN, người Việt đã xây dựng trên đất Trung Hoa nền kinh tế nông
nghiệp phát triển rực rỡ. Tại văn hóa Ngưỡng Thiều phía nam Hoàng Hà xuất hiện
trung tâm lớn của người Việt. Thần Nông (3320-3080 TCN) chủ nhân văn hóa Ngưỡng
Thiều, là con cháu người Lạc Việt, có nước da đen như da người Tây Nguyên hiện
nay. Trong khi đó Hoàng Đế thuộc chủng Mongoloid phương Bắc (North Mongoloid), là
thủ lĩnh bộ lạc du mục Hiên Viên, đánh trận Trác Lộc chiếm nam Hoàng Hà khoảng
năm 2698 TCN. Như vậy, Hiên Viên là dân Mông Cổ rặt, có nước da sáng. Hoàng Đế
sau Viêm Đế hơn 300 năm nên về thứ thế, chỉ ngang với với Đế Lai, cháu nhiều đời
của Thần Nông.
Vào chiếm vùng Trong Nguồn của người Việt
(sau đổi thành Trung Nguyên), người Mông Cổ lai giống với người Việt, sinh ra
người Hoa Hạ. Ban đầu người Mông Cổ gọi người bản địa là “dân đen” – chỉ dân da đen. Sau này do hòa huyết nhiều
đời với người Việt, Hoa Hạ cũng thành đen. Chắt của Hoàng Đế là Đế Khốc, tên
Việt gốc là Cốc, do nước da đen như con chim cốc. Thành Thang tổ nhà Thương do
nước da đen nên có tên Việt là Than, sau đọc trại là Thang. Thương tụng của
Kinh Thư gọi là “huyền điểu”. Mãi sau này, Lão Tử cũng có nước da đen bóng của
người Việt.
Người Hoa Hạ tồn tại và giữ vai trò thống trị
tới vương triều Chu . Cuối thời Chiến Quốc, nhà
Chu bị diệt, dân Hoa Hạ tan biến trong khối
dân Việt đông đúc của vương triều Tần rồi Hán. Tuy nhiên do vinh quang quá khứ
của Hoa Hạ nên người Tần Hán dù không dính dáng gì tới máu huyết Hoàng Đế cũng
nhận là Hoa Hạ. Do quan hệ huyết thống như vậy nên nói người Trung Quốc là Viêm Hoàng tử tôn chỉ đúng một phần!
Rõ ràng, hai bức tượng được dựng theo
truyền thuyết. Truyền thuyết là ký ức mơ hồ của cộng đồng, vừa thật vừa ảo, tồn
tại tự nhiên trong tâm thức, như con cá bơi trong nước. Cá đưa ra khỏi nước sẽ
chết. Một khi biến truyền thuyết thành lịch sử với tượng đồng bia đá, thì cái
phần mờ mờ ảo diệu bị tước đi, còn trơ lại những điều không thật nên tượng đồng
bia đá thành đồ giả!
Bức tượng đồ sộ và trang
trọng kia cho thấy, người Trung Hoa chưa thực sự biết tổ tiên họ là ai!
Ngày
18/4, một buổi lễ khai trương vô cùng hoành tráng đã được tổ chức
tại
thành phố Trịnh Châu, Thủ phủ tỉnh Hà Nam để chào mừng việc hoàn tất
bức
tượng Viêm Đế và Hoàng Đế. Ảnh: AP
Sài Gòn, cuối Thu năm Giáp Ngọ