(Out of Vietnam
peopling in the world)
Thưa bạn đọc, năm
2004, khi biết có con đường phương Nam của người tiền sử tới VN, tôi đã nghĩ đến
chuyện không chỉ viết lại lịch sử mà còn thay đổi số phận dân tộc. Sau 15 năm,
thực tế cho thấy hoàn toàn đủ cơ sở khoa học khẳng định điều này. Vấn đề bây giờ
là đưa sự thật vào cuộc sống để phục hưng đất nước.
Xin gửi quý vị bài viết
cuối cùng trong năm.
Kính
Hà Văn Thùy
Chục năm trước, đọc cuốn Địa đàng ở phương Đông, tôi hoàn
toàn bị Stephen Oppenheimer thuyết phục về một lục địa Đông Nam Á đắm chìm mang
theo kho tàng vô tận văn hóa phương Đông rực rỡ. Theo năm tháng, tôi cũng cố
công đi tìm cái địa đàng đã mất ấy. Nhưng rồi, thực tế cho hay, đó chỉ là giấc
mơ đầy lãng mạn, sản phẩm tuyệt vời của trí tưởng tượng nảy sinh từ ám ảnh của
huyền thoại Atlantis.
Một câu hỏi: phải chăng, khi nước ngập 15.000 năm trước, người
từ Sunda tràn lên chiếm lĩnh Mã Lai, Indonesia, Philippines để rồi hậu duệ của họ,
4000 năm sau, nhân nạn lụt, tỏa ra chiếm
lĩnh thế giới? Tôi đồng ý với S. Oppenheimer là, khi nạn lụt xảy ra, có những
“thuyền nhân” từ Mã Lai, Indonesia, Philippines di tản “mang giống vật nuôi và
cây trồng cùng tư tưởng về nông nghiệp” tới các đảo Nam Thái Bình Dương, đến Lưỡng
Hà, sang châu Phi...
Nhưng những thuyền nhân cập bờ biển lục địa châu Á đã không
thành công, phải quay lại trước một vùng đất cũng bị hồng thủy tàn phá và con
người phần bị hủy diệt, phần đã chạy trốn. Kết quả là, cả khảo cổ, cả ngôn ngữ
và di truyền của phía nam châu Á không có dấu vết của cuộc di tản này. Cuộc di
cư 11.000 năm trước rất ý nghĩa về văn hóa nhưng không làm nên dân cư các vùng
đất này. Bởi lẽ, 38.000 năm trước, dân cư Đông Nam Á đã chiếm 60% nhân số địa cầu!
(1)Thêm nữa, điều này càng rõ hơn: 50.000 năm trước đã có cuộc di cư của người Việt
cổ từ Việt Nam chiếm lĩnh các đảo Đông Nam Á.
Giải trình tự DNA di cốt xưa nhất của con người trên các đảo
Đông Nam Á đều cho thấy, họ là hậu duệ của người Việt tới từ 50.000 năm trước.
Tại Indonesia, các nhà khảo cổ đang khai quật di tích cự thạch khoảng 10.000
năm trước mong tìm dấu vết tổ tiên nhưng họ cũng thành thật nói rằng: người
Indonesia không phải là tổ tiên dân cư châu Á.
40.000 năm trước người từ Việt Nam lên khai phá Hoa lục. Di
cốt người đàn ông 40.000 năm tuổi ở Động Điền Nguyên được học giả Trung Quốc thừa
nhận là tổ tiên của họ. Cũng từ Đông Á, 40.000 năm trước, người Việt cổ rẽ sang
phía Tây, góp phần làm nên dân cư châu Âu. Và 30.000 năm trước, vượt eo Bering
chiếm lĩnh châu Mỹ…
Trong khi không chứng minh được giả thuyết Ra khỏi
Sundaland, một điều thú vị là tôi nhận được vô vàn bằng cứ về một cuộc Ra khỏi
Việt Nam chiếm lĩnh thế giới.
I.ĐIỂM LẠI NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
1. S.W. Ballinger &
đồng nghiệp. Phân tích mtDNA Đông Nam Á
cho thấy tính di truyền liên tục của người di cư Mongoloid cổ đại. (2)
DNA ty thể (mtDNA) từ 153 mẫu độc lập bao gồm bảy quần thể
châu Á đã được khảo sát cho thấy: Tất cả các quần thể châu Á cùng chia sẻ hai
đa hình AluIIDdeI cổ đại ở nps 10394 và 10397 và giống nhau về mặt di truyền chỉ
ra rằng chúng có chung một tổ tiên. Sự đa dạng mtDNA lớn nhất và tần số mtDNA
cao nhất với HfiaI / HincII morph 1 đã được quan sát ở người Việt Nam cho thấy
nguồn gốc Mongoloid của dân cư châu Á.
- Dữ liệu cung cấp bằng chứng cho thấy: (i) người Việt Nam
đa dạng nhất và do đó, dân số già nhất; (ii) Người Malaysia giữ lại tàn dư của
haplotypes được tìm thấy trong dân cư Papuan New Guinea.
- Sự đa dạng sinh học cao của người Việt Nam và tần số cao của
các haplotypes HincII / H # aI morph 1 cho thấy miền Nam Trung Quốc là trung
tâm của bức xạ mtDNA châu Á (BLANC et al. 1983) và, có vẻ như các đột biến xóa
và chèn xảy ra nhiều lần trong dòng dõi mtDNA châu Á. Tần số cao của nhóm
haplotype xóa D * mtDNA ở Đông Nam Á, các đảo Thái Bình Dương và Thế giới mới
ngụ ý rằng những người di cư mang dấu ấn này là hậu duệ của một dân số sáng lập
duy nhất.
2. J.Y. Chu et al. Quan hệ di truyền của dân cư Trung Quốc (3)
Ngày 29/9/1998 nhóm nghiên cứu của J.Y. Chu đã công bố bản
báo cáo gây chấn động giới khoa học. Những nét chính của báo cáo như sau:
i. Phân tích từ 15-30
mẫu microsatellites (mtDNA) để khảo sát sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm
người Hoa, 4 nhóm người Ðông Nam Á, 2 nhóm thổ dân Mỹ, 1 nhóm thổ dân Úc, 1
nhóm thuộc New Guinea và 4 nhóm da trắng Caucase. Kết quả phân tích cho thấy: a. Các sắc dân Ðông Nam Á tập hợp thành một
nhóm di truyền.
b. Nhóm dân có đặc tính di truyền gần gũi với
dân Ðông Nam Á là thổ dân Mỹ sau đó là thổ dân Úc và New Guinea
c. Ðặc diểm di truyền của người Trung Quốc phia Bắc không giống
người miền Nam. Nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình:
Các dân tộc Bắc Á được tiến hóa từ Ðông Nam Á và kết luận: Tổ tiên các nhóm dân
Ðông Á ngày nay có nguồn gốc từ Ðông Nam Á. Kết luận này cũng cho rằng, tổ tiên
của những người nói tiếng Altaic ở phía Bắc Trung Quốc cũng từ Ðông Nam Á lên
chứ không phải từ ngả Trung Á sang như từ trước vẫn hiểu.
3. Bing Su & đồng
nghiệp dựa trên nhiễm sắc thể Y (Y-chromosome) để khảo sát những đại diện
người Hoa ở 22 tỉnh Trung Quốc, 3 nhóm dân Ðông Bắc Á, 5 nhóm Ðông Nam Á
(Campuchia, Thái Lan, Mã Lai, Batak, Java) và một số nhóm dân ngoài châu Á đã
đưa đến kết luận: Con người di cư từ châu Phi sang Ðông Nam Á khoảng 60.000 năm
trước và sau đó di chuyển lên Bắc Á, Siberia. Các nhóm dân Polynesian (Ða Ðảo)
cũng có nguồn gốc từ Ðông Nam Á. (4)
4. Kim Lực (Jin Li). cùng nhóm của ông ở Ðại học
Texas qua công trình khảo sát nhân tố microsatellites lặp lại liên tục trong
chuỗi xoắn DNA của 43 nhóm người Hoa phân bố khắp châu Á đưa ra kết luận: Homo Sapiens từ châu Phi thiên di tới Trung
Ðông. Từ Trung Ðông một nhóm rẽ sang phía Ðông đi qua Pakistan, Ấn Ðộ rồi men
theo bờ biển Nam Á. Nhóm người này đến Ðông Nam Á vào khoảng 60-70.000 năm trước.
Họ nghỉ ngơi ở đây khoảng 10.000 năm rồi chia tay nhau: 50.000 năm trước đặt
chân tới châu Úc, 40.000 năm trước tới New Guinea... Một bộ phận đi tiếp lên
phía Bắc, tới Trung Hoa. Từ đây, họ đi xa hơn nữa tới Siberia, băng qua eo biển
Bering tới Alasca vào châu Mỹ, thành người thổ dân châu Mỹ. (5)
4. Stephen Oppenheime. Rời khỏi địa đàng chiếm lĩnh Trái đất (6) Cuộc du hành của loài người:
- Khoảng 85.000 năm trước, từ châu Phi, một nhóm băng qua
mũi của Biển Đỏ - the Gates of Grief - rồi men theo bờ phía Nam bán đảo Ả rập tới
Ấn Độ. Tất cả những người sống ngoài châu Phi đều thuộc nhóm này.
- 85.000 tới 75.000
năm trước: Từ Sri Lanka họ tiếp tục men bờ Ấn Độ Dương tới phía Tây Indonesia,
sau đó tiến vào châu Á. Những người còn ở lại thì đi vòng Borneo tới Nam Trung
Hoa.
- Từ 74.000 năm trước tại vùng Toba, Indonesia, núi lửa Toba
của Sumatra phun mãnh liệt tạo ra “mùa đông nguyên tử” kéo dài 6 năm và tiếp đó
là 1000 năm băng hà cùng sự tàn phá đầy bi kịch, tiêu diệt không dưới 10.000
người. Tro núi lửa phủ dầy 5 m trên Ấn Độ và Pakistan. - Từ 74.000 đến 65.000 năm trước. Theo sau sự
hủy diệt của tiểu lục địa Ấn Độ, con người tới tái định cư tại đây. Những nhóm
vượt biển bằng thuyền từ Timor tới châu Úc và từ Borneo tới New Guinea. Lúc này
ở những vĩ độ thấp phương Bắc trở nên mát mẻ hơn.
-Từ 65.000 đến 52.000 năm trước. Khí hậu ấm
lên vào 52.000 năm trước khiến cho những nhóm người từ bán đảo Ả rập tiến lên
phía Bắc, tới vùng Lưỡi liềm Màu mỡ và trở lại Cận Đông. Từ đây họ tiến vào
châu Âu qua eo Bosporus vào khoảng 50.000 năm trước.
- Từ 52.000 tới 45.000 năm trước: Một đợt băng hà ngắn. Người
Aurignacian với văn hóa Đá Cũ muộn di chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Bulgaria châu
Âu. Đồ Đá Mới xuất hiện tại Danube của Hungary sau đó ở Áo.
- Từ 45.000 tới 40.000 năm trước: Nhóm từ Đông Á di cư về
phía Tây qua Trung Á rồi lên Bắc Á. Từ Pakistan họ đi tới Trung Á và từ Đông
Dương qua vùng Tebet tiến tới cao nguyên Qinh-hai
- Từ 40.000 tới 25.000 năm trước: Những người từ Trung Á đi về hướng tây
tới Đông Âu, phía bắc tới Vòng Bắc Cực và sang Đông Á để bắt đầu tiến về đông bắc
lục địa Á – Âu. Thời kỳ này xuất hiện những đồ mỹ thuật, như là Chauvet cave ở
Pháp.
5. Herawati Sudoyo. Truy tìm nguồn gốc của người Indonesia thông
qua di truyền (7)
Trước nghiên cứu của chúng tôi, không có dữ liệu có sẵn về
di truyền của con người ở Indonesia trong nghiên cứu bộ gen người trên thế giới.
Các nhà khoa học có dữ liệu về sự di cư của con người qua lục địa châu Á và Úc,
nhưng dữ liệu từ quần đảo Indonesia thì không có vì họ chưa bao giờ bị được điều
tra. Các đồng nghiệp nghiên cứu của tôi và tôi ở Viện Eijkman đã thu thập và
phân tích khoảng 6.000 mẫu DNA từ các địa điểm khác nhau ở Indonesia để xem xét
các nhóm đơn bội của người Indonesia.
Chúng tôi đã thử nghiệm hơn 3.700 người từ 35 nhóm dân tộc để
tìm DNA ty thể của họ và gần 3.000 người trong số họ cho nhiễm sắc thể Y. Hậu
duệ của làn sóng người đầu tiên này đã đến nơi hiện là quần đảo Indonesia khoảng
50.000 năm trước. Vào thời điểm bán đảo Malay, Borneo và Java vẫn được kết nối
như một vùng đất được gọi là Sundaland. Hậu duệ của nhóm này tiếp tục lang
thang đến Úc.
Dấu hiệu cho thấy quần đảo Indonesia đã có người ở hiện đại
có thể được nhìn thấy thông qua các phát hiện khảo cổ. Ở Sarawak, lãnh thổ của
Malaysia, thuộc vùng Borneo, các nhà khoa học đã tìm thấy một hộp sọ khoảng
34.000 đến 46.000 năm tuổi. Và trong các hang động của Maros, Nam Sulawesi, có
nghệ thuật đá tiền sử 40.000 năm tuổi.
Cuộc di cư thứ hai, khoảng 30.000 năm trước, đến từ khu vực
mà bây giờ là Việt Nam. Cuộc di cư thứ ba là sự xuất hiện của những người nói
tiếng Austronesian từ Formosa khoảng 5.000 đến 6.000 năm trước. 6. Dyna
Rochmyaningsih. Ra khỏi Sundaland, một giả
thuyết bị bác bỏ. (8)
Trong số các cấu trúc đá lớn của Gunung Padang, một địa điểm
cự thạch ở quận Cianjur, Tây Java, một nhóm các nhà khoa học đang tìm kiếm văn
hóa bị mất của Indonesia - một nền văn minh mà theo họ, có từ trước các xã hội
cổ đại của Ai Cập và Sumeria. Nhóm này nhận được nhiều phê bình, cả trong cộng
đồng khoa học địa phương và quốc tế, nhưng họ vẫn tiếp tục đào.
Điều gì làm cho họ rất lạc quan về dự án đầy tham vọng này? Họ
cho rằng tổ tiên của người châu Á đã sống ở Sundaland, một phần của lục địa
Á-Âu mà ngày nay tạo nên các đảo Java, Sumatra và Kalimantan. Theo Oppenheimer,
những người này là những người đầu tiên bắt đầu trồng trọt và thuần hóa động vật.
Khoảng 14.000 năm trước, họ bắt đầu di cư đến các khu vực khác của châu Á vì biến
đổi khí hậu. Vào thời điểm đó, băng bao phủ hầu hết Sundaland tan chảy, tạo ra
một trận lụt lớn. Nếu lý thuyết này là chính xác, có khả năng một nền văn minh
cổ đại vĩ đại một thời có thể đã phát triển mạnh mẽ ở Java.
Năm 2009, lý thuyết này đã được củng cố bởi một nhóm các nhà
di truyền học châu Á làm việc cho Tổ chức Bộ gen người (HUGO), những người đã
tuyên bố rằng Indonesia là quê hương của tổ tiên người Đông Á. Tháng 8 năm
ngoái, tạp chí khoa học Nature đã công bố một kết luận khác về lịch sử của người
dân Indonesia. Nghiên cứu có tiêu đề Tái cấu trúc Lịch sử Austronesian ở Đảo
Đông Nam Á. Nhận thấy Indonesia không phải là quê hương của người châu Á. Thay
vào đó, nó tìm thấy một kết luận ngược lại: tổ tiên của người Indonesia có nguồn
gốc từ Đài Loan, các nhà nghiên cứu cho biết.
Phát hiện này phù hợp với lý thuyết Ra khỏi Đài Loan, được hỗ
trợ bởi ngôn ngữ học và một số bằng chứng khảo cổ học. David Reich, một trong
những tác giả của bài báo trên tạp chí Tự nhiên và là giáo sư của khoa di truyền
học tại Đại học Y Harvard, cho biết phát hiện này đáng tin cậy hơn nghiên cứu
mtDNA của Oppenheimer khi nó sử dụng toàn bộ dữ liệu bộ gen của 31 quần thể sống
ở quần đảo Indonesia và 25 dân cư từ các nước châu Á khác. Stoneking thừa nhận
rằng có những người sống ở Sundaland 40.000 năm trước, nhưng họ không phải là
những người di cư đến phần còn lại của quần đảo Indonesia và xây dựng một nền
văn minh vĩ đại.
Trong khi mọi người đã ở Sundaland ít nhất 40.000 năm, những
người nói tiếng Austronesian [ngày nay là người Indonesia] đã đến gần đây hơn từ
phía bắc [Philippines] và tiếp tục lan rộng về phía đông [đến gần và xa Châu Đại
Dương]. Tôi nghĩ rằng các nhà khoa học tuyên bố nguồn gốc ‘Ra khỏi Sundaland, đối
với người Austronesian đang gây nhầm lẫn về sự hiện diện cổ xưa của con người ở
Sundaland với sự lan tỏa của người
Austronesian,” ông Stone Stoneking nói.
Herawati Sudoyo, phó giám đốc Viện Eijkman ở Jakarta, người
cũng đang nghiên cứu về di truyền học của người Indonesia, thừa nhận rằng
nghiên cứu này trình bày một điều mới lạ trong việc phân tích lịch sử loài người
từ nghiên cứu di truyền, nhưng cho biết lịch sử của người Indonesia vẫn còn là
một câu hỏi mở cho khoa học.
Sự đa dạng di truyền của người Indonesia trên toàn quần đảo
là rất phức tạp. Chúng tôi vẫn đang tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu ở một số
địa điểm như Sumba và Timor, cô nói. Và cho biết, Viện Eijkman không bao giờ
tuyên bố rằng Sundaland là nhà của tổ tiên tất cả người dân Indonesia. Ra khỏi
Sundaland] chỉ là một giả định. Không có bằng chứng khảo cổ nào cho nó, cô nói
Nghiên cứu năm 2009 của HUGO Pan-Asian SNP Consortium, được
tiến hành trong và giữa các quần thể khác nhau ở lục địa châu Á, cho thấy tổ
tiên di truyền có mối tương quan cao với các nhóm dân tộc và ngôn ngữ. Có sự
gia tăng rõ rệt về đa dạng di truyền từ vĩ độ Bắc xuống Nam. Nghiên cứu cũng
cho thấy rằng có một dòng người di cư chính vào châu Á phát sinh từ Đông Nam Á,
thay vì nhiều luồng từ cả hai tuyến phía nam và phía bắc như đề xuất trước đây.
Điều này chỉ ra rằng Đông Nam Á là nguồn địa lý chính của dân số Đông Á và Bắc
Á. Người Đông Á chủ yếu có nguồn gốc từ dân cư Đông Nam Á với sự đóng góp nhỏ từ
các nhóm Trung-Nam Á.
Năm 2012, Jinam và cộng sự đã xác định 86 trình tự bộ gen
hoàn chỉnh của DNA ty thể (mtDNA) trong bốn quần thể Malaysia bản địa, cùng với
việc phân tích lại dữ liệu đa hình đơn nucleotide (SNP) của người Đông Nam Á để
kiểm tra tính hợp lý và tác động của các mô hình Đông Nam Á này. Ba nhóm người
Austronesian (Bidayuh, Selatar và Temuan) cho thấy các nhóm haplogroup có tần số
cao, có nguồn gốc từ lục địa châu Á 30.000-10.000 BP, nhưng ra khỏi các cột mốc
Đài Loan có tần số thấp. Phân tích thành phần chính và phân tích phát sinh học
bằng cách sử dụng dữ liệu SNP tự động cho thấy sự phân đôi giữa các nhóm
Austronesian lục địa và đảo. Họ lập luận rằng cả dữ liệu mtDNA và dữ liệu tự động
cho thấy một cuộc di cư của “chuyến tàu sớm” có nguồn gốc từ Đông Dương hoặc
Nam Trung Quốc vào khoảng thời kỳ cuối Pleistocene đến đầu Holocene, có trước,
nhưng có thể không nhất thiết loại trừ sự mở rộng của Austronesian.
Điều thú vị là, nhóm đơn ngành được thành lập bởi
haplogroups R và Q, chiếm phần lớn các dòng họ ở Châu Âu, Trung Á và Châu Mỹ, đại
diện cho phân nhóm duy nhất với K2b không bị giới hạn về mặt địa lý ở Đông Nam
Á và Châu Đại Dương. Ước tính khoảng thời gian cho các sự kiện phân nhánh giữa
M9 và P295 chỉ ra quá trình đa dạng hóa nhanh chóng ban đầu của K-M526 có khả
năng xảy ra ở Đông Nam Á, với sự mở rộng về phía tây của tổ tiên của
haplogroups R và Q. gợi ý rằng haplogroup R1b - dòng dõi thống trị hiện tại ở
Tây Âu - đã không đạt được tần số cao cho đến sau thời kỳ đồ đá mới ở châu Âu
như được đưa ra trong Lacan et al và Pinhasi et al.
Các nhà nghiên cứu thường đồng ý rằng con người sống ở vùng
mà ngày nay là miền nam Trung Quốc đã thuần hóa cây lúa japonica từ 8.200 đến
13.500 năm trước. Các địa điểm chính xác trong miền nam Trung Quốc vẫn còn được
tranh luận.
Tuy nhiên, nghiên cứu về nguồn gốc của trồng lúa vẫn đang tiếp
tục. Có thể đoán rằng bằng chứng của việc trồng lúa lâu đời nhất không thể được
tìm thấy bởi vì nó nằm dưới biển và bằng chứng có sẵn ngày nay là trên những
vùng đất cao hơn trẻ hơn rất nhiều. Bằng chứng trên đất liền cũng không nhất
thiết phản ánh nguồn gốc thực sự của khu vực Sundaland thường được bao phủ bởi
tro núi lửa rất dày.
8. Hugh McColl et al. Người tiền sử ở Đông Nam Á (9)
Để tìm hiểu người tiền sử Đông Nam Á, nhóm nghiên cứu đã chọn
và giải trình tự DNA 26 bộ gen người Đông Nam Á sống vào thời gian 8000 năm trở
về trước. Nghiên cứu đưa ra kết luận: “Lớp
dân cư lâu đời nhất của Đông Nam Á là người Hòa Bình đại lục.” Người Hòa Bình
có mặt ở Malaysia, Indonesia khoảng 50.000 năm trước. 40.000 năm trước xuất hiện
ở Động Điền Nguyên phía Bắc Trung Quốc, làm nên dân cư Trung Quốc. 30.000 năm
trước vượt eo Bering chinh phục châu Mỹ. 30.000 năm cách nay tới Nhật Bản, làm
nên dân cư và văn hóa Jomon.
9. Người Điền Nguyên
Hang Điền Nguyên (Tianyuandong) là hang động nhỏ, cao 175 m
so với mực nước biển, nằm trên một trại cây thuộc quận Phản Sơn, Bắc Kinh,
Trung Quốc, cách 6 km về phía Tây Nam của Chu Khẩu Điếm, một di chỉ khảo cổ
quan trọng hàng đầu của thế giới. Năm 2001, một tổ công nhân tình cờ tìm thấy trong
hang những mảnh xương động vật có vú hóa thạch. Do không có kinh nghiệm, họ đã
làm xáo trộn địa tầng trước khi báo cho các nhà khảo cổ. Không ngờ rằng đó là
cái mốc quan trọng của lịch sử phương Đông.
“Trầm tích hang Điền Nguyên gồm bốn lớp, từ trên xuống dưới.
Một số trong 34 thành phần của bộ xương người bị công nhân địa phương làm xáo
trộn, nhưng phần còn lại được tìm thấy trong lớp III. Không có hiện vật bằng đá
hoặc các di tích văn hóa khác được tìm thấy trong di chỉ cho đến nay. Có rất
nhiều mảnh xương trong trầm tích hang động Tianyuan, nhưng hiện tại không thể
biết liệu chúng có liên quan đến hành vi của con người hay không. Sáu mẫu động
vật từ lớp III cung cấp tuổi trung bình dao động từ 39.500 đến 30.500 14C BP.”
Ngày 21 tháng 1 năm 2013 một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế thuộc Viện Nhân chủng
học tiến hóa Max Planck ở Leipzig, Đức công bố bài viết Họ hàng từ hang Điền
Nguyên nhận định: “Phân tích DNA xương chân của cá nhân này cho thấy rằng chủ
nhân hang Điền Nguyên là người đàn ông sống 40.000 trước, có chung nguồn gốc với
tổ tiên của nhiều người châu Á và người Mỹ bản địa ngày nay. Ngoài ra, các nhà
nghiên cứu phát hiện rằng tỷ lệ gen Neanderthal và Denisovan trong con người hiện
đại sớm này không cao hơn so với những người sống trong vùng này ngày nay.”(10)
Tới nay xương người hang Điền Nguyên là dấu vết xưa nhất của tổ tiên người
Trung Quốc được tìm thấy. Nhà nhân học Trung Quốc Ngô Tân Trí (吴新智)nói:
“Trung Quốc từ 20.000 năm trước cho tới nay, không có bằng chứng nào cho thấy
con người có những hoạt động di cư lớn. Vì vậy, cần phải nói rằng ông là tổ
tiên của chúng tôi.”(11.) (而我们中国从2万年前一直到现在,没有任何证据表明人类有很大的迁徙活动。所以应该说,他就是我们的祖先.
10. Hà Văn Thùy. Góp phần nhận thức lại lịch sử
văn hóa Việt. (NXB Hội Nhà văn, H, 2016) (12)
Từ những bằng chứng của di truyền học, cổ nhân học, khảo cổ học, văn hóa
và lịch sử, tác giả cho thấy: khoảng 70.000 năm trước, hai đại chủng người tiền
sử Australoid và Mongoloid từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ tới Việt Nam. Tại miền Trung Việt Nam, những dòng người di
cư gặp gỡ hòa huyết cho ra bốn chủng người Indonesian, Melanesian, Vedoid và
Negritoid, cùng thuộc loại hình Australoid. 50.000 năm trước, người từ Việt Nam
lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á và chiếm lĩnh Ấn Độ. 40.000 năm trước, do khí hậu
cải thiện, người từ Việt Nam đi lên Hoa lục. Từ đây có một dòng rẽ sang hướng
Tây, qua Trung Á, xâm nhập châu Âu. Một dòng đi lên Siberi rồi 30.000 năm trước
qua eo Bering chinh phục châu Mỹ.
II. NHẬN ĐỊNH
Từ những dẫn liệu
trên cho phép đưa tới nhận định: 70.000 năm trước, khi từ châu Phi tới Đông Nam
Á, không biết vì sao, đại bộ phận dòng người di cư đã men theo bờ phía Tây
Borneo, vượt qua sundaland để tới Việt Nam. Tuy không tìm thấy di cốt trên đất
Việt nhưng bộ xương người Mongoloid Lưu Giang 68.000 năm trước và cốt sọ Australoid
63.000 năm trước ở hang Tampaling Bắc Lào là dấu tích của sự kiện quan trọng
này. Trên đất Việt Nam, bao gồm cả thềm Biển Đông, tổ tiên chúng ta đã gặp gỡ,
sinh sôi. 50.000 năm trước, khi nhân số tăng lên, người Việt cổ lan tỏa ra
Sundaland, chiếm lĩnh các đảo Đông Nam Á, đi về phía Tây làm chủ đất Ấn Độ. Khoảng
40.000 năm cách nay, do khí hậu ấm lên, người Việt cổ đi lên Hoa lục. Lần theo
bước thiên di này qua tiếng nói, ta biết chắc rằng, người vùng Thanh Nghệ đã đặt
chân lên Quảng Đông, trở thành cư dân đầu tiên trên đất Trung Hoa. Rồi từ đây,
người Việt mang mã di truyền Australoid và tiếng Việt cổ “trọ trẹ” Thanh Nghệ
lan ra khắp Hoa lục. Việc phát hiện xương người ở hang Điền Nguyên có ý nghĩa lớn
lao:
i. Với 40.000 năm tuổi và “có chung nguồn gốc với tổ tiên của
nhiều người châu Á và người Mỹ bản địa ngày nay,” mảnh xương Điền Nguyên là di
vật vô giá của Tổ tiên dân cư Đông Á và người Mỹ bản địa. Điều này phù hợp với
nhận định của di truyền học cho rằng: người từ Việt Nam đi lên Trung Quốc và
làm nên dân cư Đông Á. Đồng thời cũng xác nhận cuộc hành trình của người Việt cổ
từ Hoa lục lên Siberia rồi vượt eo Bering sang chinh phục châu Mỹ 30.000 năm
trước.
ii. Thông tin “tỷ lệ gen Neanderthal và Denisovan trong con
người hiện đại sớm này không cao hơn so với những người sống trong vùng này
ngày nay” cho thấy, người Điền Nguyên là hậu duệ của dòng người di cư từ châu
Phi theo ven biển Ấn Độ tới Việt Nam 70.000 năm trước. Trên đường đi, họ gặp và
giao phối với người Đứng thẳng Neanderthal và Denisovan ở nơi nào đó và nhận
gen của những người này mang tới Việt Nam. Tại Việt Nam, những dòng người di cư
đã gặp gỡ, hòa huyết sinh ra người Việt cổ mang 1-2 % gen Neanderthal và
Denisovan. Rời Việt Nam, con cháu người Việt mang theo trong mình 1-2% gen của
người Đứng thẳng như một “dấu ấn nòi giống” đi khắp châu Á sang châu Mỹ, mà người
Điền Nguyên là một trong những dòng con cháu ấy.
iii. Việc người hiện đại có mặt 40.000 năm trước ở hang Điền
Nguyên Nam Hoàng Hà đã xác nhận kết quả nghiên cứu của di truyền học cho rằng
40.000 năm trước, người từ Việt Nam đi lên Hoa lục.
Trở lại với 70.000 năm trước. Trong khi dòng chính “rẽ
ngang” vào Việt Nam thì có những người trong đoàn di cư từ châu Phi tiếp tục đi
tới Úc mà bằng chứng là sọ người Australoid 68.000 năm tuổi ở Hồ Mungo. Số lượng
cốt sọ cũng như công cụ đá hiếm hoi trên đất Úc có tuổi trên 60.000 năm, cho thấy, người tới Úc không nhiều, không tạo nên đông
đảo dân cư ở châu lục này. Khảo cổ học và nhân chủng học cho hay, chủ thể của
dân cư bản địa Úc, có tuổi dưới 50.000 năm, mang trong mình một lượng máu
Mongoloid của chủng Indonesian, là hậu duệ của cuộc di cư ra khỏi Việt Nam
50.000 năm trước.
Một câu hỏi: vì sao, những nhóm di cư riêng lẻ không dừng lại
ở Malaysia, Borneo, ở Sundaland mà hầu như tất cả dồn về Việt Nam? Do một chi
phối bí ẩn nào của Tạo hóa? Hay do ước vọng vươn tới của con người: không dừng
lại khi còn có thể đi? Đó sẽ mãi là điều bí ẩn! Có lẽ là, chỉ khoảng vài trăm người
tới Việt Nam 70.000 năm trước nhưng 38.000 năm cách nay đã làm cho số dân Đông
Nam Á chiếm 60% nhân loại. Không chỉ vậy, 40.000 năm trước, từ Hoa lục, người
Việt qua Tây Tạng, vào Trung Á rồi chiếm lĩnh châu Âu, cùng với người Europid
làm nên tổ tiên người châu Âu.
Trong khi Ra khỏi Sundaland chỉ là giấc mơ thì
Ra
khỏi Việt Nam chiếm lĩnh thế giới là sự thật hiển nhiên. Điều huyền bí
là tại sao lại như vậy? Ngẫu nhiên chăng hay là ý nguyện sâu xa của Tạo hóa, muốn
trao gửi cho dân tộc Việt một sứ mệnh thiêng liêng? Châu Phi là nôi của loài
người còn Việt Nam là vườn trẻ của nhân loại, khi những đứa trẻ từ châu Phi tìm
tới, gặp gỡ nhau, rồi tỏa ra muôn phương làm nên nhân loại.
Sài Gòn, xuân 2019
Tài liệu tham khảo
1.
Atkinson, Q. D., Gray, R. D. & Drummond, A.
J. mtDNA variation predicts population
size in humans and reveals a major Southern Asian chapter in human prehistory.
Mol Biol Evol 25, 468–474 (2008).
2. S.W. Ballinger et al. Southeast Asian mitochondrial DNA Analysis
reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1204787/
3. J.Y. Chu et al. Genetic Relationships of Populations in
China. https://www.pnas.org/content/95/20/11763
4.
Bing Su & đồng nghiệp: Y-chromosome evidence for a northward
migration of modern human into Eastern Asia during the last Ice Age. American
Jurnal of Human Genetics 1999; 65; 1718-1724
5. Jin Li. Los Angeles Times 29.9.1998
6. Stephen Oppenheimer. Out of Eden Peopling of the World (http://www.bradshawfoundation.com) và
Journey of Mankind the Peopling of the World (http://www.bradshawfoundation.com/journey/
7.
Herawati Sudoyo. Tracing the
origin of Indonesian people through genetics. October 17, 2017 9.37pm AEDT,
http://theconversation.com/tracing-the-origin-of-indonesian-people-through-genetics-85827
8. Dyna Rochmyaningsih. Out of Sundaland assumption díproded.
Jakartaglobe October 28, 2014 https://jakartaglobe.id/news/sundaland-assumption-disproved/
9. Hugh McColl et al. The prehistoric peopling of Southeast Asia.
http://www.himalayanlanguages.org/files/driem/pdfs/2018e.pdf
10. A relative from the Tianyuan
Cave. https://www.mpg.de/6842535/dna-Tianyuan-cave)
11. https://baike.baidu.com/item/%E7%94%B0%E5%9B%AD%E6%B4%9E%E4%BA%BA).
12. Hà Văn Thùy. Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt.
(NXB Hội Nhà văn, H, 2016)