Nguồn gốc và quá trình hình thành dân cư phương Đông là bí ẩn
lớn nhất của lịch sử nhân loại hiện đại. Từ đầu thế kỷ XXI xuất hiện nhiều giả
thuyết như chuyến tàu nhanh, tàu chậm của người Đài Loan tới các đảo Đông Nam Á;
ra khỏi Sundaland … Nhưng với thời gian, nhiều giả thuyết từng chấn động một thời
bị thực tế bác bỏ. Tuy nhiên vì tầm quan trọng của chủ đề, các cuộc khảo cứu vẫn
tiếp diễn và những giả thuyết mới ra đời.
Ngày 6.7.2018 tạp chí Science đăng bài Người tiền sử ở Đông Nam Á
của Hugh McColl và 65 tác giả*, trong đó có bốn người Việt: Thi
Mai Huong Nguyen, Thi Minh Tran, Huu Nghia Truong, Giang Hai Nguyen. Hấp dẫn bởi
tuyên bố: “Kết quả của chúng tôi giúp giải quyết một trong những tranh cãi lâu
dài về thời tiền sử Đông Nam Á,” chúng tôi đã đọc và xin phát biểu như
sau.
Để tìm hiểu người tiền sử Đông Nam Á, nhóm nghiên cứu đã chọn
và giải trình tự DNA 26 bộ gen người Đông Nam Á sống vào thời gian 8000 năm trở
về trước. Đó là cách tiếp cận thông minh. Bởi lẽ, bộ gen của người Đông Nam Á
hiện đại là một cái hồ lớn vô cùng đa dạng. Nhiều công trình di truyền học đã
chìm trong đó vì hai lẽ: do có quá nhiều sắc tộc và ngôn ngữ khác nhau nên muốn
khảo cứu cần phải sưu tập lượng DNA quá lớn, làm hao tốn nhiều thời gian và
công sức. Mặt khác, việc giải mã kết quả thu được cũng không dễ dàng, dẫn tới kết
luận thiếu chính xác. Chọn DNA cổ, công việc phải làm sẽ ít hơn và nhất là kết
quả sẽ chính xác hơn. Sau quá trình làm việc nghiêm túc, xây dựng nhiều sơ đồ
và bảng thống kê, các tác giả đưa tới kết luận:
“Dân số Đông Nam Á
ngày nay có nguồn gốc từ ít nhất bốn quần
thể cổ đại (Hình 4). Lớp lâu đời nhất bao gồm người Hòa Bình đại lục (nhóm
1), người có chung tổ tiên với amannge của Andaman ngày nay, Jehai của Malaysia
và Ikawazu Jōmon của Nhật Bản. Phù hợp với giả thuyết hai lớp trong lục địa
Đông Nam Á, chúng tôi quan sát thấy sự thay đổi của tổ tiên khoảng 4000 năm trước
đây, hỗ trợ việc mở rộng nhân khẩu học từ Đông Á sang Đông Nam Á trong quá
trình chuyển đổi thời kỳ đồ đá mới. Tuy nhiên, mặc dù những thay đổi trong cấu
trúc di truyền trùng với quá trình chuyển đổi này, bằng chứng về sự pha trộn chỉ
ra rằng việc di chuyển từ Đông Á không
chỉ đơn giản là thay thế những người cư ngụ trước đó. Ngoài ra, những người
nông dân thời kỳ đồ đá mới có chung tổ
tiên với các bộ lạc rừng núi nói tiếng Austroasiatic ngày nay, phù hợp với
các giả thuyết về việc mở rộng nông dân Austroasiatic sớm (20). Khoảng 2000 năm
trước đây, các cá nhân Đông Nam Á đã mang thêm các thành phần tổ tiên Đông Á vắng
mặt trong các mẫu thời đồ đá mới, giống như các quần thể ngày nay. Một thành phần
có khả năng đại diện cho việc giới thiệu các ngôn ngữ Kradai tổ tiên trong đất
liền Đông Nam Á (11) và một thành phần khác của Austronesian vào các đảo Đông
Nam Á đến Indonesia cách đây 2100 năm và Philippines cách đây 1800 năm. Bằng chứng
được mô tả ở đây ủng hộ một mô hình phức tạp bao gồm một quá trình chuyển đổi
nhân khẩu học trong đó người Hòa Bình gốc
ban đầu kết hợp với nhiều làn sóng di cư Đông Á liên quan đến những người nói
ngôn ngữ Austroasiatic, Kradai và Austronesian.”
Theo kết luận trên thì người Hòa Bình là dân số lâu đời nhất.
Sau đó là ba thành phần bổ sung trong các thời gian khác nhau: người nông dân
Đông Á, người nói ngôn ngữ Tai-kadai và cuối cùng là người nói ngôn ngữ
Austronesian.
Một kết luận như vậy có thể phản ánh thực trạng bộ gen của dân
cư Đông Nam Á hiện nay tuy nhiên cho rằng nó “giúp giải quyết một trong những tranh cãi lâu dài về thời tiền sử Đông
Nam Á” có thể còn hơi sớm. Bởi lẽ nó không cho biết bốn quần thể cổ đại có
nguồn gốc từ đâu, có quan hệ với nhau ra sao và xuất hiện vào thời điểm nào? Nó
cũng không cho thấy nguồn gốc cũng như thời điểm ra đời cua người
nông dân Đông Á Thời kỳ Đồ đá mới. Do vậy, kết luận trên chỉ có giá
trị của một tài liệu di truyền học, không giúp cho việc viết trang sử
về quá trình hình thành dân cư Đông Nam Á. Chúng tôi cho rằng, trong
tình hình khảo cứu hiện nay thì công bố của các tác giả bài viết đến gần
hơn với sự thật về dân cư thời tiền
sử Đông Nam Á.
Từ nghiên cứu của
mình, chúng tôi xin được góp ý như sau:
Trước hết cần một sự chính danh về thuật ngữ “người Hòa
Bình”. Theo thiển ý, ở đây dùng thuật ngữ “người Hòa Bình” là không phù hợp. Bởi
lẽ, người Hòa Bình chỉ xuất hiện 22.000 năm trước. Trong khi con người có mặt ở
Đông Nam Á sớm hơn, từ 70.000 năm cách nay. Xin đề nghị, theo các nhà nhân học
Việt Nam, nên gọi người Thời Đồ đá ở Việt Nam là người Việt cổ. Người Thời
Kim khí là người Việt hiện đại.
Một câu hỏi cần được trả lời: người Việt cổ từ đâu ra? Những
báo cáo di truyền học đầu thế kỷ XXI (J.Y. Chu et al. 1998; Stephen
Oppenheimer,2004)1,2 kết hợp tài liệu
nhân học ở Việt Nam (Nguyễn Đình Khoa, 1983)3 cho biết, 70.000 năm trước, hai đại
chủng Australoid và Mongoloid từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ tới Việt Nam. Tại
đây họ gặp gỡ hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian,
Melanesian, Vedoid và Negritoid. Trong đó, người Indonesian là đa số, giữ vai
trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Trong khi đa số dân di cư quần tụ ở phía
nam ấm áp thì có những nhóm Mongoloid đi lên vùng băng giá Tây Bắc Việt Nam và
sống biệt lập ở đấy. Nhờ điều kiện sống thuân lợi, nhân số tại Việt Nam tăng
lên. 50.000 năm trước người từ Việt Nam di cư ra các đảo Đông Nam Á, làm nên lớp
dân cư đầu tiên của các hòn đảo này. Đi về phía Tây, người Việt cổ chiếm lĩnh Ấn
Độ, trở thành dân cư bản địa Dravidian. 40.000 năm trước, do thời tiết được cải
thiện, người Việt cổ đi lên khai phá Hoa lục. Cũng thời điểm này, người
Mongoloid ở Tây Bắc Việt Nam theo hành lang phía Tây đi lên đất Mông Cổ
(Stephen Oppenheimer, 2004). Ban đầu họ săn bắt-hái lượm trên băng giá. Sau Thời
Băng Hà, họ thuần hóa gia súc và sống du mục ở bờ Bắc Hoàng Hà. Do giữ được nguồn
gen thuần chủng, họ được gọi là người Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid).
Khảo sát 35 sọ Thời Đồ đá và 35 sọ Thời Kim khí tìm được ở
Việt Nam cho thấy: “Thời đại Đá mới, dân cư trên lãnh thổ Việt Nam thuộc hai đại
chủng Australoid và Mongoloid cùng với các loại hình hỗn chủng giữa chúng cộng
cư với nhau, gồm bốn chủng Indonesien, Melanesien, Vedoid và Negritoid, đều thuộc
loại hình Australoid, trong đó Indonesien và Melanesien là hai thành phần chủ yếu.”
“Sang Thời đại đồng sắt, người Mongoloid đã là thành phần chủ thể trong khối cư
dân ở Việt Nam, người Australoid mất dần
trên đất nước này, hoặc do thiên cư, hoặc do đồng hóa.” (Nguyễn Đình
Khoa, 1983, trang 106 )
Trên Hoa lục tìm được di cốt người Việt Australoid tại Điền
Nguyên Động Chu Khẩu Điếm 40.000 năm trước (4). Người Điền Nguyên được coi là tổ
tiên của dân cư Đông Á. Tại Động Người Tiên tỉnh Giang Tây 20.000 năm trước người
Việt cổ chế tác công cụ gốm đầu tiên và 12.400 năm trước thuần hóa cây lúa nước
(5). Có thể đoán rằng, từ đây, người Việt cổ di cư tới Nhật Bản cùng với đồ gốm,
làm nên văn hóa Jomon. Người Việt đưa giống lúa, giống kê, giống gà, giống chó
lên phát triển nông nghiếp ở lưu vực Dương Tử và Hoàng Hà. Trên cao nguyên
Hoàng Thổ, do khí hậu khô, cây lúa không sống được, nên kê thành cây trồng chủ
lực. 7000 năm trước, người Việt xây dựng văn hóa trồng kê Ngưỡng Thiều. Thời
gian này, ở bờ Bắc, người Mông Cổ du mục hoạt động mạnh, tăng cường việc tiếp
xúc trao đổi với người Việt ở bờ Nam. Kết quả là dòng con lai Mông – Việt ra đời,
mang mã di truyền Mongoloid phương Nam. Người Mongoloid phương Nam tăng nhân số,
trở thành chủ thể của lưu vực Hoàng Hà.
Năm 2698 TCN người Mông Cổ xâm chiếm miền Trung lưu vực
Hoàng Hà, lập nhà nước Hoàng Đế. Do áp lực của cuộc xâm lăng, người Mongoloid
phương Nam lưu vực Hoàng Hà bắt đầu di tản về Việt Nam và Đông Nam Á. Người di
cư mang nguồn gen Mongoloid chuyển hóa di truyền dân cư Việt Nam và Đông Nam Á
từ Australoid sang Mongoloid phương Nam. Cụ thể hơn là: người Indonesian chuyển thành chủng
Mongoloid phương Nam điển hình; người Melanesian chuyển thành dạng Indonesian hiện đại của chủng
Mongoloid phương Nam (Nguyễn Đình Khoa, 1983). Do những cuộc xâm lấn của
các tộc “địch”, “rợ” phía Bắc từ cuối thời Chu, nhiều đợt di cư của dân cư lưu
vực Hoàng Hà xuống phía Nam suốt nửa sau thiên niên kỷ III TCN. Khảo cổ học cho
thấy, tới 4000 BP công việc Mongoloid hóa dân cư Đông Nam Á hoàn thành,
đại đa số dân cư Việt Nam và Đông Nam Á chuyển sang mã di truyền Mongoloid
phương Nam.
Khảo cứu của chúng tôi góp phần soi sáng cho công trình của Hugh
McColl và đồng nghiệp:
i.Trên đất Việt Nam, 70.000 năm trước, hai đại chủng
Mongoloid và Australoid từ châu Phi tới, hòa huyết cho ra bốn chủng người Indonesian,
Melanesian, Vedoid và Negritoid, do người Indonesian đa số lãnh đạo về
xã hội và ngôn ngữ. Trong khi dùng chung ngôn ngữ mẹ là tiếng Indonesian (Lạc
Việt), nay được gọi là ngôn ngữ Nam Á (Austroasiatic) thì các cộng đồng còn lại
có tiếng nói riêng của mình. Bốn chủng người này lan tỏa làm nên dân cư lâu đời
nhất trên đất Đông Nam Á: người Indonesian nói ngôn ngữ Astroasiatic, người
Melanesian nói tiếng Astronesian, người Negritos nói ngôn ngữ Papuan. Khoảng
38.000 năm trước, người Việt cổ đã chiếm 60% nhân số thế giới. (6)
ii. Người nông dân trồng kê, lúa Đông Á chủng Mongoloid
phương Nam được sinh ra khoảng 7000 năm trước tại văn hóa Ngưỡng Thiều trung
lưu Hoàng Hà, là con lai của người Việt cổ Australoid và người Mông Cổ (cũng từ
Việt Nam lên). Do áp lực xâm lấn của dân Mông Cổ phía Bắc, người nông dân
Mongoloid phương Nam trở về quê hương cũ của mình là Việt Nam, làm nên lớp dân
cư được gọi là người Việt hiên đại khoảng 4000 năm cách nay. Đây không phải cuộc
thay thế dân cư mà là chuyển hóa di truyền lâu dài nên chỉ số đa dạng sinh học
của người Việt Nam cao hơn Đông Á.
iii. Cộng đồng H’mông-Miên có thể được hình thành từ hai nguồn: a.
Là hậu duệ của người Mongoloid 40.000 năm trước trên đường đi lên phía Bắc đã dừng
lại định cư ở phía Tây Trung Quốc. Sau này, do áp lực của chiến tranh đã di tản
về Đông Nam Á. b.Là những bộ lạc
Mông Cổ từng vượt Hoàng Hà vào Trung Nguyên sau đó bị dân “Địch”, “Rợ” xua đuổi
chạy xuống phía Nam.
iv. Người Negritos Đông Nam Á cũng có thể được
hình thành từ hai nguồn: a. Là hậu duệ của chủng da đen Negritoid được
sinh ra trên đất Việt Nam 70.000 năm trước rồi lan tỏa sang Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Philippines. b. Là hậu duệ của
dòng di cư từ châu Phi 70.000 năm trước. Trên đường tới Úc, một số nhóm
Australoid dừng lại trên các hòn đảo Đông Nam Á. Do sống cô lập và lai cận huyết
lâu dài đã trở lại dạng Negritos.
v. Người Tai-Kadai là hậu duệ của người Việt cổ Australoid đi
lên Hoa lục từ 40.000 năm trước. Do sống ở vùng rừng núi phía Tây, bị gọi là
“Tây nhung,”họ giữ bộ gen và tiếng nói gần hơn với tổ tiên. Do chiến tranh, họ
trở về Việt Nam thành sắc dân Tày –Thái. Trở về Thái Lan, Lào, Mianmar, họ hòa
huyết với người Việt bản địa đồng thời tiếp thu văn hóa Ân Độ, trở thành dân Lào,
Thái, Mianmar hiện nay.
vi. Người nông dân Đông Á (người Hán) chủng Mongoloid phương
Nam, chủ thể của dòng di cư về Đông Nam Á, là hậu duệ non trẻ của người Việt
trên Hoa lục nên có chỉ số đa dạng sinh học thấp. Do vậy họ không
làm nên đa dạng di truyền cho dân cư Đông Nam Á. Đa dạng di truyền của
dân cư Đông Nam Á là đặc tính bản địa của người Australoid .
vii. Do lịch sử hình thành như vậy nên người Việt cổ là chủ
thể của dân cư phương Đông, tiếng Việt Nam là mẹ của các ngữ phương Đông
(L’annamite mere des langues – H. Frey, 1892)). Ngôn ngữ Trung Hoa là tiếng Việt
được nói theo cách nói (parlance) và giọng nói Mông Cổ.
Kết luận:
Dân cư Đông Nam Á là kết quả của cuộc hòa trộn gen phức tạp giữa
con cháu của hai đại chủng Australoid và Mongoloid từ châu Phi di cư tới Việt
Nam 70.000 năm trước trong suốt quá trình lịch sử. Từ việc giải trình tự DNA
người Đông Nam Á cổ cũng như người đang sống cho thấy, Việt Nam là nơi phát
tích của dân cư châu Á. Sự đa dạng về di truyền và ngôn ngữ của người Đông Nam
Á là sự chuyển hóa nội sinh, không có tác động của yếu tố bên ngoài.
Sài Gòn, khai bút Xuân 2019.
* Hugh McColl et al. The
prehistoric peopling of Southeast Asia. Science 6 July 2018. http://www.himalayanlanguages.org/files/driem/pdfs/2018e.pdf
Tài liệu tham khảo:
1. J.Y Chu et al. Genetic
relationship of populations in China https://www.pnas.org/content/95/20/11763.figures-only 2.
Stephen oppenheimer. Out of Eden Peopling
of the World *http://www.bradshawfoundation.com/journey/introduction.html
3. Nguyễn Đình
Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB
DH&THCN. H, 1983 4. Sergio Prostak. DNA Analysis Reveals Common Origin of
Tianyuan Humans and Native Americans, Asians.
Jan 24, 2013 http://www.sci-news.com/othersciences/anthropology/article00842.html 5. Xianrendong http://archaeology.about.com/od/xterms/qt/Xianrendong.htm 6. Atkinson, Q. D., Gray, R. D. & Drummond, A. J. mtDNA variation
predicts population size in humans and reveals a major Southern Asian chapter
in human prehistory. Mol Biol Evol 25, 468–474 (2008).