Sau một số bài viết
về ngôn ngữ học, tôi cảm thấy như vậy là đủ. Nhưng khi đọc bài của GS.TS Trần
Chí Dõi về “Vị trí của cư dân nói ngôn ngữ Thái – Kadai trong lịch sử Việt Nam thời tiền
sử,”thấy tội nghiệp cho giới ngữ học đang hóc món kê cân, nên đành phải viết thêm bài này.
Giữa thế kỷ XIX, nhận thấy phương pháp khảo sát hình thái sọ để tìm nguồn gốc các
tộc người có nhiều hạn chế, khoa học đề xuất phương pháp so sánh ngôn ngữ hòng góp phần giải quyết công việc
quan trọng này. Vì vậy, bộ môn Ngôn ngữ
học lịch sử ra đời.
Theo ngôn ngữ học, tiếng nói các dân tộc phương Đông được xếp
vào các họ Hán-Tạng, Tày-Thái, Môn-Khmer, Nam Á và Nam Đảo. Riêng tiếng Việt
Nam thì truân chuyên hơn. Ban đầu được Schmidt và nhiều học giả đồng thuận cho vào họ Hán-Tạng. Nhưng sau đó, theo đề
xuất của Máspero được chuyển sang họ Môn-Khmer. Nhưng 40 năm sau, Haudricourt thuyết
phục được số đông đồng ý chuyển sang Tày Thái. Rồi sau đó được đề nghị chuyển
sang họ Nam Á cho tới nay. Tuy vậy vẫn còn nhiều lời bàn ra tán vào. Mới đây
tôi nhận được bài viết nhan đề: What Makes Chinese so Vietnamese? An
Introduction to Sinitic-Vietnamese Studies. (Điều gì làm cho tiếng Trung Quốc
giống với tiếng Việt. Giới thiệu về nghiên cứu ngôn ngữ Trung-Việt.) Bằng nhiều
chứng cứ khó bác bỏ, tác giả chứng minh: tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Hán-Tạng!
Như vậy là sau gần 200 năm, Ngôn ngữ học lịch sử không xếp
được tiếng Việt vào họ ngôn ngữ nào! Do vậy cũng không thể xác định được mối
quan hệ giữa người Việt và các sắc tộc phương Đông khác. Có nghĩa là một công việc gần 200 năm chưa hoàn
thành! Với bằng ấy thời gian mà không đạt được mục tiêu đề ra, rõ ràng Ngôn ngữ
học lịch sử đã thất bại!
Đó là điều tất yếu. Bởi lẽ, tìm nguồn gốc con người là nhiệm
vụ của Sinh học, của khoa học tự nhiên, của công nghệ khám phá chính bản thân
con người. Khảo sát hình thái sọ là cách tiếp cận đúng hướng vì dựa trên đặc điểm
tiêu biểu của sọ người nhưng do công nghệ còn thô sơ, nên độ chính xác không
cao. Ngôn ngữ do con người tạo ra
nhưng biến đổi nhiều khiến cho những kỹ thuật ngữ âm chỉ có thể xác định quan hệ
gần gũi giữa hai ngôn ngữ mà không thể chỉ ra đâu là mẹ, đâu là con. Vì
vậy việc bắt ngôn ngữ học lịch sử xác định nguồn gốc các tộc người là yêu cầu
vượt quá khả năng của nó. Từ đầu thế kỷ XXI, khi di truyền học vào cuộc tìm hiểu
nguồn gốc loài người cùng các tộc người, Khoa Nhân học đạt những thành tựu ngoạn
mục. Đến nay, việc xác định
nguồn gốc các dân tộc phương Đông đã được thực hiện.
Từ thành tựu của di truyền và khảo cổ học, có thể tóm lược
quá trình hình thành dân cư phương
Đông như sau:
Loài người xuất hiện tại Đông Phi 195.000 năm trước. 70.000
năm cách nay, người tiền sử gồm hai
đại chủng Mongoloid và Australoid từ châu Phi theo bờ biển Ấn Độ di cư tới Việt
Nam. (1) Tại đây, họ hòa huyết
sinh ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid.
Trong quá trình chung sống, hai chủng da đen Vedoid và Negritoid gần như biến mất
trên đất Đông Dương. Trong hai chủng còn lại, người Indonesian là đa số, sau
này được gọi là người Lạc Việt, giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ.(2) 50.000 năm trước người Việt di cư ra các đảo
Đông Nam Á và Ấn Độ. 40.000 năm trước, nhờ khí hậu được cải thiện, người
Việt cổ đi lên khai phá Hoa lục. Xương người đàn ông 40.000 năm tuổi ở hang Điền
Nguyên thành phố Chu Khẩu Điếm là nhân chứng của việc này.(3) 38.000 năm trước,
người ở Đông Nam Á chiếm 60% dân cư thế giới. (4) 7000 năm trước, tại Nam Hoàng
Hà, người Việt cổ tiếp xúc với người Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid ) sinh
ra chủng người Mông Cổ phương Nam (South Mongoloid), được gọi là người
Việt hiện đại. Người Việt Mongoloid phương Nam tăng số lượng, trở thành
chủ thể của lưu vực Hoàng Hà. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ phương Bắc đánh chiếm
Nam Hoàng Hà, lập nhà nước Hoàng Đế. Một bộ phận người Việt Mongoloid phương
Nam di cư về phương Nam, đem nguồn gen Mongoloid chuyển hóa dân cư Việt Nam và
Đông Nam Á từ Australoid sang Mongoloid phương Nam.(5)
Như vậy là người Việt Nam được hình thành theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu từ 70.000 năm
trước, là người Việt cổ mang mã di truyền Australoid, được sinh ra trên đất Việt
Nam. Giai đoạn hai, từ 7000 năm trước, trên đất Trung Hoa, người Australoid chuyển hóa thành chủng
Mongoloid phương Nam, được gọi là người Việt hiện đại. Sau 2000 năm
TCN, người Mongoloid phương Nam là chủ thể của dân cư trên toàn bộ Đông Á.
Trước đây ngôn ngữ
học dùng phương cách gián tiếp, từ tiếng nói để xác định ngồn gốc tộc người
nhưng thất bại. Nay, khi biết đích xác nguồn gốc tộc người, ta làm công việc
ngược lại là dùng chính con người để khảo sát ngôn ngữ. Từ thực trạng dân cư phương Đông, tôi
xin trình bày tóm lược nguồn gốc và ngôn ngữ một số cộng đồng như sau:
1. Người và
ngôn ngữ Hán.
Từ 40.000
năm trước, người Việt cổ mang theo
tiếng nói Lạc Việt đi lên Hoa lục. Khoảng 7000 năm trước, người Việt hòa
huyết với người Mông Cổ sinh ra người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam, trở thành đa số trong dân cư Trung Quốc.
Do tiếp xúc với người Mông Cổ nên
người Mongoloid phương Nam nói tiếng Lạc Việt theo cách nói Mông Cổ (Mongol
parlance - phụ trước chính sau) và giọng nói trại theo giọng Mông Cổ. Sau này hậu
duệ của người Lạc Việt (Mongoloid phương Nam) được gọi là người Hán. Như vậy,
ngôn ngữ Hán là tiếng Việt cổ được nói theo cách nói và giọng Mông Cổ.
2. Về người
Thái:
Trong dòng người Việt cổ đi lên khai phá Hoa lục, chiếm lĩnh
đồng bằng Trong Nguồn (nay là Trung Nguyên) có những bộ tộc Tày-Thái. Người
Thái được ghi chép đầu tiên là bà Khương Nguyên, vợ Đế Khốc. Người phụ nữ thứ
hai được ghi chép là Võ Tắc Thiên thời Hán. Khi lên ngôi Hoàng đế, bà xưng hiệu:
Từ
Thị Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế. Hồi con gái, bà được gọi là Mỵ
Nương. Mỵ Nương là tên gọi con gái của quý tộc người Việt. Chỉ dấu này
cho thấy bà là người Lạc Việt.
Theo nhiều tài liệu di truyền thì người Tày Thái là cộng đồng người Việt lớn sống
ở phía Tây và Tây Nam Trung Quốc. Đó là dân cư làm nên các nhà nước Ba, Thục. Từ
sau cuộc xâm lăng của Hiên Viên năm 2698 TCN, người Lạc Việt, trong đó có dân
Tày Thái di cư về Việt Nam. Từ sau Công nguyên, do sức ép của biến động ở
phương Bắc, người từ Trung Nguyên tiếp tục di cư về, hòa tan trong cộng đồng Việt
ở đồng bằng sông Hồng.
Một đợt di dân của người Ba Thục theo Thục Phán tới Bắc Việt
Nam, đánh thắng quân Tần rồi lập nước Âu Lạc. Những di dân Tày-Thái về muộn
hơn, không thể xâm nhập đồng bằng nên dừng lại ở vùng rừng núi Tây Bắc, Việt Bắc,
trở thành những sắc tộc thiểu số người Thái, người Tày.
Bộ phận Tày-Thái di cư về đất Thái, Myanmar hỗn hòa với người
Việt cổ bản địa và tiếp thu văn hóa Ấn Độ, trở thành dân cư Lào, Thái, Myanmar
hiện nay.
Do người Thái là dân Lạc Việt nên trong tiếng Thái có nhiều
từ Việt cổ. Việc ông L. Kelley cho rằng từ Mỵ nương là do “người Thái xâm chiếm
đất vua Hùng để lại một công chúa người Thái” là ý tưởng tuyệt vời hồ đồ của “học
dả”có tiếng hồ đồ này.
3. Về người
Khmer:
Cộng đồng Khmer là nhánh Melanesian của người Việt cổ. Cộng
đồng này từ xa xưa cư trú trên dất Cao Miên, Lào và Nam Bộ. Khi nhận thêm máu
Mongoloid của người Mongoloid phương Nam, chuyển hóa thành dạng Indonesian
hiện đại của chủng Mongoloid phương Nam. Tiếng Khmer là ngôn ngữ Việt cổ
dòng Melanesian.
4. Về người
Nam Á
Người Nam Á là cộng đồng Indonesian của dân Việt cổ. Khi tiếp
nhận thêm máu Mongoloid, thuyển hóa thành chủng Mongoloid phương Nam. Ngôn ngữ
Nam Á có gốc là tiếng Lạc Việt.
5. Về cộng đồng
Nam Đảo.
Người Nam Đảo thuộc nhóm Melanesian của cộng đồng Việt cổ.
Khoảng 15.000 năm trước, khi nước biển dâng, nhóm này tụ cư ở phía Đông quần đảo
Pilippines. Khoảng 5000 năm trước họ di cư ra các đảo Nam Thái Bình Dương. Một nhóm Melanesian đi lên lưu vực
Dương Tử xây dựng nhà nước Xích Quỷ.
Năm 2300 TCN, do nước biển dâng, kinh đô Lương Chử bị nhấn chìm, nhà nước Xích
Quỷ tan rã. Cộng đồng Melanesian từ đây di tản ra Đài Loan sau đó xuống các đảo
Nam Thái Bình Dương bổ sung cho cộng đồng nói tiếng Nam Đảo. Cộng đồng Nam Đảo là dạng Indonesian hiện đại của
chủng Mongoloid phương Nam (6)
6. Về tiếng
Việt Nam.
70.000 năm trước,
đang thời Băng hà, mực nước biển thấp hơn ngày nay 130 m, người Việt sống ở thềm
Biển Đông cùng vùng đồi núi Bắc Bộ và dãy Trường Sơn mà trung tâm là vùng
Thanh-Nghệ. Người từ Thanh Nghệ đi lên Quảng Đông tạo ra dân cư đầu tiên trên
Hoa lục. Từ đây, người Việt lan tỏa khắp Trung Hoa. Tiếng Quảng Đông là ngôn ngữ
gốc của dân cư Trung Hoa.
Khoảng 300 năm TCN, do nước biển rút, đồng bằng sông Hồng
hình thành, người từ Nam Trung Quốc và Bắc Đông Dương kéo về khai thác đất mới.
Từ sau Công nguyên, do sức ép của biến động ở phương Bắc, người từ Trung Nguyên
tiếp tục di cư về Việt Nam. Người Tày-Thái, Hakka, người Hán... tới đồng bằng sông Hồng, mang về tiếng nói đơn
âm, hữu thanh, chuyển hóa tiếng nói của dân đồng bằng sang đơn âm, hữu thanh.
Do chung sống, những người Tày-Thái, Hakka, người Hán hoàn toàn chuyển hóa thành
người Kinh, không để lại dấu vết riêng nào. Những bộ lạc người Việt không xuống
đồng bằng, vẫn ở lại vị trí cũ trên rừng núi Bắc Bộ và miền Trung dần trở thành
các sắc tộc thiếu số: Mường, Thái, Tày… Vào thời Đường, tiếng nói của kinh đô Tràng An trở thành quan thoại (tiếng
nói của triều đình) đơn âm và sáu thanh, được gọi là Đường âm. Đường âm được
đưa sang dạy cùng chữ Nho ở Việt Nam (sau này gọi sai là từ Hán Việt). Sau thời
Đường, Việt Nam được độc lập nên vẫn giữ chữ Nho và Đường âm làm quốc ngữ, quốc âm. Trong khi đó ở Trung Quốc, do sự xâm chiếm
của người Mông Cổ, tiếng nói ngày một
chuyển theo giọng Mông Cổ nên cách phát âm bị trại đi và rơi mất hai thanh nên
nay chỉ còn bốn thanh.
Do được hình
thành như vậy nên tiếng Việt Nam vốn là tiếng Lạc Việt, đa âm, không thanh điệu. Nhờ tiếp thu tiếng nói của người Việt từ Trung Nguyên
trở về nên chuyển sang đơn âm, hữu thanh.
7. Về quan hệ
ngôn ngữ phương Đông.
Trong ngôn ngữ
phương Đông, tiếng Việt là mẹ, còn các ngữ khác: Hán-Tạng, Tày- Thái,
Môn-Khmer, Nam Á và Nam Đảo là con. Tiếng Việt Nam tuy gần với các ngữ
khác nhưng phong phú hơn và tầm phủ sóng lớn hơn nên không thể xếp vào bất cứ họ
ngôn ngữ phương Đông nào khác.
Xin được nói rõ:
nhan đề bài này người viết mượn
của học giả người Pháp H. Frey trong cuốn sách in 120 năm trước: L'annamite
mère des langues.
Sài Gòn 13.12. 2018
Tài liệu tham khảo:
1.
Y.J. Chu et al. Genetic Relationship of Populations
in China. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC21714/
2.
Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCN. H, 1983
3.
Sergio Prostak. DNA Analysis Reveals Common Origin of Tianyuan Humans and Native
Americans, Asians. Jan 24, 2013
http://www.sci-news.com/othersciences/anthropology/article00842.html
4.
S. Pischedda et al. Scientific Reports. Phylogeographic
and genome-wide investigations of Vietnam ethnic groups reveal signatures of
complex historical demographic movements
“According to Atkinson et al.3, roughly 60% of the global human
population lived in SEA about 38,000 years ago”
Scientific Reportsvolume 7, Article number: 12630(2017)
doi:10.1038/s41598-017-12813-6
5.
Hà Văn
Thùy. Góp phần nhận thức lại lịch sử văn
hóa Việt. NXB Hội Nhà văn, 2016.
6.
Hà Văn Thùy. Nhà
nước Xích Quỷ từ huyền thoại đến hiện thực. NXB Hội Nhà văn, 2017