Khám phá lịch sử phương Đông là mối quan tâm lớn của khoa học.
Nhưng đáng tiếc là tới nay, con đường hình thành dân cư phương Đông vẫn mờ mịt:
“Ba mô hình khác nhau đã được các nhà nghiên cứu khác nhau nhấn mạnh. Mô
hình đầu tiên giả định rằng các nhóm dân cư phía bắc Đông Á di cư xuống phía
nam và trộn lẫn với tổ tiên người Australoid đã định cư ở Đông Nam Á. Mô hình
thứ hai cho rằng các dân cư phía bắc của Đông Á tiến hóa từ những người định cư
phía nam. Mô hình thứ ba giả định rằng các quần thể phía bắc và nam Đông Á đã
tiến hóa độc lập kể từ cuối kỷ Pleistocen hơn 10.000 năm trước.” Vẫn chưa hết,
thách đố khác là con người ra khỏi châu Phi trước hay sau sự cố Toba vẫn
chưa có tiếng nói cuối cùng. Mặc nhiên, giới tinh hoa của nhân loại trở thành
dân Babel khi giải bài toán với năm ẩn số!
Năm 2006, trong cuốn Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt, (1) chúng
tôi trình bày lịch sử hình thành dân cư Đông Á với những điểm sau:
i. Khoảng 85.000 năm trước, đang trong Kỷ Băng hà, mực nước
biển thấp hơn hôm nay 130 mét, con người ra khỏi châu Phi, tới Bán đáo A Rập rồi
từ đây theo ven Ấn Độ Dương tới Đông Nam Á. 70.000 năm trước, người di cư gồm
hai đại chủng Australoid (haplogroup M) và Mongoloid (haplogroup N) tới Việt
Nam. Tại đây họ gặp gỡ, hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ là Indonesian
(haplogroup O), Melanesian (haplogroup C), Vedoid và Negritoid (haplogroup D) cùng
thuộc nhóm loại hình Australoid. Trong khi đó có những nhóm nhỏ Mongoloid (haplogroup
N) đi tới Tây Bắc Việt Nam rồi do không thể vượt qua bức thành băng chắn đường
nên dừng bước, sống săn bắn hái lượm...
ii- 50.000 năm trước, người từ Việt Nam di cư ra lục địa
Sundaland, đi tới các đảo Nam Thái Bình Dương và chiếm lĩnh châu Úc. Một dòng
người qua Lào, Thái Lan, Myanmar đi vào Ấn Độ, trở thành người Dravidian, chủ
nhân đầu tiên của tiểu lục địa đang trong tình trạng vô chủ sau mùa đông nguyên
từ do núi lửa Toba phun trào.
iii- 40.000 năm trước, do khí hậu ấm lên, người từ Việt Nam
chiếm lĩnh Hoa lục, lên Siberia rồi 30.000 năm trước vượt eo Bering sang châu Mỹ.
Từ phía Tây Hoa lục, một dòng người đi sang Trung Á rồi vào châu Âu, góp phần
làm nên tổ tiên người châu Âu Europian. Từ Tây Nam Hoa lục, một dòng người xâm
nhập Tây Tạng, Miến Điện rồi vào Đông Bắc Ấn Độ, trở thành người Dravidian, chủ
nhân đầu tiên của khu vực. Trong khi đó, cộng đồng nhỏ bé Mongoloid từ Tây Bắc Việt
Nam theo hành lang phía Tây đi lên đất Mông Cổ. Họ săn bắn hái lượm trên vùng
băng giá. Khi Kỷ Băng hà kết thúc, họ thuần hóa gia súc và chuyển sang sống du
mục trên đồng cỏ Bắc Hoàng Hà.
iv- Phía Bắc Trung Quốc do khí hậu giá lạnh nên người sống
thưa thớt. Trong khi đó, phía Nam ấm áp nên dân cư đông đúc. Người Hòa Bình
sáng tạo đồ đá mới, nghề trồng kê, lúa khô, thuần hóa gà, chó, lợn đưa lên Nam
Dương Tử. 9000 năm trước, người Việt đi lên xây dựng văn hóa nông nghiệp Giả Hồ.
7000 năm trước trồng kê ở văn hóa Ngưỡng Thiều. Tại đây người Việt Australoid gặp
gỡ hòa huyết với người Mông Cổ du mục phía Bắc Hoàng Hà, cho ra đời người Việt
hiện đại chủng Mongoloid phương Nam. Người Việt hiện đại tăng nhân số, trở
thành chủ thể lưu vực Hoàng Hà.
v- Vào thời kim khí, người Mongoloid phương Nam đi xuống Nam
Trung Quốc và Việt Nam, chuyển hóa di truyền dân cư Nam Trung Quốc, Việt Nam và
Đông Nam Á sang chủng Mongoloid phương Nam. Từ 2000 năm TCN, toàn bộ dân cư Việt
Nam thuộc chủng Mongoloid phương Nam.
Trong hoàn cảnh tư liệu còn hạn chế, tôi chỉ có thể nêu ra
vài nét phác thảo. Mong rằng, khi có nhiều tài liệu hơn, bức tranh sẽ được bổ
sung, chỉnh sửa. Đồng thời cũng rất mong bạn đọc và các nhà nghiên cứu phê bình
giúp tôi hoàn chỉnh ý tưởng của mình. Đến nay sau hơn 15 năm, nhờ tư liệu khảo
cổ và di truyền học phong phú, khoa học đã vẽ được bản đồ dân cư Đông Á ở cấp độ
phân tử. Tuy nhiên, việc xác định nguồn gốc cũng như con đường
hình thành dân cư khu vực vẫn rơi vào bế tắc. Đây là điều
đáng tiếc vì chỉ khi vấn đề được sáng tỏ mới có thể viết được cuốn lịch sử chân
thực của phương Đông.
Trong rất nhiều nghiên cứu được công bố, bài báo Suy luận
về lịch sử dân cư Đông Á từ nhiễm sắc thể Y (2) của hai học giả nổi tiếng
Trung Quốc Vương Truyền Siêu và Lý Huy tiêu biểu cho xu hướng này. Trên cơ sở
bài báo, chúng tôi thử đánh giá thành quả cùng hạn chế của giới học giả quốc tế
hòng rút kinh nghiệm cho nghiên cứu tiếp.
Đúng là có ba mô hình khác nhau cho lịch sử dân cư Đông Á được
đề xuất. Tuy nhiên, dù sao thì cũng chỉ có duy nhất một mô hình đúng. Trong một
chuyên luận mang tính tổng kết, tác giả cần phải đưa ra chính kiến, khẳng định
mô hình mà mình cho là đáng tin nhất để rồi thao tác trên mô hình đó. Việc
không đưa ra được chính kiến cho thấy tác giả chưa thực sự vững tin vào quan điểm
của mình.
Trong bài báo tác giả đưa ra những nhận định sau:
a. Haplogroup C nhóm định cư sớm nhất ở Đông Á.
“Haplogroup C-M130
có thể đại diện cho một trong những khu định cư sớm nhất ở Đông Á. Haplogroup C
có tần suất cao đến trung bình ở Viễn Đông và Châu Đại Dương, và tần suất thấp
hơn ở Châu Âu và Châu Mỹ, nhưng không có ở Châu Phi (Hình 1). Một số phân lớp cụ
thể về mặt địa lý của haplogroup C đã được xác định, đó là C1-M8, C2-M38,
C3-M217, C4-M347, C5-M356 và C6-P55 [25]. Haplogroup C3-M217 là phân lớp phổ biến
nhất và đạt tần suất cao nhất trong các quần thể của Mông Cổ và Siberia.
Haplogroup C1-M8 bị hạn chế tuyệt đối với Nhật Bản và Ryukyuan, xuất hiện với tần
suất thấp khoảng 5% hoặc ít hơn. Haplogroup C2-M38 được tìm thấy trong một số
quần thể địa phương nhất định trên các đảo Thái Bình Dương từ đông Indonesia đến
Polynesia. Haplogroup C4-M347 là haplogroup phổ biến nhất trong số các thổ dân
Úc, và chưa được tìm thấy bên ngoài lục địa Úc. Haplogroup C5-M356 đã được phát
hiện với tần suất thấp ở Ấn Độ và ở Đông Á, các vùng lân cận của
Pakistan và Nepal [27,28]. C6-P55 bị giới hạn về mặt địa lý đối với các vùng
cao của New Guinea (P55 đã được chuyển sang dạng riêng trong cây nhiễm sắc thể
Y mới nhất) [29]. Mô hình phân bố rộng rãi này của
C-M130 cho thấy rằng C-M130 có thể đã phát sinh ở đâu đó tại lục địa Châu Á trước
khi con người hiện đại đến Đông Nam Á. Để đưa ra một bức tranh rõ ràng
về nguồn gốc và sự di cư của haplogroup C, Zhong et al. đã nhập 12 Y-SNP và 8
Y-STR trong số 465 cá thể haplogroup C từ 140 dân số Đông và Đông Nam Á. Sự suy giảm tổng thể từ nam lên bắc và đông sang tây của đa
dạng C3 Y-STR đã được quan sát thấy với mức độ đa dạng cao nhất ở Đông Nam Á, hỗ
trợ cho một tuyến đường mở rộng ven biển về phía bắc của haplogroup C3 ở Trung
Quốc khoảng 32 đến 42 nghìn năm trước (Hình 2A). Sự xuất hiện của
haplogroup C ở Đông Nam Á và Australia phải sớm hơn nhiều so với thời điểm cách
đây khoảng 60 nghìn năm. Do đó, những quần thể có haplogroup C phải định cư ở
Đông Á sớm hơn khoảng 10 nghìn năm so với những quần thể có haplogroup O.”
Bình luận.
Đoạn dẫn cho thấy, các tác giả thành công trong việc xác định
sự phân bố của nhóm C theo nhiễm sắc thể Y trên địa bàn Đông Á nhưng lại bất cập
khi nói về nguồn gốc và lộ trình di cư của haplogroup này. Mặc dù đã biết: “Sự
suy giảm tổng thể từ nam lên bắc và đông sang tây của đa dạng C3 Y-STR đã được
quan sát thấy với mức độ đa dạng cao nhất ở Đông Nam Á, hỗ trợ cho một tuyến đường
mở rộng ven biển về phía bắc của haplogroup C3 ở Trung Quốc khoảng 32 đến 42
nghìn năm trước (Hình 2A)” nhưng các tác giả lại tự mâu thuẫn khi viết: “Mô
hình phân bố rộng rãi này của C-M130 cho thấy rằng C-M130 có thể đã phát
sinh ở đâu đó tại lục địa Châu Á trước khi con người hiện đại đến Đông Nam Á.”
Nói như vậy có nghĩa là đã có một cuộc di cư khác tới châu Á trước khi người hiện
đại đặt chân đến Đông Nam Á? Có chứng cứ nào cho cuộc di cư đó không? Hoàn toàn
không! Một suy đoán thiếu cơ sở cho thấy phương hướng nghiên cứu của tác giả là
có vấn đề!
Hình 1: Sự phân bố dân cư Đông Á theo nhiễm sắc thể Y
Haplogroup C = Melanesian strain
Haplogroup D = Negritos strain
Halogroup N = Mongoloid strain
Halogruop O = Indonesian strain
b. Haplogroup O nhóm dân cư đông nhất.
Bài báo viết:
“Haplogroup O-M175 là nhóm haplogroup lớn nhất ở Đông Á,
bao gồm khoảng 75% dân số Trung Quốc và hơn một nửa dân số Nhật Bản và do đó,
có liên quan đến những người di cư thời kỳ đồ đá mới (Hình 1). O-M175 đã tạo ra
ba nhóm haplog ở hạ nguồn - O1a-M119, O2-M268 và O3-M122 - chiếm tổng cộng 60%
nhiễm sắc thể Y trong các quần thể Đông Á [17,18]. Haplogroup O1a-M119 phổ biến
dọc theo bờ biển phía đông nam Trung Quốc, xảy ra với tần suất cao ở những người
nói tiếng Daic và thổ dân Đài Loan [19]. O2- M268 chiếm khoảng 5% trong người Hán
[17]. O2a1-M95 là phân lớp thường gặp nhất của O2, là nhóm haplog chính ở bán đảo
Đông Dương, và cũng được tìm thấy trong nhiều quần thể ở miền nam Trung Quốc và
miền đông Ấn Độ (chẳng hạn như Munda) [19,20]. Một phân lớp khác của O2,
O2b-M176, thường gặp nhất ở người Hàn Quốc và Nhật Bản, và cũng xuất hiện với tần
suất rất nhỏ trong dân Việt và dân Hán [21,22]. O3-M122 là nhóm haplog phổ biến
nhất ở Trung Quốc và phổ biến khắp Đông và Đông Nam Á, bao gồm khoảng 50 đến
60% người Hán. O3a1c-002611, O3a2c1-M134 và O3a2c1a-M117 là ba phân lớp chính của
O3, mỗi phân lớp chiếm 12 đến 17% người Hán. O3a2c1a-M117 cũng thể hiện tần số
cao ở các quần thể Tây Tạng-Miến Điện. Một phân lớp khác, O3a2b-M7, đạt tần suất
cao nhất trong các nhóm dân cư nói tiếng Hmong-Miên và Môn-Khmer, nhưng chỉ chiếm
ít hơn 5% của người Hán [17,18]. Su và cộng sự đã kiểm tra 19 Y-SNP (bao gồm
M119, M95 và M122) và ba STR nhiễm sắc thể Y trong một bộ sưu tập lớn các mẫu
dân số từ một khu vực rộng lớn của Châu Á. Họ kết luận rằng các quần thể phía bắc
có nguồn gốc từ các quần thể phía nam sau quá trình hình thành thời kỳ đồ đá cũ
ban đầu ở Đông Á. Họ cũng ước tính tuổi của O3-M122 là 18 đến 60 nghìn năm, điều
này có thể phản ánh tuổi của sự kiện tắc nghẽn dẫn đến sự định cư ban đầu của
Đông Á [4]. Năm 2005, Shi et al. [18] đã trình bày một cách lấy mẫu có hệ thống
và sàng lọc di truyền của haplogroup O3-M122 trong hơn 2.000 cá thể từ các quần
thể đa dạng ở Đông Á. Dữ liệu của họ cho thấy nhóm haplog O3-M122 ở nam Đông Á
đa dạng hơn nhóm ở bắc Đông Á, hỗ trợ nguồn gốc phía nam của O3-M122. Thời điểm
di cư sớm về phía bắc của các dòng O3-M122 ở Đông Á được ước tính khoảng 25 đến
30 nghìn năm... Tuổi của haplogroup O ở Đông Á không quá 30 nghìn năm khi được
ước tính từ số lượng đủ (> 7) của các dấu hiệu STR. Do đó, nhóm máu O không
phải là nhiễm sắc thể Y sớm nhất được người hiện đại mang vào Đông Á.”
Bình luận:
Bên cạnh việc chỉ ra sự phân bố của
haplogroup O ở Đông Á, đoạn dẫn cũng thể hiện sự đồng thuận với quan điểm người
từ Đông Nam Á đi lên Đông Á. Tuy nhiên, việc cho rằng: “Thời điểm di cư sớm
về phía bắc của các dòng O3-M122 ở Đông Á được ước tính khoảng 25 đến 30 nghìn
năm” cần phải bàn. Từ phát hiện khảo cổ và di truyền cho thấy haplogroup
O cùng đi lên Hoa lục 40.000 năm trước (Chu et al.,1998; Stephen Oppenheimer 2003).
Nhưng có lẽ, do khí hậu lạnh nên phần đông họ dừng lại ở phía Nam Dương Tử, chỉ
ồ ạt đi lên lưu vực Hoàng Hà khi Kỷ Băng hà kết thúc. Có lẽ nút thắt cổ chai Nam
Dương Tử cuối Kỷ Băng hà phản ánh trong gen dẫn tới nhận định trên.
c. Về di sản di truyền của người châu Á da đen thời kỳ đồ đá
cũ
Bài báo viết:
“Lịch sử di cư của haplogroup D-M174 là bí ẩn nhất. Cho đến
nay, chúng ta biết rất ít về nguồn gốc và sự phát tán của haplogroup này. Nhóm haplogroup này có nguồn gốc từ nhóm haplogroup châu
Phi DE-M1 (chèn YAP) và có liên quan đến phong cách thể chất người châu Á da
đen lùn. Các nhóm E và D là anh em. Trong khi nhóm haplogroup E được người da
đen cao lớn mang về phía tây tới châu Phi, thì nhóm haplogroup D có thể đã được
người da đen thấp mang về phía đông đến Đông Á (Hình 3).
Haplogroup D-M174 có tần suất cao ở Andaman Negritos, các quần thể Tây Tạng-Miến
Điện phía bắc và Ainu của Nhật Bản, và cũng xuất hiện với tần suất thấp ở các
quần thể Đông và Đông Nam Á và Trung Á khác (Hình 1) [20,22,30, 31]. Một quần
thể phía bắc Tây Tạng-Miến Điện, Baima-Dee, bao gồm gần 100% nhóm haplog D. Có
ba phân nhóm chính của nhóm haplog D, đó là, D1-M15, D2-M55 và D3-P99, và nhiều
phân nhóm phụ chưa được phân loại nhóm haplog. Haplogroup D1-M15 phổ biến ở người
Tây Tạng, Tangut Chiang và Lolo, và cũng được tìm thấy với tần suất rất thấp
trong các quần thể Đông Á lục địa [32,33]. Haplogroup D2-M55 được giới hạn cho
các quần thể khác nhau của Quần đảo Nhật Bản. Haplogroup D3-P99 được tìm thấy với
tần suất cao ở người Tây Tạng và một số dân tộc thiểu số Tạng-Miến ở các tỉnh Tứ
Xuyên và Vân Nam cư trú gần với người Tây Tạng, chẳng hạn như Pumi và Naxi
[32]. Paragroup D * chỉ giới hạn ở Quần đảo Andaman [31], nơi đã bị cô lập
trong ít nhất 20 nghìn năm. Một số nhóm haplog nhỏ khác, cũng được bao gồm
trong D *, có thể được tìm thấy xung quanh Tây Tạng. Hầu hết các quần thể có
nhóm máu D có màu da rất sẫm, bao gồm cả người Andaman, người Tạng-Miến và
Môn-Khmer. Người Ainu có thể có làn da nhợt nhạt để hấp thụ nhiều tia cực tím
hơn ở các vùng vĩ độ cao. Về nguồn gốc của haplogroup D, Chandrasekar
et al. gợi ý rằng CT-M168 đã tạo ra chèn YAP đột biến ion và D-M174 ở Nam Á
dựa trên những phát hiện của họ về sự chèn YAP ở các bộ lạc đông bắc Ấn Độ và
D-M174 ở cư dân đảo Andaman [34]. Trong trường hợp đó, haplogroup E có chèn YAP
cũng có thể có nguồn gốc Châu Á. Tuy nhiên, giả thuyết này hiếm khi được chứng
minh bởi bất kỳ bằng chứng nào. Nếu haplogroup D có nguồn gốc từ Châu Phi, thì
điều bí ẩn nhất là nó đã di chuyển qua các quần thể có haplogroup CF đến Đông Á
như thế nào? Một bí ẩn khác là haplogroup D đã di cư từ Tây Nam Á đến Nhật Bản
như thế nào? Nó có thể đã đi qua lục địa Đông Á hoặc qua Sundaland (Hình 2B)?
Tuyến đất liền có vẻ ngắn hơn tuyến Sundaland. Shi và cộng sự đề xuất rằng sự mở
rộng về phía bắc của D-M174 sang phía tây Trung Quốc có thể dẫn trước sự di cư
của các dòng họ Đông Á lớn khác vào khoảng 60 nghìn năm trước. Sau đó, những quần
thể biên giới này có thể đã đi về phía Đông thông qua tuyến đường phía bắc qua
Triều Tiên hoặc qua tuyến đường phía nam qua Đài Loan và cầu đất liền Ryukyu đến
Nhật Bản, nơi họ có thể đã gặp những người định cư kiểu Úc trước đó. Di tích
D-M174 hiện nay ở Đông Á có lẽ đã bị lấn ra khỏi miền đông Trung Quốc bởi sự di
cư về phía bắc sau này của haplogroup O và sự bành trướng của người Hán trong
thời đồ đá mới [32]. Tuy nhiên, chưa bao giờ có bất kỳ bằng chứng nào từ di
truyền học hoặc khảo cổ học cho thấy nhóm haplog D2 hoặc Negritos đã di cư đến
miền đông Trung Quốc… Tuy nhiên, do thiếu dữ liệu, lịch sử của haplogroup D,
như một di sản di truyền của Thời đại đồ đá cũ ở Đông Á, vẫn còn là một bí ẩn.”
Bình luận
Đoạn dẫn nói lên điều gì? Trước hết, nó cho biết, nhờ kỹ thuật
di truyền, các tác giả đã khám phá tình hình phân bố của Haplogroup D ở Đông Á.
Nhưng nó cũng cho thấy, họ lúng túng trong việc xác định nguồn gốc cũng như lộ
trình di cư của haplogroup này. Giả thuyết được đưa ra: “Nhóm haplogroup này
có nguồn gốc từ nhóm haplogroup châu Phi DE-M1 (chèn YAP) và có liên quan đến
phong cách thể chất người châu Á da đen lùn. Các nhóm E và D là anh em. Trong
khi nhóm haplogroup E được người da đen cao lớn mang về phía tây tới châu Phi,
thì nhóm haplogroup D có thể đã được người da đen thấp mang về phía đông đến
Đông Á.” Điều này có nghĩa là đã có cuộc ra đi của haplogroup D từ châu Phi?
Thực tế không hề có cuộc di cư này bởi lẽ cuộc thoát khỏi châu Phi của người hiện
đại chỉ thành công duy nhất một lần trong lịch sử. Trong khi đó, gợi ý của
Chandrasekar et al. rằng: “haplogroup E có chèn YAP cũng có thể có nguồn gốc
Châu Á” không được lưu ý! Đáng tiếc, các tác giả không biết rằng, từ khảo
sát hình thái học sọ cổ Việt Nam, nhân chủng học phát hiện, haplogroup D được
sinh ra tại Việt Nam 70.000 năm trước. Nếu xác định haplogroup D sinh ra ở Việt
Nam thì việc giải thích sự có mặt của chúng rải rác ở Đông Á là điều hợp lý. (3)
d. Những người nhập cư gần đây đến và đi từ Tây Bắc: N-M231
“Nhóm Haplogroup O có một nhóm haplogroup anh em, N-M231,
đạt tần suất cao nhất ở phía bắc Âu-Á, đặc biệt là trong số hầu hết các nhóm
dân tộc Uralic, bao gồm người Finnic, Ugric, Samoyedic và Yukaghir, cũng như một
số quần thể Altaic và Eskimo ở phía bắc. Nó cũng xuất hiện với tần suất thấp ở
Đông Á (Hình 1) [30,37]. Phân tích chi tiết của haplogroup N cho thấy sự mở rộng
gần đây hơn trên tuyến đường ngược chiều kim đồng hồ từ nội địa Đông Á hoặc nam
Siberia khoảng 12 đến 14 nghìn năm trước, điều này giải thích cho tần suất cao
của nhóm haplogroup N ở đông bắc châu Âu [37]. Phân lớp N1a-M128 được tìm thấy
với tần suất thấp trong các quần thể ở miền bắc Trung Quốc, chẳng hạn như Mãn
Châu, Xibe, Evenki, Triều Tiên và cả trong một số quần thể người Thổ Nhĩ Kỳ ở
Trung Á. Haplogroup N1b-P43 có niên đại khoảng sáu đến tám nghìn năm tuổi và có
thể có nguồn gốc ở Siberia. N1b phổ biến ở Bắc Samoyeds, và cũng xuất hiện với
tần suất thấp đến trung bình ở một số dân tộc Uralic và Altaic khác [38,39].
Phân lớp N1c-Tat thường xuyên nhất xuất hiện có lẽ ở Trung Quốc khoảng 14 nghìn
năm trước và sau đó trải qua một loạt các hiệu ứng người sáng lập hoặc tắc nghẽn
mạnh mẽ ở Siberia và sự mở rộng thứ cấp ở Đông Âu [37]. Những nghiên cứu này đã
truy tìm nguồn gốc của haplogroup N ở Tây Nam Trung Quốc
và Đông Nam Á. Vì vậy, đó là một cuộc hành trình dài đối với những người đầu
tiên của nhóm haplogroup N để vượt qua lục địa từ Đông Nam Á đến Bắc Âu. Sự
di cư của haplogroup N là một bằng chứng khác cho nguồn gốc phía nam của người
Đông Á.”
Mũ sọ Mông Cổ tại Salkhit Đông Bắc Mông Cổ 34.000 năm trước
Bình luận.
Tình trạng của Haplogroup N là câu chuyện phức tạp nhưng thú
vị. Theo quan niệm chung, tác giả của bài báo cũng đã “truy tìm nguồn gốc của
haplogroup N ở Tây Nam Trung Quốc và Đông Nam Á.” Xin hỏi: có tìm thấy
không? Không, thời đồ đá khu vực này hoàn toàn không có người Mongoloid! (3)
Người Mongoloid chỉ xuất hiện tại đây khoảng 2000 năm TCN nhưng lại là South
Mongoloid. Vậy thời đồ đá lấy đâu ra người Mongoloid ở Đông Nam Á để đi lên
Đông Á?
Để trả lời câu hỏi này, 15 năm trước, dựa trên ba dữ kiện:
i. Chỉ có con đường di cư duy nhất phương Nam. ii. Gợi ý của Chu et al.: người
Mongoloid cũng từ phía nam lên (4) và iii. Di cốt người North Mongoloid 68.000
năm tại Liễu Giang Quảng Tây, sát biên giới Việt Nam, giúp chúng tôi đưa ra giả
thuyết: 70.000 năm trước, có những nhóm Mongoloid riêng lẻ đi lên Tây Bắc Việt
Nam rồi sống biệt lập ở đây. Bộ xương North Mongoloid Liễu Giang là chứng cứ.
Khoảng 40.000 năm trước, cộng đồng Mongoloid từ đây theo hành lang Ba Thục-Tứ
Xuyên đi lên đất Mông Cổ. Săn hái ở đây cho tới khi Kỷ Băng hà kết thúc, họ thuần
dưỡng gia súc rồi chuyển sang sống du mục trên đồng cỏ Bắc Hoàng Hà. (5) Do giữ
được bộ gen thuần, họ được gọi là North Mongoloid. Mảnh mũ sọ North Mongoloid
34.000 năm trước tìm được ở Salkhit Đông Bắc Mông Cổ là vật chứng của sự kiện
này. (6) Do rời khỏi Việt Nam từ 40.000 năm trước nên trên đất Việt Nam không có
di cốt của họ vào thời đồ đá. Tuy nhiên, trong máu người Mongoloid ở Mông Cổ
vẫn mang dấu ấn của 30.000 năm sống trên đất Việt Nam.
Vấn đề mấu chốt thứ hai là tình trạng người South Mongoloid:
Họ từ đâu ra và vì sao trở thành chủ thể của dân cư châu Á? Có lẽ người sớm nhất
quan tâm chuyện này là Zhou Jixu (7). Ông cho rằng người Mongoloid phương Nam ở
di chỉ Bán Pha tỉnh Thiểm Tây từ Đông Nam Á đi lên. Sự thực không phải vậy: thời
đồ đá, Đông Nam Á không có người Mongoloid! Dựa trên vị trí của di chỉ Bán Pha
và mã di truyền South Mongoloid, chúng tôi cho rằng khi mang cây kê lên trồng ở
đây, người Việt cổ chủng Australoid đã gặp gỡ và hòa huyết với người North
Mongoloid, sinh ra người South Mongoloid. Di chỉ Bán Pha chính là nơi phát tích
của người Mông Cổ phương Nam.
Câu hỏi vì sao sinh sau nhưng chủng Mongoloid phương Nam trở
thành dân cư đông nhất châu Á? Có thể trả lời như sau. 70.000 năm trước, trên đất
Việt Nam, hai đại chủng Australoid và Mongoloid hòa huyết sinh ra người Việt cổ.
Theo nguyên lý dy truyền, cuộc hôn phối tất sinh ra một lượng người Mongoloid.
Nhưng do số lượng người Australoid quá đông nên các thế hệ sau hòa huyết tiếp,
cuối cùng gen Mongoloid lặn, chỉ còn duy nhất chủng Australoid. Tuy nhiên,
trong máu mỗi người Việt cổ Australoid đều chứa gen Mongoloid. Vì vậy, khi nhận
thêm gen của người du mục, lượng máu Mongoloid trong cơ thể con lai vượt qua giới
hạn của chủng Australoid để trở thành chủng mới Mongoloid phương Nam. Khi người
con lai trưởng thành giao phối với đồng bào mình thì cũng truyền cho con họ lượng
gen Mongoloid, khiến cho con họ cũng trở thành Mongoloid phương Nam. Cứ thế,
như trong trò chơi domino, chỉ cần cú hích ban đầu rồi toàn bộ người Việt cổ sẽ
tự động chuyển thành South Mongoloid. Nhân học gọi đó là quá trình Mongoloid
hóa dân cư Đông Nam Á. Đó là lý do khiến cho người Mongoloid phương Nam tuy
sinh sau nhưng rồi trở thành chủ thể dân cư Đông Á.
Trước đây, khi đề xuất “Người
Mongoloid cũng từ Việt Nam lên” chúng tôi mới chỉ có bằng chứng gián tiếp của
khảo cổ và gợi ý mơ hồ của di truyền. Nay nhờ nhiều nghiên cứu di truyền học,
chứng cứ của việc này trở nên vô cùng vững chắc. Trong bài báo Dấu hiệu đơn
nguyên lưỡng phân trong cấu trúc di truyền Bách Việt (百越遗传结构的一元二分迹象)(8) Lý Huy xây dựng Cây quan hệ huyết thống các dân tộc Đông Á
từ nhiễm sắc thể Y:
Từ đó tác giả nhận định:
“Điều có ý nghĩa đặc biệt là một số dân tộc thuộc hệ thống
Altai ở phía Đông cũng có chứa một ít lượng đột biến M119. Cao nhất là người
Buryat với 35%, người Nivkh 6%, người Mãn 5,6%, người Mông Cổ 4,2%, người Ulchi
3,8%, người Nhật 3,4%, người Ewenki (Ngạc Ôn Khắc) vùng Yenisey là 3,2%. Xét về
mặt di truyền và văn hóa, việc tập đoàn Bách Việt và nhóm các dân tộc Tungus
thuộc hệ thống Altai có quan hệ nguồn gốc hay chỉ là các nhóm dân tộc có quan hệ
giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau còn cần phải nghiên cứu làm rõ.”
Công bố của Lý Huy đã bác bỏ thuyết “Con đường phía Bắc đưa
người tới Đông Á.” Khi áp dụng thuyết “Người Mongoloid cũng từ Việt Nam lên,”
ta dễ dàng hóa giải mối hoài nghi của học giả Lý Huy: 70.000 năm trước, trên đất
Việt Nam, cộng đồng Mongoloid góp một phần máu huyết sinh ra người Việt cổ
Australoid, tổ tiên dân cư Nam Đảo. Phần còn lại được đưa lên phía Bắc, trở
thành tổ tiên dân Altaic, Evenki, Tungusic… Kết quả là hai cộng đồng xa xôi này
là cùng một nguồn gốc.
Chúng tôi sơ đồ hóa quá trình hình thành dân cư Đông Á như sau:
Kết luận.
Phân tích trên cho thấy, hai học giả Vương Truyền Siêu và Lý
Huy đã thành công trong việc vẽ bản đồ dân cư Đông Á ở mức độ phân tử nhưng như
phần lớn học giả hiện nay, họ vẫn bất lực trong việc xác định nguồn gốc và lộ
trình làm nên dân cư phương Đông. Trong ba hình vẽ trên bài viết thì hình thứ
nhất chính xác vì thể hiện phân bố dân cư Đông Á ở mức độ nhiễm sắc thể Y. Hình
2 phản ánh không đúng con đường di cư của dân cư Đông Á. Hình 3 thể hiện không
đúng quan hệ di truyền giữa các nhóm dân cư. Sự thực là, bốn haplogroup C, D,
O, N cùng xuất hiện trên đất Việt Nam 70.000 năm trước, do hai đại chủng người
châu Phi Australoid và Mongoloid sinh ra.
Có mối nguy là phần nhiều tác giả nghiêng theo kịch bản “Một
số đông nông dân Trung Quốc đi xuống, thay thế người bản địa Australoid làm nên
dân cư Đông Nam Á hôm nay.”(9) Hầu hết học giả Trung Quốc ủng hộ phương án trên
vì nó dẫn tới “kết luận khoa học”: “người Việt Nam là con cháu người Trung Quốc.”
Không hiểu vì họ quên hay không biết rằng, nếu điều đó là thực thì đa dạng sinh
học của người Việt Nam phải thấp hơn người Trung Quốc! Tuy nhiên, hầu hết các
nghiên cứu di truyền đều xác nhận: “người Việt Nam có đa dạng cao nhất châu Á.”
Điều này khẳng định hoàn toàn không có chuyện “số đông nông dân Trung Quốc tràn
xuống thay thế người bản địa, làm nên dân cư Đông Nam Á.”
Cho tới cuối thế kỷ XX, các dân tộc Đông Á vẫn tin rằng, tổ
tiên họ là Người vượn Bắc Kinh Homo pekinensis. Nhưng sang kỷ nguyên mới, di
truyền phân tử đã làm đảo lộn tất cả khi tuyên bố, toàn nhân loại có một tổ
tiên chung Homo sapiens xuất hiện ở châu Phi 300.000 năm trước. Từ châu Phi,
người tiền sử đi ra làm nên dân cư thế giới. Vì vậy, lịch sử các dân tộc phương
Đông cần được viết lại. Nhưng viết sao đây khi đến nay các nhà nhân học vẫn lẩn
quẩn bàn cãi về con đường loài người ra khỏi châu Phi?!
Trong khi đó 15 năm trước, trong cuốn sách nhỏ của mình,
chúng tôi đã trình bày những nét cơ bản của bức tranh tiền sử Đông Á. Những năm
sau, nhờ cập nhật nhiều tư liệu khảo cổ và di truyền học giá trị, chúng tôi công
bố hàng trăm bài viết và những cuốn sách, trong đó có Rewriting
Chinese history, The Formation Process Of The Origin And Culture Of The Viet
People, Out Of Vietnam Explore In The World (10-11) trình bày một
lịch sử Đông Á ngày thêm hoàn chỉnh. Chúng tôi cũng trao đổi học thuật trong
các seminar, tranh luận với những sử gia hàng đầu đất nước… Khám phá của chúng
tôi đã đến với hàng triệu người Việt Nam trong và ngoài nước. Tiếc rằng, vì là
một nhà nghiên cứu độc lập và quan điểm của chúng tôi quá khác biệt với nền học
thuật chính thống nên không được nhà nước Việt Nam ủng hộ. Chúng tôi cũng không
có điều kiện công bố trên tạp chí quốc tế nên học giả nước ngoài không biết đến
công việc của chúng tôi. Duy nhất có phó giáo sư Liam C. Kelly, sau nhiều năm
phản bác chúng tôi, vào năm 2020, trong bài… The Centrality of “Fringer
history”: Díapora, the internet and a new version of Vietnamese Prehistory đã
thừa nhận: “Tại Việt Nam tồn tại nền “sử học bên lề,” đang viết phiên bản mới của
lịch sử Việt Nam.” (13)
Hiện đang tồn tại nghịch lý là, trong khi những vấn đề cơ bản
của lịch sử Đông Á được giải quyết từ nhiều năm, thì học giả thế giới đang phí
hoài thời gian và công sức đẩy cánh cửa đã mở. Vì vậy, chúng tôi buộc phải viết
bài này, nói rõ sự bất cập của học thuật thế giới hiện nay và đề nghị các nhà
khoa học hãy đọc rồi phản biện ý tưởng của chúng tôi. Chúng tôi sẽ vô cùng biết
ơn nếu quý vị chỉ ra sai lầm của mình để được học tập.
Cảm ơn bài báo của hai học giả Wang và Li giúp những tư liệu
quý.
Sài Gòn, tháng Giêng 2021.
Tài liệu tham khảo
1.
Hà Văn Thùy. Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt.
NXB Văn học, H. 2006
2.
Chuan-Chao Wang and Hui Li. Inferring human
history in East Asia from Y chromosomes
https://investigativegenetics.biomedcentral.com/articles/10.1186/2041-2223-4-11
3.
Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB
DH&THCN. H,1083
4.
Chu et al. Genetic Relationship of Population in
China. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC21714/
5.
Hà Văn Thùy. Out Of Vietnam Explore Into
The World. Publisher Nhân Ảnh. August 1,
2021
https://www.amazon.com/dp/B09BL6NBGD?ref_=pe_3052080_397514860
6. Thibaut Devièse at al. Compound-specific
radiocarbon dating and mitochondrial DNA analysis of the Pleistocene hominin
from Salkhit Mongolia. https://www.nature.com/articles/s41467-018-08018-8 )
7. Zhou Jixu. The Rise of Agricultural
Civilization in China: The Disparity between Archeological Discovery and the
Documentary Record and Its Explanation.
https://books.google.com.vn/books/about/Sino_Platonic_Papers.html?id=PmQqnQEACAAJ&redir_esc=y
8.
李 辉.
百越遗传结构的一元二分迹象
file:///C:/Users/DELL/Downloads/A07%20(1).pdf
9.
S. Pischedda et al. Phylogeographic and
genome-wide investigations of Vietnam ethnic groups reveal signatures of
complex historical demographic movements.
https://www.nature.com/articles/s41598-017-12813-6
10.
Hà Văn Thùy. Rewriting Chinese history.
Publisher Nhân Ảnh. https://www.amazon.com/dp/1989993680/ref=sr_1_1?dchild=1&keywords=rewriting+chinese+history&qid=1615764050&sr=8-1
11.
Hà Văn Thùy. The Formation Process of The Origin
and Culture of The Viet People. Publisher
Nhân Ảnh. https://www.amazon.com/dp/1989993303
12.
Kelley, L. C. The centrality of “fringe
history”: Diaspora, the Internet and a new version of Vietnamese prehistory.
International Journal of Asia Pacific Studies
16 (1): 71–104, https://doi.org/10.21315/ijaps2020.16.1.3