Năm 2014, sau sự kiện Dương Khiết Trì thăm Việt Nam, Hoàn Cầu
Thời Báo của Trung Quốc đã viết: Trung Quốc dụng tâm lương khổ, phụng khuyến Việt
Nam “lãng tử hồi đầu” (中国用心良苦,奉劝越南“浪子回头”). Câu này có nghĩa là: Trung Quốc chân thành khuyên đứa con
hoang đàng Việt Nam hãy trở về nhà.
Đấy là lời xúc phạm nặng nề dân tộc Việt Nam. Thiết tưởng bộ
máy hùng hậu của các ngành Ngoại giao, Lịch sử, Văn hóa phải lập tức có lời đáp
trả thỏa đáng để rửa nỗi nhục quốc thể. Nhưng tới nay những người hưởng ơn vua
lộc nước tất cả đều im lặng như chưa từng có sự nhục mạ sâu cay đó.
Quốc gia lâm nguy thất
phu hữu trách, phận phó thường dân là tôi buộc phải lên tiếng.
Nhận thấy câu đó không do tùy tiện buông ra mà căn cứ trên
những cơ sở nhất định. Muốn phản bác, buộc phải tìm ra cái “cơ sở khoa học” đó.
Tôi cho rằng, người viết đã dựa vào chứng cứ mà họ cho là vững chắc từ cổ sử
cũng như lịch sử hiện đại.
1. Từ cổ sử.
Sử ký Việt vương Câu Tiễn thế gia cho biết, con thứ của vua
Thiếu Khang nhà Hạ vượt Dương Tử xuống đất của người Việt, khai hoang lập ấp, cắt
tóc, xăm mình, sống hòa đồng với dân bản địa nên được người Viêt tin theo rồi lập
ra nước Việt. Ban đầu nước nhỏ lại ở xa Trung Nguyên nên không được chú ý. Thời
Chu, nhà Chu truy tìm dòng dõi của vua Hạ Vũ, được phong đất ở Cối Kê để thờ phụng
vua Vũ. Sau khi vua Câu Tiễn diệt nước Ngô, làm bá chủ Trung Nguyên thì nước Việt
trở nên nổi tiếng. Năm 333 TCN, nước Sở diệt nước Việt. Người nước Việt
chạy xuống miền Bắc Việt Nam, làm nên dân cư Việt Nam.
Sự kiện này được ghi trong sách Lịch sử cổ đại Việt Nam của
học giả Đào Duy Anh, được cho là đáng tin. Tuy nhiên dòng cuối cùng “người
nước Việt chạy xuống miền Bắc Việt Nam, làm nên dân cư Việt Nam” là còn
nghi vấn vì chưa được kiểm chứng.
2. Từ lịch sử hiên đại.
Sang thế kỷ XXI, khoa học xác nhận, người di cư châu Phi làm
nên dân cư Đông Á. Tuy nhiên về lộ trình của cuộc di cư thì giới khoa học chia
làm hai phái.
Phần đông học giả thế giới trong đó có người Trung Quốc cho
rằng, có hai con đường di cư. Con đường phương Nam làm nên dân cư Đông Nam Á
mang mã di truyền Australoid. Con đường phương Bắc làm nên người nông dân Trung
Quốc mã di truyền Mongoloid. Một lượng lớn người Trung Quốc tràn xuống, thay thế
người bản địa, làm nên dân cư Việt Nam.
Dựa theo quan niệm này, học giả Trung Quốc đưa ra ý tưởng:
người Hán từ Trung Nguyên đi xuống Nam Dương Tử, làm nên cộng đồng Bách Việt.
Trong khi đó, một bộ phận trong Bách Việt chạy xuống Việt Nam, thành dân cư Việt
Nam. Như vậy, người Việt Nam là đám ly khai khỏi đại gia đình Trung Quốc.
Tiếp thu kết quả nghiên cứu của các sử gia, giới chính trị
Trung Quốc kêu gọi người Việt Nam “lãng tử hồi đầu” (!) Hoàn Cầu thời báo là
cái loa rêu rao ý tưởng trên.
Tuy nhiên, kết luận “Một lượng lớn người Trung Quốc
tràn xuống, thay thế người bản địa, làm nên dân cư Việt Nam” vấp phải
thách thức nghiêm trọng. Bởi lẽ, nếu sự việc diễn ra như vậy thì người Việt Nam
phải là con cháu người Trung Quốc. Theo nguyên lý di truyền học, “đa dạng sinh
học giảm dần từ cha mẹ xuống con cháu,” thì đa dạng sinh học của người Việt Nam
hôm nay phải thấp hơn người Trung Quốc. Tuy nhiện, tất cả các nghiên cứu di
truyền dân cư châu Á đều khẳng định, người Việt Nam có đa dạng sinh học cao nhất,
có nghĩa là người Việt Nam “già” nhất, tức là gần nhất với tổ tiên.
Sự thực này bác bỏ ý tưởng người Trung Quốc thay thế dân bản
địa, làm nên dân cư Việt Nam.
Một thực tế khác cũng bác bỏ thuyết “thay thế dân cư” là ở
chỗ, vào giữa thiên niên kỷ III TCN, dân cư Đông Nam Á và Nam Á quá đông, còn
dân số người Trung Quốc ở lưu vực Hoàng Hà ít nên không thể “tràn xuống thay thế”
dân cư khu vực.
Rất mừng là, bên cạnh trường phái trên, xuất hiện trường
phái cho rằng chỉ có duy nhất con đường di cư phương Nam: người châu Phi tới Việt
Nam, gặp gỡ, hòa huyết, tăng nhân số. Khi khí hậu phía Bắc cải thiện, họ đi lên
chiếm lĩnh Hoa lục.
Tiếp thu ý tưởng của trường phái này, chúng tôi đề xuất kịch
bản: 70.000 năm trước, hai đại chủng người châu Phi Australoid và Mongoloid tới
Việt Nam. Tại miền Trung Việt Nam, đa số nhóm người di cư gặp gỡ hòa huyết cho
ra người Việt cổ mã di truyền Australoid. Trong khi đó, có những nhóm người
Mongoloid riêng lẻ đi lên Tây Bắc Việt Nam rồi dừng lại săn bắn hái lượm ở đây.
Khi khí hậu được cải thiện, người Việt cổ Australoid đi lên chiếm lĩnh Hoa lục.
Họ xây dựng kinh tế nông nghiệp từ lưu vực Dương Tử tới lưu vực Hoàng Hà. Trong
khi đó, người Mongoloid theo hành lang phía Tây đi lên đất Mông Cổ, sống săn bắn
hái lượm. Khi Kỷ Băng hà kết thúc, họ thuần hóa gia súc và chuyển sang phương
thức sống du mục. Khoảng 7000 năm trước, tại Nam Hoàng Hà, người Việt tiếp xúc,
hòa huyết với người Mông Cổ, sinh ra chủng người Việt hiện đại Mongoloid phương
Nam. Người Mongoloid phương Nam tăng số lượng, trở thành chủ thể của lưu vực
Hoàng Hà. Khoảng năm 2698 TCN, người Mông Cổ xâm lăng miền Trung Hoàng Hà, một
bộ phận người Việt chạy xuống Nam Dương Tử rồi chuyển dịch dần về Việt Nam,
mang nguồn gen Mongoloid chuyển hóa di truyền dân cư Nam Dương Tử, Việt Nam và
Đông Nam Á sang Mongoloid phương Nam.
Do được sinh ra từ cuộc hòa huyết giữa hai chủng Australoid
và Mongoloid nên trong máu người Việt cổ sẵn chứa gen Mongoloid. Khi được bổ
sung môt lượng máu Mongoloid từ dân phía Bắc xuống, lượng gen Mongoloid trong
cơ thể lớp con lai tăng lên, vượt quá ngưỡng của chủng Australoid nên chuyển
sang mã di truyền Mongoloid phương Nam. Sự việc diễn ra theo phản ứng dây truyền
hay như trong trò chơi domino, dẫn đến việc toàn bộ dân cư Việt Nam và Đông Nam
Á chuyển sang chủng Mongoloid phương Nam.
Như vậy, việc người Mongoloid phương Nam thay thế người
Australoid trên địa bàn Đông Nam Á là sự chuyển hóa di truyền mà không phải
thay thế dân cư. Cho nên, sử cũ ghi “người Việt con cháu của Câu Tiễn chạy xuống
Bắc Việt Nam, làm nên dân cư Việt Nam” là chưa chính xác.
3. Kết luận.
Phân tích trên cho thấy, cả hai “cơ sở khoa học” để học giả
Trung Quốc đưa ra chủ trương “Việt Nam lãng tử hồi đầu” đều không phù hợp thực
tế. Cổ sử nói rằng nước Sở diệt nước Việt, có bộ phận người Việt chạy xuống miền
Bắc Việt Nam. Số người này bổ sung cho dân cư Việt Nam mà không làm nên dân cư
Việt Nam. Sử hiện đại xác nhận không có chuyện “người từ Trung Quốc tràn xuống
thay thế người bản địa, làm nên dân cư Việt Nam.”
Từ đó có thể kết luận như sau:
i.Cộng đồng người Việt đã hình thành hàng vạn năm trước khi
người Hán được sinh ra nên không có chuyện “Người Hán từ Trung Nguyên xuống làm
nên cộng đồng Bách Việt.”
ii. Người Trung Quốc là con cháu do người Việt sinh ra khi đi lên khai phá Hoa lục. Những người từ Trung Quốc đến Việt Nam là con cháu trở về đất tổ. Nói “Việt Nam lãng tử hồi đầu” là sự xuyên tạc nghiêm trọng lịch sử và xúc phạm nặng nề tổ tiên.
Sài Gòn, 9.9.2021