PHẢN BIỆN KẾT LUẬN VỀ NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT CỦA DỰ ÁN “1000 BỘ GEN NGƯỜI VIỆT NAM.”


   

Kính gửi Nhân sỹ, trí thức cùng đồng bào.
Thưa quý vị,
Nhờ khoa học thế giới khám phá con đường di cư của người tiền sử từ châu Phi tới Việt Nam, tôi đã dành toàn bộ thời gian cùng tâm lực đi tìm cội nguồn dân tộc. Tới nay, sau 15 năm, tôi đã công bố trong sáu cuốn sách cùng hàng trăm bài viết.
Toàn bộ khảo cứu cho thấy chúng ta có tổ tiên vĩ đại, được sinh ra 70.000 năm trước ở Việt Nam rồi lan tỏa ra Đông Nam Á, lên chiếm lĩnh Hoa lục. Sau thời gian dài sống trên đất Đông Á, tổ tiên ta làm nên lịch sử vĩ đại cùng nền văn hóa nông nghiệp Việt tộc rực rỡ. Điều bí ẩn hàng nghìn năm được sáng tỏ: người Trung Hoa là hậu duệ của người Lạc Việt và văn hóa Trung Hoa được xây dựng trên cơ sở văn hóa Lạc Việt. Phát hiện quan trọng này giúp dân tộc ta gành lại chủ quyền văn hóa và thoát khỏi mặc cảm nô lệ từ văn hóa Hán.
Tuy nhiên mới đây, khi đọc bài báo công bố kết quả khảo sát 1000 bộ gen người Việt, tôi thấy các tác giả đã sai lầm khi đưa ra giả thuyết về sự hình thành dân tộc Việt. Đây là điều rất hệ trọng vì nhân danh "khoa học" các tác giả khẳng định người Việt Nam bị Hán hóa từ 800 năm trước. Tôi sợ rằng, nắm lấy kết luận "khoa học" này, hệ thống tuyên truyền bá đạo của Trung Cộng sẽ vùi dập dân tộc ta.
Do vậy, tôi đã viết bài phản biện bằng tiếng Việt và dịch sang tiếng Anh để chuyển tới mọi người. Rất mong quý vị, trong khả năng của mình phản biện để làm rõ sự thật.
Xin chân thành cảm ơn.
Sài Gòn, ngày 14.5.2018
Hà Văn Thùy

Ngày 03 tháng 10 năm 2017, tạp chí Scientific Reports công bố nghiên cứu  “CÁC CUỘC ĐIỀU TRA ĐỊA LÝ VÀ BỘ GEN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM CHO THẤY SỰ BIẾN ĐỘNG NHÂN KHẨU HỌC LỊCH SỬ PHỨC TẠP”[1] của chín tác giả: S. Pischedda, R. Barral-Arca, A. Gómez-Carballa, J. Pardo-Seco, M. L. Catelli, V. Álvarez-Iglesias, J. M. Cárdenas, N. D. Nguyen, H. H. Ha, A. T. Le, F. Martinón-Torres, C. Vullo & A. Salas.
Đây là công trình khảo sát di truyền dân cư Việt Nam có quy mô lớn đầu tiên. Do đó nó có ý nghĩa đặc biệt trong việc tìm hiểu nguồn gốc và quá trình hình thành dân tộc Việt Nam, mối quan hệ giữa các cộng đồng người Việt. Nó cũng giúp cho việc chẩn trị các bệnh về di truyền, công việc của pháp y... Vì vậy, công trình này sẽ được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm.
Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy Dự án đưa ra một số nhận định chưa thỏa đáng, cần được bàn lại như sau:
I. Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, Dự án đưa ra hai kịch bản.
1.       Kịch bản thứ nhất:
“Theo quan điểm nhân chủng học, kịch bản tổng thể là người Việt Nam ngày nay có nguồn gốc dân tộc kép: một thành phần chính đến từ miền Nam Trung Quốc, chồng lên một thành phần nhỏ có nguồn gốc từ một hỗn hợp Thái-Indonesian. Quá trình Nam tiến có thể là chìa khóa cho việc cấu hình kiến trúc bộ gen của người Việt Nam ngày nay.” (From an anthropological point of view, the overall scenario is that present-day Vietnamese have a dual ethnic origin: a major component coming from South of China, superimposed to a minor component originating from a Thai-Indonesian composite. The Nam tiến has probably been key for the configuration of the genome architecture of present-day Vietnamese).
Như vậy có nghĩa là, trong quá khứ đã có số lượng áp đảo người từ Hoa Nam xuống lai với số ít người bản địa Thái-Indonesian sinh ra người Việt Nam. Hậu quả tất yếu sẽ là: người Việt Nam là hậu duệ của người Trung Quốc. Theo nguyên lý di truyền học, độ đa dạng sinh học giảm dần nơi các thế hệ con cháu. Điều này có nghĩa là, người Việt Nam ngày nay phải có độ đa dạng sinh học thấp hơn người Trung Quốc.
Tuy nhiên, trên thực tế, tất cả các nghiên cứu di truyền học dân cư châu Á, kể cả trong báo cáo này đều khẳng định người Việt Nam có độ đa dạng sinh học cao nhất trong các dân cư châu Á:
Trong những năm gần đây, Đông Nam Á đã được khám phá rộng rãi trong các nghiên cứu di truyền. Một số nghiên cứu DNA ty thể (mtDNA) đã gợi ý rằng khu vực này tạo thành điểm khởi đầu của sự mở rộng của con người hiện đại từ châu Phi sang Trung Quốc, Đông Á và Oceania.
(In recent years, SEA has been extensively explored in genetic studies. Some mitochondrial DNA (mtDNA) studies have suggested that this region constituted the starting point of the modern human expansions from Africa towards China, EA and Oceania8,9.)
Nhìn chung, sự biến đổi di truyền quan sát thấy ở Việt Nam phù hợp với các mô hình mtDNA được quan sát ở Đông Nam Á, được coi là vùng đa dạng và đa hình nhất của lục địa6. Theo dự kiến, sự đa dạng mtDNA rất cao trên lãnh thổ Việt Nam. Đa số người Việt Nam mang theo haplotypes mtDNA tập trung ở các nhánh M7 (20%) và R9'F (27%), hai dòng dõi chính của mẹ không chỉ thống trị Việt Nam mà Đông Nam Á nói chung.
(Overall, the genetic variation observed in the Vietnamese fits well with mtDNA patterns observed in SEA, which is considered the most diverse and polymorphic region of the continent6. As expected, mtDNA diversity is very high across the Vietnamese territory.)
Luận điểm này cũng được ủng hộ bởi S.W. Ballinger (1992): “Người Việt Nam có chỉ số đa dạnh sinh học cao nhất trong dân cư Đông Á.” (2)
Chỉ số đa dạng sinh học của người Việt Nam cao hơn dân cư Trung Quốc chứng tỏ rằng, người Việt Nam sinh ra người Trung Quốc. Do vậy không có việc số lượng lớn người từ Trung Quốc xuống làm nên dân cư Việt Nam.
Cố nhiên kết luận của Dự án đã sai lầm!
2.        Kịch bản thứ hai: “tuyến đường phía bắc phục vụ để nối các quần thể châu Âu và Đông Á”
Dự án viết: The other hypothesis proposes at least two independent migrations: the same initial movement coming from Africa following a southern coastal route first, followed by a series of migrations along a more northern route that served to bridge European and EA populations6. According to the latter hypothesis, most Vietnamese ethnic groups today would be descendants from the ancient populations that spread from South of the Yangtze River towards Mainland SEA and the SEA islands1. However, numerous migrations and successive integration processes could have occurred over time, modeling the genetic composition of SEA5. For instance, Vietnam has been also involved in important commercial historical routes, such as the Silk Roads, and since more than 2,000 years ago, the Vietnamese coast has attracted merchants from as far away as the Middle East and Japan. These commercial exchanges have contributed much to the cultural7 and genetic exchange among Eurasian populations.
(Giả thuyết khác đề xuất ít nhất hai di cư độc lập: cùng một phong trào ban đầu đến từ châu Phi sau một tuyến đường ven biển phía nam đầu tiên, tiếp theo là một loạt các di cư dọc theo một tuyến đường phía bắc phục vụ để nối các quần thể châu Âu và Đông Á. Theo giả thuyết sau, hầu hết các dân tộc Việt Nam ngày nay sẽ là hậu duệ của các quần thể cổ đại trải dài từ phía Nam sông Dương Tử về phía Biển Đông và các đảo Đông Nam Á. Tuy nhiên, rất nhiều di cư và các quá trình hội nhập liên tiếp có thể xảy ra theo thời gian, mô hình hóa thành phần di truyền của Đông Nam Á. Ví dụ, Việt Nam cũng đã tham gia vào các tuyến lịch sử thương mại quan trọng, chẳng hạn như Con đường Tơ lụa, và từ hơn 2.000 năm trước, bờ biển Việt Nam đã thu hút các thương gia đến từ Trung Đông và Nhật Bản. Các sàn giao dịch thương mại này đã đóng góp nhiều cho sự trao đổi văn hóa và di truyền giữa các quần thể Á-Âu.)
Giả thuyết này ra đời khi những khảo sát di truyền phát hiện dòng dịch chuyển của người tiền sử từ châu Âu qua Trung Á rồi tới Đông Á khoảng 15.000 năm trước, có lẽ bắt đầu từ đề xuất của Spencer wells trong tài liệu The Journey of Man: A Genetic Odyssey. Tuy nhiên, những khảo cứu sau đó cho thấy, 40.000 năm trước, người Lạc Việt đã từ Việt Nam chiếm lĩnh Hoa lục sau đó từ Hoa lục sang Trung Á rồi  xâm nhập châu Âu. Tại đây họ gặp người Europid từ Trung Đông tới. Hai dòng người hòa huyết sinh ra người Europian tổ tiên người châu Âu. 15.000 năm trước, một dòng người từ châu Âu qua Trung Á sang Đông Á muốn xâm nhập Trung Quốc. Nhưng lúc này dân cư Trung Quốc đông và mạnh, ngăn cuộc xâm nhập, đẩy người Europian xuống Tây Nam Trung Quốc, nay thành người thiểu số Uighur. Một bộ phận đi tới Đông Bắc Trung Quốc, trở thành những sắc dân thiểu số gốc Âu hiện nay.(3)
Nếu con đường di cư như thế diễn ra thành công thì người Trung Quốc cũng như người Việt Nam phải mang mã di truyền Europians (giống như người thiểu số Uighur hay Turkys trên đất Trung Quốc). Trong khi thực tế, người Hán (93% dân cư Trung Quốc) và toàn bộ người Việt Nam mang mã di truyền Mongoloid phương Nam, đều được hình thành trên địa bàn Đông Á. Khảo cổ và di truyền học xác nhận:  cả người Australoid và người Mongoloid đều từ Việt Nam đi lên Đông Á và làm nên toàn bộ đân cư châu Á.
Tuyến di cư phía Bắc là một giả thuyết chưa được chứng minh. Việc đưa một giả thuyết chưa được chứng minh để xác định nguồn gốc người Việt Nam là sai về phương pháp luận: khi đã xác định con đường phía Nam đưa đại đa số người từ Đông Nam Á lên Trung Quốc thì không thể có con đường phương Bắc đưa đa số người từ Trung Quốc tới Việt Nam.
           3.  Sự hình thành người Việt Nam:
Nhiều khảo cứu nguồn gốc dân cư Việt Nam cho thấy: 70.000 năm trước, hai đại chủng người tiền sử Australoid và Mongoloid từ châu Phi, đi theo ven biển Ấn Độ, tới Việt Nam. (4) Tại đây, họ hòa huyết sinh ra người Việt cổ gồm hai chủng Indonesian (sau này được gọi là Lạc Việt) và Melanesian, cùng thuộc mã di truyền Australoid. 50.000 năm trước, người Việt cổ di cư ra các đảo Đông Nam Á và sang Ấn Độ. 40.000 năm trước, người Việt đi lên chiếm lĩnh Hoa lục và 30.000 năm trước từ Siberia qua eo Bering chinh phục châu Mỹ. Tại Tiên Nhân Động (Giang Tây) phát hiện di cốt người Lạc Việt 25.000 năm trước. Tại Điền Nguyên Động (Hà Bắc) phát hiện di cốt người Lạc Việt 40.000 năm trước.
Khoảng 7000 năm trước, tại di chỉ Ngưỡng Thiều trung du Hoàng Hà, người Lạc Việt gặp gỡ hòa huyết với người Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid- cũng từ Việt Nam đi lên từ 40.000 năm trước), sinh ra người Mongoloid phương Nam (South Mongoloid).  Người Mongoloid phương Nam tăng nhân số, trở thành chủ thể dân cư lưu vực Hoàng Hà.
Năm 2698 TCN, người Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid) do họ Hiên Viên dẫn đầu đánh chiếm vùng trung du Hoàng Hà của người Việt, lập nhà nước Hoàng Đế. Một bộ phận người Việt trong vùng trở thành dân cư vương triều Hoàng Đế. Những người bất hợp tác dãn ra xung quanh, tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài. Một số nhóm vượt Dương Tử di cư về phía Nam, theo thời gian chuyển dịch tới Việt Nam và Đông Nam Á, đem nguồn gen Mông Cổ hòa huyết với người Việt cổ địa phương, chuyển hóa đại bộ phận dân cư Việt Nam sang chủng Mongoloid phương Nam, được nhân chủng học gọi là người Việt hiện đại. Khảo cổ học xác nhận: khoảng 2000 năm TCN, sự chuyển hóa sang Mông Cổ phương Nam của dân cư Đông Nam Á hoàn tất. Hầu hết dân cư châu Á thuộc chủng Mongoloid phương Nam, được nhân chủng học gọi là chủng Nam Á.(5)
Trong cuốn Nhân chủng học Đông Nam Á (6), khảo sát 70 sọ cổ người Việt Nam, khám phá hiện tượng này, Giáo sư Nguyễn Đình Khoa đặt câu hỏi: việc chuyển hóa thành người Việt hiện đại là do người Mongoloid phương Nam nhập cư hay do đồng hóa? Ông không trả lời được. Nhưng nay ta biết, sự chuyển hóa dân cư Đông Nam Á sang Mongoloid phương Nam là quá trình dài hơn nửa thiên niên kỷ, từ 2700 TCN tới 2000 năm TCN (di chỉ Mán Bạc Ninh Bình). Điều này cho thấy, một quá trình di cư lâu dài của người Mongoloid làm thay đổi di truyền dân cư Việt Nam. Một nguyên nhân khác tác động đẩy nhanh quá trình này là: trong bộ gen của người Indonesian, có lượng máu Mongoloid cao nên khi nhận thêm gen Mongoloid dù nhỏ thì người Indonesian dễ dàng chuyển sang Mongoloid phương Nam. Sau đó con cháu họ lai tiếp với nhau, tạo thành dây chuyền, chuyển hóa dân cư Việt Nam từ Australoid sang Mongoloid phương Nam.
Những bằng chứng này cho thấy: không hề có số lượng lớn người từ Nam Dương Tử xuống Việt Nam. Đồng thời, từ 2000 năm TCN, người Nam Dương Tử cùng mã di truyền với người Việt Nam nên việc người từ Trung Quốc tới Việt Nam từ đầu Công nguyên không làm thay đổi mã di truyền của người Việt Nam.
II. Một số điều bất cập khác
Cũng nói về sự hình thành dân cư Việt Nam, Dề án còn những bất cập khác:
             1.  Quan niệm cho rằng “Tiến trình Nam tiến có thể là chìa khóa cho việc cấu hình kiến trúc bộ gen của người Việt Nam ngày nay” (The Nam tiến has probably been key for the configuration of the genome architecture of present-day Vietnamese) tỏ ra thiếu cơ sở. Nam tiến là cuộc điều chuyển dân cư trong nội bộ Việt Nam, chủ yếu là cuộc di dân của người từ Thanh-Nghệ-Tĩnh vào Nam. Người Bắc Bộ hầu như không tham gia sự kiện này. Do vậy, sự kiện Nam tiến không hề có vai trò đáng kể đến cấu hình bộ gen người Việt Nam. Nhưng điều quan trọng hơn là, cổ nhân chủng học chỉ ra, từ 2000 năm TCN, dân cư Việt Nam đã như ngày hôm nay, gồm chủng Mongoloid phương Nam điển hình (Mường, Nùng, Tày, Thái…) và dạng Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid phương Nam (Khmer, các sắc dân Tây nguyên…)
             2.  Trong khi khẳng định dân cư Bắc Việt Nam có đa dạng sinh học cao nhất “Their data indicated that the Northern Vietnamese population has a high genetic diversity” thì tại phần Các kết quả (Results) lại nói: “Tuy nhiên, khi các mẫu được phân tích đến các vùng địa lý chính (Bắc, Trung và Nam), một mô hình phân tử đa dạng rõ ràng hơn cho thấy sự đa dạng tăng từ Bắc vào Nam của đất nước (Bảng 1; Hình 2A).” (However, when the samples were analyzed attending to main geographic regions (North, Center and South), a clearer pattern of molecular diversity is revealed, suggesting that the diversity increases from North to South of the country (Table 1; Fig. 2A).)
Rõ ràng hai nhận định trên là mâu thuẫn. Một khi đã xác định dân cư miền Bắc có độ đa dạng sinh học cao nhất, thì không thể có điều trái ngược là càng xuống phía nam đất nước, độ đa dạng di truyền của dân cư càng cao hơn! Bởi như vậy, độ đa dạng di truyền của dân cư phía Nam phải cao hơn phía Bắc! Điều trái ngược như vậy là vô lý nên không thể giải thích được! Chính sự mâu thuẫn này khiến cho bản Báo cáo trở nên bị hoài nghi.
           3. Sự suy giảm dân số đáng kinh ngạc của người Chăm cách đây 700 năm phù hợp quá trình Nam tiến từ trung tâm ban đầu của họ ở đồng bằng sông Hồng.  [The dramatic population decrease experienced by the Cham 700 years ago (ya) fits well with the Nam tiến (“southern expansion”) southwards from their original heartland in the Red River Delta.]
Có đúng đồng bằng sông Hồng là trung tâm cư trú ban đầu của người Chăm? Khảo cổ đồng bằng sông Hồng cho thấy, khoảng 300 năm TCN, khi nước biển rút, đồng bằng sông Hồng mới hình thành. Sớm nhất lúc này trung tâm đồng bằng sông Hồng mới có người đến ở. Trong khi đó 5000 năm trước, người Chăm là chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam. Do vậy, đồng bằng sông Hồng không thể là trung tâm cư trú ban đầu của người Chăm. Thời nhà Lý đã đưa 40.000 tù binh Chăm về an trí ở dồng bằng sông Hồng có thể là một trong những lý do làm giảm nhân số người Chăm?
III Kết luận
Dự sán 1000 bộ gen Việt có giá trị như bức không ảnh chụp hiện trạng bộ gen của người Việt Nam. Nó phản ánh mối quan hệ di truyền giữa các cộng đồng người Việt, giúp cho việc chẩn trị các bệnh về di truyền, công việc của pháp y... Tuy nhiên, nó không đủ cơ sở để xác định nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Vì vậy, khi đưa ra nhận định về nguồn gốc người Việt, tác giả Dự án đã lồng ghép cả hai con đường di cư phương Nam và phương Bắc cùng làm nên dân cư Việt Nam, đưa ra kết quả mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau. Mặt khác đã suy đoán sự hình thành dân cư Việt Nam theo các tài liệu lịch sử hiện có. Đáng tiếc là những cuốn sử này đã trình bày hoàn toàn sai về quá trình hình thành dân tộc Việt Nam. Do vậy, những suy đoán của các tác giả đề tài cũng sai theo.
Hậu quả nghiêm trọng là, dưới danh nghĩa khoa học, Dự án ủng hộ quan điểm cho rằng người Việt Nam bị Hán hóa, một ý tưởng sai lầm, xuyên tạc cội nguồn và lịch sử của dân tộc Việt. Nguy hại hơn là học giả Trung Quốc sẽ dựa vào tài liệu này để vùi dập lịch sử văn hóa Việt Nam.
Để kết thúc, người viết lưu ý những ai tham khảo tài liệu cần cẩn trọng trước những kết luận sai lầm của Dự án này.
                                                                                                                                  Sài Gòn, 14.5. 2018

Tài liệu tham khảo.
1.       Phylogeographic and genome-wide investigations of Vietnam ethnic groups reveal signatures of complex historical demographic movements -https://www.nature.com/articles/s41598-017-1.
3.       Hà Văn Thùy. Tìm cội nguồn qua di truyền học. NXB Văn học, H. 2011
4.       J.Y. Chu et al. Genetic relationship of populations in China https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC21714/
5.       Hà Văn Thùy. Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt. NXB Hội Nhà văn, 2016
6.        Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCN. H, 1983.