PHẢI CHĂNG ĐÓ LÀ CÁI TRÍ CỦA KẺ SỸ BẮC HÀ?



Trong bài viết đăng trên blog của TS. Nguyễn Xuân Diện NHỮNG THÀNH NGỮ GỐC TÀU, NHẦM LẪN HAY CỐ Ý, nhà văn Đặng Văn sinh viết:

“Từ thời cổ đại, Trung Quốc đã là một nhà nước phong kiến tập quyền, một ngôn ngữ phong phú, hơn nữa, lại có chữ viết từ rất sớm nên người Tàu kiến tạo được một nền văn hóa mạnh, có ảnh hưởng không nhỏ đến các quốc gia lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Trong nền văn hóa Hoa Hạ đặc thù ấy có các loại ca dao, tục ngữ, thành ngữ, mà một phần trong đó được ông tổ của đạo Nho là Khổng Khâu san định thành “Thi Kinh”. Ngoài tục ngữ, ca dao, người Hán còn sử dụng khá nhiều điển cố, mà phần lớn có nguồn gốc từ trước tác của những triết gia, học giả nổi tiếng từng được ghi chép trong chính sử...”

Sau những lời giáo đầu này, ông dẫn ra câu:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” của Quản Trọng và đoạn thơ: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên” của Giang Chu rồi bình luận:
 “Thế nhưng, không hiểu vô tình hay cố ý, người Việt chúng ta lại cứ hay nhận vơ làm của mình.”

Tôi xin mạo muội thưa lại đôi lời.

Thực tế là, hai nhân vật lịch sử này không lạ với người Việt Nam. Hiểu biết về họ của ông Văn Sinh cũng không ngoài những điều mà cha ông ta làu thông từ xa xưa: Quản Trọng người nước Tề thời Xuân Thu,  một người có tài kinh bang tế thế giúp tề vương xưng bá. Giang Chu thời Bắc Tống tác giả bài thơ ngũ ngôn “Huấn mông ấu học thi” nổi tiếng, từng được người Việt thuộc nằm lòng…
Nhưng thử hỏi, ai dám chắc rằng, biết như vậy đã là thực biết?
Muốn thực biết, phải đi xa hơn nữa, hiểu được người Tề, người Tống là ai? Nước Tề, nước Tống là gì?

Quả thực, đặt câu hỏi này ra là cả một sự thách đố không chỉ với tác giả bài viết mà với tri thức văn hóa Việt hiện tại. Chỉ sang kỷ nguyên này, nhờ khoa học tìm ra cội nguồn nhân loại cùng sự hình thành dân cư châu Á, câu hỏi trên mới thực sự có đáp án.
Khoảng 40.000 năm trước, nhờ khí hậu được cải thiện, người Lạc Việt từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa. Khoảng 4.000 năm trước, người Việt với nhân số chiếm hơn 60% nhân loại đã làm chủ toàn bộ Đông Á, xây dựng nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Khoảng 3.300 TCN, nhà nước của họ Thần Nông ra đời, với kinh đô Lương Chử vùng Thái Hồ, là nhà nước sớm nhất trong lịch sử phương Đông. Khoảng năm 2879 TCN, nhà nước Xích Quỷ của người Lạc Việt được thành lập với kinh đô Lương Chử và cương vực trùng với nhà nước Xích Quỷ truyền thuyết. Phía Bắc Dương Tử là giang sơn của Đế Lai.

Năm 2698 TCN, họ Hiên Viên dẫn đầu các bộ lạc du mục Mông Cổ từ phía Bắc Hoàng Hà tấn công vào Trác Lộc, chiếm một phần đất của người Việt, lập nhà nước Hoàng Đế. Ở phần đất còn lại, người Việt thành lập những tiểu quốc hay bộ lạc và liên tục chống lại quân xâm lăng. Kết quả là, bên cạnh vương quốc Hoàng Đế nhỏ bé là rất nhiều nước và bộ lạc Việt. Chính sử Trung Hoa gọi là Đông Di, Nam Man, Tây Nhung… Các vương triều Hoa Hạ chưa hề làm chủ vùng đất này. Vào đời Thương, các nước Việt ở đây, với hơn 800 tiểu quốc, liên kết với nhà Chu để diệt nhà Thương rồi tôn Chu làm bá chủ. Như hầu hết các nước khác, Tề chỉ là một chư hầu nhà Chu chứ không thuộc địa phận Trung Quốc. Sau đó Quản Trọng giúp Tề trở thành bá chủ Trung Nguyên. Thiên tử nhà Chu chỉ là bù nhìn. Về cơ bản, người Tề cũng như các tiểu quốc quanh nhà Chu lúc đó như Triệu, Yên, Ngụy, Lỗ, ngay cả nước Tần ở cực Tây cũng của người Lạc Việt (nhánh Tày-Thái) với văn hóa Việt. Bản thân nhà Chu mang tiếng là Hoa Hạ nhưng hậu duệ nhiều đời của Đế Khốc cũng từ lâu trở thành người Việt, nhuần thấm văn hóa Việt. Những câu ca trong kinh Thi chính là những bài ca của người dân Việt, trong đó có nhiều câu lục bát, sau này được “chế biến” theo khẩu vị vương triều Trung Hoa.    
                               
Tuy muộn hơn nhưng tình hình Bắc Tống cũng tương tự. Nhìn bản đồ Bắc Tống, ta thấy quốc gia này chiếm phần lớn Trung Quốc, từ lưu vực Dương Tử tới Hoàng Hà. Nếu so với bản đồ Hoa Hạ nhỏ xíu thời nhà Hạ, thì đại bộ phận đất Tống là đất của người Lạc Việt xưa, tức dân ở đây cũng cơ bản là dân gốc Việt. Do vậy, dù mang danh xưng là người Tề, người Triệu, người Đường hay Tống thì con người ở đây vẫn là hậu duệ của Lạc Việt. Về cơ bản vẫn sống trong văn hóa Việt.

Có sự thực là, nhờ có chữ Giáp cốt do tổ tiên Lạc Việt sáng chế nên người Việt trên đất Trung Hoa ghi lại được những sự kiện, những triết lý quý giá của tiền nhân rồi từ đó truyền xuống phương Nam. Vì vậy nhiều kiến thức của tổ tiên xưa và tư tưởng của tiên hiền người Việt được đến với chúng ta qua văn tự mà lời của Quản Trọng hay thơ của Giang Chu là những thí dụ.

Tuy nhiên, do sự bất minh của lịch sử mà hàng nghìn năm, không chỉ chúng ta mà ngay cả người Trung Hoa cũng không biết tổ tiên của mình, gây những ngộ nhận đáng tiếc. Khám phá của khoa học nhân văn đầu thế kỷ XXI cho thấy, người Trung Hoa là hậu duệ của người Lạc Việt đi lên khai phá Hoa lục. Do vậy, tiếng nói Trung Hoa từ tiếng Việt mà ra. Âm Dương, Ngũ Hành, Dịch lý, Phong thủy, Thiên văn… đều do người Việt sáng tạo. Chữ viết Trung Hoa là từ chữ Giáp cốt của tổ tiên Lạc Việt, được các triều Ân, Chu, Tần phát triển.

Tuy lịch sử u mình nhưng lòng người thì vẫn có chỗ sáng. Tôi không hiểu từ đâu ông cha ta nói: “Hoa Việt đồng văn đồng chủng.” Dù thuộc câu “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra” nhưng gần hết cuộc đời tôi cũng không hiểu Sông Nguồn là đâu. Nhưng rồi khi người bạn gốc Triều Châu nói qua điện thoại từ Sacramento về: “Sông nguồn là Hán Thủy bây giờ đấy anh ạ!” Tôi lạnh xương sống cảm nhận về mối gắn bó sâu bền với cội nguồn mà thời gian cùng sự xuyên tạc không tẩy xóa được!

Không phải chỉ từ hôm nay mà nửa thế kỷ trước, triết gia Kim Định đã nói: “Người Việt vào Trung Hoa trước, xây nền văn hóa nông nghiệp gọi là Việt Nho. Người Tàu vào sau, chiếm văn hóa Việt, nâng lên thành kinh điển nhưng mặt khác cũng làm sa đọa văn hóa Việt thành Hán nho, Tống nho …” Những phát hiện động trời của Kim Định, dù bị phản bác kịch liệt, nhưng như cỏ mùa xuân, ngày càng xanh trên cánh đồng tư tưởng Việt. Hơn 10 năm nay, những khám phá về lịch sử, văn hóa dân tộc được in thành sách, tràn lan trên mạng. Lẽ nào là một nhà văn mà không biết điều này, vẫn ôm những thành kiến sai lầm, khô cứng?!


Càng đi sâu nghiên cứu về thời cổ, tôi càng hiểu ông cha mình vì sao trong khi kiên quyết chống xâm lăng lại vô cùng trọng thị và gắn bó với văn hóa Trung Hoa. Có lẽ là, trong cõi nhân chi sơ, tâm trí các cụ đủ khôn sáng để cảm nhận về sự đồng văn từ nguồn cội? Chỉ tới thời đấu tranh giai cấp khốc liệt mới nảy nòi sự kỳ thị mù quáng. Cách ứng xử văn hóa này, không chỉ làm nghèo văn hóa Việt mà còn là sự chối bỏ cội nguồn.

Bài viết của ông Đặng Văn Sinh còn có câu: “Không ít kẻ chơi trò lập lờ đánh lận con đen, gộp tất cả những lời hay ý đẹp ấy cho một người với mục đích biến đối tượng thành vĩ nhân, mở miệng là lập tức thành lời vàng ý ngọc.”

Có lẽ không ít người, trong đó có tôi cũng từng nghĩ như vậy. Lúc còn nhỏ nghe thấy hay ho, sâu sắc. Nhưng lớn lên, đọc trong điển cố thì bực bội: vì sao những câu nói của cổ nhân lại gán cho ông Hồ? Nhưng rồi, tới lúc nào đó, chợt nhận ra: trong cái không khí bừng bừng sát khí tiêu diệt phong kiến, đập phá đền chùa, lùng đốt sách Nho kinh hoàng lúc đó, những câu Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư … sản phẩm của phong kiến xuất hiện, như tiếng nói trái chiều. Nếu không phải ông Hồ mà người khác nói sẽ lãnh đủ. Và tôi hiểu, chính việc nhắc lại những lời tổ tiên mang tính “phong kiến” đã phần nào làm dịu đi sự sắt máu của thời cuộc. Sau những câu đó của ông Hồ, người ta nương tay ít nhiều với các nhà Nho. Việc dẫn lời cổ nhân vô hình trung trở thành con đê con đập dù nhỏ góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc bớt băng hoại!

Rồi tới lúc tôi cũng hiểu, cũng như bao người khác, khi nhắc lại lời cổ nhân ai cũng chỉ để tự răn mình hay nhắc nhở người thân. Chẳng ai mong vì thế mà thành nổi tiếng! Ông Hồ không là ngoại lệ. Có điều, trong bầu khí cách mạng sục sôi lúc đó, khối quần chúng bị kích động, tìm mọi cách tôn vinh lãnh tụ là chuyện thường tình. Cũng thường tình như khi ngày nay đọc sử: “Toại Nhân làm ra lửa, Phục Hy làm Dịch, Nữ Oa đội đá vá trời, Thần Nông “giáo dân nghệ ngũ cốc...” Nào có lạ gì khi mà phong tục phương Đông công quy vu trưởng! Liệu có nên nặng lời trách cứ  nhân dân?

Chữ trí trong trí thức còn có nghĩa là thấu đáo. Biết tới cùng là trí! Hiểu biết nửa vời, lại chấp nhặt những điều vụn vặt phải chăng đó là cái trí của kẻ sĩ Bắc Hà?
 Sài Gòn, cuối Thu 2016