Quá trình sáng tạo chữ Nho của người Việt


 

1.      Quá trình sáng tạo chữ Nho.

Truyền thuyết nói rằng Hoàng Đế sai Thương Hiệt làm ra chữ. Nhưng đó là truyền thuyết bởi lẽ không chỉ thời Hoàng Đế chưa có chữ mà tới nhà Hạ cũng chưa có chữ. Do không có chữ nên nhà Hạ không được học giả quốc tế coi là nhà nước. Bức xúc với điều này nên khi tìm được 24 ký hiệu trên gốm nhà Hạ, người Trung Quốc đã dành tới 40 năm để chứng minh đó là ký tự nhưng cuối cùng không thành công. Tới giữa thời Thương, Trung Quốc vẫn chưa có chữ. Nhưng chỉ 200 năm sau khi Bàn Canh chiếm đất An Dương Hà Nam của người Việt (1400- 1200 TCN), lập nhà Ân, chữ của nhà Ân đã trưởng thành, được dùng cho hành chính, nhân sự, địa dư, lịch sử… đưa Trung Quốc vào thời có sử. Không chỉ Trung Quóc mà học giả thế giới đều ngạc nhiên vì sự kiện lạ lùng này nhưng không giải thích được. Với tư duy “cá ao ai nấy được,” người Trung Quốc cho rằng, chữ Nho xuất hiện trên đất Trung Quốc nên cố nhiên là của người Trung Quốc. Tuy vậy khi truy tới tận cùng, nhiều học giả Trung Quốc không dám tin rằng tổ tiên họ làm ra chữ Nho.

                                                                                    Chữ trên búa ngọc Lương Chử tìm được ở Uông Bí

 

Từ thập niên 1950, nhiều yếm rùa khắc chữ cổ, gọi là Giáp cốt văn được phát hiện tại kinh đô cũ của nhà Ân, đã dẫn tới cuộc khai quật khảo cổ lớn và tìm được hàng trăm ngàn mảnh yếm rùa và xương thú có khắc chữ. Từ đó xác nhận, tại kinh đô cũ của nhà Thương, Giáp cốt văn đã được hoàn thiện để trở thành chữ Trung Quốc hiện đại. Tuy nhiên, những cuộc khai quật sau đó cho thấy, những mảnh xương thú hay yếm rùa khắc chữ không chỉ có ở Ân Khư mà còn ở nhiều nơi khác từ rất sớm.

2.1. Tìm chữ viết theo xuất thổ văn tự.

Vào nửa sau thế kỷ XX, khảo cổ học Trung Quốc phát hiện hàng loạt di chỉ có Giáp cốt văn mà sớm nhất là văn hóa Giả Hổ tỉnh Hà Nam. Tại di chỉ 9000 năm này, tìm được 11 ký tự trên gốm và yếm rùa, trong đó có những chữ rất hiện đại, ngày nay vẫn còn sử dụng như chữ Mục, chữ Hỏa, chữ Bát, chữ Nhật. Phát hiện này đánh dấu thời điểm sớm nhất xuất hiện Giáp cốt văn. Tiếp theo là ở nhiều di chỉ khác như Bán Pha Thiểm Tây 6000 năm trước, ở Sơn Đông 6000 năm trước và Lương Chử 5300 năm trước. Đặc biệt ở Cảm Tang Quảng Tây 6000 năm trước tìm được rất nhiều ký tự được khắc trên xẻng đá (6). Năm 1923, nhà khảo cổ Colani tìm được tại văn hóa Hòa Bình 8000 năm trước hai chiếc đĩa gốm khắc hình chữ Thượng và chữ Sỹ. Khảo cứu những ký tự được phát hiện theo thời gian và không gian, khảo cổ học nhận thấy chữ tượng hình xuất hiện sớm nhất khoảng 10.000 năm trước trên bãi đá Sa Pa rồi lan tỏa trên địa bàn rộng từ Việt Nam tới lưu vực Dương Tử và Hoàng Hà, có nghĩa là trên các vùng đất người Việt cổ tới khai phá. Điều này cho thấy, người Việt cổ là chủ nhân sáng tạo chữ Giáp cốt.

 

Ta có thể suy đoán quá trình sáng tạo chữ Nho như sau: với mục đích làm ra công cụ để ghi lại tư tưởng của mình, nhiều thế hệ người Việt đã sáng tạo chữ hình vẽ. Đấy là công việc nhiều khó khăn nên phải rất kiên trì trong thời gian rất dài. Ta thấy công việc tiến triển rất chậm. Khoảng 4000 năm trước, chữ được đưa lên vùng đất An Dương Hà Nam của người Việt. Khoảng 1400 năm TCN, khi chiếm đất của người Dương Việt, lập nhà Ân, triều đình vua Bàn Canh bắt gặp loại chữ khắc trên yếm rùa và xương thú dùng cho bói toán và thờ cúng. Với chính quyền quân chủ mạnh, năng động, Bàn Canh chủ trương mở rộng việc dùng Giáp cốt văn ra các hoạt động hành chính, nhân sự… Chính quyền đã tập trung những “họa sư” người Việt để chế thêm chữ. Nhờ đó chữ viết được bổ sung và hoàn thiện, đưa nhà Thương vào thời có sử.

2.2 Khảo cứu chữ viết từ “văn tự hóa thạch sống.”

Ngoài những ký tự trong lòng đất được phát hiện, ở Trung Quốc còn có văn tự cổ, như một thứ tử ngữ, tử thư chỉ tồn tại trong tộc người thiểu số. Loại chữ hay sách này chỉ có một số rất ít người đọc được, nhờ sự truyền dạy trong gia đình hay dòng họ. Do vậy, giới chuyên môn gọi đó là văn tự hóa thạch sống. Chữ và sách của bộ lạc Thủy là thí dụ tiêu biểu. Người Thủy thuộc sắc tộc Zhuang, với khoảng 340.000 người, nói tiếng Thủy, chủ yếu sống ở tỉnh Quý Châu. Thủy thư (7) là chữ viết và ngôn ngữ của tộc Thủy, được gọi là “Lặc Tuy,” hình dạng giống Giáp cốt, Kim văn. Chữ của Thủy thư không giống chữ Hán về hình dạng còn cách viết thì tương phản, viết ngược, viết đảo so với cách viết chữ Hán, nay rất ít người đọc được. Hiện nay, trên thế giới, Thủy thư và Hán tự là loại văn tự duy nhất không bính âm. Tháng 3 năm 2002, Thủy thư được đưa vào “Danh mục chữ khắc ván quý của Trung Quốc.”

 

 

                                                                           

                                                             

                              Thủy thư



 

                                                                                                                                          

 

Ngoài nội dung tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy, Thủy thư còn chứa rất nhiều thông tin về các thiên tượng, tư liệu lịch pháp cùng văn tư cổ, là di sản văn hóa lịch sử vô giá của Thủy tộc. Một số trong đó là lý thuyết hiện nay như Cửu tinh, Nhị thập bát tú, Bát quái cửu cung, Thiên can địa chi, Nhật nguyệt ngũ tinh, Âm Dương ngũ hành, Lục thập giáp tử, tứ thời ngũ phương. Quy chế thất nguyên lịch được đề cập trong Chính nguyệt kiến Tuất của Thủy lịch, cho thấy tổ tiên Thủy tộc đã kết tinh trí tuệ và nghệ thuật cao, bao hàm triết học của khoa học luân lý và biện chứng duy vật sử quan. Trong văn hóa Trung Quốc nó được xem là những trang sáng lạn nhất.

Văn tự Thủy tộc có ba hình thức lưu truyền chủ yếu: khẩu truyền, viết trên giấy, thêu, viết lên da, khắc trên ván gỗ, viết trên gốm rồi nung v.v…Thủy thư được khắc bản, viết tay, truyền khẩu lưu truyền tới nay, vì vậy được các học giả thế giới khen ngợi là văn tự tượng hình “hóa thach sống.” Do là kết cấu tượng hình, chủ yếu chúng mô tả hoa, chim, trùng, cá và những thứ khác trong thế giới tự nhiên, cũng như một số totems như con rồng và bằng văn bản cùng các miêu tả vẫn giữ được nền văn minh cổ xưa.

Về nguồn gốc lịch sử, đồng bào Thủy là người Lạc Việt, tộc đa số trên đất Đông Á. Do cuộc xâm lấn của triều đình Tần, Hán, một bộ phận Lạc Việt trốn vào sống trong rừng núi, lâu dần thành những bộ lạc thiểu số. Nhờ đó họ gìn giữ được nhiều nét văn hóa Lạc Việt cổ, trong đó có chữ Viết. Giới học giả Trung Quốc cố ý liên kết chữ Thủy với những ký hiệu trên gốm nhà Hạ nhưng điều này không hợp lý. Nhiều khả năng chữ Thủy là sự phát triển từ chữ khắc đá Cảm Tang rồi tồn tại trong hoàn cảnh bị cô lập và trở thành loại chữ viết hoàn chỉnh của người Thủy.

2.3. Khảo cứu từ chữ Trung Hoa hiện đại 

Chữ viết là hoạt động xã hội của con người nên biến thiên theo thời gian về cả tự dạng và cách đọc. Dựa vào những cuốn từ điển xuất hiện trong quá khứ, nhà ngôn ngữ học lịch sử nhận ra sự thay đổi để từ đó truy tầm nguồn gốc cũng như quá trình hình thành của chữ viết. Nếu chữ viết Trung Hoa được hình thành từ chữ Lạc Việt thì mặc nhiên, phải tìm thấy dấu vết Lạc Việt trong chữ Trung Hoa hiện đại.

 Để làm việc này, chúng tôi dựa vào sách Thuyết văn giải tự. Từ hơn 2000 năm trước, vào thời Đông Hán, ông Hứa Thận đã trước tác cuốn Thuyết văn giải tự, trình bày cách đọc chữ Hán. Nguyên văn của sách đã thất truyền nhưng do được nhiều sách khác dẫn lại nên đến đời Tống, sách được phục nguyên dưới dạng mà ta có hiện nay.

         Nhờ cách phiên âm phản-thiết của Hứa Thận, người ta có thể căn cứ vào cách đọc của Thuyết văn để phục nguyên âm đọc Hán ngữ cổ và cách gii tự trong Thuyết văn trở nên có nhiều đóng góp cho việc khảo cứu ngôn ngữ học.

Ví dụ:

    -  Ch, tiếng Hoa ngày nay đọc là Xia. Thuyết văn ghi: : 國之人也. 夊從頁從,兩手. ,兩足也. 胡雅 (Hạ: Trung Quốc chi nhân dã. Tùng xuôi tùng hiệt tùng cúc. Cúc, lưỡng thủ. Xuôi, lưỡng túc dã. Hồ nhã thiết.)  Nghĩa là: Hạ : người Trung Quốc vậy. Viết theo xuôi theo hiệt theo cúc. Cúc, hai tay (cúc: khép, chấp 2 tay). Xuôi, hai chân vậy. Đọc là Hạ.

- Phiên âm theo cách phản: Hồ nhã = Hà nhỗ, âm: “Hạ”

- Phiên âm theo cách thiết: Hồ-nhã = Hồ-a-ha, âm: “Hạ”.

Một đoạn ngắn nêu trên khi tra ch Hạ cho thấy thời cổ đại cho đến triều Hán thì ch của tiếng Hoa bây giờ, đọc là “Hạ”. Như vậy rõ ràng là dùng âmXia” khi tra Thuyết văn là không thích hợp. “Hồ nhã” không bao giờ phiên âm ra thành “Xia”. Đọc theo tiếng quan thoại thì “胡雅 (Hủa + yã)” không thể nào đánh vần ra “Xia” theo cách “phản và thiết”. Cũng nhờ phần chú thích gii tự thì biết được ngày xưa khép tay, khoanh tay, hay chấp tay gọi là Cúc và hai chân xuôi thì viết là xuôi.

- Chữ Bôn

也。从言番聲。商書曰:王譒告之.  補過切

 Boa dã. Tùng ngôn bàn thanh. (Thương t) viết: “Vương bôn cáo chi”. Bổ qua thiết, là “ Bổ-ua=bua”.

Bua (Bổ qua thiết là phiên âm của đời sau). Nguyên văn của Thuyết văn là (ngôn bàn thanh) 言番聲. = Bôn.

Bây giờ người ta đọc ch Bôn (bua) là “Phiên” hay Phồn”. Đọc là “phồn” thì còn hợp với Thuyết văn đã ghi là “ngôn, bàn thanh”. Bôn hay Phôn hay Phồn giống nhau, chỉ là đọc giọng nặng nhẹ khác nhau theo từng miền. Người ta đọc phiên theo âm chữ ghép bên phải là “phiên ; cách đọc “phồn ” là vì ghép vần phiên và ngôn. Nhưng thời xưa lại đọc ch phiên là “bàn .

Có thể khẳng định, mọi chữ vuông tượng hình được làm ra là để ký âm tiếng Việt cổ. Do đó, mọi chữ Nho chỉ khi đọc bằng âm Việt cổ và giải nghĩa bằng nghĩa của từ Việt cổ mới chính xác. (8)

Như vậy, người Trung Quốc đã dùng chữ của người Việt cổ để chế ra chữ Nho. Quá trình chuyển tiếp còn được ghi nhận vào đời Hán qua sách Thuyết văn giải tự. Với thời gian, trong thực tế sử dụng, chữ bị biến âm tới mức khác hẳn với cuốn từ điển gốc 2.000 năm trước.

4.      Kết luận

Trình bày trên cho thấy, chữ Nho được hình thành trong thời gian rất dài, bắt đầu khoảng 10.000 năm trước và được hoàn chỉnh vào thời Tần khoảng 200 TCN. Vấn đề chủ nhân chữ Nho có thể xác định như sau: 

i.Người Việt cổ từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục, làm nên dân cư và tiếng nói Hoa lục. Chữ Giáp cốt cũng được người Lạc Việt sáng tạo đầu tiên từ Sapa rồi đưa lên lưu vực Dương Tử, Hoàng Hà. Dù xuất hiện rất sớm nhưng do bối cảnh của nền nông nghiệp cổ truyền, chữ tiến bộ rất chậm. Suốt trong 7000 - 8000 năm vẫn chỉ là chữ khắc trên yếm rùa, xương thú, với số từ ít ỏi dùng để bói toán cúng tế.

ii.Người thời Thương, được gọi là người Trung Quốc nhưng thực tế là cộng đồng người Việt. Nhờ có nhà nước quân chủ mạnh cùng với ý chí quyết đoán, sáng tạo, nhà Thương đã tập trung công sức hoàn thiện chữ viết. Công việc này, về bản chất là những thế hệ con cháu người Việt hoàn chỉnh công trình sáng tạo chữ viết của tổ tiên, đưa tộc Việt bước vào thời có sử. Trong sự nghiệp sáng tạo chữ viết của tộc Việt, người Trung Quốc có công lao đặc biệt.

iii.Người Hàn, người Nhật. Sau năm 2698 TCN, khi một bộ phận người Việt ở Trong Nguồn và Thái Sơn chạy về Việt Nam thì phần lớn đồng bào ở lại lưu vực Hoàng Hà, chống lại cuộc xâm lăng của Hoàng Đế, bảo tồn đất đai và nòi giống Việt. Do hoàn cảnh lịch sử, người Việt vùng Sơn Đông vừa hợp tác, vừa chống lại nhà Ân. Có một số “họa sư” (thày vẽ) tham gia vào công việc “vẽ chữ” cho nhà Thương. Đến thời Chiến Quốc, do sức ép của chiến tranh, hàng triệu người vùng Sơn Đông và ven biển Trung Quốc di tản sang Bán đảo Triều Tiên rồi từ đây sang Nhật Bản, hòa huyết với người tại chỗ, làm nên dân cư hiện đại của hai quốc gia này. Cùng với nhiều điều khác, những người di cư này kể cho con cháu về công việc “vẽ chữ” của mình. Những mẩu chuyện như vậy được ghi lại trong ký ức người Hàn như kỷ niệm của cha ông rồi truyền cho con cháu. Vì vậy, dù không có bằng chứng nhưng người Hàn tin rằng, tổ tiên họ chính là người làm ra chữ Nho.

iv.Người Việt Nam

Do rời Núi Thái -Trong Nguồn khi dân cư lưu vực Hoàng Hà chưa biết tới chữ Giáp cốt nên tổ tiên người Việt Nam không biết về quá trình hình thành chữ Nho vì vậy không có ấn tượng gì về việc này. Chỉ khi Triệu Vũ Đế đem chữ tới dạy, người Việt mới biết đến chữ Nho, chữ của Thánh hiền được người Hán mang tới nên hoàn toàn tin đó là chữ của người Hán.

Như vậy, chữ Nho là sản phẩm của tộc Việt trên đất Đông Á mà các dân tộc Trung Quốc, Hàn quốc, Nhật Bản, Việt Nam đã góp phần xứng đáng của mình.

 

Tài liệu tham khảo.

1.      Kim Định. Việt lý tố nguyên. NXB Lá Bối. Sài Gòn 1970.

2.      Nguyễn Hải Hoành. Ai sáng chế ra chữ Hán? Nghiên cứu quốc tế. https://nghiencuuquocte.org/2022/02/07/ai-sang-che-ra-chu-han/

3.      Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB Đại học&THCN. H, 1983

4.      Hà Văn Thùy. Khám phá lịch sử Trung Hoa. NXB Hội Nhà văn. H, 22016.

5.      S.W. Ballinger et al. Southeast Asian Mitochondrial DNA Analysis Reveals Genetic Continuity of Ancient Mongoloid Migrations. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1204787/pdf/ge1301139.pdf

6.      Theo tin của Lí Nhĩ Chân đăng trên website news.xinhuanet.com January 03, 2012                                                  7. http://baike.baidu.com/view/95537.htm                                                                                                                                

       8. Đỗ Ngọc Thành. Đi tìm nguồn gốc chữ Nôm. Nhannamphi.com                 http://chuvietcolacviet.com/nghiencuu/detail/nguon-goc-chu-nom-94.html