Ngày 29.9 năm 1998, trong bài báo Quan hệ di truyền của
dân cư Trung Quốc (Genetic relationship of populations in Chia), Giáo sư
J.Y Chu và cộng sự từ Đại học Texas lần đầu tiên công bố: “40.000 năm trước,
người từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục.” Tuy dùng tư liệu này cho nghiên cứu
của mình nhưng tôi chưa thật yên tâm vì thông tin chưa được kiểm chứng. Năm
2013, các nhà di truyền học sử dụng công nghệ mới nhất, làm giầu lượng DNA ít ỏi
thu được từ những mảnh xương ống chân của một người cổ tìm được trong Hang Điền
Nguyên phía Bắc thành Bắc Kinh xác nhận, đó là người đàn ông từ Hòa Bình Việt
Nam lên 40.000 năm trước. Ông là tổ tiên của người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản
và là thủy tổ của người Mỹ bản địa. (1)
Như vậy, thông tin về việc người Việt Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục được khẳng định. Nhưng trong tình hình khí hậu lúc đó, có lẽ đại bộ phận người di cư sẽ quần tụ tại Nam Hoa lục nơi khí hậu ấm áp hơn. Điều tôi băn khoăn là khảo sát gần 50 di chỉ Thời đá mới ở Nam Dương Tử chỉ thấy những di chỉ có tuổi 6000 – 7000 năm trở lại mà hầu như không có tuổi sớm hơn. Nhưng rồi thật may mắn, vào
năm 2012 tôi tra cứu được di chỉ Tiên Nhân Động thuộc tỉnh
Giang Tây. (2)
Tiên Nhân Động nằm ở chân núi Tiểu Hà, thuộc quận Vạn Niên phía Đông Bắc tỉnh Giang Tây, cách sông Dương Tử 100 km về phía nam.
Hang có một sảnh lớn bên trong, rộng khoảng 5
mét, cao 5-7 m với một lối vào nhỏ, chỉ rộng 2,5 m và cao 2 m. Nằm cách Tiên
Nhân Động khoảng 800 m với cửa vào cao khoảng 60 m, là hang đá Điếu Thông Hoàn
chứa các tầng văn hóa giống như Tiên Nhân Động. Một số nhà khảo cổ tin rằng nó
đã được sử dụng như một khu cắm trại của cư dân Tiên Nhân Động.
Bốn tầng văn hóa đã được phát hiện tại Tiên
Nhân Động, xác nhận hoạt động của con người kéo dài từ thời kỳ đồ đá cũ thượng
sang thời kỳ đồ đá mới với ba nghề nghiệp thời kỳ đồ đá mới ban đầu. Tất cả
dường như đại diện chủ yếu cho lối sống đánh bắt cá, săn bắn và hái lượm, mặc
dù một số bằng chứng về quá trình thuần hóa lúa sớm đã được ghi nhận.
Vào năm 2009, một nhóm nghiên cứu quốc tế
Mỹ-Trung đã tập trung vào các lớp mang đồ gốm nguyên vẹn ở đáy hang, và một bộ
niên đại từ 12.400 đến 29.300 cal BP được xác nhận. Mảnh gốm 2B-2B1, chịu niên
đại cacbon phóng xạ 10 AMS, dao động từ 19.200-20.900 cal BP, làm cho gốm của Tiên
Nhân Động trở thành đồ gốm được xác định sớm nhất trên thế giới hiện nay. Tiên
Nhân Động thể hiện năm thời kỳ chuyển tiếp:
• Thời kỳ Đồ đá mới 3 (9600-8825 RCYBP)
• Thời kỳ Đồ đá mới 2 (11900-9700 RCYBP)
• Thời kỳ đồ đá mới 1 (14.000-11.900 RCYBP) có
phytoliths của O. sativa
• Chuyển đổi thời kỳ đồ đá cũ-đồ đá mới
(19,780-10,870 RCYBP)
• Epipaleolithic (25.000-15.200 RCYBP) chỉ có
phytoliths của Oryza hoang dã
Các bằng chứng khảo cổ cho thấy việc chiếm
đóng sớm nhất tại Tiên Nhân Động là một thời gian lâu dài, với bằng chứng là
các lò sưởi đáng kể và các đống tro. Chủ đạo là lối sống săn bắt-đánh cá-hái
lượm, chú trọng vào hươu và lúa hoang (với phytoliths của Oryza nivara).
• Đồ gốm: tổng số 282 đồ gốm đã được phục hồi
từ các cấp độ cổ nhất. Chúng có thành dày không đồng đều từ 0,7 đến 1,2 cm, với
các đế tròn, được chế tác bằng vật chất vô cơ (cát, chủ yếu
là thạch anh hoặc fenspat). Bột nhão có kết cấu giòn và lỏng lẻo và có màu nâu
đỏ không đồng nhất là kết quả của quá trình nung không đồng đều ở ngoài trời.
Hình thức chủ yếu là lọ hình túi đáy tròn, có bề mặt nhám, mặt trong và mặt
ngoài đôi khi được trang trí bằng các vạch dây, các vân mịn và / hoặc các ấn
tượng giống như cái giỏ. Chúng dường như được làm bằng hai kỹ thuật khác nhau:
bằng kỹ thuật cán tấm hoặc cuộn và kỹ thuật mái chèo.
• Công cụ bằng đá: Công cụ bằng đá là những
công cụ bằng đá đẽo nhỏ dựa trên các mảnh vụn, với dao cạo, bánh quy, đường đạn
nhỏ, mũi khoan, vết khía và răng giả. Kỹ thuật chế tạo công cụ bằng đá búa cứng
và búa mềm. Tầng cổ nhất có một tỷ lệ nhỏ các công cụ bằng đá được đánh bóng,
đặc biệt là so với các cấp độ thời kỳ đồ đá mới.
• Dụng cụ xương: lao và mũi nhọn đánh cá, kim,
đầu mũi tên, và dao gọt vỏ.
• Thực vật và động vật: Chủ yếu là hươu, nai,
chim, sò, rùa và phytoliths lúa hoang.
Hiện vật thời kỳ đồ đá mới sơ khai ở Tiên Nhân
Động có tiến bộ đáng kể. Gốm có thành phần đất sét đa dạng hơn và nhiều loại
gốm được trang trí bằng các thiết kế hình học. Bằng chứng rõ ràng cho việc
trồng lúa, với sự hiện diện của phytoliths cả O. nivara và O. sativa. Ngoài ra
còn có sự gia tăng các công cụ đá mài, với ngành công nghiệp chủ yếu là đá cuội
bao gồm một vài đĩa đá cuội đục lỗ và đá cuội phẳng.
Thông báo của các nhà khảo cổ chứa đựng thông
tin vô cùng giá trị. Nó cho thấy rằng, tuy có mặt ở Nam Dương Tử từ 40.000 năm
trước nhưng người Hòa Bình phải mất 15.000 năm du cư mới bắt đầu cuộc sống định
cư 25.000 năm trước. Nhưng chỉ sau khi định cư 5000 năm đã chế tác đồ gốm đầu
tiên trên thế giới. Nó cũng cho biết, 13.000 năm trước, cây lúa hoang xuất
hiện. Tôi cho rằng, người từ Hòa Bình đi lên mang theo giống lúa trồng khô chưa
được thuần hóa. Trong môi trường đầm lầy ẩm ướt, cây lúa được đưa xuống ruộng
nước. Người Tiên Nhân Động trồng và thu hoạch hạt lúa hoang Oryza nivara. Được
chăm sóc tốt hơn trong điều kiện cách ly với cây hoang dã nên không còn bị tạp
giao khiến lúa được thuần hóa dần. Tới 12.400 năm trước, lần đầu tiên trên thế
giới, cây lúa thuần hóa Oryza sativa ra đời, ghi nhận thành tựu vĩ đại thứ hai
của người Việt Cổ. Thời kỳ này, công cụ đá mài cũng đươc đưa lên từ văn hóa Bắc
Sơn, tiếp sức cho việc trồng lúa.
Trên đất Trung Quốc, Tiên Nhân Động là di chỉ sớm
nhất có phytoliths của cả lúa hoang và lúa thuần nên có cơ sở xác dịnh là nơi
thuần hóa lúa đầu tiên. Nhưng trên thực tế, hầu hết học giả thế giới mà dẫn đầu
là Dorian Fuller của Đại học Luân Đôn cho rằng lúa được thuần hóa sớm nhất tại Bát
Lý Cương Trung lưu Dương Tử khoảng 6500 – 6000 năm trước. (3) Tôi hỏi Fuller:
“Tại sao không công nhận lúa được thuần hóa 12.400 năm trước ở Tiên Nhân Động?”
Ông trả lời: “Ở đấy không có hạt lúa và cơ sở xương gai (spikelets bases) …”
Tôi thưa lại: “Hạt là bằng chứng có mặt của lúa. Nhưng tiêu chí đáng tin nhất để
phân biệt lúa hoang và lúa trồng là phytoliths của lúa. Tại Tiên Nhân Động đã
xuất hiện phytoliths của lúa thuần có nghĩa là ở đó có cây lúa đã được thuần
hóa!” Ông không trả lời tôi và đương nhiên, tiếp tục quan điểm của mình, cũng
là của số đông.
Thông thường, nhà nghiên cứu vạch ra định
hướng rồi đi theo hướng mà mình xác định. Cũng như đa số học giả khác, Dorian
Fuller thuộc trường phái ủng hộ “Con đường di cư phía Bắc cho ra nông dân
Trung Quốc rồi nông dân Trung Quốc mang theo cây lúa thay thế người bản địa làm
nên dân cư cùng nông nghiệp Đông Nam Á.” Một xu hướng như vậy tất phải
coi cây lúa 9000 năm trước ở Giả Hồ là lúa hoang. Phải xuống tới Bát Lý Cương ở
trung lưu Dương Tử 6000 năm trước lúa mới được thuần hóa. Tiếp theo là khoảng
4000 năm trước, cây lúa được đưa xuống Đông Nam Á lục địa. Tại đây một bộ phận
lúa nước được đưa lên trồng khô, phát sinh phương thức lúa rẫy…
Chúng tôi
theo hướng ngược lại, cho rằng, chỉ có con đường duy nhất phía nam đưa người di
cư châu Phi tới Việt Nam 70.000 năm trước, cho ra người Việt cổ chủng
Australoid. Người Việt cổ sớm trồng rau củ, quả, bổ sung thực phẩm nên tăng số
lượng, đi lên chiếm lĩnh Hoa lục 40.000 năm trước. Khoảng 15.000 năm trước, người
Việt bắt đầu trồng kê và lúa khô theo lối bán tự nhiên. Do chăm sóc không đầy
đủ, lại không được cách ly với quần thể hoang dã nên cây lúa và kê không được
thuần hóa. Khoảng 13.000 năm trước, lúa và kê chưa thuần hóa được đưa lên trồng
ở Tiên Nhân Động. Trong môi trường ẩm ướt, lúa được đưa xuống nước. Nhờ chăm
sóc tốt hơn nên khoảng 12.400 năm trước, cây lúa thuần Oryza sativa ra đời. Trong
khi đó, kê là cây trồng phụ, vẫn được trồng theo lối cũ nên chưa được thuần
hóa. Khoảng 10.000 năm trước, Kỷ Băng hà kết thúc, mùa Xuân đến với phương Bắc.
Người từ Nam Dương Tử đi lên lưu vực Hoàng Hà, mang theo giống kê và lúa. Khoảng
9000 năm trước cây lúa thuần O. sativa được trồng tại Giả Hồ còn kê chưa thuần
hóa được trồng ở Bùi Lý Cương. Ở vùng cao phía Bắc Sơn Đông và Ngưỡng Thiều
thuộc cao nguyên Hoàng Thổ, do khô hạn nên kê trở thành cây trồng chủ lực. Nhờ
được chăm sóc tốt và cách ly với cây hoang dã nên khoảng 8000 năm trước, tại
khu vực này cây kê được thuần hóa. Như vậy, con người xuất hiện sớm nhất ở Việt
Nam sau đó chiếm lĩnh Hoa lục, đưa nghề nông tới lưu vực Hoàng Hà.
Cố nhiên ý tưởng “lạc loài” của tay nghiên cứu
nghiệp dư sẽ không được công nhận. Và hẳn một lần nữa, lại có người nói lời từng
nghe quen: “Phải biết mình là ai chứ? Tuổi mấy mà dám tranh cãi với học giả
quốc tế? Anh chỉ là cử nhân, trong khi người ta là giáo sư tiến sỹ!” Vâng, biết
thân biết phận của mình nên hơn một lần tôi đề nghị những bậc thầy khoa học thế
giới trả lời hai câu hỏi để tôi được mở mang đầu óc:
1.
Nếu thực có con đường phía
Bắc đưa người châu Phi tới Đông Á thi đó là những ngươi Mongol, Altaic,
Tungusic, Eskimos… thuộc chủng North
Mongoloid, sống trên đất Siberia phía Bắc Hoàng Hà. Trong khi đó, “nông
dân Trung Quốc” thuộc chủng South Mongoloid sống chủ yếu tại Nam
Hoàng Hà. Họ từ đâu ra và xuất hiện khi nào?
2.
Nếu thực có số đông
nông dân Trung Quốc tràn xuống, thay thế người bản địa, làm nên dân cư Việt Nam
thì đương nhiên, người Việt Nam phải là con cháu người Trung Quốc. Và cũng hoàn
toàn tự nhiên, độ đa dạng sinh học của người Việt Nam phải thấp hơn người Trung
Quốc. Trong khi đó, trên thực tế, các khảo cứu DNA dân cư châu Á đã khẳng định:
“Dân cư châu Á thuộc chủng South Mongoloid, trong đó người Việt Nam có đa dạng
sinh học cao nhất, nên là dân cư cổ nhất.” (4)
Rõ ràng là, phương án “nông dân Trung Quốc
thay thế người bản địa làm nên dân cư Viêt Nam” không thể trả lời những câu hỏi
trên. Chỉ có phương án duy nhất hợp lý là người từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa
lục. Trên con đường Bắc tiến, Tiên Nhân Động là địa điểm đầu tiên người Việt
định cư 25.000 năm trước. 20.000 năm trước chế tác công cụ gốm đầu tiên và
12.400 năm trước thuần hóa thành công cây lúa Oryza sativa.
Mong rồi có một ngày đẹp trời, con cháu chúng
ta sẽ tới Tiên Nhân Động huyện Vạn Niên tỉnh Giang Tây dựng đài kỷ niệm bước
chân khai phá phương Đông của tổ tiên.
Sài
Gòn, 8. 2022.
Tài liệu tham khảo.
1. Qiaomei Fu et al. Tianyuan DNA analysis of
an early modern human from Tianyuan Cave, China
https://www.pnas.org/content/110/6/2223
2.
K. Kris Hirst. Yuchanyan and Xianrendong Caves - Oldest
Pottery in the World
https://www.thoughtco.com/yuchanyan-cave-hunan-province-china-173074
3.
Dorian Q Fuller et al. The spread of agriculture in eastern
Asia: Archaeological bases for hypothetical farmer/language
dispersalshttps://www.researchgate.net/publication/320917812_The_spread_of_agriculture_in_eastern_Asia_Archaeological_bases_for_hypothetical_farmerlanguage_dispersals
4.
S.W. Ballinger et al. Southeast Asian Mitochondrial DNA Analysis Reveals Genetic
Continuity of Ancient Mongoloid Migrations
4.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1204787/pdf/ge1301139.pdf
.