Những ai quan tâm tới lịch sử dân tộc Việt đều biết rằng, khi nhà Tần diệt nước Thục, giết vua và thái tử Thục ở núi Bách Lộc năm 316 TCN, Thục Chế cùng di duệ nhà Thục chạy xuống tá túc trên đất của vua Hùng. Nhiều lần Chế tấn công Hùng Duệ Vương nhưng không thành, tới đời con ông là Thục Phán đã diệt vua Hùng, lập nước Âu Lạc.
Năm 257 TCN, Triệu Đà
vua nước Nam Việt diệt An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt. Quốc sử
của ta, từ đời Nguyễn về trước, đều ghi nhận Âu Lạc và Nam Việt là nhà nước
chính thống của người Việt. An Dương Vương và Triệu Vũ Đế đều được ghi công
lớn. Không những thế, Triệu Đà còn được suy tôn là vị vua mở đầu của lịch sử
đất nước. Tuy nhiên, đến thời Dân chủ công hòa, vào thập niên 1960, giới sử gia
miền Bắc, dựa theo quan điểm duy vật lịch sử, phán quyết rằng Triệu Đà là ngoại
xâm nên bỏ Kỷ nhà Triệu khỏi chính sử.
Từ đó tới nay, trong dư
luận xã hội cũng như học giới có nhiều ý kiến không đồng tình với việc làm
trên, đưa ra nhiều bằng chứng cùng luận cứ cho thấy nhà Triệu là nhà nước của
người Việt. Bản thân người viết cũng hơn một lần lên tiếng về việc này*. Nay xin trình bày những di hại của việc trục xuất nhà Triệu
khỏi chính sử.
Vì vậy, việc trục xuất
nhà Triệu khỏi sử Việt đưa tới những hệ lụy nghiêm trọng sau:
1.
Tước
bỏ tư cách thừa kế của người Việt
2.
Tước
bỏ vai trò chủ nhân Việt đối với ngôn ngữ gốc mà người Trung Hoa đang sử dụng
hiện nay. Trong tám phương ngữ được xác định trên đất Trung Hoa thì tiếng Việt
Quảng Đông được coi là ngôn ngữ gốc. Trong khi đó, nguồn cội của ngôn ngữ Quảng
Đông chính là ngôn ngữ vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, trung tâm của người Việt khoảng
15.000 năm trước.
3.
Tước
bỏ vai trò sáng tạo chữ Giáp cốt của người Việt. Chữ Giáp cốt được phát hiện
đầu tiên vào thời nhà Ân ở Hà
4.
Tước
bỏ mối liên hệ huyết thống và văn hóa với những bộ tộc người Việt đang sống
trên đất Trung Hoa. Những khám phá lịch sử cho thấy, trước cuộc xâm lăng của
Tần Thủy Hoàng thì phần lớn đất Trung Hoa do người Việt làm chủ: Thục và Ba phía
tây nam; Ngô, Sở, Việt ở trung tâm và phía đông; Văn Lang phía nam. Do cuộc xâm
lăng của Tần Thủy Hoàng, phần lớn đất đai và dân cư Việt bị sáp nhập vào đế chế
Tần. Trong phần đất bị chiếm, đại bộ phận người Việt bị Hán hóa. Tuy nhiên, có
không ít nhóm Việt không chịu đồng hóa, đã lui sâu vào cư trú trong vùng rừng
núi. Lâu dần, từ người Lạc Việt – tộc đa số trong dân cư- họ bị thiểu số hóa.
Những nhóm người như tộc Thủy, Bố Y ở Quý Châu vẫn giữ nhiều nét văn hóa Việt
cổ, có thể nói đó là nền văn hóa Việt hóa thạch. Nếu
nghiên cứu văn hóa của những tộc người bà con này, chắc chắn sẽ khám phá lại
nhiều điều quý giá của văn hóa Việt cổ. Đặc biệt tộc Thủy với 340.000 người vẫn
giữ được sách Thủy (Thủy thư -水书) viết
bằng chữ Thủy (Thủy tự), loại chữ tượng hình gần gũi Giáp cốt văn nhưng hành
văn theo cách nói xuôi của người Việt, một loại văn tự hóa thạch sống, được
Trung Quốc coi là bảo vật.
5.
Mất
quyền thừa kế với truyền thống và văn hóa Nam Việt.
Sáp
nhập đất đai và dân cư Âu
Để mất những mối liên
hệ trên, không chỉ là nỗi đau của người Việt
Từng có cuộc tranh biện
giữa học giả hai nước Trung Việt về trống đồng Vạn Gia Bá và Đông Sơn, cái nào
có trước? Do từ chối Nam Việt nên học giả Việt Nam bỏ mặt trận, thúc thủ lui về
biên giới Việt Nam hiện tại, để rồi cố sức một cách vô vọng cho rằng trống Đông
Sơn có trước! Nếu không tự từ bỏ Nam
Việt, học giả Việt
Tuy là chuyện của quá
khứ nhưng lịch sự luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hiện tại. Những quyết
định không thỏa đáng về lịch sử đưa tới những di họa khó lường. Hàn Dũ, nhà thơ
Trung Quốc thời nhà Đường có nói: “Bất bình tắc minh”: Vì bất bình nên phải kêu
lên! Việc nhận định sai về cội nguồn tổ tiên dẫn chúng ta lâm vào bi kịch của
kẻ bỏ mồ cha khóc đống mối. Một dân tộc còn ngộ nhận về gốc gác chưa thể là dân
tộc trưởng thành!
Mùa giỗ Tổ năm Quý Tỵ
* Hành trình tìm lại
cội nguồn (NXB Văn học, 2008)
* Bàn lại về vai trò
chính thống của nhà Triệu http://thuyhavan.blogspot.com/2010/04/ban-lai-ve-vai-tro-chinh-thong-cua-nha.html)