SỐ PHẬN BÍ ẨN CỦA NGƯỜI KHÁCH GIA


Người Hakka có vai trò đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc. Tài liệu khảo cứu về họ khá nhiều. Có thể tìm thấy trên wikipedia thông tin khái quát như sau:
 Người Hakka (Khách Gia) vốn là một bộ phận người Hán cổ, hình thành ở miền Hoa Bắc vào thời nhà Hạ (khoảng năm 2205 đến 1767 TCN). Thời Đông Chu, người Khách Gia sinh sống ở nhiều địa phương thuộc lưu vực sông Hoàng Hà, tập trung ở hai tỉnh Sơn Tây và Hà Nam.
 Khi nhà Tần chiếm lục quốc, rồi tiến đánh Lĩnh Nam đã bắt 500.000 người Trung Nguyên vào đội quân Nam chinh. Tiếp đó còn đưa thêm 600.000 người, tạo ra cuộc di dân lớn đầu tiên từ đồng bằng miền Trung xuống phương Nam.
   Sau đó là 5 đợt di cư khác, đưa người Hakka dần dần chuyển dịch xuống miền Trung và cuối cùng là sinh sống ở miền Nam Trung Quốc.
1. Vào niên hiệu Vĩnh Gia thứ 5 (năm 311) thời Tây Tấn, do tỵ nạn Ngũ Hồ (Hung Nô, Tiên Ti, Yết, Đê, Khương), người Khách gia từ lưu vực sông Hoàng Hà chuyển xuống sinh sống ở hai bên bờ Nam và Bắc Trường Giang. Tập trung nhiều nhất là ở hai tỉnh An Huy và Giang Tây. Tại Giang Tây, họ dung hợp nền văn hóa cổ của họ ở phương Bắc với văn hóa Mân Việt để hình thành một nét sinh hoạt và văn hóa đặc thù.
2. Cuối thời nhà Đường, do cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn, Sử Tư Minh và Hoàng Sào, người Khách gia lại tiếp tục di chuyển xuống miền Nam. Lúc này, những người Khách gia còn sinh sống ở Hà Nam cùng với những người Khách gia ở An Huy đã dời về miền Trung và Nam của tỉnh Giang Tây. Những người đang ở Giang Tây thì chuyển về ở tại vùng đất phía Tây tỉnh Phúc Kiến.
3. Đợt di cư thứ ba là vào thời Nam Tống. Do sự xâm nhập của quân Kim và Nguyên vào Trung nguyên, người Khách gia lại tràn xuống miền Nam tỉnh Phúc Kiến và cả vùng đất phía Bắc cũng như Đông Bắc tỉnh Quảng Đông. Một số ít đến Quý Châu.
4. Lúc nhà Thanh vừa xâm chiếm Trung Quốc, người Khách gia lại có đợt di chuyển thứ tư. Một bộ phận trở ngược lên cư trú ở vùng Hồ Nam, Hồ Bắc và Tứ Xuyên. Một số khác đang sinh sống ở vùng biển của tỉnh Phúc Kiến và Sán Đầu (thuộc tỉnh Quảng Đông), đã vượt biển đến phía Nam đảo Đài Loan. Một số ít đã sang Việt Nam.
5. Đợt di cư thứ năm và cũng là cuối cùng xảy ra vào thời kỳ Đồng Trị nhà Thanh. Sau cuộc khởi nghĩa của Hồng Tú Toàn (Thủ lĩnh Thái Bình Thiên Quốc) bị thất bại, nhiều người Khách gia đã chuyển đến đảo Hải Nam. Một số lớn đi đến các nước trong vùng Đông Nam Á rồi sang Ấn, Châu Phi. Một số khác các quần đảo thuộc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tại Châu Âu, họ sinh sống chủ yếu ở nước Anh và Hà Lan. Cuối cùng, người Khách gia cũng có mặt ở Úc và Châu Mỹ (Canada, Mỹ và Honolulu, Cuba, Mexico, Panama, Brasil, Argentina, Peru, Jamaica, Guyana). Đây là thời kỳ xuất dương lớn nhất của người Khách Gia Trung Quốc.
  Do hoàn cảnh lịch sử cộng với bản tính hiền lành, ghét chiến tranh, người Khách Gia đã dần dần dịch chuyển từ miền Bắc Trung Quốc xuống tận miền Nam. Trên bước đường di cư, để phân biệt với người dân địa phương, họ được người bản địa gọi là Khách Gia. Qua hơn 4000 năm lịch sử, người Khách gia vẫn bảo tồn rất nhiều cổ âm phương Bắc trong ngôn ngữ của họ (Trong 8 phương ngôn được sử dụng nhiều nhất ở Trung Quốc, số người sử dụng ngôn ngữ Khách Gia đứng hàng thứ năm, chiếm 5% dân số). Ngôn ngữ Hakka được coi là ngôn ngữ hóa thạch sống, một vốn quý của văn hóa Trung Quốc

Tên gọi "Khách Gia" mới chỉ xuất hiện trong vài thế kỉ gần đây. Thời vua Khang Hi, vùng ven biển phía Nam thường xuyên bất ổn vì sự quấy phá và gây hấn của những người thuộc phong trào "Phản Thanh phục Minh". Tới khi dẹp tan phong trào này, Khang Hi thi hành các chính sách khuyến khích người dân tại các vùng này tái định cư như cấp phát tiền bạc và một số hỗ trợ khác. Dân bản địa đương nhiên là bất bình với những làn sóng di dân dồn dập tới vùng đất của họ. Vùng ven biển Hoa Nam vốn không màu mỡ và rộng rãi như vùng đồng bằng Hoa Trung, nhưng điều đó không ngăn cản những cư dân bản địa chống đối mạnh mẽ và quyết liệt những nhóm dân mới tới. Những di dân này bị đẩy tới rìa của những vùng đất màu mỡ, thậm chí bị đẩy lên các vùng trung du và miền núi. Cái tên "Khách hộ" () có thể được sử dụng như một lối gọi mang tính miệt thị, nhưng chủ yếu nó mang tính chỉ định những di dân mới, kèm theo một "thông điệp" rõ ràng về quan hệ "người mới-người cũ", "chủ-khách". Dần dà, với sự ổn định đời sống và chính trị trong suốt một thế kỉ từ đời Khang Hi cho tới đời Càn Long, quan niệm chống đối và phân biệt giữa những nhóm dân cư cũ-mới đã dịu đi nhiều. Bản thân con cháu của những người di dân đã chấp nhận cái tên "Khách Gia" vốn được coi như một sự phân biệt để gọi mình.
Tuy có những khác biệt về ngôn ngữ với cư dân xung quanh nhưng người Khách Gia không được coi là một dân tộc riêng biệt mà chỉ được xem là một bộ phận của người Hán. Ban đầu, người dân địa phương tưởng họ không phải là người Hán nhưng những nghiên cứu về phả hệ đã cho thấy người Khách Gia cũng có tổ tiên chung với dân địa phương.
Tại Việt Nam, người Hakka không bị coi là “khách” mà được gọi là người Hẹ. Có lẽ do nhớ gốc của mình là người nhà Hạ nên đồng bào xưng là người Hạ. Sau đó đọc trại thành Hẹ và được gọi là người Hẹ. Người Hẹ cũng còn tên khác là người Ngái.
Những người Khách Gia nổi tiếng:
Hồng Tú Toàn, Tôn Dật Tiên,  Tống Khánh Linh, Trương Quốc Đào, Chu Dức, Đặng Tiểu Bình, Hồ Diệu Bang, Diệp Kiếm Anh, Lý Quang Diệu, Lý Đăng Huy, Lý Hiển Long, Trẩn Thủy Biển, Tharshin, Abhisit Vejjajiva, Yingluck Shinawatra những người từng làm thủ tướng Thái Lan
Tại Trung Quốc có hai trung tâm lớn của người Khách Gia ở Phúc Kiến và Quảng Đông.
                                Thổ lâu tại huyện Vĩnh Định, Phúc Kiến
Người Khách Gia ở Phúc Kiến có lối kiến trúc đặc sắc có tên là "thổ lâu"    (土樓), theo nghĩa đen là "tòa nhà bằng đất". Bởi lẽ họ là người mới định cư, nên tại đây họ chủ yếu sinh sống trên những vùng bán sơn địa và thường bị trộm cắp quấy phá. Căn nhà của họ thể hiện rõ sự phòng bị trộm cắp này: các ngôi nhà ở nhưng được thiết kế rất chắc chắn và kín kẽ với duy nhất một lối ra vào và không có cửa sổ tại tầng trệt. Lần lượt từ thấp lên cao, các tầng thường có những nhiệm vụ là chỗ ở cho gia súc, gia cầm, chỗ đựng lương thực; từ tầng hai trở lên thì được dùng làm nơi ăn ở cho thành viên trong gia đình.
Người Khách Gia ở Quảng Đông:
 Ở Quảng Đông, người Khách Gia cư trú chủ yếu ở khu vực phía đông, nhất là ở vùng Hưng - Mai (Hưng Ninh - Mai Huyện). Cũng giống như đồng bào của họ ở Phúc Kiến, người Khách Gia ở vùng Hưng - Mai đã phát triển các phong cách kiến trúc riêng độc đáo, nổi tiếng nhất là "vi long ốc" (圍龍屋) và "tứ giác lâu" (四角樓).
Theo thống kê mới nhất, người Khách Gia tại Hoa lục có khoảng 70 triệu và khoảng 10 triệu ở nước ngoài.
  Trên đây là những thông tin phổ cập về người Hakka. Tuy nhiên, vẫn còn những bí ẩn về họ mà ta chưa biết.
Đọc văn bản trên, bạn đọc tinh ý sẽ hoài nghi nơi những dòng: “Tuy có những khác biệt về ngôn ngữ với cư dân xung quanh nhưng người Khách Gia không được coi là một dân tộc riêng biệt mà chỉ được xem là một bộ phận của người Hán. Ban đầu, người dân địa phương tưởng họ không phải là người Hán nhưng những nghiên cứu về phả hệ đã cho thấy người Khách Gia cũng có tổ tiên chung với dân địa phương.”
Một câu hỏi nảy sinh: vì sao, những dân cư cách hàng nghìn cây số từ phương Bắc xuống lại có tổ tiên chung với dân địa phương? Phải chăng đó là việc giải thích theo yêu cầu chính trị? Cho tới cuối thế kỷ trước, câu hỏi này không lời đáp. Nhưng nay, với những phát hiện mới của di truyền học về sự hình thành dân cư Đông Á, đáp án cho câu hỏi trên như sau:
40.000 năm trước, người Việt từ vùng Thanh Nghệ Tĩnh của Việt Nam di cư tới Quảng Đông và hình thành cộng đồng dân cư Việt cổ ở Quảng Đông. Tiếp đó,  người từ Quảng Đông lan ra chiếm lĩnh lưu vực Dương Tử và Hoàng Hà. Khoảng 20.000 năm trước, công cụ đá mới Hòa Bình được đưa lên Hoa lục. Khoảng 12000 năm trước, từ Quảng Tây, cây lúa nước và cây kê được đưa tới đồng bằng miền Trung và cao nguyên Hoàng Thổ của Hoàng Hà. Khoảng 7000 năm trước, tại Nam Hoàng Hà, người Việt cổ chủng Australoid hòa huyết với người Mông Cổ Mongoloid phương Bắc, sinh ra chủng người Việt mới Mongoloid phương Nam, là chủ nhân văn hóa trồng kê và lúa nước Ngưỡng Thiều. Khoảng 6000 năm trước, người Việt sáng tạo nền văn minh lúa nước rực rỡ ở phương Đông. Khoảng 5000 năm trước,  nhà nước đầu tiên của người Việt ra đời với các vị vua Phục Hy, Thần Nông mà địa giới gồm cả lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử còn kinh đô là Lương Chử vùng Thái Hồ. Khoảng năm 2879 TCN, nước Việt cổ chia thành nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương ở lưu vực Dương Tử còn lưu vực Hoàng Hà mà trung tâm là đồng bằng Trong Nguồn do Đế Nghi cai quản. Thời kỳ này, người Việt ở nam Hoàng Hà thường bị người Mông Cổ ở phía bắc xâm lấn. Hai nước Việt liên minh chống kẻ thù chung. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ do thị tộc Hiên Viên dẫn đầu, tấn công liên quân Việt ở Trác Lộc. Quân Việt bại trận, Đế Lai hy sinh, Lạc Long Quân thống lĩnh hạm đội theo Hoàng Hà ra biển, đổ bộ vào vùng Rào Rum, Ngàn Hống xứ Nghệ. Được dân Việt bản địa ủng hộ, Hùng Vương lên làm vua, lập nước Văn Lang, đóng đô ở Ngàn Hống. Người vùng Núi Thái -Trong Nguồn mang gen Mongoloid hòa huyết với người Việt bản địa Nghệ Tĩnh, sinh ra người Phùng Nguyên thuộc chủng Mongoloid phương Nam,  là tổ tiên trực tiếp của người Việt Nam hôm nay.
   Người Mông Cổ chiếm vùng Hoàng Thổ và một phần đồng bằng Trong Nguồn, lập vương triều Hoàng Đế. Người Việt còn lại tại lưu vực Hoàng Hà tổ chức cuộc kháng chiến trường kỳ chống ngoại xâm. Kinh Thư ghi, từ Hoàng Đế tới Nghiêu, Thuấn, Vũ phải liên tiếp chống lại “tứ di”. Người Việt vùng Trong Nguồn (sau khi bị chiếm đóng, đổi thành Trung Nguyên) tiếp tục lập nhà nước Dương Việt vào đời Thương. Một bộ phận liên minh với nhà Chu diệt nhà Thương. Sau đó,  những tiểu quốc của người Việt hoặc độc lập hoặc phụ thuộc nhà Chu. Thời Xuân Thu, vùng Trung Nguyên là địa bàn của nước Sở.
  Nhà Tần diệt lục quốc, chiếm Trung Nguyên của nước Sở, đẩy người Sở vốn là người Dương Việt,  Di Việt đi đánh Lĩnh Nam, gây ra cuộc di cư lần thứ nhất của người Trung Nguyên.
  Lưu Bang người đồng bằng Trong Nguồn nước Sở, đánh quân Tần có công, được Hạng Võ phong vương. Do quê của Bang là Sông Nguồn nhưng khi đó,  tiếng nói đã chuyển theo giọng Mông Cổ, đọc trại thành Hon, Hòn nên Hạng Võ phong ông là Vua Hòn (Hòn Vương) theo tên quê. Khi được nước, Lưu Bang lấy tên quê làm tên vương quốc, gọi là nhà Hòn. Sau này đọc theo Đường âm thành nhà Hán. Người Việt nước Sở được gọi là người Hán.
  Từ lịch sử gốc như vậy, ta thấy, người Hakka và người Việt Nam cùng một tổ tiên vùng Núi Thái Sông Nguồn. Lớp di cư về phương nam 4700 năm trước thành tổ tiên người Việt. Lớp di cư hơn 2000 năm sau, trở thành người Hakka, thành “khách” trên quê hương cũ của mình!
 Do cùng nguồn gốc như vậy, nên không chỉ tìm thấy quan hệ thân tộc giữa người Hakka và dân Nam Trung Quốc về mặt phả học mà mối liên hệ càng rõ ràng hơn về mặt di truyền: cùng một tổ tiên từ Việt Nam đi lên. Một tài liệu khảo sát về nguồn gốc người Phúc Kiến, Quảng Đông, Đài Loan* cho biết: người Hakka Đài Loan gần gũi nhất về di truyền với người Việt Nam.
Do rời Trung Nguyên trước khi người phương Bắc Nữ Chân, Tiên Ti, Nguyên, Mãn Thanh… xâm nhập nên ngôn ngữ của người Hakka là ngôn ngữ Việt cổ. Ví dụ: người Hẹ đọc là "ngìt", người Việt Nam đọc là "ngày."  Đường âm là "nhĩ".  Hẹ đọc là "ngìa." Tiếng Việt phát âm là "người ",  "ngươi ":  Ngươi nói gì? Ngươi tên gì? Một trường hợp đặc biệt: 暗晡 Hẹ đọc là "ám bủa"; trong khi tiếng Việt ngày nay gọi bữa / buổi tối. Ám và tối đồng nghĩa, và bữa - buổi - bủa chỉ phát âm khác nhau chút ít theo trại âm.  掌牛 người Hẹ đọc là "chon ngìu" chính là chăn bò/trâu trong tiếng Việt. (Các phương ngữ khác bên Trung Quốc ngày nay đều không có từ "chăn" mà thường dùng "khán ngưu-看牛" hay "thiên ngưu-牽牛."). Tiếng Hẹ còn được gọi là tiếng "Ngái", người Hẹ là người "Ngái", vì người Hẹ phát âm chữ "ngã- " là "ngái". Tiếng Việt có từ "ngài". Phát âm Ngái - ngài không tìm được ở bất cứ ngôn ngữ nào khác. 
Ngoài ngôn ngữ, người Hakka vẫn giữ một số tập quán của người Việt cổ vùng Trong Nguồn. Thổ lâuvi long ốc, những ngôi nhà tròn, có tường đất bao quanh là dấu vết của thời ở Sơn Tây, sống gần người du mục.
Do những đặc điểm như vậy nên văn hóa Khách Gia là bảo tàng sống của văn hóa Việt cổ. Từ nghiên cứu văn hóa Khách Gia, chúng ta sẽ hiểu biết nhiều hơn về nguồn gốc, tổ tiên mình.
                                                                           Tháng 8, 2015


*福建、廣東、客家人都是漢化的百越族,漢武帝滅閩越時福建應已有百萬人         http://myweb.ncku.edu.tw/~ydtsai/taiwanese/minhak.htm