Thái
Bình ngày 17/3/2015
Anh
Hà Văn Thùy thân mến!
Tôi
đã đọc xong sách “Viết lại lịch sử Trung Hoa”. Nhìn chung tập sách cho cảm hứng
phấn chấn, nhiều hiểu biết tân kỳ, thích thú. Bài giới thiệu của Tiến sĩ Nguyễn
Đức Hiệp, người đã đọc kỹ tác phẩm công trình VLLSTH của HVT, đưa ra nhận định
rằng: công trình ấy “đã đặt nền móng cho khoa học nhân văn Việt Nam hiện đại và
đưa khoa học nhân văn Việt Nam vào hàng tiên tiến của thế giới,” tuy ông thấy
còn vài lý giải có thể chưa được sự đồng thuận của nhiều nhà nghiên cứu hiện
nay ở trong và ngoài nước, nhưng ông thấy đấy là công trình có giá trị nghiên
cứu công phu nên trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.
10 chương sách của anh Thùy đã cuốn hút tôi mạnh
mẽ, khiến ông già 85 tuổi không rời tập sách đặt trên bàn và ngồi đọc, quên mệt
mỏi. Đọc và nhớ lại ba tập sách anh Thùy tặng tôi hồi các năm 2007, 2008, 2011,
chúng đã đặt những bậc thang kiến thức để tôi đọc tập này VLLSTH. Bộ tứ công
trình ấy thực sự công phu khiến nhiều điều chưa biết của lich sử văn hóa Việt Nam (và nhiều
điều không rõ ràng của lịch sử văn hóa Trung Hoa) xuất hiện. Bộ tứ ấy khiến tôi
đọc lại “Tam tự kinh” của người TH viết thời Tống có những câu nay cần xem xét
lại (viết lại) cho đúng để trẻ con học khỏi lầm lạc: “Tự Hy, Nông, chí Hoàng
Đế, hiệu tam hoàng, cư thượng thế.” (chứ không dựng lên bằng huyền thoại). Nay
anh Thùy nêu vấn đề: “Nếu có ai hỏi người Trung Hoa: tổ tiên quý vị từ đâu ra?
Ai làm nên chữ viết của quý vị? Và kinh Dịch, niềm tự hào Trung Hoa do ai sáng
tạo…? Tôi tin rằng tất cả chỉ có thể ngượng ngùng im lặng. Không trả lời được
vì cho đến nay, hầu hết các nhà thông thái chỉ biết sử Trung Hoa từ thời Tần
Hán về sau. Một giai đoạn quá hữu hạn so với cái mênh mông dường như vô tận của
thời hồng hoang – thời điểm quan trọng nhất, quyết định nhất tiến trình lịch sử
của một dân tộc vì nó là thời điểm mở đầu. Rồi anh Thùy thấy cần viết lại lịch
sử Trung Hoa; và nêu ra viết lại những gì? Anh thấy đó là viết lại những vấn đề
lớn: 1, Về nguồn gốc người Trung Hoa; 2, Cội nguồn ngôn ngữ Trung Hoa; 3, Nguồn
gốc chữ viết Trung Hoa.
Tập sách hơn 300 trang này cho thấy HVT đã rất
công phu, có trách nhiệm với quá khứ, đương thời, hậu thế. Nhà văn, nhà nghiên
cứu đã bỏ ra khá nhiều công sức sưu tầm, dịch, đọc 70 cuốn sách và tài liệu để
khai thác, sử dụng vào việc khảo luận rộng lớn của mình. Chưa kể ngót trăm bức
ảnh cho thấy nhiều kiến thức khả tín. Và đúng như HVT đã ghi nhận: anh “đã học
nhiều từ túi khôn nhân loại, qua truyền thuyết, sử học, văn hóa học, nhân chủng
học, khảo cổ học…”
Mong
rằng tập VLLSTH cũng như bộ tam công trình xuất hiện trước nó được đông đảo
người trong, ngoài nước tìm đọc, bàn luận sâu rộng, để giúp ích cho sự phát
huy, phát triển công trình cao xa hơn nữa.
TB.
Chắc chắn là tôi sẽ đọc lại VLLSTH vì khá hấp dẫn và vì đọc một lần chưa cảm
thụ đựơc bao nhiêu, chủ yếu là sơ bộ thấy thích thú mới lạ. Phải đọc lại trong
dịp gần tới.
Thân
chúc anh chị và con cháu bình yên, mong cháu Tâm mạnh khỏe. Mong anh viết tiếp
những gì cần thiết cho công trình của mình. Anh mới 70 tuổi xuân, còn sức viết
tiếp, viết hay. Tôi 85 tuổi, hơn anh 15 xuân, sức yếu, viết kém nhưng còn thích
đọc của bạn hữu, biết điều hay và tỏ lời mừng.